Trong quá trình tập trận, các chiến hạm của Hạm đội Thái Bình Dương cũng đã sử dụng các hệ thống tên lửa hải đối không Fort and Kinzhal. Tuần dương Hạm Varyag – chiến hạm dẫn đầu của Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga vừa tham gia một cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn diễn ra ngoài khơi bờ biển Kamchatka. Tuần dương hạm Varyag Lực lượng của Hạm đội Thái Bình Dương dưới sự dẫn đầu của chiến hạm Varyga đã bắn tên lửa tiêu diệt các mục tiêu giả định trong cuộc diễn tập. Trong khi đó, được sự hỗ trợ của từ chiến hạm của Hạm đội Thái Bình Dương, một đơn vị đổ bộ đã được lệnh tiến quân lên cảng Avacha để đánh chiến các mục tiêu địch. Trong quá trình tập trận, các chiến hạm của Hạm đội Thái Bình Dương cũng đã sử dụng các hệ thống tên lửa hải đối không Fort and Kinzhal để bắn máy bay địch. Trong khi đó tuần dương hạm Varyag đã bắn các tên lửa hải đối không S-300 Fort/SA-N-6 Grumble. Varyag cũng là chiến hạm đầu tiên hoàn thành việc bắn và tiêu diệt các mục tiêu trên không của địch. Hoả lực từ các tàu săn ngầm Admiral Tributs và Admiral Vinogradov cũng đã phát huy hiểu quả khi ngăn chặn và tiêu diệt được các tàu ngầm giả định của đối phương. Theo Ria Novosti, cuộc tập trận quân sự quy mô lớn này có sự tham gia của hơn 50 tàu chiến và tàu hỗ trợ các loại, nhiều máy bay phản lực, trực thăng chiến đấu cũng như hơn 10000 quân nhân đã được huy động. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tuần dương hạm Varyag. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tuần dương hạm Varyag. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011
>> Tuần dương hạm Varyag tập trận bắn đạn thật ở Kamchatka
Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011
>> Soái hạm của Hạm đội Thái Bình Dương
Hạm đội Thái Bình Dương, hạm đội lâu đời nhất của Hải quân Nga, vừa kỷ niệm tròn 280 tuổi đầu tuần này. Tàu chiến Varyag của Nga. Ảnh: RIA Novosti. Là một trong hai hạm đội mạnh nhất của Hải quân Nga, Hạm đội Thái Bình Dương được ưu ái trang bị các hệ thống vũ khí hiện đại nhất của Nga hiện nay như: soái hạm tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển Varyag, tàu khu trục chống ngầm hạng nặng lớp Udaloy, tàu khu trục mang tên lửa điều khiển lớp Sovremenny, tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Delta-III/IV, Akula, Oscar-II, tàu ngầm tấn công lớp Kilo (636), máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-22M3, Tu-142, tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới hiện nay Mig-31 và các loại máy bay chống ngầm như Ka-27/31, IL-39. Trong đó nổi bật là tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển Varyag, lớp Slava và đây cũng chính là soái hạm của hạm đội này. Varyag-011 không chỉ là biểu tượng sức mạnh của Hạm đội Thái Bình Dương mà còn là biểu tượng đầy uy lực của Hải quân Nga trên biển. Tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển Varyag thuộc Project 1164 Atlant, Nato định danh là lớp Slava. Được manh nha thiết kế từ những năm 1960, cùng với sự ra đời của tên lửa chống hạm tầm xa P-500 Bazalt. Những chiếc tuần dương hạm này được thiết kế để đảm đương vai trò là những chiến hạm hạng nhất trong biên chế của Hải quân Nga. Sự phát triển của dự án gặp nhiều khó khăn và chậm trễ bởi tính phức tạp và yêu cầu rất cao của dự án. Chiếc tuần dương hạm đầu tiên của lớp Slava được đưa vào sử dụng năm 1983, hiện tại Hải quân Nga có 3 chiếc tuần dương hạm lớp Slava trong biên chế, trong đó có hai chiếc đảm đương nhiệm vụ soái hạm. Tuần dương hạm Moskva hiện tại là soái hạm của Hạm đội Biển Đen, cùng với chiếc Varyag là soái hạm của Hạm đội Thái Bình Dương, chiếc còn lại mang tên Marshal Ustinov hoạt động trong Hạm đội Biển Bắc. Tuần dương hạm Varyag lúc đầu được đặt tên là Chervona Ukrayina, sau lần đại tu vào năm 2002, tàu được đổi tên thành Varyag và năm 2008 bắt đầu phục vụ tại Hạm đội Thái Bình Dương với tư cách là soái hạm của hạm đội. Với tư cách là chiến hạm hạng nhất Varyag được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh và đầy uy lực cho nhiều nhiệm vụ khác nhau. Tuần dương hạm Varyag được trang bị 16 tên lửa chống hạm tầm xa P-500 Bazalt cải tiến (NTAO định danh là SS-N-12 Sandbox) tầm bắn lên đến 550km, tên lửa được dẫn đường kết hợp quán tính và radar chủ động. Trong suốt quá trình bay đến mục tiêu, các tham số về mục tiêu được hiệu chỉnh thông qua một kênh liên kết dữ liệu với máy bay Tu-95D hoặc trực thăng Ka-27B. Không chỉ mạnh về chống hạm, tuần dương hạm Varyag còn được trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm xa hiện đại. 8 bệ phóng với 8 ống phóng thẳng đứng cho mỗi bệ phóng cơ số 64 tên lửa đối không tầm xa S-300F, phiên bản hải quân của hệ thống tên lửa đối không S-300 PMU2 Favorit (NATO định danh là SA-N-6 Grumble). Hệ thống tên lửa đối không này có tầm tác chiến chống máy bay là 150km, 30km chống tên lửa đạn đạo. Hai hệ thống tên lửa đối không phản ứng nhanh OSA-MA, một hệ thống ở phía trước và một ở phía sau, cơ số 40 quả tên lửa. Tên lửa 9M33M có tầm bắn tối đa là 15km, tầm cao tối đa là 12km. Tuần dương hạm Varyag được trang bị một pháo hạm đa năng nòng kép AK-130-130mm, tầm bắn tối đa 23km chống lại các mục tiêu mặc nước, 15km chống máy bay, tốc độ bắn trung bình là 40 viên/phút. 6 pháo bắn siêu nhanh AK-630, có thể được thay thế bằng hệ thống phòng thủ tầm cực gần Kashtan, 5 ống phóng ngư lôi kép 533mm, 2 hệ thống phóng rocket chống ngầm RBU-6000. Đuôi tàu tuần dương hạm Varyag có bãi đáp và nhà chứa cho trực thăng chống ngầm Ka-27. Hệ thống điện tử của tàu tuần dương hạm Varyag gồm có, radar tìm kiếm mục tiêu tầm xa đa chức năng 3D MR-800 Voshkod. Radar tìm kiếm mục tiêu trên không MR-710 Fregat-MA. Hệ thống kiểm soát bắn Volna/Top Dome, MPZ-301.Sonar phát hiện tàu ngầm gắn ở võ tàu MG-332, hệ thống sonar kéo theo Mare Tail. Tuần dương hạm Varyag được trang bị hệ thống động cơ đẩy kết hợp tuabin khí COGOG, tổng công suất 120.000 mã lực. Tốc độ tối đa đạt 32 hải lý/giờ, tầm hoạt động 6500 dặm (10400km). Thông số cơ bản: Dài 186,4m, rộng 20,8m, mớn nước 8,4m, tải trọng tiêu chuẩn 10.000 tấn, đầy tải 12.500 tấn, thủy thủ đoàn từ 476-529 người [BDV news] |
Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011
>> Hạm đội Thái Bình Dương tròn 280 tuổi
Ngày 21/5/2011, đánh dấu một cột mốc quan trọng của Hạm đội Thái Bình Dương, hạm đội lâu đời nhất của Nga tròn 280 tuổi. Ngày 21/5/1731, Thượng nghị viện Nga lúc đó quyết định thành lập một đội tàu quân sự tại cảng Okhotsk nhằm bảo vệ các vùng lãnh thổ của Nga tại vùng Viễn Đông. Đó là cơ sở quan trọng để xây dựng lực lượng hải quân Nga tại khu vực này, sau này đội tàu phát triển và được đổi tên là Hạm đội Thái Bình Dương. Từ đó đến nay, ngày 21/5 trở thành ngày truyền thống của Hạm đội lâu đời nhất Hải quân Nga. Buổi lễ kỷ niệm được tổ chức long trọng bắt đầu lúc 9h00 (giờ địa phương), đặt vòng hoa tưởng niệm tại Đài tưởng niệm của Hạm đội Thái Bình Dương. Đến buổi chiều cùng ngày, tại cầu tàu số 33, hạm đội sẽ tổ chức đón tiếp đoàn tàu khu trục vừa hoàn thành sứ mệnh tại Vinh Aden về dự lễ kỷ niệm 280 năm thành lập. Trải qua 280 năm xây dựng và phát triển, từng tham gia nhiều cuộc chiến trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại, những năm tháng căng thẳng trong thời kỳ chiến tranh lạnh, đến hôm nay, Hạm đội Thái Bình Dương cùng với Hạm đội Biển Bắc là 2 hạm đội mạnh nhất của Hải quân Nga. Hiện tại, căn cứ chính của Hạm đội Thái Bình Dương đặt tại Vladivostok, ngoài ra còn có các căn cứ tàu ngầm khác tại Vilyuchinsk. Trước đây, Hạm đội Thái Bình Dương từng đặt căn cứ tại Cam Ranh, Việt Nam. Hạm đội Thái Bình Dương được Quân đội Nga ưu ái trang bị vũ khí nhiều hiện đại, trong đó có Soái hạm: Tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển Varyag lớp Slava, tàu khu trục chống ngầm hạng nặng lớp Udaloy I/II, tàu khu trục mang tên lửa điều khiển lớp Sovremenny, tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Delta-III/IV, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Akula, Oscar-II, tàu ngầm tấn công lớp Kilo. Không quân hải quân của hạm đội trang bị các máy bay ném bom chiến lược như Tu-22M3,Tu-142, đánh chặn Mig-31, chiến tranh chống ngầm IL-39, KA-27, KA-31, vận tải An-12/24/26. Sau đây là một số hình ảnh về một số vũ khí tiêu biểu trong biên chế của Hạm đội Thái Bình Dương: Soái hạm, Tuần dương hạm Varyag. Tàu khu trục chống ngầm hạng nặng lớp Udaloy. Tàu khu trục mang tên lửa điều khiển lớp Sovremenny. Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Delta-III. Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Akula. Tàu ngầm tấn công lớp Kilo. Máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3. Tiêm kích đánh chặn Mig-31. Trực thăng chống ngầm Ka-27PS. [BDV news] |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)