Tên lửa đánh chặn SM-3 không cần dữ liệu từ các tàu chiến Aegis sẽ là tương lai của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ tại châu Á? >> Bí mật chiến lược Xây dựng hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ (Kỳ 1) >> Hàn-Mỹ xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa chung Tập đoàn Raytheon vừa đạt một dấu mốc quan trọng khi thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo RIM-161 Standard Missile 3 (SM-3), sử dụng kết nối dữ liệu non-Aegis (không cần dữ liệu điều khiển từ tàu phóng). Đây là một bước quan trọng trong nỗ lực trang bị thêm cho các tàu chiến toàn bộ tên lửa thuộc “đại gia đình” Standard Missile. SM-3 cho tàu chiến “không” Aegis SM-3 được xem là tên lửa đánh chặn hàng đầu thế giới hiện nay, xét về tầm bắn, các công nghệ được áp dụng khó có loại tên lửa nào trên thế giới có thể so sánh. Tên lửa đánh chặn SM-3 Block IA sử dụng kết nối dữ liệu dải băng S có thể “bắt tay” với radar mạng pha AN/SPY-1 – “trái tim” hệ thống chiến đấu Aegis để cung cấp dữ liệu dẫn đường tới các mục tiêu bay tầm trung trong khí quyển. Tên lửa đánh chặn SM-3 Block IB, biến thể đang được phát triển thêm và mong đợi sẽ đi vào hoạt động trong năm 2015, cũng sử dụng cơ sở kết nối dữ liệu dạng dải băng S. Tuy nhiên, nhận thức được việc hạn chế việc phụ thuộc vào liên kết dữ liệu tương thích dải băng S làm giảm doanh số bán tên lửa SM-3 và đặc biệt trong hợp tác phòng thủ tên lửa. Tức là, các tàu chiến không có hệ thống chiến đấu Aegis đồng nghĩa với việc họ không thể sử dụng SM-3. Tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo SM-3 rời bệ phóng. Vì thế, từ năm 2010, Tập đoàn Raytheon đã bắt đầu phát triển hệ thống kết nối dữ liệu sẽ sử dụng liên kết dải băng tần kép. Hệ thống có khả năng hoạt động trên các tàu chiến sử dụng radar ở cả dải tần S và X để liên lạc với tên lửa đánh chặn SM-3 mà không cần trang bị hệ thống Aegis. Trong thời gian đó, những nỗ lực này có vẻ tập trung vào hải quân ở châu Âu. Hơn một tuần sau vụ thử ngày 5/3/2013, giới truyền thông đã xôn xao rằng, Mỹ đang bàn bạc một kế hoạch để “đồng bộ” tên lửa SM-3 với tàu chiến Hải quân Hà Lan, Đức và Đan Mạch. Mặc dù không quốc gia nào trong số ba nước kể trên có dấu hiệu cho thấy họ sẽ ngay lập tức tính đến việc mua các tên lửa SM-3. Nhưng, Hải quân Hà Lan tiết lộ rằng, họ tính đến phương án nâng cấp hệ thống radar mạng pha tiên tiến và trinh sát đường không (SMART-L/APAR) và hệ thống phụ khác để có thể cung cấp dữ liệu mục tiêu cho SM-3. Hiện tại, 7 tàu chiến của Đan Mạch và Đức và 3 tàu của Hà Lan đều trang bị hệ thống radar SMART-L/APAR băng X. Tương lai phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Á? Trong khi bàn bạc về tương lai chương trình SM-3 ở Châu Âu vẫn đang tiếp diễn, thì Hải quân Mỹ đồng thời tập trung vào việc kết hợp chặt chẽ với các nước đồng minh ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Với những nguy cơ về tên lửa đạn đạo từ các nước Đông Á không ngừng tăng lên. Tháng 8/2012, Lầu Năm Góc đã công khai về việc triển khai hệ thống radar băng X thứ 2 ở Nhật Bản. Ngoài ra, Mỹ đang tính tới kế hoạch triển khai hệ thống radar thứ 3 (có thể ở Philippines) nhằm thiết lập một “lá chắn” chống lại các nguy cơ tên lửa từ Triều Tiên. Mặc dù các kế hoạch trên đều tránh gây ấn tượng rằng đó là nhằm vào “mục tiêu Trung Quốc”. Nhưng các chương trình kể trên đều nhằm “phòng xa” trước số lượng tên lửa đang không ngừng tăng lên mà Trung Quốc có thể chĩa vào căn cứ Mỹ - Đài Loan. Với khả năng phòng thủ trên không tầm trung và tầm xa, SM-3 được xem là một giải pháp “bọc lót” cho hệ thống phòng thủ trên đất liền PAC-3 và tăng thêm ưu thế di chuyển trong đánh chặn. Tương lai phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Á là sử dụng hệ thống SM-3 không cần Aegis. Ở Đông Á, SM-3 Block IA đang được triển khai trên các tàu khu trục lớp Aegis của Hạm đội 7 (Mỹ) và Hải quân Nhật. Ngoài ra, Hải quân Hàn Quốc và Đài Loan cũng được trang vị rất nhiều biến thể tên lửa đối không tầm trung - xa SM-1 và SM-2. Ngoài châu Âu, hải quân các nước trong khu vực châu Á với các hạm đội hiện đại hoàn toàn có khả năng trang bị tên lửa đánh chặn SM-3 như Đài Loan, Hàn Quốc và hàng loạt các nước trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương như Australia, Singapore và Ấn Độ. Kể cả một hệ thống đồng bộ dữ liệu SM-3 với nhiều điểm giống với những gì đang bàn bạc ở Châu Âu cũng là một kịch bản hoàn toàn có thể xảy ra ở Châu Á. Mặc dù ở thời điểm này kế hoạch đó vẫn chưa có vẻ gì là sẽ được tính đến. Hơn nữa, cho dù nếu các nền hải quân trong khu vực không mặn mà hoặc không đủ khả năng để trang bị công nghệ SM-3 trên các tàu chiến của mình. Sự phát triển của công nghệ dải băng tần kép S/X và khả năng thích ứng với các nền tảng hiện tại. Nó sẽ giúp cung cấp khả năng theo dõi di động, linh hoạt và rộng rãi hơn cho các tên lửa SM-3 được triển khai bởi Mỹ và Nhật. Trước những thử thách từ hệ thống tên lửa đạn đạo của Trung Quốc và Triều Tiên, cộng thêm những tranh chấp lãnh thổ đang lan rộng khắp nơi. Yêu cầu trang bị tên lửa đánh chặn ở châu Á-Thái Bình Dương chính là một trong những nỗ lực của Mỹ nhằm tăng cường an ninh cho các đồng mình trong khu vực. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa đánh chặn SM-3. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa đánh chặn SM-3. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013
>> Tương lai của phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Á
Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011
>> Nga bày tỏ lo ngại về hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu
Mỹ và NATO đang đẩy nhanh triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu, khiến Nga lo ngại. Ngày 17/9, Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố bày tỏ lo ngại về việc Mỹ và NATO đẩy nhanh triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu. Tuyên bố cho biết, cho dù tính chất đe dọa từ tên lửa mà Mỹ và NATO phải đối mặt có thay đổi thế nào, họ đang đẩy nhanh triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu “theo kế hoạch”, cụ thể là quyết định lần lượt triển khai thiết bị phòng thủ tên lửa ở Romania, Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Lan. Hệ thống phòng thủ tên lửa của quân đội Mỹ Bộ Ngoại giao Nga nói, sự tiến triển của một loạt sự kiện gần đây cho thấy, Nga cấp bách cần Mỹ và NATO cam kết chắc chắn là các thiết bị đánh chặn phòng thủ tên lửa triển khai ở châu Âu của họ sẽ không nhằm vào lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga, hai bên cần phải đưa ra “quyết định có hiệu lực và cụ thể” về nguyên tắc khung hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu và việc triển khai hệ thống này trong khuôn khổ Hội đồng Nga-NATO. Tháng 11/2010, tại Hội nghị thượng đỉnh Lisbon, NATO quyết định xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu, kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu trở thành một bộ phận của nó. NATO và Mỹ còn mời Nga tham gia hợp tác, cùng xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu, nhưng hai bên đến nay vẫn chưa có tiến bộ nào trong đàm phán hợp tác phòng thủ tên lửa. Đồng thời, Mỹ và NATO đang gấp rút triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu. Tên lửa đánh chặn SM-3 của quân đội Mỹ Ngày 2/9, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ ký kết thỏa thuận triển khai hệ thống cảnh báo sớm ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày 13/9, Mỹ và Romania đã ký thỏa thuận triển khai tên lửa đánh chặn SM-3 ở Romania. Ngày 15/9, thỏa thuận triển khai tên lửa đánh chặn SM-3 tại Ba Lan được ký kết giữa Mỹ và Ba Lan trước đây chính thức có hiệu lực. Đối với việc Mỹ và NATO đẩy nhanh triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu, gần đây Bộ Ngoại giao Nga nhiều lần đưa ra tuyên bố bày tỏ sự lo ngại, yêu cầu đối phương đưa ra sự bảo đảm có tính ràng buộc về mặt pháp lý, cam kết hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu sẽ không nhằm vào lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga. Mỹ đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo tầm trung |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)