Xuất phát là tên lửa đối hạm chủ lực, Harpoon được phát triển trở thành "vũ khí nối dài" của tàu sân bay Mĩ với tên gọi SLAM-ER.
Tên lửa đối hạm chủ lực Tên lửa cận âm bay thấp GM-84 Harpoon là loại tên lửa đối hải duy nhất của Hải quân Mỹ, nếu không tính đến loại tên lửa đối hải nhỏ hơn nhiều AGM-119B Penguin chuyên dành cho trực thăng và tên lửa chống tăng Hellfire cũng hay được gắn trên các trực thăng H-60. Harpoon có nhiều biến thể và nó cũng được sử dụng trong hải quân rất nhiều quốc gia. Hiện tại gia đình Harpoon có đầy đủ các biến thể phóng từ trên không, trên biển/bộ và phóng từ dưới nước (tàu ngầm). Harpoon rời bệ phóng Đối thủ nổi tiếng nhất của Harpoon trên thị trường vũ khí là loại tên lửa MBDA *M38/39/40 Exocet của Pháp, Kh-35 Uran của Nga (bị “mỉa mai” gọi là Harpoonski, vì có thiết kế khá giống Harpoon). Nếu biến thể trên tàu chiến RGM-84 có động cơ nhiên liệu rắn để đối phó với sức hút lớn vốn sẽ làm giảm tầm bắn tên lửa hay biến thể trên tàu ngầm UGM-84 còn có thêm động cơ rocket đặt trong hộp chứa có chức năng đẩy tên lửa lên mặt nước thì ưu điểm của biến thể phóng từ trên không là không phải chống lại trọng lực lớn và tận dụng lợi thế tốc độ sẵn có của máy bay nên đạt tầm bắn của xa nhất. Sự khác biệt nằm ở rocket phụ giữa Harpoon tàu chiến và tàu ngầm Harpoon Bock 2 đang được phát triển để tấn công các mục tiêu ở vùng biển ven bờ có nhiều tàu qua lại, nơi mục tiêu sẽ được bảo vệ bởi các hệ thống trên bờ lẫn tàu chiến xung quanh. Tên lửa Harpoon Block 2 được dẫn đường bằng vệ tinh (GPS/INS) tới khu vực mục tiêu. Khi đã tới đây, hệ thống tìm kiếm của nó sẽ sử dụng dữ liệu được cung cấp từ trước để tìm diệt mục tiêu. Đây là ưu điểm vượt trội lọa Block 1. Thêm vào đó, Harpoon Block 2 có thể sử dụng chung thiết bị phóng lẫn hệ thống dẫn đường của loại cũ. Hiện tại biến thể Harpoon phóng từ trên không được trang bị cho các máy bay tuần tra biển P-3 Orion, máy bay chiến đấu F-18, F-16 và B-52. "Cánh tay nối dài" của tàu sân bay Trong số đó, biến thể AGM-84K đối đất SLAM-ER là một cải tiến sâu từ Harpoon và cạnh tranh với các loại khác như JASSM của Lockheed, MBDA Storm Shadow và EADS Taurus KEPD 350 của châu Âu. Được biên chế từ năm 2000, SLAM-ER là tên lửa tấn công mặt đất tầm xa chủ yếu của tiêm kích tàu sân bay F-18, ngoài ra còn được gắn trên F-15K Hàn Quốc và F-16 Thổ Nhĩ Kì. SLAM-ER là tên lửa đối đất chính của tiêm kích chủ lực tàu sân bay, F-18 SLAM-ER trên F-15K Hàn Quốc Được trang bị 1 động cơ phản lực, tên lửa SLAM-ER nặng 635kg có thể mang đầu đạn nặng 226kg đi xa 241km với tốc độ cận âm. Điều thú vị là tên lửa có thể tiếp nhận dữ liệu về vị trí mục tiêu kể cả khi đã được phóng thông qua hệ thống IFFT và kết nối video. Chỉ khi đến gần khu vực mục tiêu đã được đánh dấu, SLAM-ER mới kích hoạt cảm biến ảnh nhiệt, sử dụng thuật toán so sánh hình ảnh mục tiêu được cung cấp trước khi phóng với hình ảnh thực địa để xác định vị trí hợp lý chờ lệnh chuẩn bị công kích. Chính lúc này, phi công có quyền thay đổi lệnh công kích nếu cảm thấy "không ổn" hoặc chẳng làm gì để SLAM-ER tự động lao vào mục tiêu. Ngoài ra, thông tin mục tiêu cũng có thể gửi lại từ SLAM-ER chia sẻ cho các máy bay khác hoặc UAV giúp tăng khả năng gây thiệt hại cho lực lượng đối phương. SLAM-ER trên F-15K Hàn Quốc Mô tả khả năng xuyên phá của SLAM-ER, đại diện Hải quân Mĩ cho biết thêm: “Tên lửa được trang bị đầu đạn 226kg là loại đầu đạn của tên lửa hành trình Tomahawk Block 3 phát triển tại Trung tâm Vũ khí Hải quân. Đầu đạn WDU-40/B sử dụng đầu xuyên titan giúp tăng khả năng xuyên và sau đó mới kích nổ, giúp tăng hiệu quả công phá và gây cháy. Hiện tại trong kho hải quân Mĩ có chừng 700 tên lửa sẽ được nâng cấp lên chuẩn SLAM-ER. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa SLAM-ER. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa SLAM-ER. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012
>> Tên lửa SLAM-ER, mũi lao của tàu sân bay
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)