Hội tụ những tính năng hiện đại nhất, máy bay tiêm kích thế hệ 5 đã tạo ra “cơn địa chấn” trên thị trường vũ khí. Không chỉ các “đại gia” mà cả “chiếu dưới” cũng tìm cách sở hữu “quả đấm thép” này. Thế nhưng, khả năng tác chiến của tiêm kích thế hệ 5 vẫn còn nhiều điều cần phải bàn.
Kỳ 1: “Người hùng” làm… cảnh Là máy bay tiêm kích thế hệ 5 với nhiều cái nhất: tối tân nhất, đắt tiền nhất…, song F-22A Raptor lại chưa có “đất dụng võ” và không đáp ứng được một số yêu cầu tác chiến mới. Tuy chưa từng thực chiến, F-22 Raptor vẫn là máy bay tiêm kích hoàn thiện nhất từng được chế tạo với các tính năng cực kỳ cao. Đắt như vàng… Các ưu điểm chính của F-22 trước hết là khả năng tàng hình siêu việt, khả năng cơ động tuyệt vời, tốc độ hành trình siêu âm, khả năng tác chiến đa kênh về mục tiêu và tên lửa, mức độ tự hoạt và tự động hóa chiến đấu rất cao. F-22 cũng là máy bay phương Tây đầu tiên trang bị động cơ thay đổi vector lực kéo. Raptor là máy bay tàng hình nhất thế giới hiện nay với tiết diện radar chỉ 0,1m2, được trang bị thiết bị điện tử tiên tiến nhất như radar anten mạng pha và hệ thống tác chiến điện tử. Thiết bị điện tử hiện đại còn cho phép phi công F-22 điều khiển từ xa các máy bay không người lái. Siêu phẩm F-22 của Không quân Mỹ. Raptor được thiết kế chủ yếu để tác chiến với tiêm kích đối phương, nhưng cũng có thể tấn công mặt đất, trinh sát và gây nhiễu. Vũ khí tiêu chuẩn của máy bay (toàn bộ bố trí ở các khoang bên trong) gồm 6 tên lửa AIM-120C AMRAAM và 2 AIM-9 Sidewinder, 1 pháo gatling 6 nòng 20 mm M61A2. Máy bay cũng có thể mang 2 bom có điều khiển GBU-32 JDAM cỡ 450 kg dẫn bằng GPS hoặc 8 bom xuyên GBU-39 SDB. Từ tháng 12/2005, F-22 bắt đầu được nhận vào trang bị không quân Mỹ. Sở hữu những tính năng vô song, nhưng F-22 lại quá đắt. Đây là loại tiêm kích đắt nhất lịch sử với đơn giá theo các cách tính khác nhau, từ 120 - 350 triệu USD, thậm chí là 411,7 triệu USD. Bởi thế, F-22 còn được đặt biệt danh là “máy bay bằng vàng” do theo thời giá tháng 2/2006, giá của 19,7 tấn vàng nguyên chất (bằng trọng lượng rỗng của F-22A) cũng là 350 triệu USD. …nhưng đầy bệnh tật Một máy bay công nghệ cao có tính chất đột phá, cách mạng, lại sản xuất và trang bị quá ít, mới được một thời gian ngắn, kinh nghiệm sử dụng rất hạn chế, nên F-22 không tránh khỏi những trục trặc, thậm chí trở thành máy bay có tỷ lệ tai nạn cao nhất trong các tiêm kích của USAF. Đến nay, do trục trặc kỹ thuật, đã có 4 máy bay bị tai nạn, làm chết 2 phi công. Vụ tai nạn cuối cùng (tháng 11/2010) nghi ngờ do lỗi của hệ thống cấp oxy trên khoang OBOGS khiến cuối tháng 3/2011, F-22 bị cấm bay huấn luyện ở độ cao hơn 7.600m và từ ngày 3.5 cấm bay hoàn toàn để điều tra. Hiện chưa rõ siêu phẩm công nghệ cao này bao giờ được cất cánh trở lại. Lệnh cấm bay toàn bộ F-22 là sự kiện đình đám nhất kiểu này trong suốt lịch sử không quân Mỹ. Từ tháng 6/2008 - 11/2010, đã ghi nhận 14 trường hợp phi công bị giảm oxy huyết. Hãng sản xuất OBOGS là Honeywell nói các trường hợp phi công F-22 ngạt thở không chỉ do trục trặc của OBOGS mà có liên quan đến mặt nạ dưỡng khí, bộ quần áo kháng áp hoặc hệ thống cấp hỗn hợp dưỡng khí... Trong khi đó, lớp vỏ công nghệ cao của F-22 đặc biệt nhạy cảm với ăn mòn, thậm chí mưa cũng gây ra hư hại. Siêu tiêm kích F-22 còn bị bệnh “chóng mặt” khi gặp một sự cố buồn cười ở máy tính trên khoang. Tháng 2/2007, Không quân Mỹ (USAF) quyết định lần đầu tiên đưa F-22 ra nước ngoài, từ Hawaii tới Okinawa (Nhật Bản). Sau khi vượt qua kinh tuyến 180 độ, đường thay đổi ngày quốc tế, biên đội 6 chiếc F-22 bị mất dẫn đường hoàn toàn và một phần liên lạc. Các phi công buộc phải bám theo máy bay tiếp dầu bằng mắt để trở về Hawaii. Nguyên nhân sự cố là lỗi phần mềm khiến máy tính trục trặc khi thay đổi thời gian. “Bất lực” với mục tiêu dưới đất Có một điều lạ là trong suốt 6 năm hoạt động, F-22 chưa một lần tham chiến, khiến dư luận băn khoăn về khả năng thực sự của nó. Không lâu trước khi chiến dịch Bình minh Odyssey không kích Libya bắt đầu, một số nhà phân tích dự đoán F-22 sẽ tham chiến để “hiển lộng thần oai”. Tuy nhiên, Mỹ vẫn không chịu cho F-22 xuất trận. Cứ tưởng là Mỹ không muốn lấy “đại bác ra bắn chim sẻ”, song hóa ra F-22 lại bị bệnh “bất lực” với xung đột cường độ thấp hay chống nổi dậy. F-22 được thiết kế chủ yếu để giành ưu thế trên không, chứ không phải để tấn công mục tiêu mặt đất. Bom có điều khiển JDAM trên F-22 chỉ có thể tiêu diệt mục tiêu cố định, chứ không phải mục tiêu di động. Tên lửa AIM-120C trên F-22. Radar của F-22 lại không có khả năng lập bản đồ địa hình như các radar khe tổng hợp, tức là không thể tự lựa chọn mục tiêu mặt đất. Nếu oanh kích mục tiêu mặt đất, F-22 phải được nạp sẵn các thông số về mục tiêu trước khi cất cánh. Được thiết kế để bí mật đánh lén, F-22 rất hạn chế về khả năng liên lạc, chỉ có thể trao đổi thông tin với các F-22 khác trong biên đội. Hệ thống liên lạc chuẩn Link 16 “rút bớt tính năng” trên F-22 chỉ có thể thu nhận thông tin tác chiến từ các máy bay, trực thăng khác, chứ không thể truyền dữ liệu. Dẫu sao, để khỏi mang tiếng “vô dụng”, Mỹ đang ráo riết cải tiến F-22 để có thể tấn công mặt đất trong tương lai. Là tiêm kích thế hệ 5 thứ hai trên thế giới, F-35 Lightning II vừa đem lại hy vọng, vừa tiềm ẩn nguy cơ đe dọa chương trình vũ khí tốn kém nhất lịch sử nước Mỹ. Tính năng chiến thuật - kỹ thuật của F-22 Tổ lái: 1 người. Chiều dài: 18,9 m; chiều cao: 5,8 m; sải cánh: 13,56 m. Trọng lượng rỗng: 19,7 tấn; trọng lượng cất cánh tối đa: 38 tấn. Động cơ: 2 động cơ Pratt&Whitney F119-PW-100 x 104kN (x 154 kN khi tăng lực). Mức trang bị sức kéo: 1,08. Tốc độ tối đa: 2.400 km/h (2,25M); tốc độ hành trình siêu âm: 1.900 km/h (1,82M). Bán kính chiến đấu: 759 km. Tầm bay: 3.000 - 3.200 km. Trần bay: 19.800 m. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiêm kích F-22. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiêm kích F-22. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011
>> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 1)
Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011
>> Tại sao 'siêu phẩm' F-22 'mất điểm'?
Xin phân tích một số nhược điểm của F-22 để thấy bất cứ loại vũ khí hiện đại nào cũng có nhược điểm và đối phương luôn có thể tìm ra cách đối phó thích hợp. Điều đáng ngạc nhiên trong chiến dịch quân sự của liên minh phương Tây tiến hành ở Libya là việc Mỹ không đưa tiêm kích F-22 “Chim ăn thịt” tham chiến. Như vậy, suốt 6 năm được đưa vào trang bị, loại máy bay này chưa một lần “đánh đấm” thực sự. "Giá mà có khả năng" Chiến dịch quân sự của liên minh phương Tây ở Libya bắt đầu từ 19/3/2011 với các màn phô diễn của F-15 Eagle, F-16 Fighting Falcon, Dassault Rafale, Tornado GR4. Trước chiến dịch mang tên “Bình minh Odyssey”, giới quân sự chờ đợi sự tham gia của “Chim ăn thịt” F-22 - máy bay chiến đấu thế hệ 5 duy nhất ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên, sự mong đợi của các chuyên gia đã không trở thành hiện thực khi mà F-22 không chịu “ló mặt” trên bầu trời Libya. Không quân Mỹ còn tuyên bố, loại máy bay này sẽ không tham chiến trong tương lai. Theo nhà phân tích Loren Thompson làm việc tại Viện Lexington, lý do đơn giản là chiếc máy bay chiến đấu tiên tiến nhất này của Mỹ không được chế tạo để thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu giống như những gì đang phải làm ở Libya. “Mục đích chủ yếu của giai đoạn một là thiết lập vùng cấm bay trên không phận quốc gia châu Phi này, muốn vậy phải tiêu diệt hoàn toàn các hệ thống phòng không của ông Gaddafi”. F-22 không được thiết kế để đánh các mục tiêu trên mặt đất. Máy bay có thể mang 2 bom có điều khiển JDAM khối lượng 450 Kg có khả năng tiêu diệt các mục tiêu cố định, nhưng vũ khí này không được dùng để đánh các mục tiêu di động. Ngoài ra, radar của F-22 không quét được địa hình như các radar sử dụng anten tổng hợp, nghĩa là không thể tự chọn mục tiêu trên mặt đất. Điều này có nghĩa là nếu sử dụng F-22 để đánh mục tiêu mặt đất, các thông số của mục tiêu phải được nạp vào máy tính của máy bay từ trước khi cất cánh. Đây vẫn chưa phải là đoạn cuối liệt kê khiếm khuyết của chiếc máy bay thế hệ 5 của Mỹ. Bởi F-22 còn bị hạn chế trong khả năng liên lạc, chỉ có thể chia sẻ thông tin với các máy bay F-22 khác trong biên đội. Cụ thể, F-22 được trang bị hệ thống liên lạc tiêu chuẩn Link 16, hệ thống được giới quân sự Mỹ và NATO sử dụng rộng rãi, nhưng “bị cắt bớt”. Theo đó, hệ thống này chỉ có thể thu các tin tức tác chiến từ các máy bay hoặc máy bay lên thẳng khác và không thể dùng để chuyển dữ liệu. Khi thiết kế chế tạo F-22, các kỹ sư đã chủ tâm hạn chế khả năng liên lạc của chiếc tiêm kích nhằm đảm bảo khả năng tàng hình cao hơn – người ta định nếu đưa máy bay vào tác chiến sẽ luôn duy trì chế độ không có liên lạc vô tuyến. Chim ăn thịt" F-22 tự cô lập mình trên không do không thể liên kết chiến đấu với máy bay "bạn". Vào cuối tháng 3/2011, chính Tư lệnh Không quân Mỹ Norton Schwartz quyết định đề cập đến việc F-22 không tham gia vào chiến dịch Libya. Theo ông, máy bay tiêm kích này của Mỹ không tham gia chiến dịch vì nó ở căn cứ cách xa chiến trường. “Giá như F-22 được bố trí ở một trong những căn cứ ở châu Âu, chắc chắn chúng đã tham chiến trong chiến dịch Libya”, ông Schwartz tuyên bố. Ông nói thêm “do chiến dịch ở Libya đã bắt đầu khá nhanh, nên đã quyết định huy động những lực lượng đang ở gần”. Theo các nguồn tin Mỹ, hiện F-22 đang có ở các căn cứ ở Virginia, New Mexico, California, Florida, Alaska và Hawaii. Cuối bài phát biểu ông Schwartz tuyên bố “việc F-22 không tham gia chiến dịch này không phải là minh chứng cho sự vô dụng của nó”. Cũng ngày hôm đó, phát biểu tại cuộc điều trần của tiểu ban ngân sách Hạ viện Mỹ, ông Schwartz định giải thích vì sao không quân đã quyết định năm 2010 không cải tiến hệ thống liên lạc của máy bay tiêm kích F-22 dự kiến sẽ thực hiện trong khuôn khổ chương trình “Increment 3.2”. Theo ông Schwartz, dự định lắp cho F-22 hệ thống liên lạc tiêu chuẩn MADL là hệ thống hiện đang được nghiên cứu chế tạo cho các máy bay tiêm kích tương lai F-35 Lightning II. Hệ thống MADL mới chưa được kiểm tra để sử dụng cho tác chiến, do đó việc dùng hệ thống này cho F-22 sẽ làm chi phí tăng lên và ẩn chứa sự mạo hiểm nhất định, điều mà không quân không thể chấp nhận. Đồng thời các thông số còn lại của chương trình Increment 3.2 sẽ được thực hiện. Tính năng của F-22 Kíp lái: 1 người Dài: 18,9 mét; Sải cánh: 13,56 mét Khối lượng máy bay không tải: 19,7 tấn; Khối lượng cất cánh tối đa: 38 tấn; Động cơ: 2 động cơ Pratt&Whitney F-119-PW-100 lực đẩy 140kN; Tốc độ tối đa: Mach 2,25; Tốc độ vượt âm hành trình: Mach 1,5; Bán kính tác chiến: 759km; Trần bay: 19.800m; Vũ khí: pháo 20m. 6 tên lửa không đối không hoặc 2 bom JDAM, 4 điểm treo trên 2 cánh mang vũ khí có khối lượng đến 2,3 tấn. Cựu chỉ huy tình báo Không quân Mỹ David Deptula có mặt tại phiên điều trần ở Hạ viện đã phê phán mạnh việc từ chối lắp MADL lên F-22. Theo ông này, thật là vô nghĩa khi định chế tạo “máy bay tiêm kích hiện đại nhất thế giới” mà lại không thể trao đổi dữ liệu với các máy bay khác. Ông Deptula đã coi quyết định của Không quân Mỹ từ chối lắp hệ thống MADL lên máy bay tiêm kích F-22 là “sự thông minh tính bằng xu, còn sự ngu ngốc có giá gấp hàng trăm lần). Dù sao, rất thú vị là để F-22 có thể trao đổi thông tin với các máy bay, máy bay lên thẳng khác và các đơn vị mặt đất, Không quân Mỹ đã thiết lập một cụm thông tin hàng không đặc biệt. Cụm này bao gồm 6 loại máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk Block 20 có thể trao đổi dữ liệu với máy bay tiêm kích. Đồng thời các máy bay không người lái có thể chuyển dữ liệu từ F-22 sang các máy bay và máy bay lên thẳng khác có trang bị hệ thống Link 16. Một hệ thống như vậy được thiết lập cho trường hợp tiến hành các hoạt động tác chiến quy mô lớn và hiện chưa được ứng dụng trong thực tiễn. Có nghĩa là, thực chất Không quân Mỹ xác nhận là dẫu sao các phi công F-22 vẫn cần trao đổi dữ liệu. Nhưng chưa hiểu được vì sao phải thiết lập cho “Raptor” cụm thông tin độc lập riêng và từ chối cải tiến các hệ thống thông tin hiện có của máy bay tiêm kích. Chắc là, vẫn có sự chú trọng đến khả năng khó phát hiện như trước – khi nhận thông tin từ cụm liên lạc, F-22 có được nguồn dữ liệu tác chiến phong phú hơn mà không tự làm lộ mình. Đáng lưu ý là F-22 được đưa vào trang bị năm 2005. Từ ngày đó nó chưa hề tham chiến vào bất kỳ hoạt động quân sự nào của Mỹ tiến hành ngoài lãnh thổ Mỹ. Một mặt, chiếc chiếc máy bay tiêm kích Mỹ này này quá đắt để có thể tham chiến ở Pakistan, Iraq, Afghanistan hoặc Somalia. Nhưng mặt khác, làm thế nào để kiểm tra mọi tính năng của nó khi máy bay chưa hề chứng tỏ trên thực tế “sự hùng mạnh” của mình. Những điều khó chịu về kỹ thuật Một đòn tiếp theo hạ uy tín của máy bay tiêm kích Mỹ thế hệ 5 này đã giáng xuống cuối tháng 3/2011, khi biết được là Không quân Mỹ hạn chế trần bay của F-22. Theo chỉ thị của Bộ chỉ huy tác chiến không quân (ACC) của Không quân Mỹ, trần bay của F-22 không được vượt quá 7.600m – trong khi theo các thông số kỹ thuật đã được công bố, “trần” của “Raptor” là gần 20.000m. Nguyên nhân của việc này là việc điều tra nhằm kiểm tra các hệ thống tái sinh oxy (OBOGS) đã được lắp đặt trên nhiều máy bay tiêm kích của Mỹ. Theo số liệu của ACC, hệ thống OBOGS được giới quân sự Mỹ sử dụng có thể có lỗi. Cụ thể, người ta cho rằng nguyên nhân rơi F-22 ngày 17/11/2010 ở Alaska có thể là những trục trặc của OBOGS. Hệ thống này tái sinh ôxy và đưa hỗn hợp khí thở vào mũ bay của phi công khi máy bay ở độ cao lớn. Vì trục trặc của OBOGS nên phi công Jeffrey Haney của chiếc máy bay bị rơi có thể đã bị đói oxy và bị ngất. Trong kií cấm các chuyến bay thường, Không quân Mỹ xác nhận là lệnh cấm này không có hiệu lực đối với các chuyến cất cánh chiến đấu của tiêm kích Mỹ, những chuyến bay chiến đấu này vẫn không bị hạn chế trần bay. ACC giải thích rằng ở độ cao từ 15.000m trở lên phi công chỉ có vỏn vẹn 10 giây trước khi ngất nếu ôxy không được cấp vào mũ bay. Thời gian này không đủ để hạ độ cao xuống mức có thể thở mà không cần mũ bay có cấp ôxy. Độ cao 7.600m được bộ chỉ huy cho là an toàn vì nếu mất cấp ôxy, phi công có thể hạ độ cao xuống 5.400m là độ cao có thể thở không cần mũ bay có cấp ôxy. Chiến đấu cơ "lắm tiền nhiều của" F-22 có thể giết chiết chính phi công điều khiển vì lỗi hệ thống tái sinh Oxy. Tuy nhiên, uy tín của F-22 bị suy giảm trước đó nhiều. Cụ thể, tháng 2/2010 Không quân Mỹ đã đình chỉ bay tất cả các máy bay “Raptor” một thời gian – đã xác định được thân máy bay không chịu được tác động của hơi ẩm và dễ bị ăn mòn. Trước đó cũng đã phát hiện ra hiện tượng ăn mòn trên máy bay tiêm kích này, nhưng trong trường hợp này hoá ra hệ thống dẫn hơi ẩm thừa thoát ra khỏi đèn pha của máy bay có kết cấu tồi và không đảm đương được nhiệm vụ. Kết qủa là đã xuất hiện các vết ăn mòn trên một số chi tiết của đèn pha máy bay và cả trong buồng lái, hơn nữa vết này có thể là nguyên nhân hư hỏng trong hệ thống nhảy dù. Năm 2009, Không quân Mỹ đã phái 12 máy bay tiêm kích F-22 từ Alaska đến căn cứ Andersen ở Guam trong khuôn khổ một thí nghiệm. Thời tiết mưa nhiều trên đảo hoá ra là đã không thích hợp cho các máy bay chiến đấu, và không lâu sau đã phát hiện ra là trong điều kiện độ ẩm cao các hệ thống điện tử của máy bay hoạt động không ổn định, còn hệ thống làm mát các bộ phận máy tính đơn giản là đã không hoạt động được trong không khí ẩm. Không biết khiếm khuyết này đã được khắc phục hay chưa. Chỉ biết là từ đó F-22 không được sử dụng trong vùng có khí hậu ẩm nữa. Cải tiến Bắt đầu từ năm 2012, Không quân Mỹ sẽ chi hàng năm 500 triệu USD để cải tiến máy bay tiêm kích F-22. Cụ thể, sẽ triển khai chương trình cải tiến Increment 3.1 dự định lắp đặt thiết bị trên khoang mới, thiết bị hàng không và đảm bảo phần mềm. Nhờ chương trình này máy bay tiêm kích này sẽ biết quét được địa hình, chọn mục tiêu trên mặt đất và sử dụng bom mới SDB. Việc thực hiện chương trình cải tiến Increment 3.2 sẽ bắt đầu từ năm 2014. Theo những nguồn tin chưa được kiểm chứng, kết quả của chương trình này là F-22 sẽ nhận được phần mềm mới, một số yếu tố kết cấu mới và hệ thống máy tính điện tử mới. Cũng năm đó kỹ sư cũ của Lockheed Martin là Derrol Olsen đã kết tội hãng này chế tạo máy bay F-22 chất lượng thấp. Theo dữ liệu của Olsen, máy bay F-22 đã được sơn thừa mấy lớp để có thể vượt qua tất cả các thử nghiệm chống radar. Chất lượng thấp chính là ở chỗ các lớp phủ hấp thụ sóng vô tuyến của F-22 dễ dàng bị nước, dầu hoặc nhiên liệu tẩy khỏi thân máy bay. Hãng Lockheed Martin đã bác bỏ những lời buộc tội của Olsen, tuyên bố rằng đã sử dụng sơn bền chắc hấp thụ sóng vô tuyến. Hai năm trước đã phát hiện ra một sự cố nực cười trong máy tính lắp trên máy bay F-22. Tháng 2/2007 Không quân Mỹ quyết định lần đầu tiên đưa F-22 ra nước ngoài. Một số máy bay tiêm kích được điều đến căn cứ không quân Kadena ở Okinawa. Phi đội 6 máy bay F-22 cất cánh từ Hawaii, sau khi vượt qua kinh tuyến 180 độ – đường thay đổi ngày quốc tế – đã bị mất hoàn toàn dẫn đường và một phần liên lạc. Các máy bay tiêm kích đã phải nhìn theo các máy bay tiếp dầu để quay trở về Hawaii. Nguyên nhân sự cố là lỗi trong chương trình, từ đó máy tính đã bị ngừng khi thời gian thay đổi. Và đây chỉ là những trục trặc mà Không quân hoặc Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố công khai. Đồng thời không thể loại trừ là còn những trục trặc của máy bay được dấu kín. Ví dụ, về trục trặc của các máy bay ném bom B-2 gây nứt tấm kim loại giữa các động cơ ở phần đuôi của máy bay chỉ được biết đến sau khi các kỹ sư của hãng Northrop Grumman tìm được cách khắc phục. Người Mỹ còn rất nhiều việc phải làm với chiến đấu cơ "con cưng" của họ. Những trục trặc của kỹ thuật không quân phức tạp nói chung không phải là điều không bình thường, bởi vì không thể dự báo hết những đặc điểm khai thác. Những căn bệnh “ấu trĩ” này sẽ được khắc phụ trong quá trình khai thác và sẽ được rút kinh nghiệm trong những mẫu mới. Nhưng trong câu chuyện về F-22 thì còn nhiều điều không thể giải thích nổi. Vì vậy, không thể hiểu vì sao Mỹ bỗng nhiên lại “không khảo mà xưng” khi máy bay tiêm kich này đã không có mặt trong đội hình tác chiến của liên minh trong chiến dịch Libya , dù ở Iraq hoặc Afganistan đã không có lần thử nào như vậy. Lịch sử chỉ ra rằng vũ khí hiện đại và đắt tiền nhất được sử dụng sau cùng trong các cuộc xung đột, thậm chí các cuộc xung đột rất lớn. Ví dụ rõ ràng nhất có thể thấy là các tàu chủ lực lớp “Drenout” của Anh và “Nassau” của Đức. Các tàu này thực tế đã thả neo ở các cảng hầu như suốt Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất và chỉ được đưa vào tác chiến trong những năm cuối cùng. Ngày 31/3/2011, Tổng cục giám sát Hoa Kỳ tuyên bố giá mua một F-22 cho Không quân Mỹ là 411,7 triệu USD. Tổng cộng giới quân nhân Mỹ định mua 187 máy bay F-22, trong đó 170 chiếc đã được đưa vào biên chế. [BDV news] |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)