Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: tiêm kích

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn tiêm kích. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tiêm kích. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

>> 'Chim già' trong Không quân Trung Quốc hiện đại



Không quân Trung Quốc hiện tại ngày càng được bổ sung nhiều thế hệ chiến đấu cơ hiện đại nhưng như thế là chưa đủ đối với quốc gia rộng lớn.

Vì vậy, họ bắt buộc phải duy trì đội ngũ phi cơ chế tạo theo công nghệ cũ cách đây 30-40 năm.

Những phi đội chiến đấu cơ đó là điển hình cho công nghệ sao chép của Trung Quốc. Các máy bay tiêm kích hạng nhẹ J-7, J-8, cường kích Q-5 và máy bay ném bom chiến lược H-6 đều dựa theo thiết kế của Liên Xô từ những năm 1950-1960.

Dù Trung Quốc cố gắng phát triển biến thể cải tiến tích hợp thiết bị hiện đại nhưng cơ bản vẫn phải dựa trên nền tảng cũ.

Dưới đây là một số hình ảnh "con chim già" hoạt động trong Không quân Trung Quốc:



Chiếm số lượng đông đảo nhất trong kho "hàng cũ" của Không quân Trung Quốc là máy bay tiêm kích hạng nhẹ J-7 (khoảng 500-700 chiếc). J-7 là thiết kế sao chép công nghệ từ mẫu MiG-21 của Liên Xô ra đời giữa những năm 1960.


Trong ảnh là chiếc J-7II - biến thể được sản xuất số lượng lớn trong dòng J-7 và được dùng làm nền tảng phát triển các mẫu tiếp sau của J-7.



Tiêm kích hạng nhẹ chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết J-7C thiết kế dựa theo mẫu MiG-21MF của Liên Xô.


J-7C là một trong những biến thể thất bại của dòng J-7, khi mà radar kiểm soát hỏa lực JL-7A không đáng tin cậy và mất tính cơ động do việc sửa đổi quá nhiều cấu trúc thân làm tăng trọng lượng máy bay.

Ngày nay, trong biên chế Không quân Trung Quốc chỉ có 20-30 chiếc hoạt động thuộc sư đoàn không quân số 15 đóng ở tỉnh Hà Bắc.



Sau sự thất bại của J-7C, Trung Quốc tiếp tục khắc phục các yếu kém đó bằng việc cho ra đời biến thể J-7D tích hợp radar kiểm soát hỏa lực JL-7A và mang tên lửa đối không tầm ngắn thế hệ mới.


Tiêm kích J-7D bắt đầu được sản xuất cuối năm 1994 tới năm 1999 thì dừng. Hiện nay, trong biên chế Không quân Trung Quốc chỉ có khoảng 20-30 chiếc loại này.



Biến thế J-7E đại diện cho thế hệ thứ 3 của "đại gia đình J-7". Biến thể này ra đời vào đầu những năm 1990, thiết kế hoàn toàn dựa theo khung thân J-7II có bổ sung cải tiến hệ thống điện tử hàng không và biến đổi phần cánh.


Về khả năng chiến đấu của J-7E không có nhiều điểm thay đổi lớn so với các biến thể trước, nó vẫn có nhiệm vụ chính là tiêm kích đánh chặn với 4 quả tên lửa không đối không tầm ngắn. Khả năng tấn công mặt đất hạn chế với bom và rocket.

Dây chuyền sản xuất J-7E chấm dứt năm 2002 và không rõ số lượng chế tạo.



Biến thể tiêm kích đánh chặn J-7G là mẫu cải tiến mới nhất và là cuối cùng của gia đình J-7. Cơ bản, J-7G mang đặc điểm tương tự trong thiết kế giống J-7E, có chăng là thay đổi thiết bị điện tử.


Tiêm kích J-7G bay lần đầu tháng 6/2002 và chính thức đi vào phục vụ trong Không quân Trung Quốc năm 2004. Tính tới tháng 11/2006 có 48 chiếc J-7G được chuyển giao cho không quân.



Đại diện tiếp theo trong "phi đội chim già" là máy bay cường kích Q-5 với 40 năm tuổi. Q-5 thiết kế dựa theo khung thân của tiêm kích hạng nhẹ J-6 (Trung Quốc sao chép Mig-19 của Liên Xô). Phần cánh và đuôi Q-5 tương tự J-6 trong khi cửa hút khí ở mũi máy bay chuyển sang hai bên thân.


Q-5 chế tạo với 10 giá treo mang được 2.000kg vũ khí các loại (bom và rocket không điều khiển). Hệ thống điện tử ban đầu khá "thô sơ", tiếp tục cải tiến trong những biến thể tiếp sau.

Trong quá trình phát triển biến thể cải tiến Q-5 thì Trung Quốc có sự hợp tác với một số nước phương Tây. Hầu hết, các nước này trợ giúp Trung Quốc trang bị hệ thống điện tử hàng không mới cho máy bay. Tuy nhiên, sự kiện Thiên An Môn 1989 đã chấm dứt tất cả các dự án đó.



Những chiếc máy bay cường kích Q-5 được sản xuất theo công nghệ quá cũ, Trung Quốc từng có ý định thay thế nhưng không thành công. Họ tiếp tục dùng công nghệ nội địa cải tiến khả năng ném bom của Q-5.


Trong ảnh là biến thể Q-5 có khả năng mang vũ khí dẫn đường chính xác cao. Những chiếc Q-5 này đang phục vụ trong sư đoàn không quân số 5.



Tiêm kích đánh chặn J-8 là phiên bản mở rộng của J-7 được trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực. J-8 ra đời theo nhu cầu của giới lãnh đạo Quân đội Trung Quốc khi đó cho rằng tiêm kích J-7 không có khả năng đánh chặn hiệu quả máy bay ném bom tầm cao của Liên Xô và Mỹ.


Giới chức Trung Quốc đề ra mục tiêu có loại máy bay tiêm kích mạnh có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2,2, trần bay 20.000 mét, bán kính chiến đấu 750-1.000km, mang được tên lửa đối không tầm trung.

Tuy nhiên, mục tiêu đề ra là một chuyện nhưng công nghệ có đáp ứng được không lại là chuyện khác. Thời điểm những năm 1970-1980, công nghiệp quốc phòng Trung Quốc vẫn còn lạc hậu chưa thể theo kịp mục tiêu đặt ra cho thiết kế J-8. Radar kiểm soát hỏa lực mới, pháo và tên lửa dự kiến trang bị không thể hoàn thành kịp. Trung Quốc chấp nhận dùng công nghệ cũ hơn để tích hợp vào J-8.

J-8 không cải thiện khả năng chiến đấu tốt hơn so với J-7. Ngày nay, chỉ còn một số lượng rất nhỏ J-8 còn phục vụ trong Không quân Trung Quốc.



Trên ảnh là tiêm kích đánh chặn J-8II - thiết kế rút kinh nghiệm từ mẫu J-8 vào đầu những năm 1980. Thời điểm này, mối quan hệ Mỹ - Trung trở nên "thân thiện" nên mục tiêu dành cho J-8II chỉ là đối phó với các máy bay ném bom chiến lược tầm cao của Liên Xô.


Thất bại J-8 giúp cho Trung Quốc rút ra nhiều kinh nghiệm cho quá trình phát triển J-8II. J-8II ngày nay phục vụ tích cực trong cả Không quân và Hải quân Trung Quốc, và là một trong các chiến đấu cơ chủ lực của nước này.

J-8II ngoài vai trò tiêm kích đánh chặn còn có thể thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất. Ở các biến thể cải tiến hiện đại, J-8II mang được vũ khí dẫn đường chính xác cao.



Đứng sau J-7 về tuổi già là máy bay ném bom tầm trung H-6 với 40 năm phục vụ. H-6 là thiết kế Trung Quốc sao chép công nghệ máy bay Tu-16 của Liên Xô. Suốt từ thời điểm bắt đầu hoạt động trong Không Quân Trung Quốc cho tới tận ngày nay, H-6 luôn là máy bay ném bom chiến lược chủ lực của Trung Quốc.


Máy bay ném bom H-6 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cho phép đạt tốc độ tối đa 1.050km/h, tầm bay 6.000km (bán kính chiến đấu 1.800km), trần bay trên 12.000m. Trọng lượng tải bom của H-6 khoảng 9.000kg, biến thể cải tiến sau này có thể mang thêm tên lửa không đối đất, không đối hạm.

Trung Quốc tiến hành phát triển nhiều biến thể H-6 với các mục đích khác nhau như tuần thám biển, tiếp dầu trên không, trinh sát.



Trong ảnh là máy bay ném bom chiến lược H-6M thiết kế dành cho lực lượng Không quân thuộc Hải quân Trung Quốc. H-6M chế tạo với 4 giá treo trên cánh mang tên lửa hành trình đối hạm YJ-81 hoặc nó có thể sử dụng khoang bom mang tên lửa hành trình đối đất KD-88 nếu cần.




Nguyên mẫu máy bay ném bom chiến lược H-6K - biến thể mới nhất và có lẽ là cuối cùng của dòng H-6.


H-6K có một vài cải tiến gồm: chế tạo với 6 giá treo mang tên lửa hành trình trên cánh, dùng mũi cứng thay vì mũi "buồng kính" như các biến thế trước, sử dụng động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy D-30PK...

H-6K cất cánh lần đầu tiên tháng 1/2007. Cho tới thời điểm hiện tại không rõ tình trạng của H-6K vẫn đang thử nghiệm hay được trang bị. Tuy nhiên, dự án H-6K không nhận được sự hỗ trợ của Quân đội Trung Quốc mà được rót vốn hoàn toàn là từ "cá nhân" của Tập đoàn Tây An.

Dự kiến, máy bay ném bom H-6 tiếp tục phục vụ dài lâu tới ngoài năm 2015.

[BDV news]


Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

>> Indonesia ký hợp đồng phát triển tiêm kích thế hệ 5



Cơ quan Phát triển quốc phòng ADD của Hàn Quốc và Cục Trang bị Indonesia Balitbang đã ký hợp đồng hợp tác phát triển tiêm kích KF-X.

Trong khuôn khổ hợp đồng này, Indonesia sẽ chi 20% chi phí chương trình KF-X và sẽ cử 30 chuyên gia sang Hàn Quốc để tham gia dự án. Ở giai đoạn đầu chương trình, Indonesia sẽ đóng góp 10 triệu USD.




Maket tiêm kích KF-X (aviationweek.com)


Hai nước đã ký biên bản ghi nhớ về việc hợp tác phát triển KF-X vào tháng 7.2010. Theo đánh giá ban đầu, kinh phí đầu tư cho dự án sẽ là gần 5.000 tỷ won (4,1 tỷ USD).

Sau khi bắt đầu sản xuất loạt máy bay mới, Indonesia sẽ mua 50 chiếc KF-X, còn Hàn Quốc sẽ mua 60 chiếc.

Hiện nay, hàn Quốc đang đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất, những nước trước đó đã tỏ ý muốn tham gia chương trình KF-X.

Hàn Quốc tự lực phát triển KF-X từ năm 2001. Theo một số đánh giá, Hàn Quốc chỉ sở hữu 63% các công nghệ cần thiết để chế tạo KF-X. Vì thế, họ dự định đề nghị các công ty nước ngoài cung cấp các công nghệ cần thiết.

Mục tiêu của dự án KF-X là chế tạo loại máy bay chiến đấu có tính năng cao hơn các tiêm kích Rafale của Dassault, Pháp và Typhoon của Eurofighter, châu Âu, nhưng không có nhiều tính năng của F-22 Raptor và F-35 Lightning II.


[Vietnamdefence news]


Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

>> Nga thử nghiệm thành công máy bay tiêm kích siêu âm thế hệ 5



[Vitinfo news] Đến năm 2013, Bộ Quốc phòng Nga sẽ được nhận 10 chiếc máy bay T-50 đầu tiên, và sẽ mua thêm 60 máy bay tiêm kích T-50. Theo đánh giá, trong tương lai lực lượng không quân Nga cần có tới 150 máy bay tiêm kích loại này.

Cách đây một tuần Nga đã thử nghiệm thành công loại máy bay tiêm kích siêu âm mới nhất thế hệ 5 T-50.

Đến năm 2013, Bộ Quốc phòng Nga sẽ được nhận 10 chiếc máy bay T-50 đầu tiên. Số máy bay này được đưa đến Trung tâm đào tạo chuyển loại phi công ở thành phố Lipetsk. Từ năm 2015 loại máy bay T-50 sẽ được sản xuất hàng loạt.




Ngoài 10 chiếc trên, theo kế hoạch trang bị vũ khí giai đoạn 2011-2020, Bộ Quốc phòng Nga sẽ mua thêm 60 máy bay tiêm kích T-50. Theo đánh giá, trong tương lai lực lượng không quân Nga cần có tới 150 máy bay tiêm kích loại này.

Các tính năng kỹ-chiến thuật của máy bay T-50 được hoàn toàn giữ bí mật. Theo các nguồn tin chính thức, loại máy bay này có tính cơ động rất cao và có khả năng tác chiến ban ngày cũng như ban đêm, trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào. Loại máy bay này có hệ thống tự động điều khiển thông minh và có khả năng cất cánh, hạ cánh trên đường băng có độ dài (300-400) mét.


Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2011

>> Việt Nam có thể mua tiêm kích thế hệ 5 năm 2018



Tiêm kích thế hệ 5 T-50 PAK FA của Nga bay thử

Việt Nam là ứng cử viên sáng giá nhất mua tiêm kích thế hệ 5 T-50/FGFA khi máy bay này được xuất khẩu.

Biến thể xuất khẩu của tiêm kích thế hệ 5 Т-50/FGFA sẽ được chào bán ra thị trường thế giới không sớm hơn năm 2018-2020, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ TsAST (Nga) Konstantin Makienko nhận định.

Máy bay tiêm kích thế hệ 5 Т-50 của Nga đã thực hiện chuyến bay thử thứ hai ngày 12.2.2010. T-50 cất cánh lần đầu ngày 29.1.2010. Т-50 sẽ thực hiện một loạt chuyến bay thử nữa ở Komsomolsk trên sông Amur, sau đó sẽ chuyển đến sân bay Zhukovsky ở Viện Viện Nghiên cứu bay mang tên Gromov (LII), ngoại ô Moskva để tiến hành các thử nghiệm chính.

Ngày 21.12.2010, trong chuyến thăm Ấn Độ của TT Nga Dmitri Medvedev, Nga và Ấn Độ đã ký hợp đồng trị giá 295 triệu USD cho việc thiết kế phác thảo biến thể tiêm kích dành cho Ấn Độ.

Giá sẽ là bao nhiêu?

“Điều đó có nghĩa là bất kỳ dự báo nào về triển vọng xuất khẩu máy bay sang các nước thứ ba, ngoài Nga và Ấn Độ, theo đúng nghĩa sẽ không chính xác do không thể nói trước thế giới sẽ ra sao lúc đó. Nhưng ngay hôm nay đã hoàn toàn có thể mô tả những yếu tố then chốt quy định tiềm năng xuất khẩu của Т-50/FGFA, - ông Makienko nói.

Các yếu tố quan trọng nhất trong số đó, theo ông Makienko, sẽ là giá cả máy bay Nga-Ấn, tiến độ chế tạo tiêm kích thế hệ 5 của Trung Quốc và sự phát triển của các hệ thống máy bay không người lái. Cũng trong số các yếu tố này, còn có các yếu tố cơ bản đối với thị trường vũ khí nói chung như mức độ xung đột tiềm ẩn và tình trạng nền kinh tế thế giới.

Giá của máy bay tiêm kích sẽ được xác định dựa trên cơ sở yếu tố các nước tương đối không lớn sẵn sàng trả tiền bao nhiêu cho nó.

Hiện nay, phỏng đoán rằng, tính theo thời giá năm 2010, đơn giá của Т-50 sẽ là 80-100 triệu USD. Trong trường hợp đó, máy bay này sẽ vừa túi tiền tất cả các khách hàng mua Su-30 của Nga hiện nay, ưu thế hơn tiêm kích F-35 của Mỹ về tiêu chí giá cả và vẫn có khả năng cạnh tranh tốt đối với máy bay giả thiết của Trung Quốc.


T-50 trong nhà máy

Khối lượng xuất khẩu

Khối lượng xuất khẩu Т-50 cũng sẽ phụ thuộc vào tiến độ chế tạo tiêm kích thế hệ 5 của Trung Quốc. Máy bay Trung Quốc đối với T-50 có thể sẽ trở thành đối thủ thậm chí nguy hiểm hơn so với F-35 của Mỹ. Vũ khí Nga đang được bán chủ yếu sang các nước có đường lối đối ngoại và quốc phòng độc lập, những nước thường thích mua vũ khí trang bị không phải của Mỹ, ông Makienko nêu ý kiến.

Trong khi Trung Quốc chẳng có sản phẩm máy bay chiến đấu chào bán nào thật sự ra hồn, trên thị trường các nước đó, Nga có vị thế hoặc hầu như độc quyền hoặc đã phải cạnh tranh với châu Âu. “Điều dễ hiểu là sự xuất hiện của hệ thống máy bay thế hệ 5 của Trung Quốc sẽ dẫn tới sự cạnh tranh thẳng thừng và trực tiếp giữa Т-50 và máy bay tương lai của Trung Quốc”, - ông Makienko nói.

Cuối cùng, khối lượng thị trường sẽ được xác định bởi các xu thế công nghệ mới mà sự phát triển của chúng có thể làm giảm vai trò của máy bay chiến đấu có người lái, vị chuyên gia nhận định. Hiện nay, nguy cơ chủ yếu thuộc loại đó là sự tiến bộ trong lĩnh vực chế tạo các hệ thống UAV tiến công.

“Vẫn còn hy vọng là đến năm 2020, yếu tố này vẫn chưa kịp gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tiêm kích có người lái”, - ông Makienko nhận xét.

Những khách hàng nhiều khả năng mua Т-50 nhất trước hết là các nước đang sở hữu các tiêm kích hạng nặng Su-27, Su-30 của Nga, ngoại trừ Trung Quốc.

“Một tin xấu là khi thay thế Su-30, các thương vụ mua sắm Т-50 chắc chắn được thực hiện không phải với tỷ lệ 1 đổi 1 mà may lắm là 1 đổi 1,5”, - ông Makienko nói.

Thị trường tiêu thụ

Theo ông Makienko, các thị trường triển vọng nhất của T-50 là các nước Đông Nam Á, những quốc gia này vì lý do chính trị sẽ không xem xét khả năng mua máy bay Trung Quốc. Đó trước hết là Việt Nam, cũng như Malaysia và Indonesia. Ông Makienko cho rằng, với độ tin chắc cao Algeria cũng sẽ chung thủy với vũ khí Nga.


T-50 đang bay thử nghiệm

“Với một khách hàng truyền thống mua vũ khí Liên Xô như Libya, có một sự bất định liên quan đến định hướng chính trị tương lai không rõ ràng của nước này một khi nhà lãnh đạo không còn trẻ nữa của họ ra đi vì lý do tự nhiên”, - ông Makienko nói.

Ông Muammar al-Gaddafi đã lãnh đạo Libya từ năm 1969.

Ông Makienko dự báo, do nguy cơ cao thay đổi chế độ và chấm dứt dự án cách mạng Bolivar của TT Venezuela hiện nay Hugo Chavez, cũng khó dự báo các đơn đặt hàng của Venezuela sau năm 2020. Một khi chính phủ cánh tả tiếp tục tồn tại ở nước này, Nga sẽ đụng độ với công nghiệp hàng không Trung Quốc, vốn đã giành thắng lợi ở đây trong phân khúc máy bay huấn luyện.

“Cuối cùng, có thể hy vọng rằng, thị trường tự nhiên của máy bay Nga sẽ là cả một số nước cộng hòa hậu Liên Xô, trước hết là Kazakhstan và Belorussia”, - ông Makienko nhận định.

Ông lấy làm tiếc là các thị trường tiềm năng của Nga như Iran và Sirya chắc chắn sẽ lọt vào tầm kiểm soát của Trung Quốc.

“Dẫu sao thì ban lãnh đạo chính trị nước Nga, sau khi đã hủy các hợp đồng bán các hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật Iskander-E sang Sirya và hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-2 sang Iran, đang tích cực tạo điều kiện cho chính kịch bản đó”, - ông Makienko nhấn mạnh.

Mặt khác, ông cho rằng, sau 10-20 năm nữa, các thị trường hiện cho là khó có khả năng sẽ có thể mở ra đối với Nga. Từng có lần Thái Lan suýt nữa mua máy bay Su-30.

“Sau 20-30 năm, có thể tiềm năng kinh tế khổng lồ đang ngủ vùi hiện nay của Myanmar sẽ mở rộng”, - vị chuyên gia lưu ý.

Đối với Argentina, việc mua Т-50 là sự đáp trả đối xứng đối với kế hoạch của Brazil mua 36, và trong tương lai là 120 tiêm kích Rafale của Pháp.

“Hiện nay, có một điều rõ ràng là liên minh Nga-Ấn sẽ nhất định là một trong 3 đấu thủ trên thị trường tiêm kích thế hệ 5 thế giới. Mà điều đó có nghĩa là Nga đã bảo đảm giữ được cho mình vị thế cường quốc công nghiệp hàng không thế giới trong suốt nửa đầu thế kỷ XXI”, - ông Makienko nói.

(vtc news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang