Không quân Trung Quốc hiện tại ngày càng được bổ sung nhiều thế hệ chiến đấu cơ hiện đại nhưng như thế là chưa đủ đối với quốc gia rộng lớn. Vì vậy, họ bắt buộc phải duy trì đội ngũ phi cơ chế tạo theo công nghệ cũ cách đây 30-40 năm. Những phi đội chiến đấu cơ đó là điển hình cho công nghệ sao chép của Trung Quốc. Các máy bay tiêm kích hạng nhẹ J-7, J-8, cường kích Q-5 và máy bay ném bom chiến lược H-6 đều dựa theo thiết kế của Liên Xô từ những năm 1950-1960. Dù Trung Quốc cố gắng phát triển biến thể cải tiến tích hợp thiết bị hiện đại nhưng cơ bản vẫn phải dựa trên nền tảng cũ. Dưới đây là một số hình ảnh "con chim già" hoạt động trong Không quân Trung Quốc: Chiếm số lượng đông đảo nhất trong kho "hàng cũ" của Không quân Trung Quốc là máy bay tiêm kích hạng nhẹ J-7 (khoảng 500-700 chiếc). J-7 là thiết kế sao chép công nghệ từ mẫu MiG-21 của Liên Xô ra đời giữa những năm 1960. Trong ảnh là chiếc J-7II - biến thể được sản xuất số lượng lớn trong dòng J-7 và được dùng làm nền tảng phát triển các mẫu tiếp sau của J-7. Tiêm kích hạng nhẹ chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết J-7C thiết kế dựa theo mẫu MiG-21MF của Liên Xô. J-7C là một trong những biến thể thất bại của dòng J-7, khi mà radar kiểm soát hỏa lực JL-7A không đáng tin cậy và mất tính cơ động do việc sửa đổi quá nhiều cấu trúc thân làm tăng trọng lượng máy bay. Ngày nay, trong biên chế Không quân Trung Quốc chỉ có 20-30 chiếc hoạt động thuộc sư đoàn không quân số 15 đóng ở tỉnh Hà Bắc. Sau sự thất bại của J-7C, Trung Quốc tiếp tục khắc phục các yếu kém đó bằng việc cho ra đời biến thể J-7D tích hợp radar kiểm soát hỏa lực JL-7A và mang tên lửa đối không tầm ngắn thế hệ mới. Tiêm kích J-7D bắt đầu được sản xuất cuối năm 1994 tới năm 1999 thì dừng. Hiện nay, trong biên chế Không quân Trung Quốc chỉ có khoảng 20-30 chiếc loại này. Biến thế J-7E đại diện cho thế hệ thứ 3 của "đại gia đình J-7". Biến thể này ra đời vào đầu những năm 1990, thiết kế hoàn toàn dựa theo khung thân J-7II có bổ sung cải tiến hệ thống điện tử hàng không và biến đổi phần cánh. Về khả năng chiến đấu của J-7E không có nhiều điểm thay đổi lớn so với các biến thể trước, nó vẫn có nhiệm vụ chính là tiêm kích đánh chặn với 4 quả tên lửa không đối không tầm ngắn. Khả năng tấn công mặt đất hạn chế với bom và rocket. Dây chuyền sản xuất J-7E chấm dứt năm 2002 và không rõ số lượng chế tạo. Biến thể tiêm kích đánh chặn J-7G là mẫu cải tiến mới nhất và là cuối cùng của gia đình J-7. Cơ bản, J-7G mang đặc điểm tương tự trong thiết kế giống J-7E, có chăng là thay đổi thiết bị điện tử. Tiêm kích J-7G bay lần đầu tháng 6/2002 và chính thức đi vào phục vụ trong Không quân Trung Quốc năm 2004. Tính tới tháng 11/2006 có 48 chiếc J-7G được chuyển giao cho không quân. Đại diện tiếp theo trong "phi đội chim già" là máy bay cường kích Q-5 với 40 năm tuổi. Q-5 thiết kế dựa theo khung thân của tiêm kích hạng nhẹ J-6 (Trung Quốc sao chép Mig-19 của Liên Xô). Phần cánh và đuôi Q-5 tương tự J-6 trong khi cửa hút khí ở mũi máy bay chuyển sang hai bên thân. Q-5 chế tạo với 10 giá treo mang được 2.000kg vũ khí các loại (bom và rocket không điều khiển). Hệ thống điện tử ban đầu khá "thô sơ", tiếp tục cải tiến trong những biến thể tiếp sau. Trong quá trình phát triển biến thể cải tiến Q-5 thì Trung Quốc có sự hợp tác với một số nước phương Tây. Hầu hết, các nước này trợ giúp Trung Quốc trang bị hệ thống điện tử hàng không mới cho máy bay. Tuy nhiên, sự kiện Thiên An Môn 1989 đã chấm dứt tất cả các dự án đó. Những chiếc máy bay cường kích Q-5 được sản xuất theo công nghệ quá cũ, Trung Quốc từng có ý định thay thế nhưng không thành công. Họ tiếp tục dùng công nghệ nội địa cải tiến khả năng ném bom của Q-5. Trong ảnh là biến thể Q-5 có khả năng mang vũ khí dẫn đường chính xác cao. Những chiếc Q-5 này đang phục vụ trong sư đoàn không quân số 5. Tiêm kích đánh chặn J-8 là phiên bản mở rộng của J-7 được trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực. J-8 ra đời theo nhu cầu của giới lãnh đạo Quân đội Trung Quốc khi đó cho rằng tiêm kích J-7 không có khả năng đánh chặn hiệu quả máy bay ném bom tầm cao của Liên Xô và Mỹ. Giới chức Trung Quốc đề ra mục tiêu có loại máy bay tiêm kích mạnh có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2,2, trần bay 20.000 mét, bán kính chiến đấu 750-1.000km, mang được tên lửa đối không tầm trung. Tuy nhiên, mục tiêu đề ra là một chuyện nhưng công nghệ có đáp ứng được không lại là chuyện khác. Thời điểm những năm 1970-1980, công nghiệp quốc phòng Trung Quốc vẫn còn lạc hậu chưa thể theo kịp mục tiêu đặt ra cho thiết kế J-8. Radar kiểm soát hỏa lực mới, pháo và tên lửa dự kiến trang bị không thể hoàn thành kịp. Trung Quốc chấp nhận dùng công nghệ cũ hơn để tích hợp vào J-8. J-8 không cải thiện khả năng chiến đấu tốt hơn so với J-7. Ngày nay, chỉ còn một số lượng rất nhỏ J-8 còn phục vụ trong Không quân Trung Quốc. Trên ảnh là tiêm kích đánh chặn J-8II - thiết kế rút kinh nghiệm từ mẫu J-8 vào đầu những năm 1980. Thời điểm này, mối quan hệ Mỹ - Trung trở nên "thân thiện" nên mục tiêu dành cho J-8II chỉ là đối phó với các máy bay ném bom chiến lược tầm cao của Liên Xô. Thất bại J-8 giúp cho Trung Quốc rút ra nhiều kinh nghiệm cho quá trình phát triển J-8II. J-8II ngày nay phục vụ tích cực trong cả Không quân và Hải quân Trung Quốc, và là một trong các chiến đấu cơ chủ lực của nước này. J-8II ngoài vai trò tiêm kích đánh chặn còn có thể thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất. Ở các biến thể cải tiến hiện đại, J-8II mang được vũ khí dẫn đường chính xác cao. Đứng sau J-7 về tuổi già là máy bay ném bom tầm trung H-6 với 40 năm phục vụ. H-6 là thiết kế Trung Quốc sao chép công nghệ máy bay Tu-16 của Liên Xô. Suốt từ thời điểm bắt đầu hoạt động trong Không Quân Trung Quốc cho tới tận ngày nay, H-6 luôn là máy bay ném bom chiến lược chủ lực của Trung Quốc. Máy bay ném bom H-6 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cho phép đạt tốc độ tối đa 1.050km/h, tầm bay 6.000km (bán kính chiến đấu 1.800km), trần bay trên 12.000m. Trọng lượng tải bom của H-6 khoảng 9.000kg, biến thể cải tiến sau này có thể mang thêm tên lửa không đối đất, không đối hạm. Trung Quốc tiến hành phát triển nhiều biến thể H-6 với các mục đích khác nhau như tuần thám biển, tiếp dầu trên không, trinh sát. Trong ảnh là máy bay ném bom chiến lược H-6M thiết kế dành cho lực lượng Không quân thuộc Hải quân Trung Quốc. H-6M chế tạo với 4 giá treo trên cánh mang tên lửa hành trình đối hạm YJ-81 hoặc nó có thể sử dụng khoang bom mang tên lửa hành trình đối đất KD-88 nếu cần. Nguyên mẫu máy bay ném bom chiến lược H-6K - biến thể mới nhất và có lẽ là cuối cùng của dòng H-6. H-6K có một vài cải tiến gồm: chế tạo với 6 giá treo mang tên lửa hành trình trên cánh, dùng mũi cứng thay vì mũi "buồng kính" như các biến thế trước, sử dụng động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy D-30PK... H-6K cất cánh lần đầu tiên tháng 1/2007. Cho tới thời điểm hiện tại không rõ tình trạng của H-6K vẫn đang thử nghiệm hay được trang bị. Tuy nhiên, dự án H-6K không nhận được sự hỗ trợ của Quân đội Trung Quốc mà được rót vốn hoàn toàn là từ "cá nhân" của Tập đoàn Tây An. Dự kiến, máy bay ném bom H-6 tiếp tục phục vụ dài lâu tới ngoài năm 2015. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiêm kích đánh chặn J-8. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiêm kích đánh chặn J-8. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011
>> 'Chim già' trong Không quân Trung Quốc hiện đại
Nhãn:
Chim già,
Không quân Trung Quốc,
Máy bay cường kích Q-5,
Máy bay ném bom H-6,
tiêm kích,
Tiêm kích đánh chặn J-7G,
Tiêm kích đánh chặn J-8,
Tiêm kích MiG-21bis
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)