Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Bộ Quốc phòng Nhật

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ Quốc phòng Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ Quốc phòng Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

>> Tình báo quốc phòng Nhật Bản



Tình báo quốc phòng Nhật Bản đang thể hiện sức mạnh, hiệu quả trong vai trò tiên phong của quân đội Nhật Bản, hướng tới mục tiêu chung của quốc gia.

Từng bước xây dựng lại

Trước đại chiến thế giới 2 (1939 – 1945), Quân đội Nhật Bản đã có hệ thống tình báo rất hiệu quả. Sau năm 1945, từng bước cùng với sự phát triển của lực lượng quân sự, ngành tình báo quốc phòng có sự phát triển vượt bậc, nhất là trong lĩnh vực khoa học – công nghệ.

Sau Đại chiến 2, quân đội Nhật, với sự giúp đỡ của Mỹ, đã nhanh chóng hồi sinh, dưới danh nghĩa Cục Phòng vệ trực thuộc Chánh văn phòng nội các 1954). Ba quân chủng lục quân, hải quân và không quân, vốn có truyền thống, lại có cơ số công nghiệp quốc phòng tiên tiến từ trước, đã nhanh chóng phát triển. Tình báo của từng quân chủng được chú trọng nhưng phát triển độc lập.

Đến ngày 20/5/1996, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua đề nghị của thủ tướng, cho phép thành lập cơ quan tình báo của quân sự với tên gọi “Trung tâm tình báo quốc phòng”.

Tháng 1/1997, Trung tâm tình báo quốc phòng sau thời gian khẩn trương chuẩn bị, đã đi vào hoạt động, có sự giúp đỡ của Mỹ qua mô hình nhiệm vu, tổ chức của DIA (Tình báo quốc phòng Mỹ) (>> chi tiết). Sau thời gian trực thuộc Hội đồng tham mưu liên quân, đến tháng 12/2004, đặt trực thuộc Bộ Quốc phòng.


http://nghiadx.blogspot.com
Tình báo quốc phòng Nhật Bản từng hoạt động rất hiệu quả trong chiến tranh thế giới 2, giúp quân đội Thiên Hoàng gây nhiều thiệt hại cho Quân đội Mỹ.



Nhiệm vụ, quyền hạn

Được qui định trong nghị định thành lập Trung tâm tình báo quốc phòng do thủ tướng Nhật Bản công bố. Đánh giá tình hình khu vực và thế giới dài hạn, nghị định viết ở cả tầm khu vực Đông Bắc Á, Đông Á, châu Á – Thái Bình Dương lẫn toàn cầu, sự thay đổi cục diện chính trị diễn ra quyết liệt, nhanh chóng và khó dự đoán, đòi hỏi cơ quan tình báo quân sự có nhiệm vụ khẳng định được chiều hướng chính của môi trường chính trị, xác định các đối tượng không những của quân đội mà của cả quốc gia, tham mưu cho nội các đề ra quyết sách đúng đắn.

Đòi hỏi tình báo quốc phòng thu thập tin tình báo kịp thời, xử lý tin chính xác, báo cáo đến các địa chỉ nhanh nhất. Nghị định còn có các phụ lục chi tiết về tổ chức, trang bị, quan hệ với các bộ và quốc hội, các nước liên quan.

Riêng phần ngân sách cho tình báo quốc phòng cũng được qui định rất cụ thể theo tài khóa hàng năm và kế hoạch dài hạn. Từ đó, quyền hạn của cơ quan này có những điều ghi cụ thể.

Tổ chức

Dưới tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc, có nhiều phòng trực thuộc. Những Cục nghiệp vụ chủ yếu là:

- Cục nghiên cứu tin: Trên cơ sở tin của tình báo con người và kỹ thuật (trinh sát vô tuyến điện, trinh sát kỹ thuật vô tuyến điện, ảnh vệ tinh, các tài liệu và ảnh, mẫu vật do tình báo các quân chủng thu thập…) cùng các tin của các phương tiện thông tấn, báo chí…, tiến hành đăng ký, phân tích, tổng hợp, rút ra những báo cáo tin hàng ngày và các báo cáo định kỳ, đánh giá tình hình khu vực và thế giới, các cuộc khủng hoảng, các tình huống chiến lược liên quan quốc phòng, quốc gia.

- Cục trinh sát vô tuyến điện và kỹ thuật vô tuyến điện: Có tên theo tiến Nhật là Chosa Besshitsu hoặc Chobetsu, thành lập năm 1958, có hơn 1.000 nhân viên, trụ sở chính nằm ở căn cứ Ichigaya, Tokyo, có nhiều trạm trực thuộc.

Năm 1991 được nâng cấp đáng kể trước tình hình thế giới và khu vực có nhiều thay đổi lớn. Các phương tiện chặn thu hướng chủ yếu về Trung Quốc, Nga, Triều Tiên và Hàn Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Tình báo quốc phòng Nhật Bản được hỗ trợ mạnh mẽ bởi các phương tiện trinh sát hiện đại.


- Cục ảnh vệ tinh: Có các đơn vị chuyên theo dõi hoạt động của đối phương, từ các căn cứ tên lửa chiến lược đến các căn cứ không quân, hải quân, lục quân, đặc biệt là sự di chuyển của hải quân Trung Quốc và Nga.

- Cục phụ trách các tùy viên quốc phòng và bình phong ở nước ngoài: Ngoài các tùy viên quốc phòng, còn có các nhân viên quân sự trong các sự quán và cơ quan đại diện, trong đội quân gìn giữ hòa bình ở nước ngoài.

Cùng với cơ quan tình báo quốc phòng, Nhật Bản còn có: cơ quan điều tra tình báo Nội các, thành lập năm 1955 (mô hinh CIA của Mỹ), Cục điều tra an ninh công cộng Bộ tư pháp, Vụ tình báo và phân tích Bộ Ngoại giao và Tổ chức tình báo kinh tế, khoa học công nghệ. Đây là tổ chức rất mạnh, phát triển hiệu quả từ sau Đại chiến 2, dựa vào các cơ quan đại diện của Nhật Bản ở các nước, rất đa dạng về bình phong hoạt động.

Nhiều nguồn tin cho biết, hàng ngày các cơ quan này thu thập một lượng khổng lồ tin tức để chuyển về trung tâm. Người ta còn biết rằng, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) cũng đóng góp phần quan trọng cho nguồn tin này.

Năm 1958, một đạo luật về JETRO được ban hành. JETRO hiện có hàng trăm văn phòng đại diện ở trong nước, gần 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Sức mạnh của khoa học kỹ thuật Nhật Bản còn thể hiện qua các trang thiết bị chuyên cho trinh sát. Ở lục quân là các xe trinh sát, ở không quân trên các máy bay trinh sát và ở hải quân trên các tàu nổi, tàu ngầm đặc chủng. Cụ thể ở lục quân có hơn 100 xe trinh sát kiểu 87, lượng máy bay trinh sát có hàng chục chiếc. Không quân có 80 máy bay trinh sát chống ngầm P-3C…

Tình báo quốc phòng Nhật Bản đang thể hiện sức mạnh, hiệu quả trong vai trò tiên phong của quân đội Nhật Bản, hướng tới mục tiêu chung của quốc gia là trở thành cường quốc toàn diện ở Đông Á – Thái Bình Dương và toàn cầu, có sức mạnh chính trị, quân sự tương xứng với sức mạnh kinh tế, khoa học kỹ thuật.


Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2011

>> Nhật Bản yêu cầu Trung Quốc giải thích về tàu sân bay



Ngày 12/8, bộ trưởng bộ quốc phòng Nhật Bản đã kêu gọi Trung Quốc giải thích lý do quốc gia này cần có sự phục vụ của các tàu sân bay.



http://nghiadx.blogspot.com
Bộ trưởng bộ quốc phòng Nhật Bản Toshimi Kita yêu cầu Trung Quốc giải thích về động cơ cho ý muốn sở hữu tàu sân bay.


Trước đó, Mỹ cũng có yêu cầu tương tự khi nhiều quốc gia trong khu vực đã thể hiện mối quan ngại trước sự tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Đặc biệt là sau sự kiện tàu sân bay đầu tiên của quốc gia này chính thức đi vào thử nghiệm.

“Là một tàu sân bay, vũ khí này có khả năng cơ động cao và có khả năng tấn công rất mạnh. Chúng tôi muốn Trung Quốc giải thích lý do tại sao họ cần có sự phục vụ của tàu sân bay”, ông Toshimi Kitazawa nói trước báo chí.

“Không còn nghi ngờ gì nữa, sự kiện này đang tạo ra tác động lớn lên cả khu vực”, ông Kitazawa cho biết thêm.

Mới đây, Trung Quốc đã đưa tàu sân bay Varyag ra biển. Mặc dù cố gắng giảm bớt khả năng của tàu sân bay này và nhấn mạnh mục đích “nghiên cứu và huấn luyện”, Trung Quốc vẫn làm dấy lên sự lo ngại trên toàn khu vực.

Trong bản báo cáo quốc phòng thường niên, Nhật Bản đã thể hiện sự quan ngại đối với sự áp đặt ngày càng gia tăng của Trung Quốc cũng như “tầm với” của hải quân Trung Quốc đang được mở rộng nhanh chóng ra Thái Bình Dương.

Nhật Bản kêu gọi sự minh bạch đối với ngân sách mà Trung Quốc dành cho lĩnh vực quốc phòng.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã phản ứng và chỉ trích bản báo cao quốc phòng thường niên của Nhật Bản là “vô trách nhiệm”, đồng thời khẳng định động cơ hiện đại hóa quân đội của họ chỉ nhằm tăng cường tính phòng thủ.

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2011

>> Tổ hợp tên lửa phòng không Chu-SAM của Nhật Bản



Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Chu-SAM (Type-03) dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không như tên lửa có cánh tầm thấp, tên lửa đạn đạo chiến thuật - chiến dịch và chiến thuật trong mọi điều kiện thời tiết, tình hình nhiễu phức tạp ở cự ly đến 50km.

Tổ hợp tên lửa phòng không Chu-SAM dùng để thay thế các tổ hợp Hawk trong hệ thống phòng thủ của Nhật Bản, được bắt đầu chế tạo vào năm 1990 tại Viện nghiên cứu khoa học TRDI (Technical Research and Development Institute). Đây là sản phẩm hợp tác của Cục phòng vệ Nhật Bản và "Mitsubishi Electronics Corporation", với khoản ngân sách chi cho dự án chế tạo lên đến gần 10,7 tỷ USD.

Chu-SAM được đưa vào thử nghiệm năm 2001 tại bãi thử White Sands ở bang New Mexico, Mỹ và triển khai năm 2002. Đến năm 2005, tổ hợp tên lửa phòng không Chu-SAM được đưa vào trang bị cho Cục Phòng vệ Nhật Bản. Thành phần của tổ hợp gồm bệ phóng, xe vận chuyển - nạp, trạm điều khiển hoả lực, trạm radar đa năng.


Tổ hợp tên lửa phòng không Chu-SAM của Nhật Bản


Tất cả các phương tiện chiến đấu của tổ hợp tên lửa phòng không Chu-SAM được bố trí trên khung gầm xe ô tô có khả năng vượt địa hình cao (8x8). Trạm radar đa năng trang bị anten mạng pha chủ động, bảo đảm sục sạo và theo dõi đồng thời đến 100 mục tiêu trên không và cho phép đánh giá mức độ nguy hiểm.

Thông tin về tình hình trên không, thực trạng kỹ thuật của các thành phần tổ hợp và khả năng sẵn sàng phóng tên lửa được hiển thị trên màn hình bố trí tại trạm điều khiển hoả lực. Phần mềm hiện đại của tổ hợp bảo đảm cho tổ hợp tăng cường khả năng bắn, cho phép dự đoán vị trí của mục tiêu, bao gồm cả những thông tin đo vẽ địa hình sơ bộ về địa hình chiến trường và dẫn tên lửa đến điểm chạm dự tính. Tổ hợp được trang bị thiết bị kết nối liên lạc với các máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm, cũng như các tàu có trang bị hệ thống vũ khí đa năng Aegis.

Trên bệ phóng có thể bố trí 6 container vận chuyển – phóng tên lửa theo giao diện góc vuông. Trước khi phóng, bệ phóng được hiệu chỉnh đặt nằm ngang với sự hỗ trợ của 4 bộ kích thuỷ lực, các container vận chuyển - phóng được đặt thẳng đứng.

Tên lửa của tổ hợp là loại tên lửa nhiên liệu rắn một tầng có điều khiển, được trang bị đầu tự dẫn vô tuyến chủ động (đầu tự dẫn của tên lửa Type 99 lớp không đối không). Trọng lượng tên lửa – 580kg, dài – 4900mm, đường kính thân – 300mm, vận tốc tối đa – 2,5M.

[Vitinfo news]



Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011

>> Động đất ở Nhật là do thử vũ khí hạt nhân?



[VietnamDefence news] Đó là giả thiết ác ý về thảm kịch động đất/sóng thần/điện hạt nhân hôm 11.3 ở Nhật Bản do một blogger nổi tiếng Trung Quốc mới nêu ra và nhanh chóng được thảo luận ngay cả ở trên báo chí thế giới.




Theo giả thiết này, trận động đất là do vụ thử hạt nhân ngầm dưới đất bất thành của Nhật Bản gây ra, còn các sự cố sau đó ở nhà máy điện nguyên tử Fukushima-1 là được dàn dựng để che giấu nguyên nhân thực sự của hiện tượng tăng phông bức xạ ở Nhật Bản, tức là che giấu vụ thử hạt nhân.


Trước hết, blogger nọ nhắc đến phát biểu mới đây của tỉnh trưởng Tokyo Shintarō Ishihara rằng, vũ khí hạt nhân có thể được sử dụng chống lại Trung Quốc. Phát biểu của vị tỉnh trưởng lập tức có vẻ kỳ lạ vì Nhật Bản không nằm trong câu lạc bộ hạt nhân và luôn tuyên bố không định sở hữu vũ khí hạt nhân. Phải chăng đó chỉ là những mỹ từ giả dối và ông Ishihara đã buột miêng nói ra mưu đồ thật sự của giới lãnh đạo Nhật Bản?

Trong bài viết này, blogger cũng lưu ý đến một xoáy nước khổng lồ hình thành gần bờ biển Nhật Bản sau trận động đất hôm 11.3. Các bức ảnh xoáy nước đã nhanh chóng xuất hiện trên tất cả các báo chí thế giới và theo tác giả, cái xoáy nước đó được chính là do vụ thử hạt nhân ngầm dưới đất gây ra. Vấn đề là ở chỗ, sau vụ nổ, đáy biển bất ngờ sụt xuống khiến nước như là “bị hút vào một boongke ngầm dưới đất”.

Ngoài ra, tác giả bài viết thấy rất khó tin việc tất cả các hệ thống cấp điện của nhà máy Fukushima-1 đều hỏng, dẫn đến rò rỉ phóng xạ. Theo giả thiết chính thức, các máy phát điện diesel đã bị hỏng sau khi đợt sóng thần cao 10 m tràn qua bờ biển đảo Honshu và nhà máy Fukushima-1. Chẳng lẽ, những người Nhật đầy thực dụng lại không tính đến yếu tố nhà máy điện nguyên tử nằm trong vùng có thể bị tác động của sóng thần để mà có biện pháp bảo vệ cần thiết cho nó, tay blogger Trung Quốc nhận xét.

Một điều thú vị nữa là việc tàu sân bay Mỹ Ronald Reagan chỉ ở cách nhà máy điện nguyên tử Fukushima-1 100 km trong một thời gian ngắn nhưng đã bị nhiễm xạ ở mức 1 tháng, mặc dù vùng sơ tán ở khu vực nhà máy điện chỉ vẻn vẹn có 20-30 km. Tác giả cho rằng, việc đó xảy ra là vì rò rỉ phóng xạ đã xảy ra không phải ở nhà máy điện mà trên biển khi thử hạt nhân. Cuối cùng, bài viết lưu ý rằng, giới chức Nhật rất miễn cưỡng chia sẻ thông tin về sự cố và không cho các chuyên gia của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA và Hiệp hội Hạt nhân thế giới WNA đến nhà máy điện gặp sự cố.




Tuy vậy, tất cả các “bằng chứng” do tay blogger Trung Quốc nêu ra, khi xem xét kỹ, đều không thuyết phục. Cụ thể:

1. Sự xuất hiện xoáy nước:
Tại tâm chấn dưới đáy biển, khi các mảng địa tầng dịch chuyển, tạo ra một vết nứt dài 380 km và rộng 190 km. Và nước biển bắt đầu đổ vào chính vết nứt này, tạo ra xoáy nước khổng lồ trong những giờ đầu thảm họa.

2. Sự cố mất điện tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima-1:
Báo chí đã nhiều lần nói con đê phòng hộ của nhà máy điện nguyên tử chỉ cao có 4 m nên không thể nào ngăn được sóng thần cao 10 m ập đến nó. Đây đúng là một sai sót nghiêm trọng của người Nhật, nhưng cáo buộc họ đã cố ý làm việc này là quá ngu.

3. Tàu sân bay Ronald Reagan bị nhiễm xạ:
Phông bức xạ gần nhà máy Fukushima-1 ở những thời điểm nhất định cao hơn mức bình thường 1.600 lần. Ở khoảng cách 20-50 km so với nhà máy điện nguyên tử, phông bức xạ cũng cao hơn mức bình thường hàng chục, hàng trăm lần vì thế mức nhiễm xạ bằng 1 tháng chẳng có gì là phi tự nhiên, mà trái lại là rất nhỏ.

4. Việc giới chức Nhật che giấu các sự kiện:
Đây là điều ngớ ngẩn nhất trong bài viết này. Thủ tướng Nhật đã liên tục thông báo về tình hình trong nước cứ 20 phút một lần và theo tính toán của các phóng viên, ông đã không ngủ gần 5 ngày đêm. Khu vực gần Fukushima-1 không bị đóng kín và ở đó đã có mặt hàng chục phóng viên các nước, kể cả một kênh truyền hình Nga. Các chuyên gia quốc tế cũng đã có mặt ở Nhật từ lâu và làm việc cùng với các chuyên gia hạt nhân của Nhật Bản.

Vì thế, không có bất cứ cơ sở nào để nói rằng, các sự kiện ở Nhật Bản là là thảm họa kỹ thuật và do vụ thử vũ khí hạt nhân của Nhật hay của một nước nào khác gây ra. Đây là thảm họa thiên nhiên mà từ đó người ta cần rút ra những kết luận phù hợp, chứ không phải đưa ra những giả định và luận thuyết không tưởng nhất.


Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

>> Trực thăng Trung Quốc chọc ghẹo khu trục Nhật



[VietnamDefence news] Chính quyền Nhật Bản coi việc một trực thăng Trung Quốc lượn quanh một tàu khu trục Nhật ở biển Hoa Đông là “rất nguy hiểm”, Bộ Quốc phòng Nhật tuyên bố hôm 27.3.





Tàu khu trục DDG-127 Isoyuki

Theo Bộ Quốc phòng Nhật bản, “chiếc trực thăng Z-9 bay ở độ cao 60 m xét theo dấu hiệu trên thân thuộc cơ quan thủy văn Trung Quốc, đã tiếp cần tàu khu trục Isoyuki ở khoảng cách 90 m và bay quanh tàu 1 vòng”.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang