Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tình báo quốc phòng

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tình báo quốc phòng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tình báo quốc phòng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

>> Các tổ chức tình báo quốc phòng Mỹ (kỳ 1)


Sức mạnh của Quân đội Mỹ gắn liền với sự phát triển của các tổ chức tình báo. Tình báo quân sự Mỹ chi phối cả tình hình quân sự, chính trị trên thế giới.



http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ đang cố gắng thúc đẩy nền công nghiệp quốc phòng trong nước để tiết kiệm ngân sách quốc phòng cho mua sắm, vũ khí trang bị từ nước ngoài

Năm 2010, cộng đồng tình báo Mỹ được chi 80 tỷ USD, gấp 2 lần năm 2001, để cung cấp tiền, trang bị, con người cho 72 trung tâm tình báo hỗn hợp và hơn 100 đội đặc nhiệm hoạt động khắp toàn cầu, dưới sự chỉ đạo của ODNI – Văn phòng giám đốc tình báo quốc gia.

Ngoài CIA – Cục tình báo trung ương của dân sự, thì 4/5 phương tiện, con người và ngân sách của cộng đồng tình báo Mỹ thuộc quyền điều hành của Bộ quốc phòng, với các tên gọi:

- DIA (Defence Intelligence Agency): Cục tình báo quốc phòng
- NSA (National Security Agency): Cục an ninh quốc gia
- NRO (National Reconnaissance Office): Văn phòng trinh sát quốc gia
- NI (Navy Intelligence): Tình báo hải quân
- AI (Army Intelligence): Tình báo lục quân
- AFI (Air Force Intelligence): Tình báo không quân
- MCI (Marine Corps Intelligence): Tình báo hải quân đánh bộ.

Cùng nhiều cơ quan thu thập và phân tích tin đặc biệt khác.

DIA – “Anh cả” của tình báo quốc phòng Mỹ

Ngành tình báo ra đời rất sớm trong Quân đội Mỹ. Ngay từ năm 1882, đã có phòng tình báo Lục quân Mỹ. Trải qua 2 cuộc đại chiến thế giới (1914-1918 và 1939-1945) các tổ chức tình báo của các quân chủng, binh chủng phát triển mạnh.

Năm 1958, Bộ Quốc phòng Mỹ quyết định tổ chức lại tình báo của hội đồng tham mưu liên quân (chỉ huy trực tiếp 4 quân chủng lục quân, không quân, hải quân và hải quân đánh bộ) nhằm cung cấp tin kịp thời cho các bộ tư lệnh chiến trường của Mỹ rải khắp thế giới.

Lúc đầu tổ chức có tên JIG. Đến ngày 8/2/1961, có sắc lệnh lập cục tình báo quốc phòng DIA và ngày 1/10/1961 DIA chính thức đi vào hoạt động cho đến ngày nay.

Nhiệm vụ của DIA

- Tổ chức người, phương tiện để khai thác, thu thập tất cả các tin liên quan đến an ninh của Mỹ và đồng minh.
- Xử lý tất cả mọi tài liệu, mẫu vật thu thập được, hình thành các bản tin và báo cáo, thông báo cho các cơ quan cấp trên, ngang cấp và cấp dưới.
- Trực tiếp điều hành từ khâu tuyển chọn, đào tạo, hoạt động của tình báo quốc phòng.
- Cung cấp nhân sự về tình báo theo yêu cầu của cấp trên.

Quan hệ giữa DIA và CIA rất chặt chẽ. Từ 1976, DIA không trực thuộc JCS (tham mưu trưởng liên quân) mà trực thuộc Bộ trưởng quốc phòng.

Cơ cấu tổ chức

Số lượng nhân viên (công khai): 7.000 người. Tổng hành dinh DIA đặt ở Lầu Năm Góc, trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ. Nòng cốt của DIA là 3 trung tâm và 3 văn phòng. Trong đó, 3 trung tâm là:

- Trung tâm thu thập tư liệu, tài liệu: Tổ chức hoạt động thu thập tin tình báo quân sự và liên quan tới các quốc gia và vùng lãnh thổ. Dưới trung tâm là các phòng phân theo địa lý, khu vực.

Tổ chức này có trên 10 phòng, ví dụ phòng đảm trách tin tức khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chịu trách nhiệm thu thập tin tức các quốc gia và vùng lãnh thổ trải từ Đông Bắc Á, Đông Nam Á đến tận Nam Á với mấy chục đầu mối. Đây là trung tâm có số nhân viên lớn nhất.

- Trung tâm phân tích và ra tin: Trên cơ sở tin thu thập của trung tâm thu thập tin, tiến hành phân tích, xử lý tin để kịp thời có tin về quân sự, chính trị và khoa học công nghệ đệ trình lãnh đạo nhà nước, Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan, đồng thời chỉ đạo các cơ quan phân tích tin ở các quân chung, chỉ đạo chung trung tâm tình báo tên lửa và vũ trụ (Missile and Space Intelligence Center) đặt ở bang Alabama và Trung tâm y tế của lực lượng vũ trang ở bang Mariland để ra các tin về vũ khí sinh học, hóa học, hạt nhân...

- Trung tâm hỗ trợ tin tình báo: Chủ yếu xử lý tin bằng hệ thống máy tính, đảm bảo an toàn liên lạc, kỹ thuật cho hệ thống tin từ các chiến trường về DIA và ngược lại.

Và 3 văn phòng gồm:

- Văn phòng chính trị: Chuẩn bị văn bản đáp ứng yêu cầu của các giới chức về vị trí, vai trò, tác dụng, nhu cầu của DIA. Phối hợp với các nhóm của CIA, thay mặt DIA giải quyết mọi vấn đề với tình báo các nước.

- Văn phòng đảm bảo kỹ thuật: Chịu trách nhiệm chính về các hoạt động của các trung tâm, văn phòng trong DIA.

Tại đây, có trung tâm tổng hợp tình báo quân sự quốc gia (National Military Joint Intelligence Center), chịu trách nhiệm về các tình huống khủng hoảng trên thế giới, phối hợp với CIA, NSA và tình báo quân binh chủng.

Ngoài ra, còn có Trung tâm tình báo liên quân mới thành lập nhằm hình thành mạng thông tin giữa tổng hành dinh DIA đến các binh đoàn, đơn vị của một chiến trường (như Iraq, Afghanistan) truyền tin gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh qua mã cao cấp.

- Văn phòng hành chính: Bảo đảm các mặt hành chính, hậu cần, tài chính cho toàn DIA và hướng dẫn theo ngành dọc các cơ quan tình báo cấp dưới.

DIA đã qua nhiều lần điều chỉnh cơ cấu tổ chức. Sau năm 1991, tổ chức đã điều chỉnh, giảm 30% số lượng nhân viên theo dõi, hoạt động ở hướng Nga, Đông Âu .

Sau sự kiện 11/9, DIA điều chỉnh một lần nữa, tăng cường nhân sự và phương tiện cho hướng Trung Đông, Trung Á. Chắc chắn từ đầu năm 2011 đến nay, DIA đang điều chỉnh do Bắc Phi, Trung Đông có biến động lớn.

Ngoài 3 trung tâm chính và 3 văn phòng lớn nêu trên, dưới giám đốc DIA có một số phó giám đốc phụ trách các mặt hoạt động, sản xuất tin, quan hệ với các cơ quan tình báo trong và ngoài nước, chỉ đạo các chương trình tình báo quân sự chung, tuyển chọn và huấn luyện.

Trực thuộc giám đốc và các phó giám đốc có các cơ quan: Phòng nhân sự, phòng kế hoạch, phòng bình phong, phòng tài chính, phòng luật pháp, phòng thanh tra...

Trong số này, phòng bình phong có vai trò đặc biệt, hoạt động theo một đạo luật có từ tháng 10/1990 cụ thể và có tính định hướng thời gian rất dài. Trước đó, đã có một số văn bản khác cho phép nhân viên DIA được hoạt động dưới bình phong thương mại, ngoại giao, hàng không, thông tấn báo chí...

Người ta cũng nhớ rằng giai đoạn 1967-1981 số nhân viên DIA ở nước ngoài dạng bình phong có bị cắt giảm do nhiều thất bại của toàn bộ cộng đồng tình báo Mỹ trên khắp các lục địa. Đạo luật 1990 cho phép nhân viên bình phong có điều kiện nâng cao cả chất lượng và số lượng.

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

>> Tình báo quốc phòng Nhật Bản



Tình báo quốc phòng Nhật Bản đang thể hiện sức mạnh, hiệu quả trong vai trò tiên phong của quân đội Nhật Bản, hướng tới mục tiêu chung của quốc gia.

Từng bước xây dựng lại

Trước đại chiến thế giới 2 (1939 – 1945), Quân đội Nhật Bản đã có hệ thống tình báo rất hiệu quả. Sau năm 1945, từng bước cùng với sự phát triển của lực lượng quân sự, ngành tình báo quốc phòng có sự phát triển vượt bậc, nhất là trong lĩnh vực khoa học – công nghệ.

Sau Đại chiến 2, quân đội Nhật, với sự giúp đỡ của Mỹ, đã nhanh chóng hồi sinh, dưới danh nghĩa Cục Phòng vệ trực thuộc Chánh văn phòng nội các 1954). Ba quân chủng lục quân, hải quân và không quân, vốn có truyền thống, lại có cơ số công nghiệp quốc phòng tiên tiến từ trước, đã nhanh chóng phát triển. Tình báo của từng quân chủng được chú trọng nhưng phát triển độc lập.

Đến ngày 20/5/1996, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua đề nghị của thủ tướng, cho phép thành lập cơ quan tình báo của quân sự với tên gọi “Trung tâm tình báo quốc phòng”.

Tháng 1/1997, Trung tâm tình báo quốc phòng sau thời gian khẩn trương chuẩn bị, đã đi vào hoạt động, có sự giúp đỡ của Mỹ qua mô hình nhiệm vu, tổ chức của DIA (Tình báo quốc phòng Mỹ) (>> chi tiết). Sau thời gian trực thuộc Hội đồng tham mưu liên quân, đến tháng 12/2004, đặt trực thuộc Bộ Quốc phòng.


http://nghiadx.blogspot.com
Tình báo quốc phòng Nhật Bản từng hoạt động rất hiệu quả trong chiến tranh thế giới 2, giúp quân đội Thiên Hoàng gây nhiều thiệt hại cho Quân đội Mỹ.



Nhiệm vụ, quyền hạn

Được qui định trong nghị định thành lập Trung tâm tình báo quốc phòng do thủ tướng Nhật Bản công bố. Đánh giá tình hình khu vực và thế giới dài hạn, nghị định viết ở cả tầm khu vực Đông Bắc Á, Đông Á, châu Á – Thái Bình Dương lẫn toàn cầu, sự thay đổi cục diện chính trị diễn ra quyết liệt, nhanh chóng và khó dự đoán, đòi hỏi cơ quan tình báo quân sự có nhiệm vụ khẳng định được chiều hướng chính của môi trường chính trị, xác định các đối tượng không những của quân đội mà của cả quốc gia, tham mưu cho nội các đề ra quyết sách đúng đắn.

Đòi hỏi tình báo quốc phòng thu thập tin tình báo kịp thời, xử lý tin chính xác, báo cáo đến các địa chỉ nhanh nhất. Nghị định còn có các phụ lục chi tiết về tổ chức, trang bị, quan hệ với các bộ và quốc hội, các nước liên quan.

Riêng phần ngân sách cho tình báo quốc phòng cũng được qui định rất cụ thể theo tài khóa hàng năm và kế hoạch dài hạn. Từ đó, quyền hạn của cơ quan này có những điều ghi cụ thể.

Tổ chức

Dưới tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc, có nhiều phòng trực thuộc. Những Cục nghiệp vụ chủ yếu là:

- Cục nghiên cứu tin: Trên cơ sở tin của tình báo con người và kỹ thuật (trinh sát vô tuyến điện, trinh sát kỹ thuật vô tuyến điện, ảnh vệ tinh, các tài liệu và ảnh, mẫu vật do tình báo các quân chủng thu thập…) cùng các tin của các phương tiện thông tấn, báo chí…, tiến hành đăng ký, phân tích, tổng hợp, rút ra những báo cáo tin hàng ngày và các báo cáo định kỳ, đánh giá tình hình khu vực và thế giới, các cuộc khủng hoảng, các tình huống chiến lược liên quan quốc phòng, quốc gia.

- Cục trinh sát vô tuyến điện và kỹ thuật vô tuyến điện: Có tên theo tiến Nhật là Chosa Besshitsu hoặc Chobetsu, thành lập năm 1958, có hơn 1.000 nhân viên, trụ sở chính nằm ở căn cứ Ichigaya, Tokyo, có nhiều trạm trực thuộc.

Năm 1991 được nâng cấp đáng kể trước tình hình thế giới và khu vực có nhiều thay đổi lớn. Các phương tiện chặn thu hướng chủ yếu về Trung Quốc, Nga, Triều Tiên và Hàn Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Tình báo quốc phòng Nhật Bản được hỗ trợ mạnh mẽ bởi các phương tiện trinh sát hiện đại.


- Cục ảnh vệ tinh: Có các đơn vị chuyên theo dõi hoạt động của đối phương, từ các căn cứ tên lửa chiến lược đến các căn cứ không quân, hải quân, lục quân, đặc biệt là sự di chuyển của hải quân Trung Quốc và Nga.

- Cục phụ trách các tùy viên quốc phòng và bình phong ở nước ngoài: Ngoài các tùy viên quốc phòng, còn có các nhân viên quân sự trong các sự quán và cơ quan đại diện, trong đội quân gìn giữ hòa bình ở nước ngoài.

Cùng với cơ quan tình báo quốc phòng, Nhật Bản còn có: cơ quan điều tra tình báo Nội các, thành lập năm 1955 (mô hinh CIA của Mỹ), Cục điều tra an ninh công cộng Bộ tư pháp, Vụ tình báo và phân tích Bộ Ngoại giao và Tổ chức tình báo kinh tế, khoa học công nghệ. Đây là tổ chức rất mạnh, phát triển hiệu quả từ sau Đại chiến 2, dựa vào các cơ quan đại diện của Nhật Bản ở các nước, rất đa dạng về bình phong hoạt động.

Nhiều nguồn tin cho biết, hàng ngày các cơ quan này thu thập một lượng khổng lồ tin tức để chuyển về trung tâm. Người ta còn biết rằng, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) cũng đóng góp phần quan trọng cho nguồn tin này.

Năm 1958, một đạo luật về JETRO được ban hành. JETRO hiện có hàng trăm văn phòng đại diện ở trong nước, gần 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Sức mạnh của khoa học kỹ thuật Nhật Bản còn thể hiện qua các trang thiết bị chuyên cho trinh sát. Ở lục quân là các xe trinh sát, ở không quân trên các máy bay trinh sát và ở hải quân trên các tàu nổi, tàu ngầm đặc chủng. Cụ thể ở lục quân có hơn 100 xe trinh sát kiểu 87, lượng máy bay trinh sát có hàng chục chiếc. Không quân có 80 máy bay trinh sát chống ngầm P-3C…

Tình báo quốc phòng Nhật Bản đang thể hiện sức mạnh, hiệu quả trong vai trò tiên phong của quân đội Nhật Bản, hướng tới mục tiêu chung của quốc gia là trở thành cường quốc toàn diện ở Đông Á – Thái Bình Dương và toàn cầu, có sức mạnh chính trị, quân sự tương xứng với sức mạnh kinh tế, khoa học kỹ thuật.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang