So sánh sức mạnh F-15J và J-10 thì giống như “kẻ tám lạng, người nửa cân”. Xét một cách chủ quan về hệ thống radar điều khiển hỏa lực của 2 loại máy bay thì F-15J có phần nhỉnh hơn. >> Tìm hiểu máy bay tiêm kích J-10 của Không quân Trung Quốc >> Báo Hàn Quốc bàn về khả năng máy bay J-10 Trung Quốc F-15J là máy bay tiêm kích đánh chặn “xương sống” của lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF). Hiện nay, trong kho máy bay chiến đấu của lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) biên chế 424 tiêm kích làm nhiệm vụ bảo vệ vùng trời, vùng biển lãnh thổ nước này. Trong đó, tiêm kích F-15J/DJ chiếm số lượng đông đảo nhất, hơn 200 chiếc. F-15J là biến thể tiêm kích đánh chặn mọi thời tiết F-15 Eagle do hãng McDonnell Douglas (Mỹ) nghiên cứu phát triển. Năm 1975, chính phủ Nhật Bản đã quyết định mua F-15J/DJ từ Mỹ nhằm hiện đại hóa lực lượng không quân. Việc chế tạo F-15J/DJ do Tập đoàn Misubishi Heavy Industries thực hiện trong nước theo giấy phép sản xuất của Mỹ từ năm 1981 tới 1997. Trong đó, F-15J là tiêm kích đánh chặn chiếm ưu thế trên không còn F-15DJ là biến thể huấn luyện chiến đấu 2 chỗ ngồi. Sức mạnh F-15J F-15J là tiêm kích đánh chặn có kích thước lớn, dài 19,43m, cao 5,63m, sải cánh 13,05m, trọng lượng cất cánh tối đa 30,84 tấn. F-15J được lắp đặt hệ thống radar điều khiển hỏa lực (ở mũi máy bay) AN/APG-63(V)1 có khả năng theo dõi 14 mục tiêu và dẫn bắn 6 tên lửa tấn công 6 mục tiêu cùng lúc. Ngoài hệ thống radar, F-15J trang bị các khí tài tác chiến điện tử tương tự biến thể F-15C/D của Mỹ gồm: hệ thống chế áp điện tử bên trong AN/ALQ-135, radar cảnh báo sớm AN/ALR-56. Tiêm kích đánh chặn hạng nặng F-15J. Về hệ thống vũ khí trên F-15J, máy bay được thiết kế với một pháo 20mm 6 nòng M61 Vulcan (dự trữ đạn 940 viên) trong thân dùng cho không chiến tầm cực gần, ở cự ly mà tên lửa không đối không khó phát huy hiệu quả cao nhất. Ngoài pháo trong thân, máy bay thiết kế 10 giá treo trên cánh và thân có khả năng mang được hơn 7 tấn vũ khí gồm tên lửa và bom. Ban đầu các tiêm kích F-15J đều phải sử dụng các tên lửa đối không nhập khẩu từ Mỹ. Nhưng hiện nay tất cả được thay thế bằng vũ khí do Nhật Bản tự sản xuất. F-15J có thể mang 3 loại tên lửa không đối không sau: - Tên lửa không đối không tầm ngắn AAM-3 có tầm bắn tối đa 13km, lắp đầu tự dẫn hồng ngoại (tức là bám theo tín hiệu nhiệt phát ra từ miệng phụt động cơ phản lực). - Tên lửa không đối không tầm ngắn AAM-5 có tầm bắn tối đa 35km, lắp đầu tự dẫn hồng ngoại. - Tên lửa không đối không tầm trung AAM-4 có tầm bắn 100-120km, lắp đầu tự dẫn radar chủ động (tức là ở khoảng cách nhất định thì radar trên tên lửa sẽ kích hoạt bám bắt và tấn công mục tiêu). Máy bay có thể mang bom thông thường Mk 82 nặng 227kg hoặc bom chùm CBU-87 nặng 430kg (chứa 202 đạn nhỏ) dùng để tấn công phương tiện chiến đấu bọc thép và mục tiêu mềm. Máy bay trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Pratt & Whitney F100-100 cho phép đạt tốc độ tối đa 2.660km/h (trần bay cao) hoặc 1.450km/h (trần bay thấp), trần bay tối đa 20.000m. “Đại bàng hay rồng mạnh hơn” Trong những ngày gần đây, F-15J thường xuyên được nhắc đến trên truyền thông thế giới vì đây là loại tiêm kích mà Nhật Bản đang sử dụng để đánh chặn các máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Và trong một động thái mới đây, chính quyền Trung Quốc tuyên bố điều tiêm kích J-10 để giám sát F-15J của quân phòng vệ. So sánh sức mạnh F-15J và J-10 thì giống như “kẻ tám lạng, người nửa cân”. Xét một cách chủ quan về hệ thống radar điều khiển hỏa lực của 2 loại máy bay thì F-15J có phần nhỉnh hơn. Sức mạnh giữa tiêm kích F-15J và J-10 khó so sánh "ai hơn ai". Trong khi radar J-10 chỉ có thể theo dõi 10 mục tiêu cùng lúc và dẫn bắn đồng thời 2-4 mục tiêu thì loại AN/APG-62(V) 1 của F-15J có con số tương ứng là theo dõi 16 mục tiêu, dẫn bắn 6 mục tiêu. Về khả năng mang vũ khí thì tải trọng của F-15J lớn hơn so với J-10 chỉ mang 6 tấn. Tuy nhiên, xét tính đa năng (đảm nhiệm vai trò khác nhau) thì F-15J “không có cửa” đọ sức với J-10. Khi mà J-10 mang được vũ khí không đối đất, không đối hạm chính xác cao. Dù vậy, nếu phải thực hiện các phi vụ không đối đất, không đối hải thì quân phòng vệ trên không Nhật Bản còn một “con át” khác là tiêm kích đa năng Misubishi F-2 (thiết kế dựa trên F-16 của Mỹ). Dẫu sao đây chỉ là những đánh giá mang tính chất chủ quan dựa trên thông số kỹ thuật của F-15J và J-10. Vì trong không chiến, để đánh thắng kẻ địch cần phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố (kinh nghiệm phi công, chiến thuật) chứ không chỉ là dựa vào thông số kỹ thuật. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiêm kích F-15E. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiêm kích F-15E. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013
>> Cuộc đối đầu giữa F-15 Nhật Bản với J-10 Trung Quốc
Nhãn:
Tiêm kích F-15E,
Tiêm kích J-10
Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012
>> F-15 Silent Eagle được thử nghiệm thành công
Hãng chế tạo máy bay Boeing của Mỹ vừa hoàn tất thử nghiệm khí động học mẫu máy bay tiêm kích F-15 Silent Eagle. Flightglobal ngày 27/6 đưa tin. >> F-15E được hiện đại hóa mạnh mẽ >> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 5) Boeing sử dụng mô hình thu nhỏ của F-15 Silent Eagle cho lần thử nghiệm này Mỹ đã sử dụng mô hình thu nhỏ của F-15 Silent Eagle trong lần thử nghiệm này nhằm đánh giá các đặc tính về khí động học với các tốc độ khác nhau, các luồng khí và hướng khác nhau. Mục đích của cuộc thử nghiệm là kiểm tra sự tác động của các khoang chứa vũ khí đối với khả năng điều khiển cũng như đặc điểm bay của F-15 Silent Eagle. Hãng Boeing hiện đang phân tích các kết quả thu được từ cuộc thử nghiệm lần này. Tham gia các cuộc thử nghiệm còn có các chuyên gia hàng không đến từ công ty Korea Aerospace Industries (KAI) của Hàn Quốc. Đây là công ty tham gia thiết kế, chế tạo các khoang chứa vũ khí cho F-15 Silent Eagle. F-15 Silent Eagle được đánh giá là phương án thay thế "giá rẻ" của F-35 Theo kế hoạch, Boeing và KAI sẽ tiến hành thử nghiệm F-15 Silent Eagle với khả mang các loại vũ khí khác nhau vào cuối năm nay. Các cuộc thử nghiệm sẽ bao gồm cả việc mang các loại vũ khí không đối xứng về khối lượng so với trục của máy bay. Mẫu tiêm kích F-15 Silent Eagle được Boeing nghiên cứu phát triển từ năm 2008. Một năm sau đó, hãng đã cho ra mắt nguyên mẫu F-15 Silent Eagle và thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào tháng 7/2010. F-15 Silent Eagle được coi là phương án thay thể “giá rẻ” của các siêu tiêm kích F-35 Lightning II. F-15 Silent Eagle sử dụng vật liệu hấp thụ sóng radar nên được đánh giá có khả năng tàng hình tốt. Ngoài ra, máy bay cũng được thiết kế để có diện tích phản xạ hiệu dụng thấp nhờ các khoang chứa vũ khí và thùng nhiên liệu chìm trong thân. Mẫu F-15 Silent Eagle hiện được Boeing mang ra đấu thầu gói cung cấp 60 máy bay tiêm kích cho không quân Hàn Quốc. Hồ sơ thầu đã được Boeing nộp cho Hàn Quốc. Ngoài mẫu F-15 Silent Eagle, tham gia cuộc đua này còn có các đối thủ F-35A của Lockheed Martin và Typhoon của Eurofighter. Khoang chứa vũ khí và thùng nhiên liệu chìm trong thân giúp F-15 Silent Eagle giảm diện dích phản xạ hiệu dụng và tăng cường khả năng tàng hình Tiêm kích cơ F-15 Silent Eagle dài 19,43 m, sải cánh 13,05 m vào cao 5,63 m. Máy bay có trọng lượng cất cánh rỗng là 14,3 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa 36,7 tấn. Máy bay có thể đạt tốc độ tối đa 2,5 Mach (2.650 km/h), tầm hoạt động 1.480 km. Trần bay của F-15 Silent Eagle là 18.200 m. Giá bán dự kiến của F-15 Silent Eagle là 100 triệu USD mỗi chiếc. |
Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011
>> F-15E được hiện đại hóa mạnh mẽ
Boeing đã bắt đầu được phê duyệt để sản xuất tỉ lệ thấp radar APG-82 V1 nhằm hiện đại hóa tiêm kích F-15E. Theo đó chương trình hiện đại hóa radar (RMP) của Boeing đã được Không quân Mỹ phê duyệt, hãng này đã bắt tay vào sản xuất tỉ lệ thấp loại radar mới nhằm phục vụ cho quá trình hiện đại hóa sâu rộng của tiêm kích F-15E. Boeing phối hợp cùng với Raytheon trong quá trình hợp tác nghiên cứu và thử nghiệm, thực hiện các chuyến bay thử nghiệm của chương trình RMP. Chương trình dự kiến sẽ thay thế các radar hiện tại trên F-15 và F/A-18E/F. F-15E sẽ có một năng lực mới cùng với radar APG-82 V3. Radar mới làm giảm đáng kể chi phí và rủi ro khi tích hợp vào các hệ thống hiện tại. Thiếu tá Brian Hartt, người quản lý chương trình RMP của Không quân Mỹ cho biết: “Đây là một ngày tuyệt vời cho các máy bay F-15E của Không quân Mỹ. RMP cùng với F-15E sẽ tạo nên cặp đôi hoàn hảo với các công nghệ mới và độ tin cao trong hoạt động”. Chương trình RMP đã trải qua quá trình phát triển hơn 14 tháng với khoảng 110 chuyến bay thử nghiệm được thực hiện tại các căn cứ không quân Eglin, Nellis bang Nevada. Các thử nghiệm đã đạt được các yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt đề ra cho chương trình. Chương trình RMP là sửa đổi mới nhất cho phi đội F-15E, radar APG-82 V1 đã đáp ứng tất cả các yêu cầu đề ra. APG-82 V1 là một radar quét mạng pha điện tử chủ động, radar AESA, chương trình phát triển radar mới nhằm thay thế cho radar APG-70 trên tiêm kích F-15E. Dù radar APG-70 đã trải qua nhiều lần nâng cấp, song radar APG-70 đã ra đời cách đây hơn 24 năm. Radar APG-82 V1 cung cấp khả năng giám sát không đối không và không đối đất cùng lúc, với độ tin cậy cao, chi phí bảo dưỡng tương đối thấp. Một lợi thế khác của radar AESA là lập tức có thể chuyển hướng tập trung từ không đối không sang không đối đất và ngược lại. Các yếu tố khác của APG-82 V1 bao gồm một mái che radar lớn hơn, hệ thống kiểm soát sự thay đổi của môi trường, bộ lọc tần số vô tuyến có điều hướng(RFTF), cho phép thực hiện các hoạt động chiến tranh điện tử cùng lúc. Radar APG-82 V1 là một sự kết hợp giữa bộ vi xử lý của radar APG-79 được trang bị trên tiêm kích F/A-18 E/F Super Hornet và ăng ten của radar APG-63 V3 được trang bị trên tiêm kích F-15C. Sự kết hợp này cho phép tạo ra một radar mới hiệu quả và dễ dàng tích hợp vào các hệ thống hiện có. Tầm phát hiện mục tiêu của radar APG-82 V1 đang được bảo mật, nhưng theo một số thông tin cho biết, tầm phát hiện mục tiêu của radar mới vượt xa tất cả các radar hiện có trên F-15E và F-16. Ông Karen Butler, người quản lý chương trình RMP của Boeing cho biết “RMP sẽ đảm bảo F-15E sẽ có được khả năng chiếm ưu thế trên không và không đối đất trong tương lai, chương trình sản xuất tỉ lệ thấp là một cột mốc quan trọng cho chương trình tiến gần hơn để đưa vào hệ thống”. |
Nhãn:
Không quân Mỹ,
Tiêm kích F-15E
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)