Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Ba Lan

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Ba Lan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ba Lan. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

>> Những nâng cấp ở T-72 của Ba Lan



Dòng xe tăng T-72 "tái xuất" tại triển lãm MSPO diễn ra tại Targi Kielce, Ba Lan vào tháng 9/2011 với biến thể hiện đại hóa mới nhất là T-72U.


Với thiết kế đặc biệt phù hợp cho tác chiến đô thị, T-72U được nhà máy ZM Bumar Labedy trực tiếp phát triển và sản xuất.

Gói hiện đại hóa đã được thực hiện theo yêu cầu của Bộ quốc phòng Ba Lan, dựa trên một nghiên cứu về kinh nghiệm chiến đấu của quân đội Ba Lan, quân đội thành viên NATO và trên chiến trường Afghanistan.


http://nghiadx.blogspot.com

Xe tăng T-72U tại triển lãm MSPO-2011.

Theo đó, các kỹ sư của Labedy đã tập trung vào nâng cấp, sửa đổi thiết kế những điểm yếu chết người của dòng xe tăng T-72, như là giảm độ cao của pháo chính và súng phòng không.

Các khí tài quan sát được thay bằng các hệ thống camera cung cấp hình ảnh lập thể, quan sát được bên ngoài cả ngày lẫn đêm.

Sự an toàn của xe được tăng cường với giáp lồng thép bảo vệ phía sau tháp pháo và 2 bên sườn phía sau thân xe để cản rocket chống tăng.

Giáp phản ứng nổ của T-72U cũng được bố trí lại khít hơn, nhất là ở phía trước tháp pháo, 2 bên sườn và phía sau thân xe.


http://nghiadx.blogspot.com
Giáp lồng thép được bố trí hai bên sườn xe tăng.


http://nghiadx.blogspot.com

T-72U được trang bị áo giáp phản ứng nổ mới, khoảng cách giữa hai tấm giáp đã được lắp sát nhau hơn.

Sự bố trí vỏ giáp mới được các kỹ sư rút kinh nghiệm từ thất bại của xe tăng T-72 biên chế trong quân đội Georgia.

Trong cuộc tấn công vào Tskhinvali ngày 8/8/2008, các chiến binh Nam Ossetia bắn rocket chống tăng trúng giữa khe của 2 tấm giáp phản ứng nổ, phía sau tháo pháo và khoan một lỗ tương đối nhỏ nhưng trúng vào viên đạn 125 mm ở khoang đạn. Kết quả của vụ nổ là tháp pháo bị hất tung.

Một điểm đáng lưu ý khác ở T-72U, toàn bộ phần vỏ giáp của xe tăng chỉ nặng 420 kg (170 kg ở tháp pháo và 250 kg đối với thân xe).

Các kỹ sư từ Labedy và WAT đã tăng cường mức độ bảo vệ cho xe tăng để chống lại các loại mìn tấn công vào gầm xe, trưởng xe được ngồi ở một vị trí liền với thân xe và tháp pháo phía trên. Phía dưới sàn xe và trước mũi xe được bổ sung thêm tấm giáp làm bằng vật liệu composite nhằm hấp thụ năng lượng nổ.

http://nghiadx.blogspot.com

T-72U sử dụng súng máy phòng không mới ZSMU-127 Kobuz 12,7 mm điều khiển từ trong xe mà không cần xạ thủ ngồi lên trên điều khiển, điều này sẽ tránh được thương vong cho xạ thủ, nhất là trong môỉtườgg tác chiến đô thị.

Trên tháp pháo T-72U, bệ súng phòng không là loại 12,7 mm ZSMU-127 Kobuz điều khiển từ xa (RCWS), do hãng ZM Tarnow phát triển.

RCWS có khả năng tự động bám và ngắm bắn mục tiêu, quay tròn 360 độ trong mặt phẳng ngang, góc hạ và nâng súng từ -50 đến +55 độ.

Việc sử dụng bệ điều khiển súng máy từ xa độc lập với tháp pháo cho phép cải thiện khả năng tấn công chính xác mục tiêu, điều này có tầm quan trọng đặc biệt trong các cuộc giao tranh ở trong đô thị.

RCWS được bổ sung hệ thống quan sát đa hướng ODR - HV ODF Oprtronics, gồm 8 camera truyền hình, có zoom quang học lên đến 26x, quay được 360 độ theo chiều ngang và từ -10 đến +70 độ theo chiều thẳng đứng.

Khi ổn định, hệ thống có thể phát hiện các chuyển động và tự động lựa chọn mối đe dọa trực tiếp và hệ thống RCWS sẽ nhắm vào mối đe dọa tiềm năng nhất.

http://nghiadx.blogspot.com

Hai camera truyền hình của T-72U ở bên phải tháp pháo.

Hệ thống thông tin liên lạc của T-72U cũng được nâng cấp bằng cách lắp đặt hệ thống Radmor RRC9310AP, Fonet - IP Inter - Com và hệ thống kiểm soát chiến trường Trop.

Những thay đổi mới khác gồm bộ ổn định điện áp PRM - 02 từ Radiotechnika-Marketing, khối vi xử lý khởi động cho động cơ mới, bảng điều khiển điện tử thay thế cho bảng cũ của trưởng xe, hệ thống nạp đạn tự động cải tiến (2 chế độ: nạp đạn bằng tay và bằng máydo công ty Wasko phát triển.

Các cải tiến khác bao gồm một đơn vị năng lượng phụ có công suất 17 kw, và hệ thống điều hòa không khí.

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

>> Nga bắt đầu thụt lùi trên thị trường tăng-thiết giáp ?



Vị trí của Nga trên thị trường tăng-giáp hạng nặng thế giới xem ra khá mâu thuẫn, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Konstantin Makienko nhận định.

Rõ ràng, Nga đã bắt đầu chầm chậm mất vị trí vì không thể chào bán các sản phẩm hiện đại và có sức cạnh tranh.

Tính mâu thuẫn nằm ở chỗ, một mặt trong giai đoạn 2000-2009, Nga thực tế là nhà cung cấp tăng-giáp lớn nhất ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, sự gia tăng doanh số bán tăng chủ lực Т-90S chủ yếu là nhờ Ấn Độ và Algeria, trong khi ngoài các nước này, xe tăng T-90S của Nga không có sự đột phá lớn. Hơn nữa, xe tăng VT1A của Trung Quốc bắt đầu có tiếng.

Theo ông Makienko, “sự trì trệ về trình độ kỹ thuật của Т-90” đồng thời với giá tăng của T-90 dẫn tới việc VT1A đã vượt qua được Т-90S trong cuộc thầu cung cấp tăng chủ lực cho Maroc.

Ngoài ra, Trung Quốc bắt đầu ráo riết hơn trong việc chào bán các xe tăng rẻ tiền hơn là Type 96 và trong tương lai có thể đưa ra thị trường tăng Type 99. Như vậy, Trung Quốc thực tế sẽ có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng ở các phân khúc giá và tính năng kỹ thuật khác nhau.

Một tín hiệu đáng báo động nữa, theo ông Makienko là việc Т-90S thất bại trong cuộc thầu mua xe tăng của Malaysia. Trong cuộc thầu này, T-90 đã thua PT-91M của Ba Lan, loại tăng được chế tạo dựa trên Т-72 của Liên Xô. Nguyên nhân khiến Nga dần mất vị thế trên thị trường thế giới là “chủng loại sản phẩm chào bán của Nga quá nghèo nàn”, sự lạc hậu của vũ khí trang bị và “phản ứng kém linh hoạt đối với nhu cầu của thị trường”. Để khôi phục vị thế của Nga, cần phải tạo đột phá về chất lượng.

Chẳng hạn, có thể cải thiện đôi chút tình hình bằng cách nâng cấp các tăng hiện có cho đáp ứng các tiêu chuẩn hiện đại, ví dụ như Т-90АМ. Ông Makienko cho biết, Т-90АМ (Objekt 188М) là biến thể nâng cấp mới của Т-90 do Viện thiết kế chế tạo máy vận tải Ural (UKBTM) phát triển, được trang bị tháp xe mới, máy nạp đạn tự động với một phần cơ số đạn được bố trí ở đuôi xe, các khí tài quan sát, phương tiện bảo vệ và có khả năng lắp pháo mới 125 mm 2А82. Ở cấu hình này, xe có tính năng tương đương những mẫu tăng thế hệ 3 hiện đại nhất của phương Tây. Năm 2009-2010, đã chế tạo một số mẫu thử nghiệm Т-90АМ, song lập trường của Bộ Quốc phòng Nga đối với xe tăng này vẫn không rõ ràng nên chưa biết xe tăng này có được phát triển tiếp hay không.



Т-90S của Lục quân Ấn Độ(armyrecognition.com)


Trong một thời gian dài, loại tăng Objekt 195 ( (Т-95) có cấu tạo hoàn toàn mới cũng gieo hy vọng lớn. Loại tăng chủ lực này có kíp xe được bố trí trong khoang cách ly, pháo được đưa ra ngoài (các pháo 152 mm và 30 mm), các hệ thống quan sát và điều khiển hỏa lực tối tân, hệ thống thông tin-chỉ huy, hệ thống phòng vệ tích cực và động cơ mới tiên tiến. Các mẫu chế thử T-95 đã được thử nghiệm năm 2010. Nhưng Bộ Quốc phòng Nga đã dừng cấp kinh phí cho dự án T-95 vào năm 2010 với lý do là giá thành xe tăng quá đắt và quá phức tạp về kỹ thuật.

Rõ ràng là vị trí cao của Nga trên thị trường tăng-giáp hạng năng trong vài năm tới vẫn được duy trì, song khi các mẫu trang bị mới được phát triển, doanh số bán tăng Nga có thể sút giảm.

Để duy trì vị thế dẫn đầu của Nga, ông Makienko cho rằng, “phải có bước nhảy vọt về chất trong chế tạo binh khí kỹ thuật tăng-giáp thế hệ mới”.

Tháng 9.2010, được biết, từ năm 2006-2009, Nga đã xuất khẩu 482 xe tăng, tổng trị giá 1,57 tỷ USD. Xét về khối lượng xuất khẩu, Nga đứng thứ nhất, vượt qua Đức (292 xe tăng) và Mỹ (209 xe tăng).

Theo dự báo của Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới, năm 2010-2013, khối lượng xe tăng bán ra thị trường thế giới sẽ là 859 chiếc. Đánh giá này dựa trên các hợp đồng đã ký, cũng như ý định mua sắm của một số nước.


[VietnamDefence news]


Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

>> Sức mạnh tên lửa chống tăng Spike của Israel



[BDV news] Quân đội Israel có một loại vũ khí chống tăng hiện đại do Hãng Rafael nghiên cứu, chế tạo mà trong suốt một thời gian dài không ai biết, kể cả Mỹ.

Tên lửa chống tăng có điều khiển Spike NLOS của Israel đã được giữ bí mật trong nhiều năm liền.

Đó chính là tên lửa chống tăng có điều khiển Spike NLOS, biến thể mới nhất thuộc dòng tên lửa Spike hiện đang có mặt trong biên chế của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Chile, Columbia, Croatia, Ecuador, Phần Lan, Pháp, Đức, Ý, Newzealand, Peru, Ba Lan, Rumania, Singapore, Slovenia, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ.
Khác với các tên lửa cùng lớp thế hệ trước, Spike NLOS (Non Line Of Sight) không được giới thiệu rộng rãi trong triển lãm vũ khí mặc dù đã xuất xưởng từ vài năm trước.

Trong suốt một thời gian dài Israel đã giữ bí mật về loại tên lửa mới này, cất giữ nó trong kho vũ khí chuyên dụng. Chỉ mới cách đây một tuần Israel mới chính thức tiết lộ.

Ngay đến cả đồng minh thân cận như Mỹ cũng không được biết đến loại tên lửa này trong suốt một thời gian dài. Sau đó, Mỹ cũng đã phát hiện ra sự hiện diện của Spike NLOS nhờ bản đồ vệ tinh.

Thậm chí ngay đến tên của tên lửa này cũng được bảo mật khi cất giữ trong kho vũ khí chuyên dụng. Ở đây tên lửa Spike NLOS được gọi là Tamuz và chỉ có sỹ quan mới biết có sự hiện diện của nó trong kho.


Ngay từ khi xuất hiện trên thị trường vũ khí thế giới, Spike NLOS đã được nhiều nước ưu chuộng và tin dùng.

Spike NLOS lần đầu tiên được thử nghiệm trong điều kiện tác chiến vào năm 2006 khi diễn ra chiến tranh Lebanon lần hai. Khi đó, Spike NLOS đã được sử dụng để tiêu diệt nhóm tay súng Hezbollah.

Sau khi thử nghiệm thành công, Israel đã quyết định cho triển khai Spike NLOS tại biên giới dải Gaza, đồng thời giới thiệu và xuất khẩu loại vũ khí này ra nước ngoài, đặc biệt là giới thiệu cho Ả Rập như một “món quà đặc biệt” phòng thân trong trường hợp xảy ra chiến tranh.


Cận cảnh hệ thống phóng tên lửa chống tăng Spike NLOS.

Spike NLOS lần đầu tiên được biết đến trên thị trường vũ khí thế giới vào cuối năm 2009 tại triển lãm vũ khí tổ chức tại Singapore.

Tuy nhiên, khi đó, Israel vẫn chưa chính thức khẳng định đã trang bị loại tên lửa hiện đại này cho quân đội của mình.

Theo tuyên bố của các nhà chế tạo, Spike NLOS là hệ thống tên lửa điện quang đa năng, đa dụng, có thể ứng dụng trên nhiều phương tiện tác chiến khác nhau (trên bộ, trên không, trên biển).

Tên lửa loại này có bán kính hoạt động 25 km, trọng lượng 71 kg, rất nhẹ mà giá thành lại rẻ cả trong bảo dưỡng lẫn khai thác, sử dụng nên vừa mới xuất hiện trên thị trường vũ khí thế giới đã được nhiều quốc gia ưa chuộng, tin dùng.


Dòng tên lửa chống tăng có điều khiển Spike thế hệ thứ 3.


Spike NLOS có thể mang nhiều loại đầu đạn khác nhau: nổ phá mảnh, xuyên phá, thông minh, đa năng,…Nó có thể tích hợp với hệ thống dẫn đường vệ tinh hoặc máy bay không người lái, có hệ thống định vị mục tiêu riêng kết hợp điều khiển từ xa. 

[Vitinfo news] Ấn Độ chi 1 tỷ đôla mua tên lửa Spike của Israel
Theo thông tin của đại diện Bộ Quốc phòng Ấn Độ, thỏa thuận này xem xét việc cung cấp 321 máy phóng, 8356 tên lửa, 15 thiết bị huấn luyện và thiết bị khác. Hợp đồng có tổng trị giá là 1 tỷ đôla.

Rafael là công ty duy nhất tham gia vụ đấu thầu được tuyên bố vào tháng 6/2010. Công ty General Dynamics và Raytheon của Mỹ, MBDA của châu Âu và Rosoboronexport của Nga không tham gia đấu vì Ấn Độ đòi hỏi thực hiện một phần đơn hàng tại các doanh nghiệp quốc phòng nước này. Về phần mình, tập đoàn Rafael đã bày tỏ sẵn sàng chuyển một phần hợp đồng cho tập đoàn quốc doanh Bharat Dynamics của Ấn Độ.

Theo thông tin hiện có, cản trở chính đối với các công ty tham gia là yêu cầu chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, Defense News không tiết lộ các công ty không tham gia đấu thầu có từ chối chuyển giao công nghệ của mình cho ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ hay không cũng như quan điểm của Rafael về vấn đề này.

Lực lượng Lục quân Ấn Độ nhận tổ hợp tên lửa chống tăng Spike ở những dạng khác nhau gồm dạng tên lửa sẵn sàng sử dụng được lắp ráp tại Israel, dạng tên lửa được lắp ráp một phần, còn khâu lắp ráp cuối cùng sẽ diễn ra tại Ấn Độ và một số bộ phận tên lửa sẽ được sản xuất tại tập đoàn quốc doanh Bharat Dynamics của Ấn Độ.

Bộ Tư lệnh Lực lượng Lục quân Ấn Độ dự định trang bị tên lửa chống tăng Spike này cho trang thiết bị bọc thép hiện có do Nga sản xuất. Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Ấn Độ, việc thử nghiệm tổ hợp tên lửa chống tăng trong điều kiện chiến đấu đã hoàn tất, đặc điểm tên lửa phù hợp với tất cả các yêu cầu của Lực lượng Lục quân Ấn Độ bao gồm tầm xa tiêu diệt mục tiêu không được dưới 2,5km trong điều kiện cả ban ngày và ban đêm và độ chính xác là 90%.

Việc Ấn Độ mua tổ hợp tên lửa chống tăng thế hệ 3 của nước ngoài xuất phát từ sự chậm trễ đưa tổ hợp tên lửa chống tăng Nag nội địa vào trang bị và từ dự định tiếp cận được những công nghệ hiện đại sản xuất tên lửa chống tăng.

Hiện nay, Lục quân Ấn Độ được trang bị tổ hợp tên lửa chống tăng Milan-2 – đây là hệ thống thế hệ 2 được sản xuất vào thập niên 70. Tổ hợp tên lửa chống tăng Milan-2 được sản xuất tại công ty Bharat Dynamics Limited từ đầu thập niên 80 theo thỏa thuận cấp phép về chuyển giao công nghệ với MBDA.

Tên lửa Spike đặt trên ô tô, tàu biển và trực thăng được trang bị 2 đầu đạn chiến đấu và hệ thống tự dẫn đường nâng cao tính chính xác khi bắn những mục tiêu di chuyển của kẻ địch. Theo nhiều thông số, tên lửa này giống với tên lửa FGM-148 Javelin của Mỹ. Tên lửa Spike có nhiều phiên bản khác nhau như tên lửa tầm ngắn, tầm trung, tầm xa và tầm xa hạng nặng cũng như phiên bản Spike NLOS (Non Line Of Sight).


Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2011

>> Myanmar – thị trường vũ khí tiềm năng nhất Đông Nam Á?



Với tốc độ tăng ngân sách quốc phòng như hiện nay, cộng với việc triển khai dân chủ trong bộ máy chính quyền, Myanmar có thể trở thành một trong những thị trường vũ khí tiềm năng nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Theo tiết lộ của Trung tâm phân tích thương vụ vũ khí thế giới TSAMTO, trong tổng ngân khố quốc gia năm 2011 trị giá 7,6 nghìn tỷ kyat thì Myanmar đã quyết định sẽ chi 1,8 nghìn tỷ kyat (2 tỷ USD) cho quốc phòng, tương đương 23,6%, trong đó chi cho lực lượng an ninh khoảng 99,5 tỷ kyat (110 triệu USD – 1,3% ngân khố quốc gia).






Thông tin về ngân sách quốc gia của Myanmar trong suốt một thời gian dài không tiết lộ ra bên ngoài mà chỉ một vài năm trở lại đây mới bắt đầu hé lộ. Được biết, tổng chi phí cho quốc phòng của Myanmar trong năm 2009 là 1,5 tỷ USD tương đương 3,6% tổng thu nhập quốc nội GDP. Chính quyền Myanmar trong suốt một thời gian dài do tập đoàn quân phiệt lãnh đạo. Vào tháng 11/2010, Myanmar đã tiến hành bầu cử Nghị viện và vào ngày 4/2 vừa qua đã lựa chọn ra Tổng thống mới. Tổng thống Myanmar hiện nay là nguyên Thủ tướng Myanmar, tướng nghỉ hưu Thein Sein – Chủ tịch Đảng cầm quyền liên minh đoàn kết và phát triển (USDP).

Theo nhận định của các chuyên gia TSAMTO, chính việc tăng ngân sách quốc phòng và thực thi dân chủ trong bộ máy chính quyền nên trong thời gian tới Myanmar có thể sẽ trở thành thị trường vũ khí tiềm năng nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Không quân Myanmar hiện nay đang triển khai thực hiện mua đồng thời 20 máy bay tiêm kích Mig-29 của Nga với tổng trị giá gần 570 triệu USD và 50-60 chiếc máy bay UTS/UBS K-8 Karakorum của Trung Quốc với giá gần 700 triệu USD.

Đây là hai hợp đồng quân sự có trị giá lớn nhất hiện nay. Cả hai hợp đồng này đã được các bên ký kết vào cuối năm 2009. Tuy nhiên, chưa rõ hiện hợp đồng này đã được triển khai tới đâu và bao giờ Myanmar sẽ nhận được máy bay theo ký kết.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay đang đặt ra cho Chính phủ và Bộ Quốc phòng Myanmar là cần thiết phải nâng cấp và cải tiến vũ khí trang bị cho cả Hải, Lục và Không quân để bảo đảm khả năng phòng thủ đất nước ở mức cần thiết.

Xuất phát từ yêu cầu này, trong thời gian tới Myanmar có khả năng sẽ là nhà đặt hàng lớn các loại vũ khí, trang thiết bị quân sự bởi vì công nghiệp quốc phòng của Myanmar hiện nay chưa đủ khả năng tự cung cấp cho quân đội nên phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp vũ khí từ bên ngoài.

Trên thị trường vũ khí của Myanmar hiện nay, Nga và Trung Quốc vẫn nổi lên là hai nhà cung cấp chính và chủ yếu. Rất có thể trong thời gian tới sẽ có thêm các nhà cung cấp mới như Ukraina, Ấn Độ, Bắc Triều Tiên, Serbia, tiếp nữa là Hàn Quốc, Pakistan, Ba Lan và Singapore.

Liên minh châu Âu EU ngay từ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh (1991) đã áp lệnh bao vây, cấm vận cung cấp vũ khí, đạn dược và huấn luyện, đào tạo binh lính cho quân đội Myanmar.

Đến năm 1993 Mỹ là quốc gia đầu tiên cung cấp vũ khí cho Myanmar. Tuy nhiên vào tháng 6/2010 Hạ viện Mỹ lại tiếp tục gia hạn thêm lệnh bao vây, cấm vận vũ khí đối với Myanmar.

Liên quan đến kết quả bầu cử Nghị viện và người đứng đầu nhà nước mới ở Myanmar lên nắm quyền, các chuyên gia phân tích nhận định, không loại trừ khả năng Mỹ sẽ tái xem xét khả năng rỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với Myanmar.

Theo số liệu thống kê không đầy đủ, từ năm 1988 số binh lính trong quân đội Myanmar đã tăng lên gấp đôi và hiện nay đang có khoảng 406.000 quân

(Armstrade news )

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang