Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tàu ngầm tấn công

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu ngầm tấn công. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu ngầm tấn công. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

>> Tìm hiểu vua tàu ngầm KILO-AMUR của Nga

Cùng với tàu ngầm KILO, phiên bản nâng cấp của nó AMUR-1650 sẽ biến Việt Nam có “một lực lượng quyền lực trong khu vực”. Việt Nam giảm được áp lực “trên sân nhà” đồng thời buộc đối phương phải co lại phòng thủ nếu như không muốn “thủng lưới” từ Kilo-Amur.

>> Việt Nam sẽ mua vua tàu ngầm Amur của Nga ?
>> Tàu ngầm lớp Amur, 'vua' tàu ngầm động cơ diesel của Nga


Ngày 31/5/ 2012, Nga đã bắt đầu đến Việt Nam để bán một phiên bản nâng cấp của loại tàu ngầm lớp Kilo – Amur (theo Epochtimes).

Phó tổng giám đốc Công ty xuất khẩu quốc phòng Rosoboronexport, ông Victor Komar cho biết, Nga cam kết tăng cường hợp tác quân sự - kỹ thuật với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là ở một số nước Đông Nam Á mà Nga coi là tiềm năng lớn nhất cho thị trường xuất khẩu vũ khí.



http://nghiadx.blogspot.com
 Tàu ngầm tấn công DIESEL - Điện mang tên lửa Amur-950/Amur-1650. Có những chiếc tàu ngầm này, Việt Nam sẽ triển khai tại Biển Đông, một lực lượng đáng sợ dưới mặt nước.

Victor Komar cho rằng các "đối tác ở Đông Nam Á, quan trọng nhất là Việt Nam, Việt Nam được Nga coi là một trong những khách hàng quan trọng nhất về quốc phòng. Việt Nam đã đặt mua từ Nga 6 tàu ngầm do Cục Thiết kế "Ruby"phát triển, tàu ngầm được đóng ở nhà máy St Petersburg, dự kiến sẽ bắt đầu chuyển giao hoạt động năm 2014.

Tàu ngầm diesel-điện Amur này rất thích hợp cho việc tuần tra và chiến đấu trong vùng Biển Đông. Tàu ngầm được trang bị loại tên lửa phóng từ tàu ngầm để tấn công mục tiêu mặt đất, do đó nó hoàn toàn có thể đe dọa tất cả các mục tiêu trên bờ biển và các đảo trên vùng Biển Đông.

Hải quân Việt Nam sẽ có một lực lượng mạnh mẽ dưới nước trong vùng Biển Đông, sẽ bảo vệ chắc chắn Trường Sa trước bất kỳ thách thức nào.

Điểm khác biệt so với các tàu ngầm diesel khác của Amur-1650 là nó được trang bị 10 ống phóng tên lửa thẳng đứng (VLS- Vertical Launch System), sử dụng loại tên lửa Novator Club-S (có tầm bắn 220 km, đầu nổ 450 kg) vốn được trang bị trên Kilo. Nếu như Kilo chỉ phóng từng quả tên lửa qua ống phóng ngư lôi thì Amur-1650 có thể bắn cả loạt 10 quả tên lửa vào nhiều mục tiêu khác nhau.

Tính năng kỹ chiến thuật của tàu ngầm Amur-1650 thì đã rõ. Vấn đề quan trọng là Việt Nam sử dụng nó như thế nào? Mục tiêu là đâu? Sự nguy hiểm của nó như thế nào khi nó trong tay của Hải quân Việt Nam?

Trước hết, tư tưởng chỉ đạo của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong phòng ngự là phòng ngự chủ động, phòng ngự với tư tưởng tấn công. Tấn công để phòng thủ, bảo vệ mình.

Một quốc gia có nền khoa học quân sự (KHQS) chưa phát triển, chống lại sự tấn công xâm lược của một quốc gia có nền KHQS vượt trội như Trung Quốc, Mỹ…thì giáng trả vào sào huyệt của đối phương là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nếu như không nói là “bất khả thi”.

Đành rằng, trong nghệ thuật chiến tranh, những gì mà công nghệ không thể thì chiến thuật có thể, Việt Nam đã từng tiến hành thành công không chỉ một lần trong chiến tranh vệ quốc xưa và nay, song đó là sự lựa chọn mạo hiểm, bắt buộc.

Tuy vậy, nhưng điều rõ ràng là tư tưởng, ý đồ tấn công vào sào huyệt của đối phương luôn luôn tồn tại trong đầu của các nhà quân sự Việt Nam khiến đối phương bắt buộc phải quan tâm, lo nghĩ.

Amur-1650 trong tay Việt Nam không phải sử dụng như Kilo là điều chắc chắn. Mục tiêu của Kilo chủ yếu chỉ là tàu ngầm và tàu nổi.

Tàu ngầm Amur-1650 là phương tiện tấn công để giảm áp lực cho phòng thủ. Điều đặc biệt nghiêm trọng là hậu quả mà nó - tên lửa của Amur-1650 gây ra không chỉ là về mặt vật chất quân sự mà là chính trị. Nó sẽ kích hoạt cho nhiều “quả bom” bất ổn, rối ren, mâu thuẫn nội bộ, sắc tộc…tiềm ẩn lâu nay phát nổ.

Và đó mới chính là sự khủng khiếp, giá đắt không thể chịu đựng nổi mà những cái đầu nóng, hiếu chiến phải cân nhắc.

Nghệ thuật quân sự, xem ra cũng như chiến thuật trong bóng đá. Trong bóng đá, khi mới khai cuộc, tưởng rằng sẽ ăn tươi nuốt sống đối phương, nhao lên tấn công. Nếu gặp phải một đối thủ có bản lĩnh, phòng thủ kiên cường và luôn cài tiền đạo cắm, nhanh, mạnh thì chưa biết chừng lưới nhà bị thủng trước. Khi đó cũng chưa biết chừng … vỡ trận.

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

>> Tàu ngầm Hàn Quốc sắp có hệ thống VLS



Hàn Quốc đang phát triển một hệ thống phóng thẳng đứng dành cho tên lửa chống hạm hạng nặng để trang bị cho tàu ngầm KSS-III.



Theo đó, hệ thống ống phóng tên lửa thẳng đứng VLS sẽ được trang bị cho các tàu ngầm thuộc chương trình KSS-III, dự kiến sẽ chính thức đưa vào trang bị trong năm 2018.

Chương trình phát triển tàu ngầm tấn công KSS-III sẽ là nòng cốt cho lực lượng tàu ngầm tấn công của Hải quân Hàn Quốc. Tàu ngầm mới này được phát triển dựa vào các công nghệ điện tử và vũ khí trong nước.



Tàu ngầm lớp KSS-III sẽ được trang bị hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng. Ảnh minh họa


Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Daewoo, một trong những nhà máy đóng tàu lớn thứ 2 thế giới cùng với Cơ quan phát triển quốc phòng ADD cùng nhau phát triển hệ thống này.

Daewoo đang phát triển và đóng mới các tàu ngầm Type-209 tải trọng 1.300 tấn với sự trợ giúp kỷ thuật từ HDW của Đức. HDW cũng là nhà thầu phụ trong chương trình phát triển tàu ngầm tấn công hạng nặng KSS-III (hợp tác phát triển với Hyundai, một trong những nhà máy đóng tàu lớn nhất thế giới).

Các ống phóng tên lửa thẳng đứng trang bị cho tàu ngầm KSS-III tải trọng 3.000 tấn là một phần của chương trình phát triển tên lửa phóng từ tàu chiến Cheonryong có tầm bắn đạt tới 500km. Tên lửa Cheonryong là biến thể dùng trên tàu chiến của tên lửa hành trình đối đất Hyunmoo III.


Biến thể phóng từ tàu ngầm của tên lửa hành trình Hyunmoo-III.


Tên lửa hành trình đối đất Hyunmoo-III là sản phẩm hợp tác phát triển giữa ADD và hãng sản xuất điện tử và vũ khí chính xác LIG Nex1.

Một biến thể khác của tên lửa Cheonryong cũng được sửa đổi để sử dụng trên tàu ngầm Type-214 tải trọng 1.800 tấn, được phát triển bởi Hyundai với sự trợ giúp kỹ thuật của HDW của Đức.

Hiện tại, hạm đội tàu ngầm tấn công của Hải quân Hàn Quốc gồm có 9 tàu ngầm điện-diesel Type-209, 3 tàu ngầm điện-diesel Type-214.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang