Thông tin và hình ảnh của một loại máy bay ném bom chiến lược có ngoại hình giống B-2B của Mỹ mà thời gian qua các phương tiện truyền thông rầm rộ đưa tin có thể là mô hình thử nghiệm H-9. >> Tại sao Mỹ muốn máy bay ném bom mới? (kỳ 2) >> Một số máy bay Tupolev (Tu) nổi tiếng của Nga Kích thước khổng lồ của ống xả máy bay Tu-22M3. Ảnh: Chinanews Không quân chiến lược của Trung Quốc Các đồn đoán Trung Quốc đang nghiên cứu, phát triển H-9 làm thế hệ máy bay ném bom chiến lược tầm xa tương lai cũng không phải là không có cơ sở. Ngày 7/12/2009, một chuyên gia giấu tên tiết lộ trên thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) là khi đi dự một hội thảo khoa học chuyên môn ông này được phát cặp tài liệu, trong đó có nhắc tới một loại máy bay chiến lược mới đang được triển khai, chính là máy bay H-9. Dự án "động trời" H-9 là sản phẩm của "kế hoạch không quân tương lai", là kết quả hợp tác giữa các cơ quan phát triển trang bị của quân đội Trung Quốc với Tập đoàn hàng không Tây An và Cục hàng không vũ trụ Thượng Hải (Viện nghiên cứu, phát triển số 8). H-9 là máy bay ném bom tàng hình chiến lược, có thể bay trên độ cao 36 km với vận tốc gấp 3,7 lần tốc độ âm thanh. Với độ cao và vận tốc này, H-9 có thể vượt qua tầm cao và tốc độ của hầu hết máy bay chiến đấu và tên lửa phòng không trên thế giới hiện nay, kể cả các loại tên lửa không đối không tiên tiến nhất của Mỹ. H-9 được lắp đặt 4 động cơ thế hệ mới (thiết kế ban đầu là 2 động cơ). Theo một số thông tin từ giới truyền thông, Phòng thực nghiệm của Cục hàng không vũ trụ Thượng Hải đang tập trung giải quyết vấn đề mấu chốt trong hạn chế về động cơ máy bay Trung Quốc là kết hợp động cơ turbin cánh quạt với động cơ trục quay để tăng cường công suất của buồng đốt và sử dụng vỏ động cơ làm một bộ phận của chỉnh thể hệ thống phản lực. Chuyên gia trên khẳng định, hiện kế hoạch của Viện nghiên cứu số 8 đang bước vào giai đoạn tập trung khắc phục các điểm yếu cố hữu của ngành công nghiệp chế tạo động cơ máy bay Trung Quốc. Viện nghiên cứu số 8 chính là một trong những đơn vị đã tham gia nghiên cứu, chế tạo thành công thế hệ động cơ phản lực WS-10 đang được đưa vào sử dụng trong hàng loạt máy bay tiêm kích Trung Quốc. Tuy đã chế tạo được WS-10 nhưng loại động cơ này cũng có không ít nhược điểm. Cũng theo chuyên gia trên, vì tập trung vào vấn đề động cơ nên các tham số khác của H-9 chưa được định hình toàn bộ, tuy vậy chỉ với độ cao và tốc độ của nó cũng cho thấy sự vượt trội so với các máy bay ném bom hiện có của Nga và chẳng hề thua kém Mỹ. Nếu đúng theo các thông tin được tiết lộ thì chỉ có H-9 mới đạt đến tầm cỡ máy bay ném bom tầm xa chiến lược tương lai. 5 - 7 năm nữa khi H-10 và H-8 (có thể là dưới 1 cái tên khác) lần lượt ra đời, những dự đoán hiện nay sẽ dần sáng tỏ, nhưng đối với H-9 thì dường như hoàn toàn khác. Vẫn phải nhập ngoại Trình độ công nghệ của ngành công nghiệp chế tạo máy bay của Trung Quốc còn nhiều hạn chế, chủ yếu là lắp ráp và mô phỏng chứ chưa có kinh nghiệm nghiên cứu, chế tạo mới, đặc biệt là chưa có hướng giải quyết triệt để tạo đột phá cho động cơ nội địa - điểm mấu chốt tạo nên sự khác biệt cho các đời máy bay. Nếu sử dụng động cơ nhập ngoại sẽ dẫn đến hai vấn đề nan giải. Một mặt phải phụ thuộc vào nước ngoài, lúc đó thiết kế và tính năng của máy bay lại phải xem xét đến yếu tố đồng bộ với động cơ, sau đó tiến trình sản xuất cũng lại phụ thuộc vào tiến độ bàn giao. Nếu xảy ra trục trặc về đối ngoại, sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ kế hoạch phát triển không quân chiến lược của Trung Quốc. Mặt khác, có thể khẳng định Trung Quốc khó có thể mua được động cơ của Mỹ và các nước Tây Âu khi họ chẳng dại gì "tiếp tay cho đối thủ" nên chắc chắn Bắc Kinh lại phải cậy nhờ đến Moscow. Tuy vậy, ngay cả với Nga bây giờ thì Trung Quốc cũng không dễ dàng đàm phán. Sau khi thấy Bắc Kinh liên tiếp "nhái" lại các loại vũ khí của mình, Moscow đã trở nên cảnh giác, dè dặt hơn trong các hợp đồng bán vũ khí nhỏ, lẻ. Ví dụ như trong các năm 2006 và 2009, Nga thẳng thừng từ chối đề nghị mua 14 chiếc Su-33 vì không muốn "tiếp tay" cho Trung Quốc đẩy nhanh tốc độ chế tạo "hàng nhái" J-15. Mới đây nhất là Nga đã từ chối bán hệ thống cáp hãm đà hạ cánh của tiêm kích trên hạm cho Trung Quốc. Ngoài ra, nếu so sánh với Mỹ, các thế hệ động cơ hiện tại của Nga cũng chưa theo kịp tiêu chuẩn công nghệ, đặc biệt là về kích thước và độ ồn. Độ lớn và cấu trúc của của động cơ dẫn đến hệ thống phản lực và ống dẫn khí cồng kềnh cho nên các loại máy bay của Nga đều có khoang động cơ rất lớn, thậm chí cửa ra của động cơ nối với ống xả phản lực rộng đến hàng mét dẫn đến máy bay rất to và cồng kềnh. Vì thế nếu Trung Quốc có mua được động cơ của Nga cũng vẫn phải cải tiến cho phù hợp với ngoại hình tổng quan phẳng và dẹt theo tiêu chuẩn máy bay tàng hình tiên tiến. Minh họa máy bay ném bom chiến lược H-9 Trung Quốc Với các động cơ thế hệ WS-10 Trung Quốc mới chế tạo, dùng để sản xuất máy bay chiến thuật vẫn chưa tạo nên sự yên tâm tuyệt đối, chưa tính đến máy bay ném bom tầm xa chiến lược. Điều này có thể được hiểu qua sự bất đồng về thời điểm ra mắt máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của các nhà quân sự Trung Quốc. Vì vậy, tuy đặt ra các tiêu chí rất cao về độ cao, tốc độ và tầm bay nhưng không có gì bảo đảm động cơ Trung Quốc có đủ độ tin cậy để đạt được các tiêu chí đó, rất dễ gây nên tình trạng "đầu voi, đuôi chuột". Với những khó khăn chồng chất như thế, trong tương lai, có thể phải đến thập niên thứ 3 của thế kỷ này Trung Quốc mới chứng kiến sự hiện diện của H-9 và không rõ lúc đó so với máy bay tương tự của Nga - Mỹ thì máy bay ném bom chiến lược tầm xa này còn giữ được những lợi thế nào. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay ném bom H-6. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay ném bom H-6. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012
>> H-9: Bao giờ mới thành 'ngáo ộp'?
Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012
>> Mỹ: Không quân Trung Quốc đang phát triển phòng không tấn công
"Không quân Trung Quốc nhất định phải xây dựng được khả năng chiến lược mà một cường quốc không quân số 1 phải có" - tướng Trung Quốc Lưu Á Châu.
Tờ tạp chí “Không quân” Mỹ tháng 2 đã đăng bài viết của tác giả Richard Halloran có tựa đề “Cách mạng của Không quân Trung Quốc”. Tác giả cho rằng: “Thời đại trang bị lạc hậu, huấn luyện không đủ, quan niệm lỗi thời của Không quân Trung Quốc đã qua, không còn quay trở lại nữa”.
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc Tháng 1/2011, khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates thăm Trung Quốc, đúng vào dịp Trung Quốc cho bay thử máy bay chiến đấu tàng hình mới J-20. Robert Gates từng hỏi Chủ tịch Hồ Cầm Đào: “Đây chỉ là sự trùng hợp hay cố tình khoe khoang?”. Hồ Cẩm Đào đáp lời rằng, kế hoạch bay thử đã xác định từ trước, không có liên quan đến chuyến thăm của ông. Cho dù sự thực như thế nào, sự xuất hiện của J-20 chứng minh rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc quyết tâm xây dựng một lực lượng không quân tương xứng với địa vị cường quốc thế giới của Trung Quốc. Nhà chiến lược Không quân Trung Quốc, tướng Lưu Á Châu từng nói, Không quân Trung Quốc nhất định phải xây dựng được khả năng chiến lược mà một cường quốc không quân số 1 phải có. Công ty Rand (RAND Corporation) từng viết cho Không quân Mỹ một bản báo cáo đánh giá về Không quân Trung Quốc, có tựa đề là “Kinh thiên động địa”. Báo cáo cho biết, Không quân Trung Quốc đang chuyển đổi. 10 năm trước, trang bị chính của Không quân Trung Quốc còn mô phỏng theo thiết kế những năm 1950 của Liên Xô, đào tạo nhân lực không đủ, tư tưởng tác chiến lỗi thời. Nhưng hiện nay, Không quân Trung Quốc đang trở thành một lực lượng không quân hiện đại hướng tới thế kỷ 21. Với việc tăng cường vị thế của không quân, thậm chí có thể làm lung lay vị thể “anh cả” của Lục quân trong Quân đội Trung Quốc. Máy bay chiến đấu J-10 của Không quân Trung Quốc Không quân Trung Quốc mới được thành lập sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, đồng thời đã trải qua thách thức thực tế chiến đấu trong Chiến tranh Triều Tiên. Sau khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc, Trung Quốc đã mô phỏng tiêu chuẩn của Tổ chức Hiệp ước Warsaw (Warsaw Treaty Organization), tiến hành huấn luyện, mỗi năm phi công bay 120 giờ, chỉ bằng một nửa phi công của Không quân Mỹ. Trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, sức mạnh của Không quân Mỹ đã làm chấn động Không quân Trung Quốc. Lưu Á Châu đã đưa ra một sự so sánh hình tượng là, nó giống như Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc, mặc dù đây là niềm tự hào dân tộc, nhưng cuối cùng nó lại không thể ngăn chặn được sự xâm lược của dân tộc du mục phương Bắc. Sau đó, Không quân Trung Quốc bắt đầu thoát khỏi ảnh hưởng của Liên Xô, chuyển sang học tập Mỹ. Các nhà lãnh đạo Không quân Trung Quốc chuyển đổi Không quân Trung Quốc từ một quân chủng hỗ trợ chi viện cho lực lượng mặt đất, sang một quân chủng chiến lược. Máy bay chiến đấu Su-30MKK2 của Không quân Trung Quốc Không quân Trung Quốc bắt đầu tin vào lý luận quyền kiểm soát trên không của Giulio Douhet. Tác giả cho rằng, Không quân Trung Quốc có ba nhiệm vụ cốt lõi: bảo vệ vùng trời, làm công tác chuẩn bị cho tấn công Đài Loan, điều binh tới biển Đông và Thái Bình Dương. Về trang bị, trước đây Không quân Trung Quốc phụ thuộc vào trang bị của Liên Xô, sản xuất máy bay Liên Xô theo giấy phép, sau đó đo vẽ bản đồ đảo ngược, tiến hành phỏng chế. Máy bay ném bom tầm trung H-6 của Không quân Trung Quốc Tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 của Trung Quốc Sau sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, nước Nga nghèo đã bán máy bay chiến đấu tiên tiến Su-27 cho Trung Quốc. Trong 15 năm sau, Nga trở thành nhà cung ứng vũ khí lớn nhất của Trung Quốc. Báo cáo của Công ty Rand cho biết, Trung Quốc hiện đã trang bị hơn 300 máy bay chiến đấu hiện đại, đồng thời đang tiếp tục sản xuất. Trong số đó có Su-27, Su-30 và máy bay chiến đấu J-10 tự nghiên cứu chế tạo, có tính năng tương đương với F-16 của Mỹ. Rất nhiều máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc đều có thể mang theo tên lửa không đối không vượt tầm nhìn và vũ khí dẫn đường chính xác. Máy bay ném bom tầm trung H-6 đã có thể phóng tên lửa hành trình. Đồng thời, Không quân Trung Quốc còn mua lượng lớn tên lửa đất đối không S-300 của Nga và đang tự sản xuất tên lửa HQ-9 có tính năng tương đương. Công ty Rand cho rằng, khả năng của Không quân Trung Quốc đã “bắt đầu tiếp cận Không quân Mỹ”. Ngoài ra, Không quân Trung Quốc đang phát triển chiến lược mà Không quân Mỹ gọi là “chống can dự và phong tỏa khu vực”. Phòng không khu vực trọng yếu bắt đầu nhường chỗ cho phòng không cơ động và phát triển phòng không mang tính tấn công. Báo báo cáo của Công ty Rand cho biết: “Tích cực tổ chức tác chiến phản kích các loại quy mô, quấy nhiễu và tiêu hao kẻ thù, phá vỡ kế hoạch và thế tấn công của đối phương, từng bước làm cho kẻ thù rơi vào bị động, đồng thời cuối cùng giành được quyền chủ động trên chiến trường”. Không quân Trung Quốc còn đang quan tâm tới chiến tranh thông tin và và tác chiến hợp nhất giữa vùng trời với không gian vũ trụ. Hiện nay, thời gian đào tạo phi công của Không quân Trung Quốc đã tăng lên đến 200 giờ mỗi năm, gần với tiêu chuẩn của phi công Không quân Mỹ.
(Dẫn nguồn : Báo giáo dục)
|
Nhãn:
Không quân Mỹ,
Không quân Trung Quốc,
Máy bay ném bom H-6,
Phòng không tấn công,
RAND Corporation,
Richard Halloran,
Tên lửa HQ-9,
Tiêm kích J-20
Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011
>> 'Chim già' trong Không quân Trung Quốc hiện đại
Không quân Trung Quốc hiện tại ngày càng được bổ sung nhiều thế hệ chiến đấu cơ hiện đại nhưng như thế là chưa đủ đối với quốc gia rộng lớn. Vì vậy, họ bắt buộc phải duy trì đội ngũ phi cơ chế tạo theo công nghệ cũ cách đây 30-40 năm. Những phi đội chiến đấu cơ đó là điển hình cho công nghệ sao chép của Trung Quốc. Các máy bay tiêm kích hạng nhẹ J-7, J-8, cường kích Q-5 và máy bay ném bom chiến lược H-6 đều dựa theo thiết kế của Liên Xô từ những năm 1950-1960. Dù Trung Quốc cố gắng phát triển biến thể cải tiến tích hợp thiết bị hiện đại nhưng cơ bản vẫn phải dựa trên nền tảng cũ. Dưới đây là một số hình ảnh "con chim già" hoạt động trong Không quân Trung Quốc: Chiếm số lượng đông đảo nhất trong kho "hàng cũ" của Không quân Trung Quốc là máy bay tiêm kích hạng nhẹ J-7 (khoảng 500-700 chiếc). J-7 là thiết kế sao chép công nghệ từ mẫu MiG-21 của Liên Xô ra đời giữa những năm 1960. Trong ảnh là chiếc J-7II - biến thể được sản xuất số lượng lớn trong dòng J-7 và được dùng làm nền tảng phát triển các mẫu tiếp sau của J-7. Tiêm kích hạng nhẹ chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết J-7C thiết kế dựa theo mẫu MiG-21MF của Liên Xô. J-7C là một trong những biến thể thất bại của dòng J-7, khi mà radar kiểm soát hỏa lực JL-7A không đáng tin cậy và mất tính cơ động do việc sửa đổi quá nhiều cấu trúc thân làm tăng trọng lượng máy bay. Ngày nay, trong biên chế Không quân Trung Quốc chỉ có 20-30 chiếc hoạt động thuộc sư đoàn không quân số 15 đóng ở tỉnh Hà Bắc. Sau sự thất bại của J-7C, Trung Quốc tiếp tục khắc phục các yếu kém đó bằng việc cho ra đời biến thể J-7D tích hợp radar kiểm soát hỏa lực JL-7A và mang tên lửa đối không tầm ngắn thế hệ mới. Tiêm kích J-7D bắt đầu được sản xuất cuối năm 1994 tới năm 1999 thì dừng. Hiện nay, trong biên chế Không quân Trung Quốc chỉ có khoảng 20-30 chiếc loại này. Biến thế J-7E đại diện cho thế hệ thứ 3 của "đại gia đình J-7". Biến thể này ra đời vào đầu những năm 1990, thiết kế hoàn toàn dựa theo khung thân J-7II có bổ sung cải tiến hệ thống điện tử hàng không và biến đổi phần cánh. Về khả năng chiến đấu của J-7E không có nhiều điểm thay đổi lớn so với các biến thể trước, nó vẫn có nhiệm vụ chính là tiêm kích đánh chặn với 4 quả tên lửa không đối không tầm ngắn. Khả năng tấn công mặt đất hạn chế với bom và rocket. Dây chuyền sản xuất J-7E chấm dứt năm 2002 và không rõ số lượng chế tạo. Biến thể tiêm kích đánh chặn J-7G là mẫu cải tiến mới nhất và là cuối cùng của gia đình J-7. Cơ bản, J-7G mang đặc điểm tương tự trong thiết kế giống J-7E, có chăng là thay đổi thiết bị điện tử. Tiêm kích J-7G bay lần đầu tháng 6/2002 và chính thức đi vào phục vụ trong Không quân Trung Quốc năm 2004. Tính tới tháng 11/2006 có 48 chiếc J-7G được chuyển giao cho không quân. Đại diện tiếp theo trong "phi đội chim già" là máy bay cường kích Q-5 với 40 năm tuổi. Q-5 thiết kế dựa theo khung thân của tiêm kích hạng nhẹ J-6 (Trung Quốc sao chép Mig-19 của Liên Xô). Phần cánh và đuôi Q-5 tương tự J-6 trong khi cửa hút khí ở mũi máy bay chuyển sang hai bên thân. Q-5 chế tạo với 10 giá treo mang được 2.000kg vũ khí các loại (bom và rocket không điều khiển). Hệ thống điện tử ban đầu khá "thô sơ", tiếp tục cải tiến trong những biến thể tiếp sau. Trong quá trình phát triển biến thể cải tiến Q-5 thì Trung Quốc có sự hợp tác với một số nước phương Tây. Hầu hết, các nước này trợ giúp Trung Quốc trang bị hệ thống điện tử hàng không mới cho máy bay. Tuy nhiên, sự kiện Thiên An Môn 1989 đã chấm dứt tất cả các dự án đó. Những chiếc máy bay cường kích Q-5 được sản xuất theo công nghệ quá cũ, Trung Quốc từng có ý định thay thế nhưng không thành công. Họ tiếp tục dùng công nghệ nội địa cải tiến khả năng ném bom của Q-5. Trong ảnh là biến thể Q-5 có khả năng mang vũ khí dẫn đường chính xác cao. Những chiếc Q-5 này đang phục vụ trong sư đoàn không quân số 5. Tiêm kích đánh chặn J-8 là phiên bản mở rộng của J-7 được trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực. J-8 ra đời theo nhu cầu của giới lãnh đạo Quân đội Trung Quốc khi đó cho rằng tiêm kích J-7 không có khả năng đánh chặn hiệu quả máy bay ném bom tầm cao của Liên Xô và Mỹ. Giới chức Trung Quốc đề ra mục tiêu có loại máy bay tiêm kích mạnh có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2,2, trần bay 20.000 mét, bán kính chiến đấu 750-1.000km, mang được tên lửa đối không tầm trung. Tuy nhiên, mục tiêu đề ra là một chuyện nhưng công nghệ có đáp ứng được không lại là chuyện khác. Thời điểm những năm 1970-1980, công nghiệp quốc phòng Trung Quốc vẫn còn lạc hậu chưa thể theo kịp mục tiêu đặt ra cho thiết kế J-8. Radar kiểm soát hỏa lực mới, pháo và tên lửa dự kiến trang bị không thể hoàn thành kịp. Trung Quốc chấp nhận dùng công nghệ cũ hơn để tích hợp vào J-8. J-8 không cải thiện khả năng chiến đấu tốt hơn so với J-7. Ngày nay, chỉ còn một số lượng rất nhỏ J-8 còn phục vụ trong Không quân Trung Quốc. Trên ảnh là tiêm kích đánh chặn J-8II - thiết kế rút kinh nghiệm từ mẫu J-8 vào đầu những năm 1980. Thời điểm này, mối quan hệ Mỹ - Trung trở nên "thân thiện" nên mục tiêu dành cho J-8II chỉ là đối phó với các máy bay ném bom chiến lược tầm cao của Liên Xô. Thất bại J-8 giúp cho Trung Quốc rút ra nhiều kinh nghiệm cho quá trình phát triển J-8II. J-8II ngày nay phục vụ tích cực trong cả Không quân và Hải quân Trung Quốc, và là một trong các chiến đấu cơ chủ lực của nước này. J-8II ngoài vai trò tiêm kích đánh chặn còn có thể thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất. Ở các biến thể cải tiến hiện đại, J-8II mang được vũ khí dẫn đường chính xác cao. Đứng sau J-7 về tuổi già là máy bay ném bom tầm trung H-6 với 40 năm phục vụ. H-6 là thiết kế Trung Quốc sao chép công nghệ máy bay Tu-16 của Liên Xô. Suốt từ thời điểm bắt đầu hoạt động trong Không Quân Trung Quốc cho tới tận ngày nay, H-6 luôn là máy bay ném bom chiến lược chủ lực của Trung Quốc. Máy bay ném bom H-6 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cho phép đạt tốc độ tối đa 1.050km/h, tầm bay 6.000km (bán kính chiến đấu 1.800km), trần bay trên 12.000m. Trọng lượng tải bom của H-6 khoảng 9.000kg, biến thể cải tiến sau này có thể mang thêm tên lửa không đối đất, không đối hạm. Trung Quốc tiến hành phát triển nhiều biến thể H-6 với các mục đích khác nhau như tuần thám biển, tiếp dầu trên không, trinh sát. Trong ảnh là máy bay ném bom chiến lược H-6M thiết kế dành cho lực lượng Không quân thuộc Hải quân Trung Quốc. H-6M chế tạo với 4 giá treo trên cánh mang tên lửa hành trình đối hạm YJ-81 hoặc nó có thể sử dụng khoang bom mang tên lửa hành trình đối đất KD-88 nếu cần. Nguyên mẫu máy bay ném bom chiến lược H-6K - biến thể mới nhất và có lẽ là cuối cùng của dòng H-6. H-6K có một vài cải tiến gồm: chế tạo với 6 giá treo mang tên lửa hành trình trên cánh, dùng mũi cứng thay vì mũi "buồng kính" như các biến thế trước, sử dụng động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy D-30PK... H-6K cất cánh lần đầu tiên tháng 1/2007. Cho tới thời điểm hiện tại không rõ tình trạng của H-6K vẫn đang thử nghiệm hay được trang bị. Tuy nhiên, dự án H-6K không nhận được sự hỗ trợ của Quân đội Trung Quốc mà được rót vốn hoàn toàn là từ "cá nhân" của Tập đoàn Tây An. Dự kiến, máy bay ném bom H-6 tiếp tục phục vụ dài lâu tới ngoài năm 2015. [BDV news] |
Nhãn:
Chim già,
Không quân Trung Quốc,
Máy bay cường kích Q-5,
Máy bay ném bom H-6,
tiêm kích,
Tiêm kích đánh chặn J-7G,
Tiêm kích đánh chặn J-8,
Tiêm kích MiG-21bis
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)