Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tàu sân bay Gorshkov

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu sân bay Gorshkov. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu sân bay Gorshkov. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

>> So sánh tàu sân bay Trung Quốc và Ấn Độ



Không lâu sau khi Trung Quốc chính thức công bố các bức ảnh mới nhất về tàu sân bay Thi Lang, Ấn Độ cũng cho thấy họ nhận tàu sân bay đầu tiên của mình.


Một điều khá trùng hợp là cả hai đều hoàn thành tàu sân bay của mình bằng cách mua lại và hoán cải những chiếc tàu chiến dưới thời Liên Xô cũ.

Cụ thể, trong khi Trung Quốc mua lại tàu sân bay đang đóng dỡ Varyag, đang trùm mền tại cảng của Biển Đen chờ bán sắt vụn từ Ukraine. Còn Ấn Độ thì mua lại chiếc tàu sân bay trực thăng Đô đốc Gorshkov (tuần dương hạm Baku), thuộc lớp tàu sân bay trực thăng Kiev từ hải quân Nga.

So sánh hai tàu sân bay

Đối với Varyag (Thi Lang theo cách gọi của Trung Quốc), đây là một tàu sân bay đúng nghĩa hơn. Tàu thuộc lớp Kuznetsov với các thông số cơ bản: dài: 300m, rộng: 38m, độ mớn nước: 11m, lượng giãn nước: 65.000 tấn.


http://nghiadx.blogspot.com

Tàu sân bay Varyag đang được tân trang tại cảng Đại Liên, Trung Quốc.


Đây là một kiểu tàu sân bay chiến thuật. Về sức chứa, Varyag có khả năng chứa 26 máy bay chiến đấu cùng với 24 trực thăng.

Theo các thông tin được công bố trên các trang mạng quốc phòng Trung Quốc giời gian qua, Varyag được trang bị hệ thống hỏa lực rất mạnh mẽ, hoàn toàn có thể đem so sánh với các tàu khu trục hay tuần dương hạng nặng khác.

Nguyên bản tàu sân bay trực thăng Đô đốc Gorshkov chỉ bố trí hoạt động được các máy bay trực thăng và máy bay cất hạ cánh thẳng đứng kiểu Yak-38M.

Hai đường băng được thiết kế hơi xéo so với boong tàu, với chiều dài là 160 và 180 mét. Phần boong tàu được mở rộng hơn với nguyên bản.

Để có thể sử dụng các máy bay chiến đấu cất cánh thông thường, toàn bộ hệ thống tên lửa chống hạm P-500, pháo hạm 130mm được tháo bỏ để nhường chỗ cho đường băng. Trên tàu sân bay lớp này, 2 máy bay không thể cất cánh cùng lúc, đây là một hạn chế lớn của các tàu sân bay của Nga.


http://nghiadx.blogspot.com

Tàu sân bay Đô đốc Gorshkov sau khi được hoán cải và nâng cấp.


So với tàu sân bay Varyag thì tàu sân bay Đô đốc Gorshkov (hay INS Vikramaditya theo cách đặt tên của Ấn Độ) “mi nhon” hơn. Thông số cơ bản như sau: Chiều dài: 283m, rộng: 31m, mớn nước 8,2m, lượng giãn nước 45.000 tấn.

Khả năng mang máy bay của INS Vikramaditya khiêm tốn hơn Thi Lang, tàu sân bay này chỉ có thể mang 16 máy bay chiến đấu Mig-29K, tối đa là 16 chiếc trực thăng Ka-28 hoặc Ka-31, bằng một nửa so với tàu sân bay của Trung Quốc.

Hệ thống vũ khí trên tàu thiên về chức năng phòng thủ với 8 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Kashtan.

Điểm mạnh của tàu sân bay INS Vikramaditya là cấu trúc thượng tầng không phải thay đổi quá nhiều. Hệ thống điện tử dựa trên hệ thống radar mảng pha đa chức năng, kết hợp với trực thăng chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Ka-31AEW.

Toàn bộ công việc hoán cải và nâng cấp được thực hiện bởi các chuyên gia của Nga, những người có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này.

Với tàu sân bay Varyag, toàn bộ công việc hoán cải và nâng cấp được thực hiện tại Trung Quốc. Toàn bộ cấu trúc thượng tầng của tàu phải thiết kế lại để phù hợp với một radar mảng pha đa chức năng sản xuất trong nước.


http://nghiadx.blogspot.com

Tiêm kích trên hạm Mig-29K đã sẳn sàng hoạt động.


Nhiều ý kiến cho rằng, sẽ có sự khác biệt về chất lượng của hai tàu sân bay này.

Với tàu sân bay Varyag, hiện tại Trung Quốc chưa xác định rõ loại máy bay chiến đấu nào sẽ được trang bị trên tàu. Nguyên mẫu tiêm kích trên hạm nội địa J-15 đang trong giai đoạn phát triển, chắc chắn chưa thể triển khai.

Công tác đàm phán mua tiêm kích trên hạm Su-33 từ Nga đang gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, Ấn Độ đã xác định rõ ràng MiG-29K sẽ là chiến đấu cơ hoạt động trên tàu sân bay của họ, và mọi việc đã sẵn sàng.


http://nghiadx.blogspot.com

Tiêm kích trên hạm J-15 vẫn chỉ là mẫu thử nghiệm chưa sẳn sàng hoạt động.


Xét về công nghệ và khả năng không chiến, MiG-29K được đánh giá vượt trội so với Su-33, chính Không quân hải quân Nga đang dự định thay thế toàn bộ Su-33 trên tàu sân bay Kuznetsov bằng MiG-29K.

Kết luận, tàu sân bay Varyag hay Thi Lang của Trung Quốc có lợi thế về khả năng chuyên chở trong khi tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ lại có lợi thế về tiêm kích trên hạm.

“Kẻ tám lạng, người nữa cân”, sự xuất hiện của hai tàu sân bay này sẽ làm thay đổi đáng kể tình hình an ninh quốc phòng tại châu Á.

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

>> Yếu tố ngoại trong việc hiện đại hóa Hải quân Ấn Độ



Ấn Độ đang hợp tác với Nga, Đức, Hàn Quốc nhằm hiện đại hóa hải quân, cân bằng sức mạnh trên biển với Trung Quốc.



Nhờ Nga cải tạo tàu sân bay
Để chuẩn bị điều hành tàu sân bay Gorshkov sẽ được Nga bàn giao vào năm 2012, Hải quân Ấn Độ vừa cử một đoàn 150 người gồm kỹ thuật viên, quản lý và thủ thủ sang Nga để thực tập. Ấn Độ đã chi cho Nga 67,5 triệu USD cho việc huấn luyện thủy thủ của tàu này. Dự kiến có khoảng 1.500 thủ thủy sẽ làm việc trên tàu sân bay Gorshkov.

Theo một quan chức Bộ Quốc phòng Ấn Độ, năm 2004, Nga và Ấn Độ ký một thỏa thuận, theo đó, Nga sẽ sửa chữa và bàn giao con tàu Gorshkov với giá 974 triệu USD cho nước này, nhưng sau đó phía Nga yêu cầu trả thêm. Công việc sửa chữa bị trì hoãn cho đến khi hai bên thỏa thuận một giá mới là 2,33 tỷ USD.



Tàu sân bay Gorshkov, và sắp tới chính thức mang tên INS Vikramaditya.


Hải quân Ấn Độ cũng đã đặt hàng trị giá 526 triệu USD để mua 16 máy bay MiG-29K. Phía Nga đã bắt đầu chuyển giao vào năm 2010 và đang được đỗ gần bờ biển Goa. Dự kiến những chiếc máy bay này sẽ được đưa vào hoạt động trên tàu sân bay do Nga cải tiến, sau khi đổi tên là INS Vikramaditya. Hiện Ấn Độ có một tàu sân bay là INS Viraat, và đang đóng mới một tàu khác là Tàu phòng không (Air Defense Ship) dự kiến sẽ đưa vào sử dụng năm 2014.

Nhờ Đức nâng cấp tàu ngầm
Do công việc đóng tàu ngầm theo thiết kế của Pháp bị chậm. Ấn Độ quay lại quyết định cách đây 11 năm, nhờ Đức nâng cấp 4 tàu ngầm cho hải quân. (*)

Dự kiến, New Delhi phải chi phí khoảng 500 triệu USD để nâng cấp 4 tàu ngầm lớp T-1500 của hãng HDW, trong đó, có trang bị thêm hệ thống điều khiển vũ khí, kết nối dữ liệu, ngư lôi và tên lửa mới.

Bộ Quốc phòng Ấn Độ muốn những tàu ngầm của Đức được nâng cấp tại các xưởng ở Ấn Độ với sự trợ giúp kỹ thuật từ công ty HDW.

Hải quân Ấn Độ hiện chỉ có 14 chiếc tàu ngầm còn sử dụng được so với 21 chiếc trong những năm 1980. Trong khi đó, đội tàu ngầm của Trung Quốc, kể cả các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân ngày một tăng nhanh về số lượng.

Ngoài khó khăn về việc đóng tàu Scorpene, hải quân còn gặp phải sự chậm trễ trong việc mua thêm các tàu ngầm có động cơ AIP. Ấn Độ dự kiến sẽ mời các công ty sản xuất tàu ngầm tham gia đấu thầu vào dự án điểm, còn gọi là Dự án 751) trong vòng 3 tháng tới.

Các tàu ngầm lớp T-1500 được đóng theo một thỏa thuận ký năm 1983, trị giá 89 triệu USD. Các xưởng đóng tàu của công ty HDW ở Đức đã đóng 2 tàu, mỗi tàu mất 56 tháng, hai tàu khác họ thuê bên ngoài đóng, một cái mất 96 tháng và cái kia mất116 tháng.

Cuối thập niên 1980, New Delhi đã từng HDW vào "sổ đen" vì có tin đồn xảy ra tham nhũng trong khi ký hợp đồng. Lệnh cấm sau đó được hủy bỏ sau khi quá trình điều tra hoàn tất.

Thuê Hàn quốc đóng tàu quét mìn
Ấn Độ sẽ gửi đơn hàng tới một xưởng đóng tàu Hàn Quốc để đóng 8 tàu quét mìn cho hải quân, nhằm nâng cấp đội tàu hiện tại thành các tàu đặc chủng trong lĩnh vực này.


Tàu quét mìn lớp Pondicherry.


Bộ quốc phòng Ấn Độ đã "chấm" Công ty Kangnam có trụ sở tại Pusan vì có đơn chào thấp nhất và có đủ khả năng về kỹ thuật để thực thi hợp đồng sau khi công ty Intermarine của Italy bị loại cùng với một số công ty khác. Tuy giá cuối cùng chưa được tiết lộ, nhưng rất có thể là giá đóng mỗi tàu vào khoảng 670 triệu USD.

Là một bên đóng tàu quét mìn (MCMV), Kanganam sẽ được yêu cầu đóng mới 2 chiếc đầu tiên. Sau đó Công ty đóng tàu Goa (Ấn Độ) sẽ được phép ủy quyền đóng 6 tàu quét mìn còn lại theo phương thức chuyển giao công nghệ.


Hai căn cứ hải quân chính của Ấn Độ.


Hiện nay Hải quân Ấn Độ chỉ có một đội tàu quét mìn gồm 12 chiếc lớp Pondicherry/Karwar được phân chia đều cho hai khu vực Tư lệnh hải quân phía Tây có căn cứ tại Mumbai và Tư lệnh phía Đông có căn cứ tại Visakhapatnam.

Các tàu quyét mìn lớp Pondicherry/Karwar, được đóng vào những năm 1970 và 1980 hiện sắp hết hạn sử dụng và cần được thay thế trong thập niên này.

Công ty Kangnam sẽ bàn giao cho hải quân Ấn Độ hai tàu đầu tiên trước năm 2016, còn công Công ty đóng tàu Goa sẽ hoàn thành hợp đồng của mình trước năm 2018.

Hải quân Ấn Độ cũng đang cân nhắc mua thêm 2 tàu quét mìn đang sử dụng lớp Osprey của Mỹ, được Hải quân Mỹ bán sau khi được Quốc hội Mỹ cho phép giao thương với “các nước thân thiện.” Tháng 4/2005 Ấn Độ tỏ ý muốn mua lại hai tàu quét mìn này của Mỹ nhưng phải tới năm 2010 chính quyền Obama mới có câu trả lời chính thức.

(*) Năm 2000, Hải quân Ấn Độ đã phải hoãn việc nâng cấp tàu ngầm T-1500 và quyết định mua các tàu ngầm Scorpene. Những tàu ngầm này đã không được sửa chữa trong mấy năm qua.

Các tàu ngầm theo thiết kế của Pháp giờ đây được đặt trong kế hoạch hoặc đang được hãng Mazagon Docks (MDL) có trụ sở ở Mumbai chế tạo theo giấy phép, đã bị chậm hơn kế hoạch ít nhất là 3 năm.

Theo một hợp đồng ký năm 2005 với Pháp có trị giá 3,9 tỷ USD, việc đóng mới 3 tàu ngầm Scorpenes dự kiến được tiến hành vào các thời điểm: chiếc thứ nhất vào tháng 12/2006; chiếc thứ 2 vào tháng 12/2007 và chiếc thứ 3 vào tháng 8/2008.

Theo hợp đồng, mỗi năm MDL sẽ giao cho phía Ấn Độ 1 tàu, bắt đầu từ năm 2012. Nhưng giờ đây chiếc tàu thứ nhất sẽ được bàn giao vào năm 2015.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang