Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Trung Quốc - Nhật Bản

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung Quốc - Nhật Bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung Quốc - Nhật Bản. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012

>> Nhật Bản đang “mài gươm soàn soạt” trên vũ trụ

Do sức ép quân sự từ các nước xung quanh ngày càng lớn, nhất là từ Trung Quốc, Nhật quyết xây dựng quân đội đối phó.

>> Ý đồ cuộc tập trận chung Nhật Bản-Ấn Độ
>> Nhật Bản nên học theo Việt Nam ???



http://nghiadx.blogspot.com
Nhật Bản phóng tên lửa đẩy.

Sức ép an ninh lớn, cấp bách xây dựng quân đội

Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời tờ “Thái Dương báo” Hồng Kông ngày 29/6 có bài viết tuyên truyền cho rằng, Nhật Bản “mài gươm soàn soạt” trên vũ trụ, sự thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai hoàn toàn “không loại bỏ được chủ nghĩa quân phiệt đã ăn vào máu của Nhật Bản”.

Họ luôn muốn tìm cách xây dựng lại quân đội Thiên Hoàng. Đặc biệt, những năm gần đây, Nhật Bản đi ngày càng nhanh trên con đường quân sự hóa, không ngừng thúc đẩy kế hoạch cải tổ lại Lực lượng Phòng vệ thành Quân đội.

Mặc dù sức mạnh của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, Lực lượng Phòng vệ Biển và Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản thuộc trình độ hàng đầu thế giới, nhưng Chính phủ Nhật Bản đầy tham vọng vẫn không thỏa mãn, cấp bách xây dựng quân đội.

Quốc hội Nhật Bản vừa thông qua “Luật cơ cấu nghiên cứu khai thác hàng không vũ trụ pháp nhân hành chính độc lập” sửa đổi, đã bỏ đi điều khoản quy định hoạt động của tổ chức nghiên cứu phát triển hàng không vũ trụ chỉ giới hạn ở mục đích hòa bình, từ đó giúp họ có thể tiến hành nghiên cứu quốc phòng và ứng dụng thành quả phát triển không gian của Nhật Bản cho lĩnh vực quân sự, điều này đã mở ra một cánh cửa cho xây dựng quân đội Nhật Bản.

Năm 1969, Quốc hội Nhật Bản từng thông qua nghị quyết, quy định rõ ràng việc khai thác sử dụng tên lửa, vệ tinh chỉ giới hạn ở mục đích hòa bình, trong một thời gian rất dài sau này, Nhật Bản tránh bàn về sở hữu vệ tinh quân sự.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Patriot-3 của Nhật Bản, mua của Mỹ.

Nhưng, những năm gần đây, sức mạnh không gian của các nước xung quanh Nhật Bản đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên phát triển nhanh chóng, khiến cho Nhật Bản thấp thỏm lo âu, bắt đầu tự nới lỏng mình, không chỉ ngấm ngầm nghiên cứu chế tạo vệ tinh quân sự, mà còn không ngừng sửa đổi luật pháp.

Năm 2008, Nhật Bản thông qua “Luật cơ bản vũ trụ”, chính thức cho phép Nhật Bản sở hữu vệ tinh không dùng cho mục đích xâm lược, từ đó thoát khỏi sự ràng buộc, lần đầu tiên cởi mở về chính sách hàng không vũ trụ. Trong khi đó, việc sửa đổi luật pháp lần này càng từ bỏ triệt để quy định “hòa bình”, bắt đầu công khai phát triển quân sự không gian.

Nhật Bản cho rằng, quân đội Thiên hoàng có vai trò ảnh hưởng đặc biệt trong lĩnh vực chính trị và quân sự, là tượng trưng cho sức mạnh quốc gia, coi đây là hòn đá tảng của chiến lược nước lớn.

Đồng thời, công nghệ vũ trụ đem lại các khả năng như tấn công tầm xa, trinh sát theo dõi không gian, định vị chính xác…, sẽ hỗ trợ cho khả năng can dự ở nước ngoài của Nhật Bản, tăng cường khả năng răn đe khu vực, đặc biệt là khi quan hệ Trung-Nhật ngày càng đi xuống, sự phát triển công nghệ vũ trụ của Trung Quốc gây ra sức ép to lớn cho Nhật Bản, những lời kêu gọi yêu cầu đẩy nhanh phát triển sức mạnh không gian từ nội bộ Nhật Bản ngày càng lên cao.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Aegis Nhật Bản (bên trái) mang tên Kirishima (DDG-174) ở căn cứ Yokosuka.

Đẩy nhanh các bước “chủ nghĩa quân phiệt”?

Trên thực tế, công nghệ vũ trụ của Nhật Bản hoàn toàn không kém so với Trung Quốc, các phương diện như vệ tinh do thám, vệ tinh thông tin thậm chí còn vượt Trung Quốc.

Nhật Bản có công nghệ điện tử, công nghệ vật liệu mạnh, trước đây do hạn chế bởi luật pháp, không dám tiến hành phát triển quân sự vũ trụ quy mô lớn, nhưng đến nay đã không còn trở ngại pháp lý, quân sự không gian của Nhật Bản có thể trỗi dậy nhanh chóng, thậm chí vượt Trung Quốc.

Báo Hoàn Cầu tiếp tục tuyên truyền về “mối đe dọa từ Nhật Bản” cho rằng, những năm gần đây, các bước đi theo hướng “chủ nghĩa quân phiệt” của Nhật Bản không ngừng đẩy nhanh, ngoài việc mở trói cho quân sự vũ trụ, còn hủy bỏ 3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí, bước tiếp theo rất có thể thúc đẩy sửa đổi “Luật cơ bản năng lượng nguyên tử”, lấy phát triển vũ khí hạt nhân làm mục tiêu quốc gia.

Báo Trung Quốc tuyên truyền với những lời lẽ quy chụp khi nói rằng: Là một nước bại trận, một nước cam kết từ bỏ chiến tranh trong Hiến pháp, Nhật Bản lại tìm mọi cách phát triển quân bị như vậy, Thủ tướng Yoshihiko Noda còn tuyên bố “vong chiến tất nguy” (quên chiến tranh sẽ gặp nguy cơ), Nhật Bản lúc này thật giống với Đức thời đại Hitler.

http://nghiadx.blogspot.com
Nhật đẩy mạnh phát triển tàu sân bay trực thăng.


(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

>> Nhật Bản sẽ tấn công Trung Quốc để đoạt lại Senkaku

Kế hoạch tác chiến đoạt lại đảo Senkaku đã đưa ra tình huống giả định cùng với phương án tác chiến cụ thể cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

http://nghiadx.blogspot.com
Liên đội WaiR của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản.

Các phương tiện truyền thông Nhật Bản đưa tin, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã xây dựng một “Kế hoạch tác chiến đoạt lại đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư)”, nội dung đã bị lộ.

Mạng Tin tức Nhật Bản dẫn bài viết từ tờ “Sankei Shimbun” cho biết, “Kế hoạch tác chiến đoạt đảo” của Lực lượng Phòng vệ giả thiết: Sau khi “dân quân trên biển” (giả dạng thành ngư dân) đổ bộ lên đảo Senkaku, Hải, Lục, Không quân Trung Quốc triển khai yểm hộ ở vùng biển quanh đảo.

>> Hải quân Nhật Bản: Tìm lại niềm kiêu hãnh

Nếu xuất hiện tình huống này, Nhật Bản sẽ nhận định hành động đổ bộ lên đảo này là “hành vi quốc gia” và lập tức tiến hành “tác chiến đoạt đảo”.

Đối với “hành vi xâm lược” của Trung Quốc, nội dung “Kế hoạch tác chiến đoạt đảo” của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đưa ra là:

Thứ nhất, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất khẩn cấp tập trung và tiến hành triển khai cơ động. Thứ hai, tiến hành tác chiến phòng không.

Thứ ba, tiến hành tấn công đối với hạm đội của Trung Quốc. Thứ tư, tiến hành bảo vệ đối với các căn cứ, cơ sở của Lực lượng Phòng vệ và quân Mỹ đóng tại Nhật Bản. Thứ năm, tiến hành tác chiến đổ bộ lên đảo.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống Asayuki của căn cứ Sasebo, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

Triển khai tác chiến cụ thể của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản là, một khi xác định được Trung Quốc dùng vũ lực tấn công chiếm đảo Senkaku, liên đội trung đoàn WaiR (JGSDF Western Army Infantry Regiment) của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất (phụ trách phòng thủ quần đảo) sẽ lần lượt từ căn cứ Nagasaki và căn cứ Sasebo đáp tàu vận tải của Lực lượng Phòng vệ Biển chạy đến đảo Senkaku, tiến hành tác chiến đổ bộ lên đảo, xua đuổi lực lượng thủy bộ (vừa ở cạn vừa ở nước) và lực lượng nhảy dù của Trung Quốc.

>> Chiến lược của Nhật khi tập trận với Ấn Độ

Còn Lực lượng Phòng vệ Biển sẽ điều các tàu chiến như tàu hộ tống của căn cứ Sasebo tới vùng biển xung quanh đảo Senkaku, phát động phản kích đối với hạm đội của Trung Quốc.

Đồng thời, toàn bộ máy bay chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ Trên không ở 3 căn cứ gồm Tsuiki (Fukuoka), Nyutabaru (Miyagi), Naha (Okinawa) sẽ tham gia tấn công.

Để ngăn chặn các cuộc tấn công của máy bay chiến đấu và tên lửa Trung Quốc đối với các căn cứ quân sự và các công trình khác của Nhật Bản, không chỉ sẽ điều lực lượng pháo binh của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, mà còn sẽ điều lực lượng tên lửa đánh chặn đất đối không.

Tin cho biết, “Kế hoạch tác chiến đoạt đảo” này chỉ tính toán tác chiến riêng của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, còn chưa tính đến trường hợp quân Mỹ đóng ở Nhật Bản tham chiến.

http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ-Nhật tập trận chung năm 2010

Theo bài báo, tháng 11/2011, căn cứ vào “Kế hoạch tác chiến đoạt đảo” này, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (trên biển, trên bộ, trên không) đã tiến hành cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn ở khu vực xung quanh Kyushu và Okinawa, lực lượng tham gia diễn tập lên tới 35.000 quân.

Kết quả diễn tập phát hiện có 2 vấn đề lớn: (1) Nếu như dân quân Trung Quốc đóng giả thành ngư dân chiếm giữ đảo Senkaku, căn cứ vào pháp luật hiện hành Nhật Bản, sớm nhất chỉ có thể do Cảnh sát biển Nhật Bản đứng ra xử lý, Lực lượng Phòng vệ tồn tại sơ hở về pháp lý và thời gian trong vấn đề phối hợp theo.

>> Với Hải quân Nhật, TSB Trung Quốc chỉ là "quan tài sắt" ?

(2) Do đảo Senkaku cách xa lãnh thổ Nhật Bản, vì vậy làm thế nào để nhanh chóng điều Lực lượng Phòng vệ Mặt đất tiến hành tác chiến nhiều đảo, tính cơ động và tính thần tốc còn phải được tiếp tục tăng cường.

http://nghiadx.blogspot.com
Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản diễn tập.

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011

>> Báo Nhật 'dạy khôn' Trung Quốc?



Gần đây, phe nổi dậy Libya và các phương tiện truyền thông phương Tây liên tục cáo buộc Trung Quốc bán vũ khí cho Đại tá Gaddafi hồi tháng 7 song Bộ ngoại giao nước này phủ nhận tất cả những cáo buộc trên đồng thời nhấn mạnh đây chỉ là những tin đồn vô căn cứ.


Tờ Globe and Mail, dựa trên các tài liệu được tìm thấy ở Tripoli thì các quan chức an ninh Libya đến Bắc Kinh hồi giữa tháng 7. Ở đó, họ gặp ba nhà xuất khẩu vũ khí quân sự lớn cuả nước này và các đại diện của ông Gaddafi đề nghị Trung Quốc bán cho họ gói vũ khí trị giá 200 triệu USD.

Đáp lại những cáo buộc trên, hồi đầu tuần này, Bộ ngoại giao Trung Quốc kiên quyết phủ nhận tất cả.

Song song với việc khẳng định thông tin đại diện của Đại tá Gaddafi đúng là có liên lạc với các công ty thương mại quân sự của Trung Quốc hồi tháng 7, Bộ ngoại giao Trung Quốc cũng nhấn mạnh rằng không có một hợp đồng cung cấp vũ khí cho ông Gaddafi từng được ký. Theo đó, đây chỉ là tin đồn thất thiệt vô căn cứ nhằm gây bất lợi cho Trung Quốc.

“Đại tá Gaddafi có cử người sang Trung Quốc để gặp một số cá nhân thuộc các công ty thương mại vũ khí Trung Quốc vào hồi giữa tháng 7 song không có bất cứ một hợp đồng mua bán vũ khí nào được ký”, Jiang Yu, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh.

Ngoài ra, Bộ ngoại giao Trung Quốc cũng lập luận rằng, Bắc Kinh không thể bán vũ khí cho Đại tá Gaddafi bởi hành động này sẽ vi phạm lệnh cấm bán vũ khí cho Libya của Liên Hiệp Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Bộ ngoại giao Trung Quốc khẳng định không bán vũ khí cho Đại tá Gaddafi.


Cần chú ý rằng, các cáo buộc trên được truyền đi khi Trung Quốc đang nỗ lực thiết lập quan hệ với bên giành chiến thắng trong cuộc chiến Libya nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia của mình chẳng hạn như việc gia hạn các thỏa thuận về dầu mỏ với Chính phủ mới. Do vậy, rất có thể đây là đòn tấn công của phương Tây nhằm hạ bệ uy tín của Chính phủ Trung Quốc và làm cho nỗ lực thiết lập quan hệ của nước này với phe nổi dậy Libya trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra, những người ủng hộ Bắc Kinh còn lập luận rằng, cho dù các công ty thương mại quân sự của nước này và đại diện của Gaddafi từng gặp nhau trước đó thì mục đích của họ chưa hẳn là các hợp đồng cung cấp vũ khí. Việc gặp gỡ này chỉ đơn thuần là để giữ liên lạc với ông Gaddafi và chuẩn bị cho các hợp đồng thương mại có thể có trong tương lai. Thậm chí, hai bên có khả năng chỉ gặp nhau để “nói chuyện”.

Tuy nhiên, theo Diplomat, sau sự kiện này, các công ty thương mại quân sự của Trung Quốc thể hiện rằng họ thực sự có nhiều thiếu sót về mặt tuyên truyền và chính trị chẳng hạn sự thiếu cân nhắc và thiếu độ nhạy cảm chính trị.

Trung Quốc rõ ràng là một quốc gia rất được chú ý bởi cộng đồng thế giới và Đại tá Gaddafi thời điểm này cũng vậy. Tuy nhiên, trong khi, ông Gaddafi đang bị “tẩy chay” thì việc các công ty thương mại quân sự Trung Quốc, một đại diện cho quốc gia của họ, lại gặp đại diện của Tổng thống Libya, tạo cớ cho một chiến dịch bôi nhọ Bắc Kinh

Ngoài ra, các công ty thương mại quân sự Trung Quốc cũng là nơi chứa đựng nhiều bí mật liên quan đến việc sản xuất các máy bay chiến đấu và tên lửa của Chính phủ nước này. Trong nhiều trường hợp, đó là các bí mật tuyệt đối mà báo chí không thể xâm nhập được nên kích thích sự tò mò của các cơ quan truyền thông dẫn đến việc đôi khi thông tin không chính xác.

Do vậy, theo Diplomat, để tránh những cáo buộc vô căn cứ tương tự như trên hoặc để ngăn ngừa những tin đồn thất thiệt từ các cơ quan báo chí trong tương lai, Chính phủ Trung Quốc nên cho phép công khai hơn, minh bạch hơn về hoạt động của các công ty này đồng thời bình thường hóa hoạt động kinh doanh của họ.

Về phía các công ty thương mại quân sự nhà nước, cần nâng cao khả năng ngăn chặn những tin đồn thất thiệt và khả năng quan hệ công chúng giúp đối phó với một thế giới mà ở đó các bí mật không phải là thứ có thể giữ kín mãi mãi.

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011

>> Quan hệ Trung - Nhật xấu đi vì thủ tướng mới?



Thủ tướng Yoshihiko Noda, thủ tướng thứ 6 của Nhật Bản trong vòng 5 năm qua, sẽ phải đối phó với một núi khó khăn trong nước.


Đó là phải tiếp tục khắc phục thảm hoạ sóng thần, cuộc khủng hoảng hạt nhân và một nền kinh tế trì trệ, đầy khó khăn.

Chính vì vậy mà có thể hiểu được điều cuối cùng ông mong muốn là có một quan hệ xấu với Trung Quốc, bạn hàng lớn nhất của Nhật Bản.

Tuy nhiên tin ông Noda lên làm thủ tướng được đánh giá một cách thận trọng ở Trung Quốc.

Báo chí Trung Quốc đăng tải rộng rãi những phát biểu của ông bảo vệ ngôi đến ở Tokyo tôn vinh những người chết trong chiến tranh thế giới thứ 2 bao gồm cả những tội phạm chiến tranh loại A như Hideki Tojo và quan điểm cho rằng tăng cường sức mạnh quốc phòng của Bắc Kinh tạo ra bất ổn cho khu vực.

Tờ Hoàn Cầu đã bình luận rằng: “Một diều hâu sẽ trở thành thủ tướng mới của Nhật Bản".

Trong nước, ông Noda được coi là một nhà tài chính thông minh xuất thân từ gia đình khiêm tốn. Là cựu bộ trưởng tài chính, ông Noda rất có thể sẽ tập trung vào giải quyết những thách thức to lớn trước mắt, trước hết là vực lại nền kinh tế trì trệ và cắt giảm món nợ khổng lồ quốc gia.

Nhưng giới truyền thông Trung Quốc đã mô tả ông như là một người theo chủ nghĩa dân tộc hữu khuynh và dự đoán quan hệ Trung - Nhật sẽ bước vào giai đoạn khó khăn, phức tạp.

Thậm chí một số tờ báo có tư tưởng tự do hơn đã nhấn mạnh đến những ý kiến của ông, lần đầu đưa ra năm 2005 và được tái khẳng định đầu tháng 9/2011, là không nên coi những lãnh tụ thời chiến được thờ trong đền Yasukuni ở Tokyo là những tội phạm chiến tranh.

Những chuyến viếng thăm ngôi đền Yasukuni của các chính khách thường trọc giận các nước láng giềng của Nhật Bản. Các chuyển viếng thăm đền của cựu thủ tướng Junichiro Koizumi đã gây ra một thời kỳ băng giá quan hệ 5 năm với Trung Quốc và Hàn Quốc.

Một ngày sau khi ông Noda được bầu làm Chủ tịch đảng Dân chủ cầm quyền và sẽ được đưa ra bỏ phiếu tại quốc hội, cơ quan ngôn luận của Trung Quốc đã cảnh báo ông không bỏ qua “những lợi ích cốt lõi” của Bắc Kinh.

Trong một bài bình luận với lời lẽ gay gắt, Tân Hoa Xã đòi ông Noda không được đến thăm đền Yasukuni và nói rằng Tokyo cần phải công nhận đòi hỏi của Bắc Kinh đối với các đảo đang bị Nhật Bản kiểm soát ở Đông Hải như Đảo Senkaku, hay Điếu Ngư Đài theo tiếng Trung Quốc.

Năm 2010, quan hệ giữa 2 nước xấu đi trầm trọng khi một thủy thủ tàu đánh cá của Trung Quốc bị Nhật Bản bắt (sau đó được thả) khi chiếc tầu này cọ sát với một tầu tuần tra của Nhật Bản trong khu vực biển tranh chấp gần hòn đảo này.

Tranh chấp lãnh thổ giữa 2 nước có thể sẽ lại xảy ra. Thời gian qua, 2 tàu ngư chính của Trung Quốc đã đi vào vùng biển tranh chấp gần quần đảo này và Nhật Bản đã lên tiếng phản đối.

Ông Noda đã đưa ra một đề cập rõ ràng về Trung Quốc trong các bình luận của ông trong một cuộc họp báo chung của cả 5 ứng cử viên vào chức Thủ tướng khi ông nói rằng:” "Trong số các nước láng giềng của chúng ta, có một quốc gia đang pha trộn sự tăng trưởng kinh tế với chủ nghĩa dân tộc."

Ông nói thêm rằng Nhật Bản “đã tạo ra một hình ảnh yếu khi nói đến vấn đề lãnh thổ. Chúng tôi không cần phải có tiến bộ, nhưng chúng ta cần được chuẩn bị trong trường hợp điều gì đó sẽ xảy ra".

Năm 2011, ông Noda và những người khác trong nội các của cựu thủ tướng Naoto Kan đã không đến thăm Đền Yassukumi. Các nhà phân tích ở Nhật Bản tin rằng khi trở thành thủ tướng, ông Noda cũng sẽ không đến thăm ngôi đền này, hoặc đưa ra bất kỳ một tuyên bố mạnh mẽ nào về các tội phạm chiến tranh hay về quá khứ chiến tranh của Nhật Bản.


http://nghiadx.blogspot.com
Tân Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda.


Ông Naoto Nonaka - giáo sư chính trị tại ĐH Gakushuin ở Tokyo nói : "Không có lý do gì để ông ta sẽ phải có hành động về vấn đề này. Còn nhiều vấn đề khác phải làm”.

Còn theo ông Koichi Nakano - giáo sư chính trị tại ĐH Sophia ở Tokyo, rất có thể ông Noda sẽ dịu giọng hơn về những bình luận cũ của mình. “Nhiều người đã học được một bài học về ‘kỷ nguyên băng giá’ của thủ tướng Koizumi.”

“Ông ấy không có lợi ích trong việc làm phức tạp tình hình bằng cách tạo ra một bầu không khí căng thẳng trong lúc ông cần hợp tác với các nước châu Á để đưa Nhật Bản ra khỏi sa lầy kinh tế.”

Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành nước bạn hàng lớn nhất của Nhật Bản với 176 tỷ USD thương mại trong 6 tháng đầu năm 2011. Khi tầng lớp trung lưu của Trung Quốc phát triển, thị trường đang phát triển của Trung Quốc sẽ đem lại những tiềm năng lớn cho các nhà xuất khẩu Nhật Bản. Nhật Bản cũng đang phấn đấu để thu hút thêm khách du lịch Trung Quốc.

Lương Vân Tương (Liang Yunxiang), một chuyên gia về Nhật Bản tại ĐH Bắc Kinh nói rằng những vấn đề về lịch sử và lãnh thổ đã trở thành các điểm nhạy cảm lâu năm, cũng như cá tính và thái độ của nhà lãnh đạo 2 nước đều có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ rộng lớn hơn giữa 2 nước.

Chuyên gia này nhận xét: “Ông Yoshihiko Noda vốn không thân thiện với Trung Quốc và đó không phải là một sự bắt đầu tốt đẹp.”

Theo thông lệ, Thủ tướng Ôn gia Bảo đã chính thức gửi điện chúc mừng Thủ tướng Noda và kêu gọi 2 bên cùng nhau phấn đấu để thúc đẩy hợp tác.

Jeff Kingston, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á - ĐH Tokyo nhận xét: Thủ tướng Noda cần phải cẩn thận hơn mỗi khi đề cập đến quan hệ lịch sử của Nhật Bản với châu Á.

Nhưng ông kết luận: “Tôi không cho đây là một vấn đề lớn sẽ phá hoại quan hệ 2 nước. Nhưng tôi nghĩ là từ nay ông ấy sẽ thận trọng hơn”.

"Rõ ràng là tương lai kinh tế của Nhật Bản sẽ gắn liền với sự trỗi dậy của Trung Quốc và việc mang mối quan hệ kinh tế lành mạnh ra làm con tin lịch sử không hay ho gì.”

Về phần mình, Thủ tướng Noda nói rằng ông sẽ cố gắng tiến hành những thay đổi cần thiết và hy vọng có được một hệ thống chính trị hậu thuẫn ở Nhật Bản giúp ông làm được điều ấy.

Nhưng với những gì ông thừa kế từ thủ tướng Kan, nhất là với một quốc hội chia rẽ và đảng cầm quyền của ông cũng đang chia rẽ, câu hỏi đặt ra là liệu nhiệm kỳ của ông có giống như 5 vị thủ tướng trước đây hay không?

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011

>> TSB Trung Quốc dưới góc nhìn người Nhật



Đất Việt xin giới thiệu tới độc giả ý kiến của Phó Đô đốc Hải quân Nhật Bản Fumio Ota về mục đích của Hải quân Trung Quốc trong tương lai.



http://nghiadx.blogspot.com

Thi Lang tiến ra khơi trong sự quan tâm đặc biệt của các quốc gia láng giềng với Trung Quốc.


Phó Đô đốc Fumio Ota từng là Giám đốc Trung tâm tình báo quốc phòng của Bộ quốc phòng Nhật Bản

Dưới đây là ý kiến của ông Fumio Ota được Wall Street Journal đăng tải:

Hải quân Trung Quốc: Loại 1 sang loại 2

Quá trình thử nghiệm tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc là một sự kiện được Mỹ, Nhật Bản cùng nhiều nước Đông Nam Á chú ý trong thời gian gần đây. Với Thi Lang, Hải quân Trung Quốc đã đạt được bước biến mới trong việc sở hữu những khả năng mà họ chưa từng có trong quá khứ.

Quá trình thử nghiệm tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc vào ngày 10/8 đánh dấu một bước chuyển lớn trong học thuyết hải quân của quốc gia đông dân nhất thế giới.

Cách đơn giản nhất phân loại học thuyết hải quân của các quốc gia trên thế giới chia làm 2 loại: Loại 1 - “từ chối đại dương” và loại 2 - “thống trị đại dương”.

Từ trước tới nay, Trung Quốc thuộc vào loại 1, do vậy mục đích của hải quân chỉ là chặn đứng mọi khả năng mà đối phương có thể tận dụng để lấn át họ trên vùng thềm lục địa. Vì vậy, họ chủ yếu sử dụng thủy lôi và tàu ngầm.

Mỹ, Nhật Bản và Anh thuộc vào loại 2, hải quân của họ được thành lập với mục đích thống trị vùng biển mà họ muốn kiểm soát. Nhưng với những động thái mới nhất này, Trung Quốc đang thể hiện rõ quyết tâm muốn gia nhập câu lạc bộ các lực lượng hải quân hùng mạnh nhất.

Tàu ngầm Mỹ dễ dàng xử lý tàu sân bay Trung Quốc

Hàng không mẫu hạm cung cấp cho Trung Quốc nhiều khả năng và công cụ linh hoạt. Từ trước tới nay, tầm kiểm soát trên không của Trung Quốc luôn là một điểm yếu cố hữu vì họ chỉ sử dụng các sân bay trên bộ.

Sự có mặt của “sân bay di động trên biển”, Hải quân Trung Quốc sẽ tạo một thách thức đáng kể đối với Nhật Bản. Hiện nay, máy bay chiến đấu của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản tự do quần thảo trên các giàn khoan dầu của Trung Quốc tại biển Hoa Đông. Nhưng điều đó sẽ chấm dứt khi tàu sân bay Trung Quốc được triển khai.

Các bạn của tôi làm việc trong Hải quân Mỹ không hề lo lắng trước sự kiện này. Theo họ, Trung Quốc đang phí tiền đầu tư vì khi chiến tranh nổ ra, tàu ngầm hạt nhân của Mỹ sẽ dễ dàng “xử lý” các tàu sân bay của Trung Quốc.

Nhưng sự tự tin này không thể làm yên tâm người Nhật. Do Nhật Bản không sở hữu các tàu ngầm hạt nhân, tàu sân bay Trung Quốc sẽ là một hiểm họa lớn khó tiêu diệt. Đây cũng là nỗi lo chung cho các quốc gia láng giềng với Trung Quốc.

Nếu xét trên phương diện chiến thuật, tàu sân bay mới là một lợi thế khắc phục nhược điểm cố hữu của Hải quân Trung Quốc: sự yếu kém trong phòng chống các máy bay tấn công của đối phương. Sự xuất hiện của Thi Lang, máy bay của hải quân Trung Quốc có thể tham chiến trên bầu trời mọi lúc mọi nơi.

Nói chung, dù vẫn còn hạn chế nhưng các tàu sân bay mang lại cho Trung Quốc một lợi thế lớn về mặt chiến thuật quân sự. Do vậy mà quốc gia này không hề dấu diếm dự định thành lập ít nhất 3 nhóm tác chiến tàu sân bay trước năm 2050.

Thay đổi học thuyết hải quân

Chiến lược quân sự của Trung Quốc đã thay đổi từ phòng thủ bờ biển sang phòng thủ thềm lục địa trong những năm 1980. Và lần này, với sự xuất hiện của tàu sân bay, Hải quân Trung Quốc đang hiện thực hóa ước vọng vươn ra vùng biển sâu.

Trong báo cáo “Quốc phòng Trung Quốc” được phát hành vào tháng 3/2011, câu đầu tiên là sự đề cập tới việc Trung Quốc đang hoàn thiện chiến lược “phòng thủ chủ động”. Điều này được dẫn chứng bởi một thay đổi nhỏ nhưng mang ý nghĩa to lớn của hải quân Trung Quốc: cụm từ “chính sách phòng thủ thuần túy” trong văn kiện tương tự vào năm 2008 nay đã được lược bớt từ “thuần túy”.

Những thay đổi mang tính chiến lược này khiến cho Nhật Bản lo ngại. Trung Quốc đã áp đặt quyền sở hữu lên quần đảo Senkaku mà Nhật Bản kiểm soát (Quần đảo Điếu Ngư theo cách gọi của Trung Quốc) trong văn kiện Luật ranh giới trên biển.

Mốc đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc để ý tới cụm đảo nhỏ ở trên biển Hoa Đông này bắt đầu từ năm 1970, ngay sau khi Liên Hợp Quốc công bố khả năng tồn tại tài nguyên dầu mỏ ở khu vực này.

Kể từ đó, các vụ tàu chiến của Trung Quốc quấy rối lực lượng canh phòng bờ biển Nhật Bản tại khu vực đảo Senkaku luôn là điểm nóng trong quan hệ giữa hai quốc gia này.

Vùng biển Đông cũng là trường hợp tương tự. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại vùng biển này tại văn kiện Luật ranh giới trên biển vào năm 1992. Và tàu sân bay Thi Lang cũng sẽ hoạt động chủ yếu trên vùng biển này trong tương lai.

Trung Quốc luôn tỏ ra rất áp đặt trong những vấn đề liên quan tới biển Đông. Vào năm nay, Việt Nam đã tố cáo Trung Quốc cắt cáp của tàu thăm dò và Philippines cũng phải lên tiếng vì Hải quân Trung Quốc liên tục quấy rối các tàu thăm dò của họ.

Hiện nay, sự căng thẳng đã lắng dịu sau khi Trung Quốc giữ cam kết của Đối thoại Shangri-La về vấn đề biển Đông.

Trung Quốc đang đánh mất mất niềm tin

Vấn đề lớn nhất là cách diễn giải các cam kết này “theo cách rất Trung Quốc”: Họ tự cho phép mình quyền được tổ chức thăm dò biển trong vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác, bao gồm cả Nhật Bản nhưng những quốc gia láng riềng thì không được phép làm điều ngược lại.

Điều này tạo ra một viễn cảnh không mấy khả quan cho các quốc gia nằm cạnh Trung Quốc: tiếng tăm của Trung Quốc được tạo dựng bằng sức mạnh. Và các hành động của Trung Quốc đang hiện khiến quốc gia khác mất niềm tin.

Nhật Bản, Mỹ cùng các quốc gia Phương tây cần phải tăng cường khả năng quân sự để kiềm chế tham vọng của Trung Quốc. Đây cũng là điểm chủ đạo trong khái niệm Chiến tranh trên không và trên biển do Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân quĩ Nhật phát hành vào năm 2010. Và việc Trung Quốc thử nghiệm tàu sân bay đầu tiên là một dấu hiệu nữa buộc Nhật Bản và Mỹ phải tăng cường quân sự ngay lập tức.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang