Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tàu sân bay trực thăng 22DDH

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu sân bay trực thăng 22DDH. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu sân bay trực thăng 22DDH. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012

>> Nhật Bản đang “mài gươm soàn soạt” trên vũ trụ

Do sức ép quân sự từ các nước xung quanh ngày càng lớn, nhất là từ Trung Quốc, Nhật quyết xây dựng quân đội đối phó.

>> Ý đồ cuộc tập trận chung Nhật Bản-Ấn Độ
>> Nhật Bản nên học theo Việt Nam ???



http://nghiadx.blogspot.com
Nhật Bản phóng tên lửa đẩy.

Sức ép an ninh lớn, cấp bách xây dựng quân đội

Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời tờ “Thái Dương báo” Hồng Kông ngày 29/6 có bài viết tuyên truyền cho rằng, Nhật Bản “mài gươm soàn soạt” trên vũ trụ, sự thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai hoàn toàn “không loại bỏ được chủ nghĩa quân phiệt đã ăn vào máu của Nhật Bản”.

Họ luôn muốn tìm cách xây dựng lại quân đội Thiên Hoàng. Đặc biệt, những năm gần đây, Nhật Bản đi ngày càng nhanh trên con đường quân sự hóa, không ngừng thúc đẩy kế hoạch cải tổ lại Lực lượng Phòng vệ thành Quân đội.

Mặc dù sức mạnh của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, Lực lượng Phòng vệ Biển và Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản thuộc trình độ hàng đầu thế giới, nhưng Chính phủ Nhật Bản đầy tham vọng vẫn không thỏa mãn, cấp bách xây dựng quân đội.

Quốc hội Nhật Bản vừa thông qua “Luật cơ cấu nghiên cứu khai thác hàng không vũ trụ pháp nhân hành chính độc lập” sửa đổi, đã bỏ đi điều khoản quy định hoạt động của tổ chức nghiên cứu phát triển hàng không vũ trụ chỉ giới hạn ở mục đích hòa bình, từ đó giúp họ có thể tiến hành nghiên cứu quốc phòng và ứng dụng thành quả phát triển không gian của Nhật Bản cho lĩnh vực quân sự, điều này đã mở ra một cánh cửa cho xây dựng quân đội Nhật Bản.

Năm 1969, Quốc hội Nhật Bản từng thông qua nghị quyết, quy định rõ ràng việc khai thác sử dụng tên lửa, vệ tinh chỉ giới hạn ở mục đích hòa bình, trong một thời gian rất dài sau này, Nhật Bản tránh bàn về sở hữu vệ tinh quân sự.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Patriot-3 của Nhật Bản, mua của Mỹ.

Nhưng, những năm gần đây, sức mạnh không gian của các nước xung quanh Nhật Bản đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên phát triển nhanh chóng, khiến cho Nhật Bản thấp thỏm lo âu, bắt đầu tự nới lỏng mình, không chỉ ngấm ngầm nghiên cứu chế tạo vệ tinh quân sự, mà còn không ngừng sửa đổi luật pháp.

Năm 2008, Nhật Bản thông qua “Luật cơ bản vũ trụ”, chính thức cho phép Nhật Bản sở hữu vệ tinh không dùng cho mục đích xâm lược, từ đó thoát khỏi sự ràng buộc, lần đầu tiên cởi mở về chính sách hàng không vũ trụ. Trong khi đó, việc sửa đổi luật pháp lần này càng từ bỏ triệt để quy định “hòa bình”, bắt đầu công khai phát triển quân sự không gian.

Nhật Bản cho rằng, quân đội Thiên hoàng có vai trò ảnh hưởng đặc biệt trong lĩnh vực chính trị và quân sự, là tượng trưng cho sức mạnh quốc gia, coi đây là hòn đá tảng của chiến lược nước lớn.

Đồng thời, công nghệ vũ trụ đem lại các khả năng như tấn công tầm xa, trinh sát theo dõi không gian, định vị chính xác…, sẽ hỗ trợ cho khả năng can dự ở nước ngoài của Nhật Bản, tăng cường khả năng răn đe khu vực, đặc biệt là khi quan hệ Trung-Nhật ngày càng đi xuống, sự phát triển công nghệ vũ trụ của Trung Quốc gây ra sức ép to lớn cho Nhật Bản, những lời kêu gọi yêu cầu đẩy nhanh phát triển sức mạnh không gian từ nội bộ Nhật Bản ngày càng lên cao.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Aegis Nhật Bản (bên trái) mang tên Kirishima (DDG-174) ở căn cứ Yokosuka.

Đẩy nhanh các bước “chủ nghĩa quân phiệt”?

Trên thực tế, công nghệ vũ trụ của Nhật Bản hoàn toàn không kém so với Trung Quốc, các phương diện như vệ tinh do thám, vệ tinh thông tin thậm chí còn vượt Trung Quốc.

Nhật Bản có công nghệ điện tử, công nghệ vật liệu mạnh, trước đây do hạn chế bởi luật pháp, không dám tiến hành phát triển quân sự vũ trụ quy mô lớn, nhưng đến nay đã không còn trở ngại pháp lý, quân sự không gian của Nhật Bản có thể trỗi dậy nhanh chóng, thậm chí vượt Trung Quốc.

Báo Hoàn Cầu tiếp tục tuyên truyền về “mối đe dọa từ Nhật Bản” cho rằng, những năm gần đây, các bước đi theo hướng “chủ nghĩa quân phiệt” của Nhật Bản không ngừng đẩy nhanh, ngoài việc mở trói cho quân sự vũ trụ, còn hủy bỏ 3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí, bước tiếp theo rất có thể thúc đẩy sửa đổi “Luật cơ bản năng lượng nguyên tử”, lấy phát triển vũ khí hạt nhân làm mục tiêu quốc gia.

Báo Trung Quốc tuyên truyền với những lời lẽ quy chụp khi nói rằng: Là một nước bại trận, một nước cam kết từ bỏ chiến tranh trong Hiến pháp, Nhật Bản lại tìm mọi cách phát triển quân bị như vậy, Thủ tướng Yoshihiko Noda còn tuyên bố “vong chiến tất nguy” (quên chiến tranh sẽ gặp nguy cơ), Nhật Bản lúc này thật giống với Đức thời đại Hitler.

http://nghiadx.blogspot.com
Nhật đẩy mạnh phát triển tàu sân bay trực thăng.


(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

>> Tàu sân bay trực thăng 22DDH của Nhật Bản sẽ không được trang bị ngư lôi


Nhật Bản quyết định sẽ không trang bị ngư lôi cho tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH mà nước này đang tiến hành xây dựng.



Một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Nhật Bản mới đây cho hay, Nhật Bản quyết định sẽ không trang bị ngư lôi cho tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH mà nước này đang tiến hành xây dựng.

Phó Chánh văn phòng kế hoạch và dự án của Cục chiến lực quốc phòng Nhật Bản ông Yoshino cho biết, tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH chỉ có trọng tải 24.000 tấn nên chỉ được trang bị hệ thống chống ngầm ASW với số lượng rất hạn chế.



http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH của Nhật Bản


Nhiệm vụ chống ngầm chủ yếu sẽ được giao cho 7 trực thăng chống ngầm Mitsubishi SH-60K "Sea Hawk"-phiên bản mới của trực thăng Sikorsky.

Ngày 27/1 năm nay, Nhà máy đóng tàu Yokohama (IHIMU) đã tiến hành xây dựng tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, đây sẽ trở thành con tàu lớn nhất trong hạm đội của Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản (JMSDF).

Dự kiến con tàu này sẽ được bàn giao cho Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản cùng với con tàu 24DDH trước đây vào năm 2014.

Hiện nay, Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản đang được biên chế 2 tàu sân bay trực thăng có trọng tải 18.290 tấn đều được lắp đặt một hệ thống với ba ống phóng ngư lối cỡ nòng 324 mm, sử dụng loại ngư lôi 97 do Công ty Mitsubishi Heavy Industries sản xuất.


http://nghiadx.blogspot.com
SH-60K "Sea Hawk"

Ngư lôi loại 97 của Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản được bố trí phóng đi từ trên không và dưới mặt nước, được phát triển dựa trên nguyên mẫu của loại ngư lôi MK 46.

Ông Yoshino cho biết, chi phí là yếu tố chính đưa ra quyết định việc không trang bị ngư lôi cho tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH.

Hơn nữa, một hợp đồng lớn mua máy bay trực thăng SH-60S của Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ bổ sung thêm lực lượng đảm bảo an toàn cho tàu sân bay này.

Ông Yoshino cho biết thêm, ngoài sức chứa nhiều hơn lượng máy bay trực thăng, 22DDH có khả năng mang theo nhiều xe thiết giáp hơn so với 2 tàu sân bay trước đó.

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

>> Nhật Bản xem thường tàu sân bay Trung Quốc ?



Sở dĩ Nhật Bản tỏ thái độ dửng dưng trước tàu sân bay Trung Quốc là do Nhật có khả năng tàu sân bay rất mạnh.

Nhiều tờ báo gần đây cho biết, Nhật Bản có kế hoạch bắt đầu chế tạo tàu sân bay 22DDH từ năm 2012. Tuy Nhật gọi 22DDH là tàu khu trục mang theo trực thăng, nhưng thực chất là tàu sân bay mới, có lượng choán nước là 24.000 tấn. Như vậy, 22DDH sẽ chiếm một vị trí quan trọng trong danh sách các tàu sân bay trên thế giới.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay trực thăng 22DDH theo thiết kế sẽ có lượng choán nước 24.000 tấn, chi phí chế tạo khoảng 1,04 tỷ USD, do công ty IHI Marine United Nhật Bản chế tạo. Sau khi chế tạo xong, tàu 22DDH sẽ thay thế cho 2 tàu khu trục Shirane được chế tạo từ thập kỷ 70.


Những năm gần đây, sức mạnh hải quân của Trung Quốc có sự phát triển vượt bậc, vì vậy Nhật Bản luôn nói đến “mối đe dọa từ hải quân Trung Quốc”, qua đó Nhật đã đẩy nhanh đổi mới vũ khí trang bị của Lực lượng Phòng vệ Biển.

Tuy Nhật Bản luôn nhấn mạnh “mối đe dọa từ tàu sân bay Trung Quốc” và yêu cầu Trung Quốc giải thích về chiếc tàu sân bay đầu tiên (Thi Lang/Varyag).


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay trực thăng lớn nhất hiện nay của Nhật Bản là 2 chiếc tàu sân bay lớp Hyuga, mang tên Hyuga và Ise, lần lượt đi vào hoạt động vào tháng 3/2009 và tháng 3/2011. Về kích thước, tàu 22DDH sẽ to gấp đôi tàu Hyuga.


Nhưng thực chất, báo chí Nhật Bản hoàn toàn không quan tâm lắm đến chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, vì họ cho rằng tàu sân bay này có khả năng hạn chế. Vì sao Nhật lại tỏ ra dửng dưng trong khi cả thế giới quan tâm đến tàu sân bay của Trung Quốc?

Thứ nhất, Nhật Bản có sức mạnh tàu sân bay không hề yếu

Trong Chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản có sức mạnh hải quân rất lớn, chỉ riêng về số lượng tàu sân bay đã có tới hơn 20 chiếc. Cuối thế kỷ 20, với tham vọng của mình, Nhật Bản lại bắt đầu quay trở lại con đường phát triển tàu sân bay.

Năm 1998, chiếc tàu vận tải đổ bộ Ohsumi đầu tiên có đường băng thẳng đã đi vào hoạt động. Từ đó, con đường “tiệm tiến” phát triển tàu sân bay của Nhật Bản bắt đầu.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay trực thăng Hyuga dài 197 m, rộng 33 m, lượng choán nước chuẩn 13.950 tấn, lượng choán nước đầy 18.000 tấn.


Để tránh bị ràng buộc bởi Hiến pháp hòa bình, Nhật Bản sử dụng cách thức “mơ hồ” để đạt được bước tiến dài. Thế là, tàu Hyuga (có đường băng, mang theo trực thăng) sau đó đã được chế tạo và đi vào hoạt động, có lượng choán nước tới 19.000 tấn, vượt cả tàu sân bay của Thái Lan.

Còn tàu 22DDH khi được chế tạo xong sẽ vượt qua tàu sân bay HMS Invincible R05 của Anh.

Vì vậy, về mặt chế tạo và sở hữu tàu sân bay, Nhật Bản đã đi trước Trung Quốc. Thông qua phát triển tiệm tiến tàu sân bay, công nghệ chế tạo của Nhật Bản ngày càng hoàn thiện.
Thứ hai, Nhật Bản có thể mua vũ khí trang bị tiên tiến của Mỹ

Về vấn đề chế tạo tàu sân bay, sở dĩ Nhật Bản có sự phát triển hết sức thuận lợi, ngoài kinh nghiệm và công nghệ chế tạo tiên tiến của mình, điều quan trọng hơn là có sự ủng hộ của Mỹ về vũ khí trang bị.

Được biết, tàu sân bay 22DDH sẽ trang bị hệ thống phòng không SeaRAM do công ty Raytheon Mỹ sản xuất. Tên lửa phòng không SeaRAM có khả năng phòng không tầm gần. Đây là lần đầu tiên hệ thống phòng không này được trang bị cho tàu chiến của quân đội nước ngoài.


http://nghiadx.blogspot.com
22DDH sẽ được trang bị hệ thống phòng không SeaRAM MK15Mod31 do Mỹ sản xuất.


Có thể thấy, sự ủng hộ của Mỹ là rất quan trọng. Mỹ rất thận trọng khi bán vũ khí cho nước ngoài, nhất là đối với vũ khí trang bị công nghệ cao và nhạy cảm, đồng thời không phải cứ có tiền là mua được vũ khí trang bị của Mỹ.

Tương tự, do tính đến việc bố trí đường băng và kho chứa máy bay, ngoài mang theo máy bay trực thăng, 22DDH còn có thể lựa chọn máy bay chiến đấu cánh cố định.

Theo báo chí Nhật Bản, cuối tháng này bắt đầu nhận được đấu thầu chính thức chương trình mua máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo. Máy bay chiến đấu F-18 Super Hornet, F-35B và Typhoon đều nằm trong sự lựa chọn. Có được sự thoải mái lựa chọn nhiều máy bay chiến đấu tiên tiến thì càng có thể nâng cao sức mạnh chiến đấu cho tàu sân bay Nhật Bản.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống SeaRAM sử dụng máy phóng tên lửa 11 nòng, được trang bị radar tìm kiếm số hóa sóng ngắn J, radar đeo bám xung-Doppler và linh kiện truyền quang điện.


Thứ ba, Nhật Bản có kinh nghiệm tàu sân bay phong phú

Sở hữu tàu sân bay không có nghĩa là có thể sử dụng tàu sân bay. Tàu sân bay là một loại vũ khí tác chiến, chỉ có hiểu rõ cách sử dụng thì mới có thể thực sự phát huy tác dụng. Trong khi đó, Nhật Bản đang sử dụng thường xuyên tàu sân bay nhằm tích lũy kinh nghiệm quý báu.

Nhật Bản từng dùng tàu sân bay để gây sóng gió một thời trong Chiến tranh thế giới thứ II. Do bị bại trận, Nhật Bản bị mất hết sức mạnh hải quân. Nhưng Nhật Bản cũng đã tích lũy được không ít kinh nghiệm tác chiến tàu sân bay, có thể rút ra bài học cho việc sử dụng tàu sân bay hiện đại hiện nay.



http://nghiadx.blogspot.com
Nhật Bản âm thầm chế tạo tàu sân bay, đã đi trước Trung Quốc về công nghệ, sở hữu và kinh nghiệm tác chiến. Tàu sân bay trực thăng mới 22DDH sẽ vượt tàu sân bay HMS Invincible R05 của Anh


Đồng thời, để tránh bị trói buộc bởi Hiến pháp hòa bình, Nhật Bản luôn dùng mô hình tiệm tiến để phát triển tàu sân bay. Trong quá trình phát triển âm thầm đó, Nhật cũng đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm sử dụng tàu sân bay.

Trong thế giới ngày nay, tàu sân bay của Mỹ hoạt động ở mọi nơi trên thế giới, và luôn tham gia các nhiệm vụ tác chiến. Có thể nói, trong sử dụng và thao tác tàu sân bay, Mỹ là nước có nhiều kinh nghiệm nhất thế giới.

Còn Nhật Bản thông qua quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ, thường tham gia các cuộc tập trận chung với tàu sân bay Mỹ, gián tiếp thu được không ít kinh nghiệm sử dụng tàu sân bay.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang