Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tên lửa Harpoon II

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Harpoon II. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Harpoon II. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

>> Tên lửa SLAM-ER, mũi lao của tàu sân bay


Xuất phát là tên lửa đối hạm chủ lực, Harpoon được phát triển trở thành "vũ khí nối dài" của tàu sân bay Mĩ với tên gọi SLAM-ER.


Tên lửa đối hạm chủ lực

Tên lửa cận âm bay thấp GM-84 Harpoon là loại tên lửa đối hải duy nhất của Hải quân Mỹ, nếu không tính đến loại tên lửa đối hải nhỏ hơn nhiều AGM-119B Penguin chuyên dành cho trực thăng và tên lửa chống tăng Hellfire cũng hay được gắn trên các trực thăng H-60. Harpoon có nhiều biến thể và nó cũng được sử dụng trong hải quân rất nhiều quốc gia. Hiện tại gia đình Harpoon có đầy đủ các biến thể phóng từ trên không, trên biển/bộ và phóng từ dưới nước (tàu ngầm).




http://nghiadx.blogspot.com
Harpoon rời bệ phóng

Đối thủ nổi tiếng nhất của Harpoon trên thị trường vũ khí là loại tên lửa MBDA *M38/39/40 Exocet của Pháp, Kh-35 Uran của Nga (bị “mỉa mai” gọi là Harpoonski, vì có thiết kế khá giống Harpoon).

Nếu biến thể trên tàu chiến RGM-84 có động cơ nhiên liệu rắn để đối phó với sức hút lớn vốn sẽ làm giảm tầm bắn tên lửa hay biến thể trên tàu ngầm UGM-84 còn có thêm động cơ rocket đặt trong hộp chứa có chức năng đẩy tên lửa lên mặt nước thì ưu điểm của biến thể phóng từ trên không là không phải chống lại trọng lực lớn và tận dụng lợi thế tốc độ sẵn có của máy bay nên đạt tầm bắn của xa nhất.

http://nghiadx.blogspot.com
Sự khác biệt nằm ở rocket phụ giữa Harpoon tàu chiến và tàu ngầm


Harpoon Bock 2 đang được phát triển để tấn công các mục tiêu ở vùng biển ven bờ có nhiều tàu qua lại, nơi mục tiêu sẽ được bảo vệ bởi các hệ thống trên bờ lẫn tàu chiến xung quanh.

Tên lửa Harpoon Block 2 được dẫn đường bằng vệ tinh (GPS/INS) tới khu vực mục tiêu. Khi đã tới đây, hệ thống tìm kiếm của nó sẽ sử dụng dữ liệu được cung cấp từ trước để tìm diệt mục tiêu. Đây là ưu điểm vượt trội lọa Block 1. Thêm vào đó, Harpoon Block 2 có thể sử dụng chung thiết bị phóng lẫn hệ thống dẫn đường của loại cũ.

Hiện tại biến thể Harpoon phóng từ trên không được trang bị cho các máy bay tuần tra biển P-3 Orion, máy bay chiến đấu F-18, F-16 và B-52.

"Cánh tay nối dài" của tàu sân bay

Trong số đó, biến thể AGM-84K đối đất SLAM-ER là một cải tiến sâu từ Harpoon và cạnh tranh với các loại khác như JASSM của Lockheed, MBDA Storm Shadow và EADS Taurus KEPD 350 của châu Âu.

Được biên chế từ năm 2000, SLAM-ER là tên lửa tấn công mặt đất tầm xa chủ yếu của tiêm kích tàu sân bay F-18, ngoài ra còn được gắn trên F-15K Hàn Quốc và F-16 Thổ Nhĩ Kì.

http://nghiadx.blogspot.com
SLAM-ER là tên lửa đối đất chính của tiêm kích chủ lực tàu sân bay, F-18



http://nghiadx.blogspot.com
SLAM-ER trên F-15K Hàn Quốc


Được trang bị 1 động cơ phản lực, tên lửa SLAM-ER nặng 635kg có thể mang đầu đạn nặng 226kg đi xa 241km với tốc độ cận âm.

Điều thú vị là tên lửa có thể tiếp nhận dữ liệu về vị trí mục tiêu kể cả khi đã được phóng thông qua hệ thống IFFT và kết nối video.

Chỉ khi đến gần khu vực mục tiêu đã được đánh dấu, SLAM-ER mới kích hoạt cảm biến ảnh nhiệt, sử dụng thuật toán so sánh hình ảnh mục tiêu được cung cấp trước khi phóng với hình ảnh thực địa để xác định vị trí hợp lý chờ lệnh chuẩn bị công kích.

Chính lúc này, phi công có quyền thay đổi lệnh công kích nếu cảm thấy "không ổn" hoặc chẳng làm gì để SLAM-ER tự động lao vào mục tiêu.

Ngoài ra, thông tin mục tiêu cũng có thể gửi lại từ SLAM-ER chia sẻ cho các máy bay khác hoặc UAV giúp tăng khả năng gây thiệt hại cho lực lượng đối phương.

http://nghiadx.blogspot.com
SLAM-ER trên F-15K Hàn Quốc


Mô tả khả năng xuyên phá của SLAM-ER, đại diện Hải quân Mĩ cho biết thêm: “Tên lửa được trang bị đầu đạn 226kg là loại đầu đạn của tên lửa hành trình Tomahawk Block 3 phát triển tại Trung tâm Vũ khí Hải quân. Đầu đạn WDU-40/B sử dụng đầu xuyên titan giúp tăng khả năng xuyên và sau đó mới kích nổ, giúp tăng hiệu quả công phá và gây cháy.

Hiện tại trong kho hải quân Mĩ có chừng 700 tên lửa sẽ được nâng cấp lên chuẩn SLAM-ER.

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011

>> NATO hụt hơi trong cuộc đua chống hạm?



Hải quân các nước NATO không mấy chú trọng đến việc phát triển tên lửa chống hạm tầm xa, thế hệ mới.


Sau khi Liên Xô sụp đổ, chiến tranh lạnh kết thúc, nhận thấy đối thủ hải quân lớn nhất đã không còn sức mạnh, NATO cho rằng Nga sẽ tập trung khôi phục kinh tế nên khả năng phát triển quân sự không còn như xưa nữa. Do đó, các tuần dương hạm nổi tiếng của Liên Xô không còn là thách thức quá lớn đối với hải quân NATO. Vì vậy, các nước trong khối quân sự lớn nhất thế giới này không quan tâm đến tên lửa chống hạm mà quay sang phát triển các năng lực tác chiến mới trên không, xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa, phát triển các máy bay chiến đấu mới...

Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi một cách nhanh chóng, đặc biệt là tại châu Á - Thái Bình Dương. Trung Quốc đã xây dựng và phát triển một đội tàu chiến mặt nước hùng hậu, bên cạnh đó là sự trỗi dậy của hải quân các nước như Ấn Độ, và sự trở lại của người Nga. Các quốc gia này, đặc biệt là Nga và Trung Quốc đã liên tục cho ra đời các mẫu tên lửa chống hạm mới, tinh vi hơn, tầm bắn xa hơn.

Tên lửa chống hạm NATO

Danh sách các loại tên lửa chống hạm của NATO có hai loại chủ yếu là Harpoon và Exocet. Bên cạnh đó có một số hệ thống tên lửa chống hạm khác như Otomat, RBS-15 MK3. Biến thể có tầm bắn xa nhất là Harpoon Block 1D (278km) đã không được sản xuất với số lượng lớn sau khi Liên Xô sụp đổ.


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa chống hạm chủ lực Harpoon của hải quân NATO.


Biến thể hiện đại và có tầm bắn xa nhất của Harpoon là 315km và được phóng từ trên máy bay chiến đấu. Các biến thể trang bị cho các tàu chiến mặt nước và tàu ngầm có tầm bắn xa nhất khoảng 140km. Tên lửa Harpoon có tốc độ khoảng 850km/h, đầu đạn nặng khoảng 220kg, nó được dẫn đường kết hợp quán tính và radar chủ động.

Với Exocet của MBDA châu Âu, tầm xa nhất thuộc Block III, tầm bắn 180km. Exocet có tốc độ Mach-0,9 khoảng 1.100km/h,đầu đạn nặng 165kg. Tên lửa cũng được dẫn đường kết hợp quán tính và radar chủ động.

Cả hai loại tên lửa chống hạm chủ lực của NATO đều có tốc độ cận âm, dù được thiết kế để tránh radar, tuy nhiên với tốc độ cận âm khả năng bị bắn hạ bới các hệ thống phòng thủ trên chiến hạm là rất lớn.

Nga là quốc gia sở hữu nhiều thế hệ tên lửa chống hạm nhất thế giới hiện nay, họ cũng là quốc gia đang sở hữu những hệ thống tên lửa chống hạm đáng sợ nhất thế giới.


http://nghiadx.blogspot.com

P-270 Moskit được đánh giá là tên lửa chống hạm đáng sợ nhất hiện nay.


Điển hình là tên lửa chống hạm P-270 Moskit hay SS-N-22 Suburn, tên lửa chống hạm này có tốc độ lên đến Mach-2,5 khoảng 2.800km/h. Với tầm bắn tối đa là 120km, đầu đạn nặng 300kg, tên lửa này là một thách thức lớn đối với hệ thống phòng thủ trên chiến hạm của NATO. Hiện tại, Mỹ đang đau đầu trong việc sản xuất bia bay cho hải quân tập đánh chặn.

Họ tên lửa chống hạm đang được xuất khẩu rộng rãi ra nhiều nước trên thế giới X-35 Uran hay Kh-35 Uran E phiên bản xuất khẩu, NATO định danh là SS-N-25 Switchblade. Tên lửa có tốc độ là Mach-0,8 , tầm bắn 130km, đầu đạn nặng 145kg. Kh-35 có thể phóng từ nhiều bệ phóng khác nhau từ tàu chiến, đến máy bay chiến đấu, từ bệ phóng di động trên mặt đất. Phiên bản nâng cấp gần đây nhất có tầm bắn lên đến 250km.

Chưa hết, họ tên lửa chống hạm Club đang khiến cho NATO cực kỳ nguy hiểm có thể phóng đi từ tàu ngầm và Club-N phóng từ tàu nổi có tầm bắn lên đến 300km, với tốc độ lên đến Mach-2,9 ở pha cuối. Tên lửa được thiết kế với đường bay kiểu “zic- zắc” nên rất khó đánh chặn.

Đặc biệt, hệ thống tên lửa Club có thể triển khai hoạt động trong các container đựng hàng, triển khai lên các tàu chở hàng. Đó là một mối đe dọa rất lớn với các tàu chiến của NATO, vì rất khó khăn để phát hiện tàu chở hàng nào chứa Club. Hệ thống này đang được xem là tiêu biểu cho chiến lược chiến tranh phi đối xứng.


http://nghiadx.blogspot.com

Họ tên lửa Club đang là đại diện tiêu biểu cho chiến lược chiến tranh phi đối xứng mà Nga đang xây dựng.


Ghê gớm hơn là hệ thống tên lửa chống hạm P-800 Yakhont, có tầm bắn đến 300km, tốc độ lên đến Mach-2,5. Hệ thống này tiếp tục là một thách thức đối với khả năng phòng thủ trên các chiến hạm của NATO. Hệ thống có thể triển khai hoạt động rất đa dạng, từ tàu chiến mặt nước, máy bay, bệ phóng di động trên bờ. Đặc biệt, biến thể Brahmos II trong tương lai, phát triển từ nguyên mẫu P-800 do Ấn Độ và Nga cùng nghiên cứu có thể đạt tốc độ Mach 5.

Bên cạnh đó không thể không kể đến các loại tên lửa chống hạm cũ hơn nhưng không kém phần nguy hiểm. P-700 Granit, NATO định danh là SS-N-19 Shipwreck. Tên lửa chống hạm này có tầm bắn lên đến 625km, đầu đạn nặng 750kg, đây là loại tên lửa chống hạm có tầm bắn xa nhất thế giới hiện nay đang hoạt động.

Tên lửa có tốc độ tối đa từ Mach-1,6 đến Mach-2,5. Tên lửa này được phóng đi theo kiểu 4-8 tên lửa được phóng đi để tấn công một nhóm tàu, radar trên các tên lửa sẽ hỗ trợ dẫn đường cho nhau để tấn công mục tiêu, xác suất tiêu diệt với kiểu bắn này rất cao. P-700 hiện đang là tên lửa chống hạm chủ lực trên tuần dương hạm lớp Kirov.

P-500 Bazalt SS-N-12 Sandbox, đây là loại tên lửa chống hạm có tầm bắn lên đến 550km, tốc độ Mach-2.5, đầu đạn nặng tới 1.000kg. Phiên bản cải tiến của P-500 đang là tên lửa chống hạm chủ lực của tuần dượng hạm lớp Slava.

Điểm qua một loạt các tên lửa chống hạm của NATO và Nga, rõ ràng các tên lửa chống hạm của Nato đều thua xa cả về tầm bắn lẫn tốc độ. Các chiến hạm của NATO có thế mạnh về hệ thống phòng thủ, tuy nhiên khi phải đối đầu với hàng loạt tên lửa chống hạm có tốc độ siêu thanh, thì khả năng này vẫn còn là một ẩn số quá lớn.


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa chống hạm YJ-8 được phóng đi từ tàu chiến Trung Quốc.


So sánh tên lửa chống hạm NATO - Trung Quốc

Trong những năm qua, quân đội Trung Quốc đã có những bước phát triển mạnh mẽ thần tốc, đặc biệt là hải quân. Họ đã xây dựng cho mình một đội tàu chiến mặt nước và tàu ngầm hùng hậu, chuẩn bị đưa vào sử dụng tàu sân bay đầu tiên.

Bằng cách sao chép các công nghệ từ nước ngoài, chủ yếu là từ Nga, họ đã cho ra đời hàng loạt hệ thống vũ khí mới, trong đó có một danh sách dài các loại tên lửa chống hạm. Trong đó có thể kể đến những loại tên lửa đáng chú ý sau:

YJ-8 hay C-802, Nato định danh là CSS-N-8 Saccade, đây là loại tên lửa được thiết kế theo công nghệ hiện đại, nếu tính theo thông số công bố có thể sánh được với các tên lửa chống hạm hiện đại của NATO và Nga. Tầm bắn của loại tên lửa này tùy thuộc vào phiên bản, 120km với phiên bản C-802, 180km với C-802A, 350km với C-803.

Dù tên lửa này không có được tốc độ siêu âm như các tên lửa chống hạm của Nga, nhưng với tầm bắn xa, vượt xa cả phiên bản hiện đại nhất của tên lửa chống hạm Harpoon của NATO.


http://nghiadx.blogspot.com

Phiên bản được cho là tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D.


Gần đây, có tin biến thể C-805 phát triển dựa vào nguyên mẫu C-802 đang được coi là tên lửa chống hạm hiện đại nhất Trung Quốc với tầm bắn lên đến tối đa 500km (tầm bắn hiệu quả 380km) với tốc độ kinh hoàng Mach 3.5.

Trước đó, năm 2005, Trung Quốc giới thiệu C-602 Tầm bắn của tên lửa này được giới thiệu là tới 400km, phiên bản xuất khẩu có tầm bắn là 280km. Tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng, tốc độ tối đa khoảng Mach-0,9, tên lửa này được cho là có hệ thống dẫn đường tương tự tên lửa Harpoon của Mỹ.

Đặc biệt là đầu năm 2011, giới quân sự Trung Quốc đã giới thiệu một phiên bản tên lửa chuyên dùng để tiêu diệt tàu sân bay mang tên DF-21D. Theo như giới thiệu của giới quân sự Trung Quốc, DF-21D có thể tiêu diệt tàu sân bay đang di chuyển ở cự ly lên đến gần 3000km.

Đây là loại tên lửa đạn đạo chống tàu ASBM đầu tiên của thế giới, mặc dù thực hư của vấn đề này là chưa rõ ràng. Song sự xuất hiện của loại ASBM DF-21D khiến giới quân sự NATO ít nhiều phải lo lắng.

Xét về tầm bắn các tên lửa chống hạm của Trung Quốc đều vượt trội so với các tên lửa chống hạm chủ lực của hải quân NATO.



http://nghiadx.blogspot.com

Bảng so sánh thông số một số loại tên lửa chống hạm Nga, NATO, Trung Quốc (dựa vào thông số công bố lớn nhất).


Nước đến chân mới nhảy

Dù ngoài mặt các chuyên gia quân sự của Mỹ và Nato đánh giá khá thấp khả năng tiêu diệt tàu sân bay đang di chuyển của DF-21D. Tuy nhiên, khối quân sự lớn nhất thế giới này đang rục rịch chuẩn bị biện pháp đối phó.

Tự tin với sức mạnh quân sự khổng lồ, ỷ lại vào các hệ thống vũ khí hiện đại, tuy nhiên khi nhìn lại, NATO không khỏi lo lắng trước khả năng hụt hơi trong cuộc đua chống hạm.

Không lâu sau khi Trung Quốc giới thiệu DF-21D, Hải quân Mỹ lập tức khởi động chương trình phát triển tên lửa chống hạm tầm xa mới LRASM. Tiếp tục rót vốn cho chương trình phát triển biến thể SM-6, song song với đó là hoàn thiện phiên bản SM-3 Block III. Một dự án khác cũng được thúc đẩy là phát triển vũ khí chùm laser điện tử để tăng khả năng bảo vệ các chiến hạm trước tên lửa chống hạm của đối phương.

Tuy rằng, các chương trình phát triển tên lửa chống hạm mới đã được khởi động, song cần một khoảng thời gian nữa NATO mới có thể lấp đầy khoảng trống về tầm bắn và tốc độ so với các tên lửa chống hạm của Nga và Trung Quốc.

[BDV news]


Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

>> 'Sứ giả' ở Đông Nam Á




Dường như tên gọi của chiến hạm USS Chung-Hoon đã định sẵn cho chiến hạm này sứ mệnh ngoại giao ở Đông Á (*).

Hiện đại bậc nhất

Chiến hạm mang tên lửa có điều khiển, trang bị hệ thống Aegis USS Chung-Hoon, số hiệu DDG-93, là loại tàu khu trục biến thể FligtIIA của lớp Areigh Burke hiện đại bậc nhất trong lực lượng tàu mặt nước của Hải quân Mỹ. Tàu được hãng Northorp Grumman hạ thủy vào tháng 12/2002, sau đó biên chế trong Hạm đội Thái Bình Dương (tháng 9/2004), đóng quân ở Trân Châu cảng, Hawaii.

Được trang bị hệ thống Aegis, đối tượng tác chiến chủ yếu của USS Chung-Hoon là các tên lửa đường đạn. Do đó, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ là thành phần của lá chắn phòng thủ xuyên quốc gia, hệ thống điện tử của tàu rất tối tân, gồm: Radar mảng pha 3 chiều đa chức năng AN/SPY-1(V); Hệ thống chỉ huy – ra quyết định (viết tắt tiếng Anh là CDS); Hệ thống hiển thị Aegis; Hệ thống điều khiển vũ khí… Theo đó, hệ thống CDS sẽ nhận dữ liệu chiến đấu từ hệ thống cảm biến của tàu, vệ tinh quân sự, từ đó, đánh giá mối nguy hiểm và ra lệnh cho hệ thống vũ khí hoạt động đánh trả. Hệ thống tên lửa đánh chặn của USS Chung-Hoon do Lookheed Martin cung cấp, được đưa vào sử dụng từ năm 2006, với nòng cốt là tên lửa SM-3 block 1A được cho là đủ sức đối chọi với các tên lửa đường đạn tầm ngắn và tầm trung của đối phương.



Khu trục hạm USS Chung-Hoon (DDG-93).



USS Chung-Hoon còn là tàu chiến đa năng, được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ thông thường khác, như đảm bảo an ninh hàng hải, tìm kiếm cứu hộ, hộ tống, đổ bộ và vận tải… Các vũ khí đáng kể khác của tàu gồm: 56 tên lửa hành trình Tomahawk, có khả năng tấn công các mục tiêu trên biển và trên mặt đất; 8 tên lửa Harpoon; Hệ thống chống ngầm ASROC; 6 ống phóng ngư lôi 324mm; Ngoài ra, USS Chung-Hoon được trang bị pháo hạm Mk45 127mm, 2 pháo cao tốc Phalanx 6 nòng với tốc độ bắn chóng mặt, 4.500 phát/phút/bệ;…

Điểm đặc biệt khác của USS Chung-Hoon còn ở lớp vỏ tàu có thêm lớp giáp kevlar nặng tới 70 tấn. Ngoài ra, USS Chung-Hoon thuộc lớp tàu đầu tiên của Hải quân Mỹ được thiết kế để phòng chống ảnh hưởng của tác chiến xạ - sinh – hóa. Trong một dự án 30 triệu USD của Hải quân Mỹ, tàu được lắp các các cánh cửa kín nước giúp ngăn sự xâm nhập của nước biển vào bên trong tàu.

Sứ mệnh ngoại giao

Là tàu quân sự nhưng gần như USS Chung-Hoon chưa phải “đánh đấm” nhiều. Có lẽ, sự vụ căng thẳng trên truyền thông nhất mà USS Chung-Hoon từng tham gia là việc hộ tống tàu USNS Impeccable, sau khi tàu này bị các tàu Trung Quốc “tiếp cận quá gần” ở một nơi cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 75 hải lý về phía Nam, hồi giữa tháng 3/2009. Trước đó, vào tháng 10/2005, USS Chung-Hoon đã thực hiện thành công nhiệm vụ tìm kiếm và cứu hộ tàu chở hàng C-Laurel gặp nạn gần đảo Kahului ở quần đảo Hawaii.

Ngoài việc tuần tra, sẵn sàng chiến đấu đúng với chức năng của một khu trục hạm trang bị hệ thống Aegis, USS Chung-Hoon còn được điều động để làm ngoại giao, tạo dựng hình ảnh cho nước Mỹ nói chung và Hải quân Mỹ nói riêng ở Tây Thái Bình Dương, đặc biệt là trong khu vực Đông Nam Á.

Tháng 9/2006, USS Chung-Hoon được cử đón tiếp tàu khu trục Thanh Đảo, thuộc lớp Lữ Đại của Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc, khi tàu này tới thăm Trân Châu cảng. Sau đó, thủy thủ đoàn ở 2 tàu đã có nhiều hoạt động giao lưu. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Hải quân Mỹ và Trung Quốc thực hiện một chuyến thăm và hoạt động chung như vậy.



USS Chung-Hoon được chào đón khi trở về căn cứ ở quần đảo Hawaii với vòng hoa khổng lồ.


Năm 2010, USS Chung-Hoon hỗ trợ Hải quân Philippines thực hiện chiến dịch tiễu trừ phiến quân Hồi giáo cực đoan ở nước này trên vùng biển Sulu. Sang năm 2011, USS Chung-Hoon lại lên đường tới khu vực này để cùng các tàu chiến khác của Hải quân Mỹ, Philippines tham gia cuộc tập trận chung mang tên "Hợp tác huấn luyện và sẵn sàng ứng phó trên biển" (CARAT), kéo dài 11 ngày ở ngoài khơi đảo Palawan (Tây Nam Philippines). Cuộc tập trận được lập ra để nâng cao kỹ năng, trao đổi kinh nghiệm trong vấn đề hàng hải, tác chiến trên biển và tăng cường hợp tác quân sự song phương.
Ngày 7/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga cho biế, từ ngày 15-21/7/2011, 3 tàu Hải quân Hoa Kỳ là USS Chung-Hoon, USS Prebel, USNS Safeguard sẽ ghé thăm cảng Tiên Sa, Đà Nẵng. Đây là hoạt động giao lưu định kỳ hằng năm, đã được sửa hai bên thỏa thuận từ trước nhằm mục đích tăng cường quan hệ giữa hải quân 2 nước, thực hiện các hoạt động nhân đạo, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động chuyên môn của hải quân và tìm kiếm cứu nạn.

(*) Tuy là chiến hạm Mỹ nhưng DDG-93 được đặt cái tên rất châu Á, bởi vị Chuẩn Đô đốc mà nó mang tên là có nguồn gốc Mỹ, Hawaii và Trung Quốc. Là sĩ quan cấp đô đốc gốc Á đầu tiên trong Hải quân Mỹ, ông đã được tặng Thập tự Hải quân và Huân chương Sao bạc vì sự quả cảm và gan dạ khi chiến đấu với quân đội Nhật Bản, trong chiến tranh Thái Bình Dương.

Thông số của USS Chung-Hoon: Dài 155,3m, rộng 20m, mớn nước 9,4m, lượng giãn nước 9.200 tấn; Tốc độ: 30 hải lý/giờ; Thủy thủ đoàn: khoảng 300 người;

[BDV news]


Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

>> Brahmos sắp có biến thể 'thần kỳ'



Cựu Tổng thống Ấn Độ APJ Abdul Kalam mời các nhà khoa học và kỹ sư Nga của liên doanh BrahMos Aerospace (*) phát triển tên lửa sử dụng lại nhiều lần.
(*) Liên doanh Nga-Ấn sản xuất tên lửa BrahMos.



Brahmos sắp có biến thể 'thần kỳ'(ảnh Internet)

Theo báo cáo của ban lãnh đạo công ty BrahMos Aerospace, tại New Delhi, ngày 13/6/2011 tổ chức cuộc họp hội đồng, trong đó sẽ thảo luận các báo cáo và đề xuất của các chuyên gia hàng đầu của Nga và Ấn Độ.

Abdul Kalam, nhà khoa học xuất chúng của Ấn Độ đã đưa ra một ý tưởng, tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos-2, không nên chỉ bay ở tốc độ siêu âm Mach 5 mà có thể có thêm khả năng quay trở về.

Theo đó, BrahMos-2 được chế tạo để sau khi tới một điểm định trước theo lộ trình, thả đầu đạn nó rồi quay trở về căn cứ, Phó Giám đốc tiếp thị liên doanh Praveen Pathak, cho biết.

Công tác nguyên cứu để tạo ra các tên lửa như vậy đã được tiến hành và “BrahMos của chúng tôi đã có đơn đặt hàng để cung cấp hệ thống này cho đến năm 2021. Trong thời gian này, một nhóm các nhà phát triển đã bắt đầu thiết kế tên lửa hành trình siêu thanh sử dụng lại”- trích bản thuyết trình ông Kalam.

“Sự phát triển của các phiên bản siêu thanh BrahMos tái sử dụng của sẽ duy trì vị trí đứng đầu của chúng tôi trong lĩnh vực này” - ông Klam nhấn mạnh.

Theo đánh giá của các chuyên gia, tên lửa mà các nhà khoa học, kỹ sư Nga-Ấn cùng nhau phát triển - là một hệ thống độc nhất và thần kỳ nhất trên thế giới.


Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy BrahMos đạt vận tốc 5,26 Mach


Hiện tại, BrahMos là loại tên lửa hành trình siêu thanh có thể phóng từ tàu, tàu ngầm, máy bay hay các trạm phóng lưu động trên mặt đất.

Tên lửa này có vận tốc Mach 2,5 đến Mach 2,8 và có quỹ đạo bay phức tạp nhằm tránh khả năng bị đánh chặn. Mẫu siêu thanh mới cũng đang được nghiên cứu và phát triển (thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy nó đạt vận tốc 5,26 Mach).

Với tốc độ cao BrahMos có thể dễ dàng đâm xuyên qua mục tiêu hơn các loại tên lửa hạng nhẹ bay dưới tốc độ âm thanh khác như tên lửa Tomahawk, Harpoon.

Với trọng lượng gấp 2 và tốc độ nhanh hơn 4 lần tên lửa Tomahawk, BrahMos có lực tác động mạnh hơn 32 lần khi đâm vào mục tiêu.

Mẫu tên lửa phóng từ tàu được gắn đầu đạn 200 kg còn mẫu phóng từ máy bay (BrahMos A) có thể đầu đạn 300 kg. Nó có động cơ hoạt động chia làm hai giai đoạn, một là đốt cháy nhiên liệu rắn để đẩy tên lửa đạt đến vận tốc siêu thanh sau đó sẽ chuyển sang dùng nhiên liệu lỏng đẩy phản lực để duy trì vận tốc đó trong quãng đường dài.



[BDV news]



Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

>> Ấn Độ mua thêm 4 máy bay P-8I Poseidon



[BDV news] Hãng tin India Defence cho biết, Chính phủ Ấn Độ thông qua kế hoạch mua bổ sung thêm 4 máy bay tuần tra P-8I Poseidon.

Theo lời giám đốc hãng Boeing Military Chris Chadwick, các máy bay P-8I Poseidon mua bổ sung của Ấn Độ sẽ được chuyển giao từ sau năm 2015. Hiện, tổng giá trị của hợp đồng nói trên chưa được công bố.

Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã công bố về khả năng mua bổ sung thêm các máy bay P-8I Poseidon mới từ tháng 9/2010. Theo đó, các máy bay tuần tra biển nói trên sẽ có giá tương đương với lô 8 máy bay P-8I Poseidon trị giá 2,1 tỷ USD mà quốc gia Nam Á này đặt mua từ năm 2009.

Như vậy, có thể dự đoán giá thành của 4 máy bay P-8I Poseidon bổ sung trong thời gian tới sẽ vào khoảng từ 1-1,5 tỷ USD. Quyết định mua bổ sung thêm máy bay P-8I Poseidon được coi là để củng cố và nâng cao khả năng tuần tra khu vực duyên hải của Ấn Độ.



P-8I Poseidon là biến thể dành riêng cho Ấn Độ.

Hiện tại, trong biên chế của Hải quân Ấn Độ có 8 máy bay Tu-142M và 5 máy bay IL-38SD cải tiến, 2 loại máy bay này vẫn đảm nhiệm chức năng tuần tra biển của Hải quân Ấn Độ.

Trong tương lai, các máy bay loại này đang đảm nhiệm nhiệm vụ tuần tra biển sẽ được thay thế P-8I Poseidon hiện đại hơn. Theo đó, máy bay mới sẽ đảm nhiệm các nhiệm vụ săn ngầm, tìm kiếm-cứu nạn, trinh sát và chị thỉ mục tiêu.

Quá trình lắp ráp máy bay P-8I Poseidon đầu tiên cho Ấn Độ đã được tiến hành từ tháng 12/2010. Trong đó, việc chuyển giao các máy bay P-8I Poseidon cho Ấn Độ sẽ diễn ra từ năm 2013-2015.

Giống như phiên bản P-8A dành cho hải quân Mỹ, P-8I Poseidon được phát triển dựa trên cơ sở máy bay chở khách Boeing 737. Máy bay khả năng đạt tốc độ tối đa tới 907 km/h và bay tuần tra khoảng 330 km/h, tầm hoạt động của P-8I Poseidon là 3.700 km.

Máy bay P-8I Poseidon được trang bị tên lửa gắn trên 5 giá treo bên trong thân máy bay và 6 giá treo bên ngoài.

Ngoài ra, máy bay còn được trang bị ngư lôi, thủy lôi tùy vào nhiệm vụ tác chiến và cả radar AN/APY-10. P-8I còn có khả năng theo dõi, phát hiện loại tàu ngầm, tàu nổi, trinh sát điện tử, giám sát các vùng biển và hỗ trợ cứu nạn.


P-8I Poseidon có hình dạng giồng như máy bay P-8A của Mỹ.

Máy bay P-8I Poseidon do công ty Boeing nghiên cứu và chế tạo dành riêng cho Ấn Độ. Ngoài việc chuyển giao máy bay, các chuyên gia của hãng Boeing còn chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ hậu cần, bảo trì - bảo dưỡng trong suốt vòng đời của dòng máy bay tuần tra hải quân này trong biên chế hải quân Ấn Độ.

Hiện tại, cả Boeing và Lockheed Martin của Mỹ đang tích cực bán vũ khí cho Ấn Độ. Dự kiến, quan hệ hợp tác của Boeing với Ấn Độ trong thời gian tới có thể đạt doanh thu tới 31 tỷ USD.

Trước đó, Quân đội Ấn Độ đã đặt hàng hãng chế tạo hàng không Mỹ 21 tên lửa đối hạm cận âm AGM-84L Harpoon II.

Tổng giá trị của hợp đồng mua đạn tên lửa Harpoon II ước tính vào khoảng 200 triệu USD. Dự kiến, sau khi được tiếp nhận, tên lửa AGM-84L sẽ được trang bị trên các máy bay Boeing P-8I Poseidon của Hải quân Ấn Độ.

Tên lửa Harpoon II trang bị đầu đạn nổ phân mảnh tadem nặng 226 kg và có khả năng tiêu diệt cả mục các mục tiêu trên biển, cũng như trên bộ. Dòng tên lửa đối hạm này có tầm bắn khoảng 278 km và tốc độ bay đạt tới 850 km/h

Với thời gian hoạt động trên không hơn 5 giờ và được trang bị vũ khí hiện đại, P-8I Poseidon sẽ nâng cao đáng kể khả năng tuần tra cũng như tầm hoạt động trên biển của quân đội Ấn Độ.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang