Báo cáo hàng năm về tổng thể sức mạnh quân sự Trung Quốc của Lầu Năm Góc tháng 5/2012 được cho là sơ sài và không phong phú bằng các bản báo cáo trước. >> "Siêu tàu sân bay" Ford của Mỹ là để dành cho Trung Quốc >> Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (kỳ 1) Sức mạnh TQ ngày một gia tăng Đánh giá về sự phát triển quân sự của Trung Quốc, báo cáo lưu ý, trong năm 2011, Đài Loan vẫn là đối tượng quan trọng nhất của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA). Trung Quốc tiếp tục gia tăng các cơ hội để tiến hành hoạt động quân sự chống lại hòn đảo này trong trường hợp Đài Bắc tuyên bố độc lập. Đồng thời, Bắc Kinh còn tìm cách ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ trong cuộc xung đột. Cùng với kế hoạch này, Quân đội Trung Quốc cũng đang từng bước tăng cường khả năng hoạt động của quân đội ở những vùng xa xôi của thế giới, báo cáo cho biết. Việc xây dựng các lực lượng vũ trang Trung Quốc thực hiện theo yêu cầu của "Chiến tranh thông tin cục bộ" dựa trên Học thuyết gọi là "Đường lối quân sự chiến lược trong giai đoạn mới", lần đầu tiên được công bố vào năm 1993 và sửa đổi năm 2004. Ngân sách quân sự chính thức của Trung Quốc trong giai đoạn năm 2001 - 2011 tăng trưởng với tốc độ trung bình 11,8%/năm. Theo ước tính của Lầu Năm Góc, trong năm 2012, ngân sách quân sự Trung Quốc sẽ lên tới 106,2 tỷ USD, chi tiêu quân sự của Trung Quốc vượt quá công bố tới 30 - 100%. Ví dụ, nếu ngân sách được Trung Quốc công bố cho năm 2011 lên tới 91,5 tỷ USD, thì theo Mỹ, ước tính con số này đạt tới khoảng 120 -180 tỷ USD. Báo cáo về Không quân PLA (PLAAF) chỉ ra, trước đây lưc lượng này chủ yếu tập trung cho việc bảo vệ lãnh thổ thì giờ đây dần chuyển đổi, và đã đạt được khả năng hoạt động tấn công và phòng thủ ở nước ngoài. Cụ thể, Trung Quốc đang nỗ lực tăng cường khả năng của máy bay vận tải quân sự để bảo vệ lợi ích quốc gia ở nước ngoài (4 chiếc máy bay vận tải IL-76 của PLAAF đã tham gia sơ tán công dân Trung Quốc từ Libya trong cuộc chiến tranh năm 2011). Cần lưu ý, trong năm 2011, Trung Quốc đã bắt đầu triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm trung mới (không nêu tên). Trong số những ưu tiên khác của PLAAF được báo cáo ghi nhận, Trung Quốc đang đầu tư mạnh cho các hệ thống phòng thủ tên lửa, cũng như hệ thống cảnh báo sớm. Báo cáo cũng đề cập đến việc trong năm 2011, PLA đã bắt đầu thực hiện một cuộc cải cách không quân quy mô lớn, đi kèm với việc giải thể các sư đoàn, trung đoàn không quân. Tuy nhiên các kết quả thông tin này được báo cáo có vẻ như chưa được cập nhật về số lượng phân chia của các lực lượng vũ trang Trung Quốc. Ví dụ, một bản đồ đánh giá về sự dịch chuyển "sức mạnh cốt lõi" của PLAAF cho thấy sự hiện diện của căn cứ Không quân ở Lan Châu, gồm 2 sư đoàn máy bay chiến đấu và một sư đoàn máy bay ném bom. Tấm bản đồ được biết đến khi đó ít nhất là một sư đoàn máy bay chiến đấu (số 37) đã không còn tồn tại vào cuối năm 2011. Thay đổi tương tự, có thể được đánh giá đã xảy ra với một số các sư đoàn khác ở những khu vực khác, ví dụ như Sư đoàn không quân tiêm kích số 30 ở Thẩm Dương đã được loại bỏ, trung đoàn được triển khai theo các đội, trực thuộc căn cứ không quân Đại Liên. Thay đổi tương tự, cũng được thực hiện đối với sư đoàn không quân tiêm kích 29 ở Nam Kinh. Về không quân, PLAAF có tổng cộng 2.120 máy bay, gồm 1.570 máy bay chiến đấu và 550 máy bay ném bom. Ngoài ra, vẫn còn có khoảng 1.450 máy bay chiến đấu lỗi thời các loại được sử dụng cho đào tạo, thử nghiệm,... Số máy bay vận tải quân sự có khoảng 300 chiếc các loại. Tàu ngầm Type 094 được quan tâm nhất của Trung Quốc đã không được báo cáo nói chi tiết. Theo báo cáo, hai loại tàu ngầm mới của Hải quân Trung Quốc (PLAN) là tàu ngầm tấn công hạt nhân (SSBN) lớp Thương (Shang, Type-093) đã đạt khả năng hoạt động ban đầu và trong vài năm tới, PLAN có thể được xây dựng thêm lên tới 5 tàu ngầm lớp này. Các tác giả của bản báo cáo trên cũng cho rằng, ICBM JL-2 có tầm bắn trên 7.400 km trang bị trên SSBN Type 093 sẽ đạt được khả năng chiến đấu ban đầu trong 2 năm tới. Tàu sân bay cũ Varyag sẽ được PLAN sử dụng chủ yếu là đào tạo và làm nền tảng thử nghiệm, đồng thời sau khi tàu sân bay này chính thức hoạt động, nó có thể được sử dụng trong phạm vi hạn chế và thực hiện các hoạt động phức tạp. Theo bản báo cáo, tàu sân bay Varyag sẽ đạt được khả năng sẵn sàng chiến đấu thực sự sau năm 2015. Để chuẩn bị cho một cuộc chiến có thể chống lại Đài Loan, Trung Quốc quan tâm đặc biệt đến việc phát triển ngư lôi và thủy lôi. Báo cáo của Mỹ cho rằng, Hải quân Trung Quốc đã đặt mua hơn 5 vạn quả thủy lôi, trong 10 năm qua, Hải quân Trung Quốc đang phát triển những thiết kế thủy lôi tiên tiến của họ. Đối với các lực lượng hạt nhân chiến lược, Trung Quốc sẽ tiếp tục tuân thủ khái niệm răn đe hạn chế và gạt bỏ cách tìm kiếm tương đương với Mỹ, sản xuất ICBM trên bệ phóng cơ động nhiên liệu rắn DF-31A, và các biến thể mới của ICBM nhiên liệu lỏng DF-5A đã được cải thiện. Số tất cả các loại ICBM của Trung Quốc được ước tính là 50-75 tên lửa, MRBM có tầm bắn từ 3.000-5.500 km là khoảng 5-20 tên lửa, MRBM tầm bắn từ 1.000-3.000 km là khoảng 75-100, tên lửa tầm ngắn (1.000 km) khoảng 1.000-1.200 quả. Ngoài ra còn có khoảng 40-55 tổ hợp tên lửa đối đất với khoảng 200-500 tên lửa có tầm bắn hơn 1.500 km. Cũng theo báo cáo, Lục quân Trung Quốc có khoảng 1,25 triệu quân, gồm 18 quân đoàn, 18 sư đoàn bộ binh, 22 lữ đoàn, 8 sư đoàn và 6 lữ đoàn cơ giới, 9 sư đoàn và 9 lữ đoàn thiết giáp, 2 sư đoàn và 17 lữ đoàn pháo binh, 3 sư đoàn phòng không (của Không quân), 2 lữ đoàn lính thủy đánh bộ hải quân (thuộc Hải quân). Tổng số các phương tiện chiến đấu đang phục vụ bao gồm 7.000 xe tăng và 8.000 hệ thống pháo. Các hạm đội với tổng số lượng 26 tàu khu trục, 53 tàu hộ tống, 48 tàu ngầm phi hạt nhân, năm tàu ngầm hạt nhân, 86 tàu tên lửa, 28 tàu chở xe cơ giới và tàu đổ bộ hạng nặng và 23 tàu đổ bộ hạng trung. Báo cáo nhấn mạnh việc tiếp tục cải cách cơ cấu trong quân đội Trung Quốc, cũng thu hút sự chú ý đến sự gia tăng các đơn vị giám sát trong năm 2011, số lượng đơn vị hoạt động đặc biệt cũng tăng lên đáng kể. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sách Trắng Quốc phòng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sách Trắng Quốc phòng. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012
>> Báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc của Lầu Năm Góc
Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011
>> Trung Quốc: 'Chiến tranh nhân dân đã lỗi thời'
Theo quan điểm thống nhất chung của giới lãnh đạo Trung Quốc, một quốc gia mạnh không thể tồn tại mà không có một quân đội hùng mạnh và hiện đại.
Theo Chính phủ Trung quốc, khái niệm chiến tranh nhân dân đã không còn khả năng bảo vệ vững chắc nên an ninh quốc gia cũng như đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, khái niệm này so với thời đại chiến tranh công nghệ cao hiện nay đã trở nên lỗi thời và không đáp ứng được các yêu cầu bảo vệ đất nước. Hiện nay trong biên chế của lực lượng vũ trang Trung quốc có tới 2.300.000 binh sỹ. Hàng năm chính phủ Trung Quốc đã dành một khoản ngân sách khổng lồ chi cho hiện đại hoá quân đội trong đó tập trung cho huấn luyện binh lính và trang bị vũ khí hiện đại, với mục tiêu “sẵn sàng đương đầu với bất kỳ các cuộc tấn công quy mô lớn và nguy cơ đe doạ đến nền anh ninh quốc gia, chủ quyền của trung Quốc”. Chính phủ Trung Quốc muốn hướng đến phát triển một quân đội hiện đại, trước những nguy cơ đe doạ bằng chiến tranh công nghệ cao, không chỉ là các loại vũ khí siêu hiện đại phá huỷ trực tiếp mà cả những cuộc chiến tranh mạng, chiến tranh kỹ thuật số. Trung Quốc cho rằng những nguy cơ đó mới đáng lo ngại vì vậy đòi hỏi phải có một lực lượng được đào tạo tinh nhuệ về chiến tranh vũ trụ, tập trung đào tạo lực lượng hải quân, lực lượng vệ tinh - định vị, và đặc biệt là lực lượng chiến tranh mạng. Để đáp ứng với yêu cầu này, Chính phủ Trung Quốc cho rằng cần phải xác định cả các nhiệm vụ cụ thế khác của từng lực lượng trong quân đội, cần phải xác định nhiệm vụ nhất quán không chỉ sẵn sàng chiến đấu trên chiến trường quân sự mà còn trong cả lĩnh vực chính trị. Ngoài ra, lực lượng vũ trang hiện đại của Trung Quốc cũng đặt ra kế hoạch sẵn sàng đẩy lui và xoá sổ các âm mưu khủng bố, ý đồ phá hoại cũng như các hoạt động lật đổ để bảo vệ sự ổn định và hòa hợp của xã hội. Trước nguy cơ gia tăng xung đột trên thế giới, Trung Quốc đã đẩy nhanh hiện đại hoá quân đội. Mới đây, chính phủ Trung Quốc đã công bố sách trắng quốc phòng, phê chuẩn nguồn ngân sách khổng lồ chi cho việc hiện đại hoá quân đội Trung Quốc với việc tăng thêm 12,7 % chi phí ngân sách quân sự. Theo đó, ngân sách quân sự hiện có của Trung Quốc vào khoảng 601 tỷ nhân dân tệ tương đương khoảng 66 tỷ euro. Một con số đáng kinh ngạc, khiến nhiều quốc gia phải sửng sốt. Theo giới chuyên gia phân tích quân sự trên thế giới, với con số này, Trung Quốc đã đứng vào vị trí thứ hai trên thế giới về ngân sách chi cho các hoạt động quân sự trong năm 2011. Trong đó, 1/3 ngân sách sẽ được chi cho việc đào tạo binh lính và mua sắm trang thiết bị vũ khí hiện đại cũng như đầu tư chế tạo vũ khí. Ngoài tập trung phát triển quân sự, Trung Quốc còn bổ sung chi phí hỗ trợ các nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc, cũng như hỗ trợ cuộc chiến chống cướp biển. Trong những năm gần đây, lực lượng hải quân của Trung Quốc đã tích cực tham gia vào các hoạt động chống cướp biển Somalia. Hoạt động này đã giúp quân đội Trung Quốc tích luỹ thêm kinh nghiệm, nâng cao khả năng chiến đấu. Cụ thể, vào tháng 12/2010 hải quân của Trung Quốc đã gửi 7 tàu chiến để hộ tống an toàn 3.139 tàu chở hàng. Trung Quốc luôn theo dõi mọi diễn biến tại các điểm nóng trên toàn cầu. Tình hình đang diễn ra cũng khiến Trung Quốc lo ngại. Trung Quốc có thể mất hàng loạt hợp đồng với các quốc gia tại các khu vực này lên tới 20 tỷ USD. Những gì đang diễn ra tại Bắc Phi và Trung Đông khiến Trung Quốc ngày càng giành nhiều sự quan tâm cho việc phải đẩy nhanh hiện đại hoá quân đội. Theo Tổ chức quốc tế Heritage Foundation, trong tháng 12/2010, lượng tài chính của Trung Quốc đổ vào các nước thuộc thế giới Arab ước tính khoảng 37 tỷ USD, ở các quốc gia châu Phi lên tới 43 tỷ USD, tại Tây Á - 45 tỷ USD, còn ở Đông Nam Á - 36 tỷ USD, ở khu vực Thái Bình Dương - 61 tỷ USD và ở châu Âu - 34 tỷ USD. Rõ ràng, việc bảo vệ các kênh đầu tư thương mại trong bối cảnh xung đột và khủng hoảng chính trị leo thang tại những điểm nóng này cũng nằm trong phạm vi và nhiệm vụ quốc phòng mà sách trắng của Trung Quốc đề cập đến. Việc Trung Quốc đầu tư mạnh cho quân sự khiến nhiều quốc gia phải lo ngại. Sự khác biệt chính trong lần công bố Sách trắng quốc phòng lần này là đề cập đến các nhân tố xấu có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng phát triển quốc phòng của Trung Quốc, điều này cũng khiến Trung Quốc lo ngại về gia tăng các nguy cơ rủi ro cho nền an ninh Trung Quốc. Song song là sự xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh quân sự trên thế giới. Nhiều nước đang tích cực theo đuổi và áp dụng chiến lược toàn cầu, mở rộng phạm vị chiến trường ra cả không gian và các vùng cực. Trung Quốc cũng tỏ ra lo ngại bởi sự hiện diện của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và hàng loạt các động thái tăng cường liên minh quân sự và can thiệp vào các vấn đề an ninh khu vực với nhiều vẫn đề như cuộc xung đột ở hai miền Triều Tiên cho đến tình hình tại Afghanistan… Với những thực tế này, Trung Quốc cần phải xây dựng một “vũ khí” riêng. Mới đây, Trung Quốc liên tục tiền hành nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm các loại vũ khí tối tân và trang bị thêm nhiều máy bay hiện đại, tàu hỗ tống, tàu ngầm và tàu khu trục, hơn nữa còn tăng cường công tác đào tạo huấn luyện binh lính, tăng cường số quân. Mặc dù Trung Quốc công bố sách trắng quốc phòng khá kín đáo tuy nhiên cũng thông qua đây Trung Quốc cũng muốn thị uy sức mạnh quân sự, tạo ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế, và ngầm cảnh báo với một số nước đang đối đầu với Trung Quốc.
[BDV news]
|
Nhãn:
Afghanistan,
Chiến tranh nhân dân,
Chính phủ Trung Quốc,
Đặng Tiểu Bình,
Hải quân Trung Quốc,
Quân đội Trung Quốc,
Sách Trắng Quốc phòng,
trung quốc,
việt nam
Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011
>> Trung Quốc xây dựng quân đội 'tấn công' hay ‘phòng thủ’?
[BDV news] Theo Sách Trắng Quốc phòng 2010 của Trung Quốc: “Trung Quốc không bao giờ mở rộng Quân đội và không phát triển vũ khí tấn công chiến lược dù nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như thế nào”.
Tuy nhiên, trên thực tế, những năm gần đây tiềm lực quân sự của Trung Quốc trong ngày càng phát triển. "Máy bay chiến đấu J-20 là một minh chứng cho thấy tốc độ phát triển thần tốc của nghành công nghiệp hàng không Trung Quốc", một báo cáo quân sự Nga bình luận. Một điểm nữa cần lưu ý, trong chương I trong sách Trắng Quốc phòng của Trung Quốc lại nêu ra rằng Trung Quốc không phát triển các loại vũ khí tấn công chiến lược mới và Trung Quốc xây dựng quân đội mang tính phòng thủ quốc gia. Thế nhưng, Trung Quốc là một nước không ngừng phát triển các loại vũ khí hạt nhân. Điều này đi ngược với tiêu chí giải trừ hạt nhân mà Nga và Mĩ đã thỏa thuận. Các loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc đang trở thành mối quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế. Dù Sách trắng Quốc phòng của Trung Quốc nêu ra rằng Trung Quốc không có ý định mở rộng quân đội của mình tuy nhiên trên thực tế, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc lại không ngừng tăng cao. Năm 2008, chi phí cho quốc phòng của Bắc Kinh là 417,876 Tỷ NDT, chiếm 6,68% chi tiêu tài chính nhà nước. Năm 2009, con số này là 495,11 tỷ NDT chiếm 6,49% chi tiêu tài chính nhà nước và năm 2010 là 532,115 tỷ NDT chiếm 7,5% chi tiêu tài chính quốc gia. Đặc biệt, ngân sách năm 2011 của Trung Quốc là 601,1 tỷ NDT tăng 12,7% và trở thành nước có ngân sách Quốc phòng cao thứ 2 thế giới. Các hoạt động chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc bao gồm: Trang bị, bảo đảm đời sống cho bộ đội và nhân viên chiếm 34,4%; Duy trì các hoạt động quân sự và huấn luyện binh lính chiếm 33,37%; Chi phí vũ khí trang thiết bị kĩ thuật chiếm 32,23%. (*) Chính phủ Trung Quốc trang bị những loại vũ khí hiện đại cho quân đội. Không chỉ vậy, Chính phủ Trung Quốc đang xem xét vấn đề tăng lương cho 2,3 triệu binh sĩ Trung Quốc và trang bị những loại vũ khí hiện đại cho quân đội. Quan niệm về chiến tranh nhân dân trước đây của Trung Quốc đã không còn đáp ứng được đòi hỏi hiện nay. Để đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại, Bắc Kinh cho rằng, cần phải có lực lượng quân đội được huấn luyện kĩ lưỡng, tinh nhuệ và phải có các công nghệ vệ tinh và hệ thống định vị hiện đại. Nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang, không chỉ trong quân sự mà trong lĩnh vực chính trị cũng đã được xác định. Theo đó, lực lượng vũ trang Trung Quốc phải là nòng cốt trong cuộc đấu tranh nhằm chống lại những hoạt động chia rẽ, phá hoại và chủ nghĩa khủng bố, bảo vệ sự hoà bình và ổn định xã hội ngoài ra phải tiến hành cuộc đấu tranh chống lại Đài Loan và một số thế lực thù địch khác. Phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Cảnh Nhạn Sinh phát biểu trong cuộc họp báo sau khi công bố sách Trắng Quốc phòng Trung Quốc rằng: Các lực lượng vũ trang của Trung Quốc đang thiết kế vũ khí thế hệ thứ ba. Trung Quốc tiến hành phát triển Quân đội mang tính phòng thủ Quốc gia nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng “không có vũ khí hoàn toàn mang tính chất phòng vệ”. Một thực trạng dễ nhận thấy rằng, tiềm lực kinh tế luôn đi cùng với tiềm lực Quân sự. Theo số liệu của tổ chức Heritage Foundation thì đến cuối năm 2010 Trung Quốc đã đầu tư vào thế giới Arab 37 tỉ USD (lĩnh vực công nghiệp và tài chính), vào châu Phi 43 tỷ, vào Tây Á (trong đó có Iran) 45 tỷ, vào Đông Á 36 tỷ, vào khu vực Thái Bình Dương 61 tỷ và vào châu Âu 34 tỷ. Cánh tay của Trung Quốc đang vươn đi khắp các vùng lãnh thổ nhằm mở rộng sự ảnh hưởng của mình, do đó, không có lý nào, Quân Đội Trung Quốc "giậm chân tại chỗ" trong thời kỳ mới. (*) Trung Quốc cũng cơ cấu lại Quân đội của mình như sau: Lục quân: Gồm 18 Tập đoàn quân bố trí tại 7 đại quân khu: Thẩm Dương, Bắc Kinh, Lan Châu, Tế Nam, Nam Kinh, Quảng Châu và Thành Đô. Hải quân: Lực lượng Thuỷ quân Lục chiến, Không quân trên Hạm, Cảnh sát biển, bảo vệ bờ biển thuộc 3 Hạm đội: Nam Hải, Bắc Hải và Đông Hải của Hải quân Trung Quốc. Không quân: Lực lượng lính dù và không quân của 7 đại quân khu Thẩm Dương, Bắc Kinh, Lan Châu, Tế Nam, Nam Kinh, Quảng Châu và Thành Đô trực thuộc Không quân Trung Quốc. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)