Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tên lửa đối hạm

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa đối hạm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa đối hạm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

>> Kh-31A - ‘Cái chết’ đến từ bầu trời

Kh-31A là tên lửa hành trình đối hạm tầm ngắn tốc độ cao do Liên Xô (Nga) phát triển trang bị trên các tiêm kích đa năng MiG-29, Su-30/35.

>> "Sát thủ diệt hạm" Kh-59MK trên Su-30MK2 Việt Nam
>> Đối tác hoàn hảo của Su-30 Việt Nam
>> Tên lửa chống radar của Nga, Trung Quốc


http://nghiadx.blogspot.com
Kh-31A ra đời từ những "cây kim chọc mù mắt thần".


Ra đời từ chương trình tên lửa chống radar

Những năm 1970-1980, Quân đội Mỹ bắt đầu đưa vào sử dụng các tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại MIM-104 Patriot, hệ thống chiến đấu Aegis cùng tên lửa đánh chặn Standard Missile dành cho Hải quân Mỹ.

Quá trình biên chế này gây áp lực lớn lên đội ngũ kỹ sư Liên Xô. Nhiệm vụ mới của họ là phải tạo ra vũ khí để chế áp hệ thống phòng không đối phương.

Đó chính là việc phải tập trung phát triển các loại tên lửa chống radar để tiêu diệt “mắt thần” hệ thống Patriot, từ đó vô hiệu hóa hoàn toàn chúng, mở đường cho lực lượng ném bom hạng nặng xâm nhập oanh tạc mục tiêu.

Năm 1977, Cục thiết kế Zvezda bắt đầu chương trình phát triển tên lửa chống radar tầm xa thế hệ mới.

Năm 1982, Zvezda thực hiện lần phóng thử đầu tiên mẫu thử tên lửa chống radar Kh-31. Tới năm 1988, tên lửa chống radar với tên gọi chính thức Kh-31P được chấp nhận đưa vào phục vụ trong Không quân Nga.

Dựa trên nền tảng Kh-31P, Zvezda tiếp tục phát triển và đưa vào sử dụng tên lửa hành trình không đối hạm tầm ngắn Kh-31A. Tên lửa có thể phóng từ tiêm kích đa năng MiG-29 (biến thể mới), Su-30MK, Su-34, Su-35.

“Họ hàng P-270 Moskit”

Kh-31A ngoài định danh của NATO AS-17 Krypton, nó còn được người ta gọi với biệt danh “Mini Moskit”. Đơn giản, Kh-31A (kể cả Kh-31P) có ngoại hình rất giống với tên lửa hành trình chống hạm siêu âm P-270 Moskit – sản phẩm của cục thiết kế Raduga. Vì lẽ đó, Kh-31A được coi như là biến thể thu nhỏ của P-270.

Kh-31A có chiều dài 4,7m, đường kính thân 0,36m, trọng lượng phóng 610kg. Tên lửa được lắp hai động cơ đẩy.

Khi phóng, động cơ rocket nhiên liệu lỏng gắn ở đuôi được kích hoạt đưa tên lửa đạt tốc độ Mach 1,8 và tự tách ra khi hết nhiên liệu. Sau đó, 4 cửa hút khí mở ra và vỏ tên lửa rỗng trở thành buồng đốt động cơ tĩnh phản lực dùng nhiên liệu dầu lửa giúp tên lửa đạt vận tốc Mach 2,9, tầm bắn tiêu diệt mục tiêu 5-70km.

Về hệ thống điều khiển, ở pha giữa tên lửa dùng hệ thống định vị quán tính dẫn đường, pha cuối dùng đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-31 có khả năng kháng nhiễu cao, lựa chọn một mục tiêu trong nhóm mục tiêu cùng loại dày đặc.


http://nghiadx.blogspot.com
Kh-31A có khả năng tiêu diệt tàu chiến có lượng giãn nước đến 4.500 tấn.
Trong ảnh: Su-30MKI phóng tên lửa không đối hạm Kh-31A.

Trọng lượng phần chiến đấu của tên lửa nặng 95kg dùng để tiêu diệt tàu khu trục, hộ vệ cỡ lớn, tàu tên lửa cở nhỏ, tàu vận tải đổ bộ.

Khi tiếp xúc bề mặt mục tiêu, tên lửa xuyên phá vào bên trong tàu rồi mới kích nổ đầu đạn hoặc nổ theo kiểu phá mảnh khi bay trên mục tiêu.

Ước tính, để tiêu diệt tàu khu trục cần 2,5 quả Kh-31A, với tàu tên lửa cỡ nhỏ chỉ cần 1 quả.

Có thể nói, Kh-31A là vũ khí chống tàu cực kỳ nguy hiểm, "cơn ác mộng" từ bầu trời đối với tàu địch.

Tên lửa có tốc độ hành trình bay rất cao, tiếp cận nhanh, khó đánh chặn. Không những thế, khi bị radar địch phát hiện, tên lửa có thể cơ động vọt cao đối phó với tên lửa đánh chặn đối phương.

Cục thiết kế Zvezda đã phát triển thêm các biển thể mới của Kh-31A như: Kh-31AD (kích thước lớn hơn, lắp radar chủ động cải tiến ARGS-31E, tầm bắn tăng lên 100km); Kh-31AM (nâng cấp hệ thống điện tử để chống lại biện pháp đối phó của đối phương, cải tiến động cơ để tăng tầm bắn nhưng không tăng trọng lượng).

Ngày nay, Kh-31A cũng được xuất khẩu tới một số quốc gia trên thế giới.

(Nguồn :: BDV)

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

>> Tên lửa SLAM-ER, mũi lao của tàu sân bay


Xuất phát là tên lửa đối hạm chủ lực, Harpoon được phát triển trở thành "vũ khí nối dài" của tàu sân bay Mĩ với tên gọi SLAM-ER.


Tên lửa đối hạm chủ lực

Tên lửa cận âm bay thấp GM-84 Harpoon là loại tên lửa đối hải duy nhất của Hải quân Mỹ, nếu không tính đến loại tên lửa đối hải nhỏ hơn nhiều AGM-119B Penguin chuyên dành cho trực thăng và tên lửa chống tăng Hellfire cũng hay được gắn trên các trực thăng H-60. Harpoon có nhiều biến thể và nó cũng được sử dụng trong hải quân rất nhiều quốc gia. Hiện tại gia đình Harpoon có đầy đủ các biến thể phóng từ trên không, trên biển/bộ và phóng từ dưới nước (tàu ngầm).




http://nghiadx.blogspot.com
Harpoon rời bệ phóng

Đối thủ nổi tiếng nhất của Harpoon trên thị trường vũ khí là loại tên lửa MBDA *M38/39/40 Exocet của Pháp, Kh-35 Uran của Nga (bị “mỉa mai” gọi là Harpoonski, vì có thiết kế khá giống Harpoon).

Nếu biến thể trên tàu chiến RGM-84 có động cơ nhiên liệu rắn để đối phó với sức hút lớn vốn sẽ làm giảm tầm bắn tên lửa hay biến thể trên tàu ngầm UGM-84 còn có thêm động cơ rocket đặt trong hộp chứa có chức năng đẩy tên lửa lên mặt nước thì ưu điểm của biến thể phóng từ trên không là không phải chống lại trọng lực lớn và tận dụng lợi thế tốc độ sẵn có của máy bay nên đạt tầm bắn của xa nhất.

http://nghiadx.blogspot.com
Sự khác biệt nằm ở rocket phụ giữa Harpoon tàu chiến và tàu ngầm


Harpoon Bock 2 đang được phát triển để tấn công các mục tiêu ở vùng biển ven bờ có nhiều tàu qua lại, nơi mục tiêu sẽ được bảo vệ bởi các hệ thống trên bờ lẫn tàu chiến xung quanh.

Tên lửa Harpoon Block 2 được dẫn đường bằng vệ tinh (GPS/INS) tới khu vực mục tiêu. Khi đã tới đây, hệ thống tìm kiếm của nó sẽ sử dụng dữ liệu được cung cấp từ trước để tìm diệt mục tiêu. Đây là ưu điểm vượt trội lọa Block 1. Thêm vào đó, Harpoon Block 2 có thể sử dụng chung thiết bị phóng lẫn hệ thống dẫn đường của loại cũ.

Hiện tại biến thể Harpoon phóng từ trên không được trang bị cho các máy bay tuần tra biển P-3 Orion, máy bay chiến đấu F-18, F-16 và B-52.

"Cánh tay nối dài" của tàu sân bay

Trong số đó, biến thể AGM-84K đối đất SLAM-ER là một cải tiến sâu từ Harpoon và cạnh tranh với các loại khác như JASSM của Lockheed, MBDA Storm Shadow và EADS Taurus KEPD 350 của châu Âu.

Được biên chế từ năm 2000, SLAM-ER là tên lửa tấn công mặt đất tầm xa chủ yếu của tiêm kích tàu sân bay F-18, ngoài ra còn được gắn trên F-15K Hàn Quốc và F-16 Thổ Nhĩ Kì.

http://nghiadx.blogspot.com
SLAM-ER là tên lửa đối đất chính của tiêm kích chủ lực tàu sân bay, F-18



http://nghiadx.blogspot.com
SLAM-ER trên F-15K Hàn Quốc


Được trang bị 1 động cơ phản lực, tên lửa SLAM-ER nặng 635kg có thể mang đầu đạn nặng 226kg đi xa 241km với tốc độ cận âm.

Điều thú vị là tên lửa có thể tiếp nhận dữ liệu về vị trí mục tiêu kể cả khi đã được phóng thông qua hệ thống IFFT và kết nối video.

Chỉ khi đến gần khu vực mục tiêu đã được đánh dấu, SLAM-ER mới kích hoạt cảm biến ảnh nhiệt, sử dụng thuật toán so sánh hình ảnh mục tiêu được cung cấp trước khi phóng với hình ảnh thực địa để xác định vị trí hợp lý chờ lệnh chuẩn bị công kích.

Chính lúc này, phi công có quyền thay đổi lệnh công kích nếu cảm thấy "không ổn" hoặc chẳng làm gì để SLAM-ER tự động lao vào mục tiêu.

Ngoài ra, thông tin mục tiêu cũng có thể gửi lại từ SLAM-ER chia sẻ cho các máy bay khác hoặc UAV giúp tăng khả năng gây thiệt hại cho lực lượng đối phương.

http://nghiadx.blogspot.com
SLAM-ER trên F-15K Hàn Quốc


Mô tả khả năng xuyên phá của SLAM-ER, đại diện Hải quân Mĩ cho biết thêm: “Tên lửa được trang bị đầu đạn 226kg là loại đầu đạn của tên lửa hành trình Tomahawk Block 3 phát triển tại Trung tâm Vũ khí Hải quân. Đầu đạn WDU-40/B sử dụng đầu xuyên titan giúp tăng khả năng xuyên và sau đó mới kích nổ, giúp tăng hiệu quả công phá và gây cháy.

Hiện tại trong kho hải quân Mĩ có chừng 700 tên lửa sẽ được nâng cấp lên chuẩn SLAM-ER.

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011

>> Tên lửa đối hạm mà Trung Quốc sở hữu



Trung Quốc đang nỗ lực để trở thành "đại gia" sản xuất và bán tên lửa trong tương lai gần.

Theo tiết lộ của một số chuyên gia quân sự Trung Quốc, 3 loại tên lửa đứng đầu danh mục mua sắm của nước này là: 3M80 Moskit (SS-N-22 "Sunburn"), Kh-59 MK (AS-18 "Kazoo") và Kh-31 Zvezd Strela (AS-17 "Krypton").

Tên lửa 3M80 là tổ hợp vũ khí lớn được phóng từ tàu chiến, dùng động cơ đẩy phản lực dòng khí thẳng (ramjet) vận tốc cao, có tầm bắn 250 km, khối lượng phóng gần 4 tấn, với một đầu đạn nổ phá mảnh nặng 300 kg, vận tốc đâm vào mục tiêu đạt trên Mach 2.

Hiện, hải quân Trung Quốc có 4 tàu khu trục lớp 956 được trang bị tổ hợp tên lửa 3M80 Moskit và 2 tàu mới đóng (số hiệu 138 và 139) có thể đã được chuyển giao trang bị một phiên bản cải tiến, tầm xa mới của hệ Moskit (tầm bắn tới 250 km). Trung Quốc cũng có ý định mua thêm 2 tàu lớp 965 nữa.



Tên lửa tự chế tạo C-101 của Trung Quốc.

Gần giống 3M80 nhưng kích cỡ nhỏ hơn, tên lửa Kh-31 (còn goi là YJ-91) theo công bố, có vận tốc bay tương tự (trên 2 Mach), cấu hình nhỏ gọn để phóng từ máy bay. Phương Tây không có hệ vũ khí nào tương tự.

Trung Quốc đã đặt mua cả 2 biến thể: Kh-31A lắp đầu tìm radar chủ động, Kh-31P lắp đầu tự dẫn radar thụ động. Trong đó Kh-31 P là tên lửa chống radar có vận tốc bay lớn được thiết kế để tiến công các hệ thống radar xuất xứ từ phương Tây, kể cả hệ radar hải quân SPY-1 của Mỹ.

Do là loại vũ khí thụ động, tự dẫn theo nguồn phát radar của tàu mục tiêu nên Kh-31 không bị các hệ thống trinh sát điện tử phát hiện.

Phiên bản nâng cấp mới nhất của tên lửa Kh-31 có tầm hiệu quả lên tới 200 km, được trang bị cho các máy bay Su-30MK2, phân công đảm nhận vai trò tiến công mục tiêu trên biển đặc thù trong lực lượng không quân hải quân Trung Quốc. Kh-31 cũng có thể trang bị cho máy bay JH-7 Xian.

Loại thứ 3, Kh-59MK đáng chú ý hơn cả. Đây là phiên bản tầm xa, dẫn bằng radar của mẫu tên lửa cơ bản Kh-59 (AS-13 "Kingbolt") được phát triển dành riêng cho máy bay Su -30 MK2 biên chế trong không quân Trung Quốc. Tầm bắn của tên lửa này đạt được từ 250 - 300 km nhờ động cơ tua bin phản lực mới và một đầu tìm radar kết nối dữ liệu.

Tên lửa đối hạm nội địa
Bên cạnh đó Trung Quốc cũng đã nghiên cứu chế tạo ra các loại tên lửa tầm trung và tầm ngắn như CY-1 và SY-1. CY-1 có thiết kế dựa trên mẫu tên lửa chống hạm C-801 “Eagle Strike” nổi tiếng thông qua việc sửa đổi những bộ phận chiến đấu chống hạm thành chống ngầm.

So với các tên lửa chống tàu truyền thống phóng từ mặt nước, CY-1 có thiết kế cánh gấp tiết kiệm hơn, dẫn hướng radar tần số nhanh và hệ thống quản lý dẫn hướng quán tính giúp nâng cao khả năng chống nhiễu điện tử, giảm lực cản của nước trong giai đoạn cuối cùng.

Nó có tính năng gần giống với tên lửa AM-39 của Pháp, tầm phóng lên tới 85 km. CY-1 có trọng lượng 610 kg, dài 4,5 mét, cánh dài 1,18 mét, đường kính 360 mm. CY-1 được trang bị cho các tàu hộ vệ tên lửa lớp 054A.


Tên lửa HY-1.

Tên lửa chống hạm HY-1 của Trung Quốc được Nato gọi là "CSS-N-1”, thiết kế dựa trên tên lửa 544 của Liên Xô. Sau khi phóng, nó nhanh chóng bay lên độ cao từ 100-300 mét, sau khi bắt mục tiêu sẽ giảm xuống độ cao 30 mét và bay ở chế độ bnay hành trình.

Trước khi tiếp cận mục tiêu, nó tiếp tục giảm độ cao xuống chỉ còn 8 mét. HY-1 trang bị radar dẫn đường chủ động, có chiều dài 6,55 mét, đường kính 0,76 mét, sải cánh 2,41 mét, trọng lượng 2.095 kg (mang theo bộ phận tăng áp), trọng lượng đầu đạn 510 kg, tốc độ bay Mach 0,85-Mach 0,9, phạm vi hiệu quả 50 km; Tần số hoạt động của HY-1 từ 10-20 GHz, hệ thống động cơ sử dụng nhiên liệu lỏng.

Ngoài ra, Trung Quốc còn có một số loại tên lửa “tự chế” khác như HY-4, C-101, C-701/Kosar 1 và 3, C-704/Nasr và TL-10/Kosar, DF-21… Điều này cho thấy nước này đang thiết lập vị thế của mình trong vai trò một trong những nhà cung cấp tên lửa đối hạm trên thế giới. Đồng thời, chứng minh khả năng làm chủ công nghệ tên lửa một cách hiệu quả mà Trung Quốc nhằm tới các mối đe doạ trên biển mà họ phải đối phó trong tương lai.

(bdv news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang