Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Triển lãm MSPO-2011

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Triển lãm MSPO-2011. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Triển lãm MSPO-2011. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

>> Những nâng cấp ở T-72 của Ba Lan



Dòng xe tăng T-72 "tái xuất" tại triển lãm MSPO diễn ra tại Targi Kielce, Ba Lan vào tháng 9/2011 với biến thể hiện đại hóa mới nhất là T-72U.


Với thiết kế đặc biệt phù hợp cho tác chiến đô thị, T-72U được nhà máy ZM Bumar Labedy trực tiếp phát triển và sản xuất.

Gói hiện đại hóa đã được thực hiện theo yêu cầu của Bộ quốc phòng Ba Lan, dựa trên một nghiên cứu về kinh nghiệm chiến đấu của quân đội Ba Lan, quân đội thành viên NATO và trên chiến trường Afghanistan.


http://nghiadx.blogspot.com

Xe tăng T-72U tại triển lãm MSPO-2011.

Theo đó, các kỹ sư của Labedy đã tập trung vào nâng cấp, sửa đổi thiết kế những điểm yếu chết người của dòng xe tăng T-72, như là giảm độ cao của pháo chính và súng phòng không.

Các khí tài quan sát được thay bằng các hệ thống camera cung cấp hình ảnh lập thể, quan sát được bên ngoài cả ngày lẫn đêm.

Sự an toàn của xe được tăng cường với giáp lồng thép bảo vệ phía sau tháp pháo và 2 bên sườn phía sau thân xe để cản rocket chống tăng.

Giáp phản ứng nổ của T-72U cũng được bố trí lại khít hơn, nhất là ở phía trước tháp pháo, 2 bên sườn và phía sau thân xe.


http://nghiadx.blogspot.com
Giáp lồng thép được bố trí hai bên sườn xe tăng.


http://nghiadx.blogspot.com

T-72U được trang bị áo giáp phản ứng nổ mới, khoảng cách giữa hai tấm giáp đã được lắp sát nhau hơn.

Sự bố trí vỏ giáp mới được các kỹ sư rút kinh nghiệm từ thất bại của xe tăng T-72 biên chế trong quân đội Georgia.

Trong cuộc tấn công vào Tskhinvali ngày 8/8/2008, các chiến binh Nam Ossetia bắn rocket chống tăng trúng giữa khe của 2 tấm giáp phản ứng nổ, phía sau tháo pháo và khoan một lỗ tương đối nhỏ nhưng trúng vào viên đạn 125 mm ở khoang đạn. Kết quả của vụ nổ là tháp pháo bị hất tung.

Một điểm đáng lưu ý khác ở T-72U, toàn bộ phần vỏ giáp của xe tăng chỉ nặng 420 kg (170 kg ở tháp pháo và 250 kg đối với thân xe).

Các kỹ sư từ Labedy và WAT đã tăng cường mức độ bảo vệ cho xe tăng để chống lại các loại mìn tấn công vào gầm xe, trưởng xe được ngồi ở một vị trí liền với thân xe và tháp pháo phía trên. Phía dưới sàn xe và trước mũi xe được bổ sung thêm tấm giáp làm bằng vật liệu composite nhằm hấp thụ năng lượng nổ.

http://nghiadx.blogspot.com

T-72U sử dụng súng máy phòng không mới ZSMU-127 Kobuz 12,7 mm điều khiển từ trong xe mà không cần xạ thủ ngồi lên trên điều khiển, điều này sẽ tránh được thương vong cho xạ thủ, nhất là trong môỉtườgg tác chiến đô thị.

Trên tháp pháo T-72U, bệ súng phòng không là loại 12,7 mm ZSMU-127 Kobuz điều khiển từ xa (RCWS), do hãng ZM Tarnow phát triển.

RCWS có khả năng tự động bám và ngắm bắn mục tiêu, quay tròn 360 độ trong mặt phẳng ngang, góc hạ và nâng súng từ -50 đến +55 độ.

Việc sử dụng bệ điều khiển súng máy từ xa độc lập với tháp pháo cho phép cải thiện khả năng tấn công chính xác mục tiêu, điều này có tầm quan trọng đặc biệt trong các cuộc giao tranh ở trong đô thị.

RCWS được bổ sung hệ thống quan sát đa hướng ODR - HV ODF Oprtronics, gồm 8 camera truyền hình, có zoom quang học lên đến 26x, quay được 360 độ theo chiều ngang và từ -10 đến +70 độ theo chiều thẳng đứng.

Khi ổn định, hệ thống có thể phát hiện các chuyển động và tự động lựa chọn mối đe dọa trực tiếp và hệ thống RCWS sẽ nhắm vào mối đe dọa tiềm năng nhất.

http://nghiadx.blogspot.com

Hai camera truyền hình của T-72U ở bên phải tháp pháo.

Hệ thống thông tin liên lạc của T-72U cũng được nâng cấp bằng cách lắp đặt hệ thống Radmor RRC9310AP, Fonet - IP Inter - Com và hệ thống kiểm soát chiến trường Trop.

Những thay đổi mới khác gồm bộ ổn định điện áp PRM - 02 từ Radiotechnika-Marketing, khối vi xử lý khởi động cho động cơ mới, bảng điều khiển điện tử thay thế cho bảng cũ của trưởng xe, hệ thống nạp đạn tự động cải tiến (2 chế độ: nạp đạn bằng tay và bằng máydo công ty Wasko phát triển.

Các cải tiến khác bao gồm một đơn vị năng lượng phụ có công suất 17 kw, và hệ thống điều hòa không khí.

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

>> Vũ khí khủng trong triển lãm MSPO-2011



Triển lãm MSPO lần thứ 19 tổ chức tại thành phố Targi Kielce của Ba Lan vào tháng 9/20111 đã thu hút 360 công ty từ 26 quốc gia đến tham dự.

Triển lãm về công nghiệp quốc phòng quốc tế MSPO đã được tổ chức thường niên từ năm 1993.

Triển lãm về công nghiệp quốc phòng quốc tế MSPO đã được tổ chức thường niên từ năm 1993. Triển lãm MSPO lần thứ 19 tổ chức tại thành phố Targi Kielce của Ba Lan vào tháng 9/20111 đã thu hút 360 công ty từ 26 quốc gia đến tham dự với nhiều sản phẩm quốc phòng mới nhất.

Triển lãm MSPO năm 2011 từ ngày 5/9 đến ngày 8/9 được tổ chức trong 6 hội trường lớn cùng khu vực trưng bày khí tài lớn ngoài trời đã thu hút hơn 13.000 khách tham dự.

Đây là triển lãm vũ khí và công nghệ quốc phòng hàng năm lớn thứ 3 tại châu Âu sau triển lãm Eurosatory tại Paris, Pháp (tổ chức 2 năm một lần) và triển lãm an ninh quốc phòng DSEI tổ chức tại Anh.

Dưới đây là một số hình ảnh các sản phẩm được mang đến triển lãm:


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa phòng không tầm xa có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo Aster-30. Tên lửa Aster-30 được sản xuất bởi công ty Eurosam, có tầm bắn từ 3 - 120 km và có tốc độ 1.400 m/giây. Một hệ thống Aster-30 có thể theo dõi cùng lúc 300 mục tiêu bay và dẫn đường 16 tên lửa.



http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống phòng không tầm trung NASAMS (Norwaygian Advance Surface to Air Missile System) của Na Uy sản xuất. Hệ thống sử dụng tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM của công ty Raytheon và có tầm bắn tối đa 25 km.



http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa chống hạm NSM (Naval Strike Missile) của công ty Kongsberd Defence & Aerospace, Na Uy sản xuất. Hệ thống này sử dụng tên lửa chống hạm hành trình dưới âm có tầm bắn 185 km với đầu đạn nặng 125 kg.



http://nghiadx.blogspot.com
Xe bọc thép chống mìn (MRAP) hạng nhẹ Gavial Plus 4x4 của công ty Rheinmetall, Đức sản xuất. Loại xe này có khối lượng 7,5 tấn và có thể chở theo 7 binh lính cùng đầy đủ trang bị.



http://nghiadx.blogspot.com
Pháo cối tự hành Rak trứ danh của Ba Lan do công ty Huta Stalowa Wola (HSW) sản xuất. Pháo có cỡ nòng 120 mm, gắn trên thân xe bọc thép OT-64 Rys, có tầm bắn tối đa tới 12km và tốc độ bắn đạt 10-12phát/phút.



http://nghiadx.blogspot.com
Xe tăng PT-72U là bản nâng cấp sâu của xe tăng T-72 với giáp phản ứng nổ thế hệ mới, giáp lồng thép bảo vệ phía sau, các camera quan sát ngày đêm và thiết bị điện tử hiện đại.



http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình loại xe tăng hiện đại nhất của Ấn Độ, Arjun MK-II. Quân đội Ấn Độ dự định sẽ trang bị 124 xe tăng loại này trong vòng 5 năm tới.


http://nghiadx.blogspot.com
Súng máy hạng nhẹ Negev do hãng IMI của Israel sản xuất. Súng có khối lượng 7,4kg, sử dụng cỡ đạn 5,56 x 45 mm và sử dụng hộp tiếp đạn M27 150 viên. Negev có tốc độ bắn rất ấn tượng, có thể tới 1.150 phát/phút.



http://nghiadx.blogspot.com
Súng trường bắn tỉa hạng nặng WKW Wilk do nhà máy Zakladi sản xuất. Súng có khối lượng 16,1 kg, sử dụng cỡ đạn 12,7 x 99 mm NATO và có tầm bắn hiệu quả lên tới 2.000 mét.


http://nghiadx.blogspot.com
Súng trường bắn tỉa hạng nhẹ Bor được phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu phát triển thiết bị cơ khí Ba Lan (OBRSM). Súng sử dụng cỡ đạn 7,62 x 51 mm NATO, hộp tiếp đạn 10 viên và có tầm bắn hiệu quả 800 mét.



http://nghiadx.blogspot.com
Phiên bản súng máy hạng nhẹ của súng trường tiến công Beryl do Ba Lan sản xuất.



http://nghiadx.blogspot.com
Súng trường bắn tỉa bán tự động SKW-338. Súng sử dụng cỡ đạn trung bình 8,6 x 70 mm (.338), có khối lượng 7,5 - 8 kg với hộp tiếp đạn 10 viên. Dự đoán loại súng này sẽ được trang bị trong quân đội Ba Lan từ năm 2012.



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống tăng Spike-ER và Spike-LR phiên bản gắn trên trực thăng của Israel. Spike-LR có tầm bắn 4.000 mét còn Spike-ER có tầm bắn tới 8.000 mét.



http://nghiadx.blogspot.com
Quân phục chiến đấu tương lai của binh lính Ba Lan.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang