Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hạm đội Biển Đen

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hạm đội Biển Đen. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hạm đội Biển Đen. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

>> Trung Quốc sẽ học Nga sử dụng vũ lực ?

Từ nay đến năm 2020, phương hướng khu vực chính của chính sách biển Nga là: Đại Tây Dương, Bắc Cực, Thái Bình Dương, biển Caspian...

>> Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (kỳ 1)


Tân Hoa xã Trung Quốc dẫn bài viết từ “Nhật báo Phương Nam” cho rằng, Nga xứng đáng là nước có tuyến đường hàng hải phức tạp nhất. Lãnh thổ của Nga vắt ngang hai châu lục Âu-Á, phía bắc giáp Bắc Băng Dương, phía tây giáp biển Baltic, phía tây nam giáp biển Đen, biển Azov và biển Caspian, phía đông giáp Thái Bình Dương.

Nga có đặc điểm lãnh thổ vươn “vòi” tới các đại dương, đây không phải là sự ban tặng của Chúa cứu thế, mà là do người Nga giành được bằng vũ lực. Trước thế kỷ 17, Nga còn là một nước lục địa.

Trong thời gian cầm quyền sau đó của các ông vua như Peter Đại đế, Ekaterina và Paul I, Nga trở thành cường quốc biển chính của thế giới. Đã làm “thông” các cửa ra biển chủ yếu ở biển Barents, biển Baltic, biển Đen và biển Nhật Bản.

Trong các giai đoạn lịch sử đặc biệt, chẳng hạn thời kỳ “Cách mạng tháng Mười” và “Liên Xô giải thể”, chiến lược biển của Nga không ổn định, nhưng về lâu dài, họ chưa bao giờ từ bỏ tham vọng trở thành một cường quốc biển.

Tổng quan lịch sử và hiện thực, những biểu hiện và hành động của Nga trong các vấn đề biển, chiến lược biển đằng sau đó không chỉ đáng làm bài học lịch sử để nghiên cứu, hơn nữa những nước lớn đang tìm kiếm nhiều quyền phát ngôn hơn về chiến lược biển sẽ có rất nhiều chỗ để tham khảo và học tập.

Ngày 7/5, Putin tiếp tục quay trở lại làm chủ Điện Kremlin, phương hướng ưu tiên về an ninh biển của ông phải chăng như cũ?



http://nghiadx.blogspot.com
 Tàu hộ tống "Yaroslav thông thái", Hải quân Nga.

Chiến lược biển đã xác định đến năm 2020

Nga là nước có diện tích lớn nhất thế giới, vắt qua hai châu lục lớn là châu Âu và châu Á, tuyến đường bờ biển kéo dài của họ từ Bắc Băng Dương kéo tới bắc Thái Bình Dương, đồng thời còn gồm cả biển Đen và biển Caspian trong lục địa.

Trên thực tế, Nga vốn là một quốc gia lục địa truyền thống, trong quá trình phát triển và mở rộng của họ, đặc biệt là khi bước vào thế kỷ 17, chiến lược an ninh biển của Nga sớm coi đoạt lấy biển Baltic, biển Đen, cửa ra biển Thái Bình Dương làm mục tiêu chủ yếu.

“Nếu từ bỏ xây dựng hải quân, Nga sẽ mất đi quyền phát ngôn trên sân khấu quốc tế. Chúng ta cần nhận thức đầy đủ vai trò quan trọng của hải quân trong hệ thống quốc phòng, làm cho hải quân triệt để kết thúc và thoát khỏi cục diện tồi tệ hiện nay”.

Sau khi Putin, người được mệnh danh là “Peter đại đế thứ hai” lên cầm quyền, để thay đổi thực tế sức mạnh hải quân suy yếu do Liên Xô sụp đổ, Putin đã thực hiện một loạt biện pháp thúc đẩy.

Hiện nay, Nga đã tăng cường quyền phát ngôn và khả năng hiện diện trên các đại dương. Hạm đội Biển Bắc của Nga gần đây xác nhận, Nga, Mỹ và Na Uy sẽ tổ chức diễn tập quân sự liên hợp vào tháng 8 tới tại biển Barents và biển Na Uy, bao gồm tác chiến phong tỏa trên biển, hành động tìm kiếm cứu nạn.

Tháng 3/2000, Putin trở thành Tổng thống nhiệm kỳ 2 trong lịch sử Nga. “Dành cho tôi 20 năm, sẽ trả lại cho bạn một nước Nga mạnh mẽ” – Putin phát biểu những lời nói hùng hồn khi mới lên cầm quyền.

Dưới sự thúc đẩy mạnh mẽ của Tổng thống Putin, Hải quân Nga đã có những bước đi quay trở lại đại dương. Dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của ông, kinh tế phát triển nhanh chóng, chính trị phát triển ổn định, giấc mơ biển cả chôn sâu trong lòng của Nga lại được đánh thức.

http://nghiadx.blogspot.com
 Tàu chiến chủ lực Hạm đội Biển Đen, Hải quân Nga.

“Nga chỉ có 2 người bạn là Lục quân và Hải quân” – Lời nói của Putin giống như học thuyết “hai đôi tay” của Peter đại đế. Trên phương diện thúc đẩy phát triển sức mạnh trên biển, Putin có tham vọng như Peter Đại đế.

Tháng 4/2000, Nga đã công bố “Chiến lược Hải quân Liên bang Nga” (dự thảo), dự thảo này đã lần đầu tiên chính thức công nhận và sử dụng khái niệm “chiến lược hải quân”, đã đưa ra ý tưởng chiến lược to lớn hải quân cần hướng ra các đại dương trên thế giới.

Năm 2000 và 2001, Nga lại lần lượt công bố các văn kiện như “Nguyên tắc chính sách hoạt động quân sự trên biển của Liên bang Nga trước năm 2010”, “Học thuyết hải dương trước năm 2020”, đã xác lập tư duy tổng thể của chiến lược an ninh biển trong thời đại Putin.

Căn cứ vào học thuyết biển của Liên bang Nga, mục tiêu chính trị chủ yếu của Liên bang Nga trong lĩnh vực hoạt động biển quân sự là: thực hiện và bảo vệ lợi ích quốc gia của Liên bang Nga trên biển trên thế giới; duy trì vị thế cường quốc biển thế giới của Nga; phát triển và sử dụng có hiệu quả tiềm lực biển quân sự của Liên bang Nga.

Nỗ lực vũ trang cho Hạm đội Thái Bình Dương

Mùa hè năm 2007, tàu sân bay “Nguyên soái Kuznetsov” còn lại của Nga khôi phục lại nhiệm vụ cất/hạ cánh máy bay chiến đấu thường trực. Hành động này đã truyền đi một thông điệp tích cực: Hành trình xây dựng lại sức mạnh hải quân của Nga đã bắt đầu.

Tuy nhiên, Putin hoàn toàn không vấp phải những góc độ cực đoan như thời kỳ Liên Xô. Mà là căn cứ vào môi trường an ninh của đất nước, bối cảnh kinh tế để có phương hướng ưu tiên cụ thể. Căn cứ vào “Học thuyết biển Nga trước năm 2020”, phương hướng khu vực chủ yếu của chính sách biển quốc gia Liên bang Nga được chia thành: Đại Tây Dương, Bắc Cực, Thái Bình Dương, biển Caspian, Ấn Độ Dương.

http://nghiadx.blogspot.com
 Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Delta, Hải quân Nga.

Putin xuất phát từ lợi ích chiến lược khu vực Viễn Đông, Nga coi Hạm đội Thái Bình Dương là hạm đội phát triển trọng điểm. Theo hãng RIA Novosti ngày 7/5/2012, người vừa tiếp tục trúng cử Tổng thống, Putin đã ra lệnh cho Chính phủ Nga đảm bảo sự phát triển của hải quân, đặc biệt là khu vực Viễn Đông và khu vực Bắc Cực.

Putin còn yêu cầu cung cấp hệ thống vũ khí hiện đại cho các lực lượng vũ trang Nga, đến năm 2020 phải nâng mức độ hệ thống vũ khí hiện đại hóa lên 70%.

Được biết, hiện nay, Hạm đội Thái Bình Dương Nga chiếm 27% binh lực Hải quân Nga. Thông qua chiến lược “Đông tiến” tích cực tìm cách tiến hành thâm nhập Thái Bình Dương, đồng thời ra sức phát triển lực lượng trên biển đặc biệt là lực lượng hạt nhân chiến lược trên biển. Nga vẫn coi tàu ngầm tên lửa đạn đạo là một bộ phận quan trọng của toàn bộ hệ thống răn đe Nga.

Cùng với việc thực hiện chiến lược coi trọng cả đông và tây, sức mạnh của Hạm đội Thái Bình Dương sẽ tăng mạnh, hiện đã triển khai một lô tàu chiến cỡ lớn mới, trong đó có hơn 10 tàu ngầm hạt nhân chiến lược triển khai ở căn cứ bán đảo Kamchatka.

Tàu tuần dương tên lửa, tàu khu trục và tàu hộ tống tập trung triển khai ở các căn cứ hải quân chính của khu vực Tân Hải, dùng để bảo vệ an toàn cho vùng biển quan trọng xung quanh và các tuyến đường eo biển có liên quan.

Được biết, Nga có kế hoạch triển khai chiếc tàu sân bay lớp Mistral (tàu đổ bộ) đầu tiên (do Pháp chế tạo) cho Hạm đội Thái Bình Dương, đồng thời còn có kế hoạch triển khai nhiều tàu tuần dương lớp Slava (có biệt hiệu là “sát thủ tàu sân bay”) ở khu vực Thái Bình Dương; tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey hiện đại nhất của Nga cũng có kế hoạch triển khai ở khu vực Thái Bình Dương.

Người phụ trách mạng Tình hình quân sự Trung Quốc Quách Tuyên cho rằng, Nga đồng thời duy trì tuần tra chiến lược ở Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương. Điều này cũng có nghĩa là, tàu ngầm hạt nhân của Nga triển khai ở mỗi một đại dương là lực lượng hạt nhân chiến lược trên biển, đều có thể xem là một điểm tấn công chiến lược.

http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com
 Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Yuri Dolgoruky lớp Borey của Hải quân Nga.

Quách Tuyên cho rằng, đối với Hải quân Nga, triển khai tàu ngầm hạt nhân là đòn sát thủ của họ. Phương tiện lực lượng hạt nhân chiến lược trên biển của Nga là tàu ngầm hạt nhân. Bản chất của chiến tranh là đoạt lấy 2 loại quyền lực: quyền kiểm soát và quyền gây thiệt hại.

Đại diện vũ khí của quyền kiểm soát là tàu sân bay, đại diện vũ khí của quyền gây thiệt hại là tàu ngầm hạt nhân. Đại diện cho tàu ngầm hạt nhân chính là sức mạnh của Hải quân Nga.

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Nga chủ yếu ở Hạm đội Biển Bắc, tàu ngầm hạt nhân của Hạm đội Thái Bình Dương chủ yếu là tàu ngầm hạt nhân có tính hiệu quả. Tình hình Nga tăng cường khả năng răn đe hạt nhân đối với khu vực Thái Bình Dương cho thấy họ muốn tăng cường phát triển Hạm đội Thái Bình Dương.

Vương Lệ Cửu, Phòng Nghiên cứu Nga, Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Hiện đại Trung Quốc cho biết, trọng tâm của thế giới dịch chuyển sang châu Á-Thái Bình Dương, sự phát triển của Siberia trở thành phương hướng quan trọng trong phát triển của Nga.

Các nhà sử học Nga cũng từng nói, Nga muốn lớn mạnh, cần coi trọng phát triển Siberia-Viễn Đông. Putin thành lập “Bộ Phát triển Viễn Đông” cho thấy sự coi trọng đối với Siberia. Ngoài ra, về an ninh, Nga hiện có 4 quân khu lớn, Hạm đội Thái Bình Dương thuộc Quân khu Miền Đông.

Mỹ quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, điều này làm cho Nga đối mặt với sức ép quân sự tương đối lớn ở Viễn Đông. Mặc dù phương diện phòng bị quân sự trước đây có sức mạnh rất lớn, nhưng trên phương diện tấn công Mỹ, đầu tư cho quân sự tương đối yếu. Cho nên, hiện nay đang ra sức gia tăng đầu tư cho phương diện này.


http://nghiadx.blogspot.com
 Tàu săn ngầm cỡ lớn Shaposhnikov của Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Nga.


(Theo nguồn BÁO GIÁO DỤC.NET.VN)

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

>> Hải quân đánh bộ Nga tập đánh chiếm bờ biển



Hải cảng Sevastopol là căn cứ chính của Hạm đội Biển Đen (Nga), bên cạnh các lữ đoàn tàu chiến, tàu đổ bộ thì đây còn là nơi đóng quân của lữ đoàn Hải quân đánh bộ 810 và tiểu đoàn độc lập 382.


Dưới đây là chùm ảnh một ngày huấn luyện của lính Hải quân đánh bộ Nga ở Sevastopol:


http://nghiadx.blogspot.com

Tàu vận tải đổ bộ cỡ lớn lớp Ropucha (project 775) mang tên Tsezar Kunikov chuẩn bị tiếp nhận khí tài quân sự trên bờ.



http://nghiadx.blogspot.com

Trên bờ, đoàn xe thiết giáp lội nước BTR-80 hành quân tới tới điểm tập kết.



http://nghiadx.blogspot.com

Tàu vận tải đổ bộ Ropucha "há mồm" để lộ khoang chứa lớn. Lớp Ropucha có lượng giãn nước 4.080 tấn, kích thước 112,5x15x3,7m.



http://nghiadx.blogspot.com

Ropucha được trang bị 2 tháp pháo hạm Ak-725 cỡ 57mm 2 nòng (một ở đầu tàu, một ở đuôi tàu), tuy nhiên biến thể Ropucha II (project 775M) lại sử dụng pháo hạm Ak-176.


Ngoài ra, Ropucha còn có tên lửa vác vai đất đối không tầm ngắn SA-N-5, 2 tháp pháo bắn nhanh Ak-630 và 2 cụm giàn phóng rocket phóng loại A-125 cỡ 122mm rất hữu hiệu trong tác chiến đổ bộ.

Trong ảnh, tháp pháo Ak-725 sẵn sàng chống mục tiêu trên không đảm bảo cho việc chuyển quân lên tàu an toàn.


http://nghiadx.blogspot.com

Đoàn xe thiết giáp BTR-80 lần lượt chui vào "bụng tàu". Sức chở của vận tải đổ bộ Ropucha gồm: 10 xe tăng và 200 lính hoặc 12 xe thiết giáp và 340 lính hoặc 3 xe tăng, 3 pháo tự hành 2S9, 5 xe thiết giáp đa dụng MT-LB, 4 xe vận tải và 313 lính hoặc hơn 500 tấn hàng hóa.



http://nghiadx.blogspot.com

Sau khi hoàn tất việc chuyển quân, cánh cửa và cầu thang khép lại.



http://nghiadx.blogspot.com

Con tàu cùng đoàn xe thiết giáp và binh lính tiến ra khơi tới vị trí đổ bộ. Ropucha trang bị 2 động cơ diesel cho phép đạt tốc độ tối đa 18 hải lý/h, tầm hoạt động hơn 9.000km.



http://nghiadx.blogspot.com

Đến vị trí đổ quân, Ropucha "há mồm" đoàn xe thiết giáp lần lượt bò ra khỏi tàu tiến về phía bờ. Trên tàu, pháo hạm Ak-725 và các bính lính mang tên lửa vác vai sẵn sàng chiến đấu bảo vệ cho cuộc đổ bộ.



http://nghiadx.blogspot.com

Tháp pháo 14,5mm trên xe thiết giáp lội nước BTR-80 trong tư thế chống máy bay địch.



http://nghiadx.blogspot.com

BTR-80 tiếp cận bờ, mỗi chiếc có thể chở 8 binh lính cùng trang bị đi kèm.



http://nghiadx.blogspot.com

Lính Hải quân đánh bộ Nga tiến công mục tiêu dưới sự yểm trợ của xe thiết giáp BTR-80.


Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

>> Hé lộ về lực lượng tuyệt mật của Liên Xô (kỳ 1)



Phương Tây có rất nhiều thông tin về lực lượng trinh sát đặc nhiệm công kích và chống phá hoại của nhưng hầu như không có chút thông tin nào về đặc nhiệm Hải quân Liên Xô.

Rõ ràng, việc không chút thông tin nào của các lực lượng đặc nhiệm hải quân phản ánh trạng thái giữ bí mật tuyệt đối về các lực lượng đặc nhiệm này.

Thứ nhất: Trong lĩnh vực huấn luyện chiến đấu, chiến thuật triển khai các hoạt động tác chiến, trang thiết bị kỹ thuật và vũ khí trang bị của Liên Xô đã vượt cả các nước trong khối quân sự Bắc đại tây dương.

Thứ hai: trong những năm 1970 – 1980 các lực lượng đặc nhiệm Hải quân Liên Xô đã tham chiến trong nhiều nước trên thế giới (ví dụ như Angola, Arab, Nicaragoa, Etyopia và nhiều khu vực có xung đột khác). Nhận trách nhiệm cho những hoạt động của họ thông thường là lực lượng đặc nhiệm hoặc lực lượng quân đội của các nước bạn bè hữu nghị với Liên Xô. Nói chung, những hoạt động của đặc nhiệm Hải quân Liên Xô thời điểm đó là tối mật.




Delphin tập kích từ biển chống hải tặc với súng lục đặc biệt.


Lịch sử hình thành lực lượng đặc nhiệm hải quân Liên Xô bắt đầu bằng một câu chuyện. Tháng 10/1955 tuần dương hạm Liên Xô mang tên nhà cách mạng Gruzia Ordzhonikidze cập cảng Portsmouth của nước Anh.

Trên boong tầu có 2 nhà lãnh đạo Liên Xô, Khrushchev và Bulganin. Các lãnh đạo Liên Xô có cuộc gặp gỡ và hội đàm với thủ tướng nước Anh ở London. Trong thời gian tuần dương hạm Ordzhonikidze đỗ trên bến cảng, một thợ lặn, đại úy hải quân bậc II Hoàng gia Anh Lionel Crabb đã lặn xuống bên dưới của chiến hạm.

Các chuyên gia quân sự Hải quân Hoàng gia Anh rất quan tâm đến cấu trúc thiết kế của chân vịt chiến hạm, các chuyên gia cho rằng nhờ có cánh quạt chân vịt hợp lý mà chiến hạm Liên Xô có khả năng đạt tốc độ 35 hải lý/giờ trong trạng thái hoạt động hải trình tiết kiệm của động cơ tuốc bin.

Nhưng nhiệm vụ tình báo công nghiệp của ngài đại úy hải quân Crabb đã bị tình báo Liên Xô phát hiện. Khi vị sĩ quan Anh "tò mò" với thiết kế ở phần đuôi tàu, cánh quạt chân vịt chiến hạm "vô tình" quay vài vòng và ngài Crabb tử thương. Phía Hải quân Liên Xô lấy làm rất tiếc và vô cùng xin lỗi.

Các cán bộ chuyên viên của Bộ quốc phòng Liên bang Liên Xô sau sự kiện đó đã nghiên cứu vấn đề cần phải thành lập lực lượng đặc nhiệm trinh sát công kích của lực lượng hải quân. Tổ nghiên cứu phương án thành lập đội đặc nhiệm bắt đầu làm việc.

Cuối cùng vào năm 1957, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô, Nguyên soái G.K Giucov ra mệnh lệnh thành lập lực lượng đặc nhiệm Hải quân. Nhưng sau khi bị thuyên chuyển, những hoạt động liên quan đến việc thành lập đặc nhiệm Hải quân bị dừng lại.



Delphin tập kích bằng ngư lôi cao tốc Sirena.


Chỉ đến năm 1967, có nghĩa là 10 năm sau, mệnh lệnh của Bộ tư lệnh Hải quân Liên Xô về việc thành lập đội huấn luyện thợ lặn hải quân của hạm đội Cờ đỏ Biển Đen được thực hiện.

Nhiệm vụ theo chương trình đặt ra của đội huấn luyện thợ lặn hải quân là thử nghiệm các thiết bị lặn ngầm, triển khai các hoạt động huấn luyện lặn ngầm, thực hiện các công việc dưới nước trong vùng nước của các căn cứ hải quân, nghiên cứu địa hình bờ biển…

Nói chung, những nhiệm vụ thường xuyên dưới nước của các phân đội bảo đảmgiữ bí mật với cấp trên, họ luyện tập theo một chương trình riêng biệt. Trong những cuộc tập trận lớn về đổ bộ đường biển, lực lượng lặn ngầm hải quân đã thể hiện hoàn toàn bất ngờ.

Các chiến sỹ đặc công nước không chỉ trinh sát địa điểm đổ bộ thích hợp nhất, họ còn chiếm luôn bàn đạp đầu cầu. Xuất hiện từ dưới nước, ở chỗ chẳng có ai ngờ, lực lượng lặn ngầm đã đè bẹp mọi ổ hỏa lực của đối phương, tiêu diệt các xe tăng và pháo tự hành, pháo bờ biển, cắt toàn bộ đường liên lạc hữu tuyến và vô tuyến.

Không những thế, lực lượng lặn ngầm đã sử dụng rất thông minh và hiệu quả chất nổ và súng tiểu liên, khả năng tác chiến tuyệt vời của lực lượng người nhái đã làm cho tất cả các tướng lĩnh và nguyên soái, những người mang trên vai kinh nghiệm từ đại chiến thế giới lần thứ 2 kinh ngạc đến không giới hạn. Căn cứ vào những kết quả đạt được trong các cuộc diễn tập.

Chỉ lệnh Bộ quốc phòng cho phép chuyển đổi đội huấn luyện thợ lặn hải quân thành lực lượng đặc nhiệm hải quân người nhái (viết tắt là PDSS).

Vào năm 1969 các đội PDSS được thành lập trong biên chế của Hạm đội Ban Tích, hạm đội Вiển bắc, hạm đội Thái bình dương. Các lực lượng chống đặc nhiệm ngầm được thành lập tại tất cả các căn cứ hải quân lớn, đặc biệt là các căn cứ tầu ngầm trang bị tên lửa và ngư lôi với các đầu đạn hạt nhân.

Sau khi các lực lượng quân đội Liên Xô rút quân khỏi Đông Đức, Ba Lan, các nước vùng Ban Tich, sau khi hạm đội Biển Đen bị phân rã, một phần của lực lượng đặc nhiệm hải quân PDSS bị giải thể, ngoài ra, các lực lượng còn lại đều được biên chế lại với lực lượng hạn chế.



Thực hiện nhiệm vụ hải kích (tấn công từ biển).


Năm 1970, Trung tâm tình báo quân sự của Bộ tổng tham mưu GRU thành lập đơn vị trinh sát đặc nhiệm công kích hải quân với mật danh Delphin (Cá heo), là một đơn vị không có chiến sỹ, chỉ có sỹ quan và sỹ quan chuyên nghiệp, Denphin có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ tối mật chống lại các căn cứ quân sự hải quân nước ngoài.

Chiến thuật tác chiến, kỹ thuật và phương pháp huấn luyện, phương tiện, vũ khí, trang thiết bị - tất cả mọi vấn đề, các chuyên gia Liên Xô phải bắt đầu từ con số 0, thực tế những vấn đề cơ bản này trước đây chưa hề có, ngoại trừ một số những phương án tác chiến sáng tạo hoặc các cuộc thử nghiệm.

Dù như vậy, sau những năm phát triển, theo những thông số và báo cáo đạt được trong những nhiệm vụ trinh sát và phá hoại căn cứ đối phương, lực lượng Delphin không những đuổi kịp các lực lượng đặc nhiệm của Hải quân Mỹ, Anh, Pháp, Liên bang Đức, Italy mà còn vượt hẳn họ về khả năng tác chiến và hoàn thành nhiệm vụ.

Tuyển chọn vào lực lượng PDSS chủ yếu là lực lượng lính thủy đánh bộ - tình nguyện, được sự giới thiệu của các sỹ quan chỉ huy. Người dự tuyển cần phải có tinh thần rất vững vàng, có khả năng giữ bình tĩnh trong các tình huống khắc nghiệp, không sợ bóng đêm, không gian đóng kín, cô độc.

Họ có khả năng chịu đựng những tải trọng lớn, chịu được áp lực nước ở độ sâu đáng kể hơn 40m, sự thay đổi áp suất qua các tầng nước sâu.

[BDV news]


Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

>> Tuần dương hạm Pyotr Veliky bị rút ruột



Soái hạm của hạm đội Biển Bắc tàu tuần dương hạm nguyên tử Pyotr Veliky đã bị rút ruột nghiêm trọng trong quá trình sửa chữa vào năm 2010.

Theo một báo cáo điều tra của công tố viên quân sự Nga cho biết, có đến 256 triệu Rúp kinh phí phân bổ cho việc sửa chửa tàu tuần dương hạm nguyên tử hạng nặng này đã bị tham nhũng.

Theo đó, trong tổng số tiền 356 triệu Rúp chi cho việc sửa chửa lò phản ứng hạt nhân và một số thiết bị liên quan của tàu đô đốc Pyotr Veliky. Thực tế chỉ có chưa đầy 100 triệu Rúp được chi cho công tác sửa chửa thực tế, số tiền còn lại đã chảy vào túi các quan chức.

Hiện tại, giới chức quân sự Nga mở rộng điều tra hành vi tham ô của tổng giám đốc cơ sở kỹ thuật công nghiệp đặc biệt ZAO tại trung tâm sửa chửa The Star. Nơi trực tiếp tiến hành công tác sửa chửa cho tuần dương hạm Pyotr Veliky.


Vấn nạn tham nhũng diễn ra ở ngay những vũ khí mang tầm cở chiến lược.


Trưởng công tố viên quân sự của Nga Fyodor Barashko đã gửi báo cáo lên cơ quan thực thi pháp luật của Bộ Quốc phòng Nga về hành vi tham nhũng trong quá trình sửa chữa tàu tuần dương hạm nguyên tử Pyotr Veliky. Điều đó có thể ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của tàu.

Ông Yevgeny Tkachuk một kiểm soát viên quân sự của Hạm đội Biển Bắc cho biết, trung tâm bảo dưỡng The Star đã nhận được đơn hàng để sửa chửa lò phản ứng hạt nhân cho tàu tuần dương hạm nguyên tử Pyotr Veliky cùng với một tàu ngầm hạt nhân khác. Tuy nhiên, trên thực tế thì trung tâm này không có thẩm quyền để tiến hành các công tác sửa chữa như vậy, báo cáo cho biết.

Tàu tuần dương hạm nguyên tử đô đốc Pyotr Veliky không chỉ là soái hạm của Hạm đội Biển Bắc mà còn là biểu tượng sức mạnh đầy uy lực của hải quân Nga trên biển. Đây là loại tàu tuần dương hạm có một không hai trên thế giới, và là loại tàu tuần dương hạm lớn nhất thế giới đang hoạt động.

Việc tham nhũng rút ruột trong quá trình sửa chữa lò phản ứng hạt nhân tại một trung tâm không có thẩm quyền tiến hành các công này có thể gây ra những hiểm họa khôn lường trong quá trình hoạt động của tàu.

Hiện tượng tham nhũng trong quân đội là một trong những vấn nạn lớn của quân đội Nga hiện nay, làm suy giảm nghiêm trọng khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu hiệu quả của quân đội Nga nói chung và Hạm đội Biển Bắc nói riêng, một trong hai hạm đội mạnh nhất của Hải quân Nga hiện nay.

[BDV news]


Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

>> Nghệ thuật quân sự hải quân (kỳ 4)



Sự phát triển tiếp theo của Hải quân đã gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ, tiềm lực kinh tế.



Theo đó, khoa học quân sự đã hình thành các lực lượng hải quân tác chiến trên biển xa và đại dương, được trang bị tên lửa mang đầu đạn hạt nhân và các loại vũ khí có khả năng hủy diệt lớn. Hạm đội đã trở thành lực lượng tác chiến chiến lược, có thể thực hiện một cuộc chiến tranh hạn chế và xung đột khu vực.


Lực lượng chủ lực của Hải quân xô viết bao gồm các tàu ngầm nguyên tử và không quân hải quân, được trang bị chủ yếu là tên lửa và ngư lôi hiện đại. Trong ảnh, tuần dương hạm tên lửa Moscow thuộc Hạm đội Biển Đen.


Sự phát triển của khoa học công nghệ quân sự tiên tiến, đặc biệt là tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo với các đầu đạn hạt nhân, hóa học, sinh học và nhiệt áp đã làm thay đổi căn bản nghệ thuật quân sự hải quân, hạm đội có thể tấn công đối phương trên toàn bộ diện tích lãnh thổ, tấn công các hạm tàu trên nhiều điểm khác nhau, tấn công các căn cứ hải quân với khoảng cách đến hàng ngàn km, các đòn tấn công của hạm đội có khả năng tiêu diệt các mục tiêu chiến lược của đối phương và các mục tiêu trong hải chiến tầm xa.

Nghệ thuật quân sự hải quân đã mang ý nghĩa chiến lược trong sử dụng hạm đội, đồng thời mang ý nghĩa chiến dịch trong xung đột khu vực, đấu tranh vũ trang trên biển. Những phương thức chiến thuật và kỹ thuật tác chiến mới được hình thành và phát triển trong nội dung chiến dịch sử dụng binh chủng hợp thành: binh chủng tàu ngầm có trang bị tên lửa và ngư lôi, không quân hải quân, các chiến hạm nổi các lớp từ tuần dương, khu trục, tàu phóng lôi, rải và quét mìn,…các đơn vị hải quân đánh bộ, lính thủy đánh bộ trong các chiến dịch và các trận hải chiến.

Đồng thời các giải pháp mới cũng được triển khai nhằm duy trì và phát triển sức mạnh của hải quân, khả năng sẵn sàng chiến đấu và sẵn sàng đánh chặn mọi cuộc tấn công của kẻ thù, hoàn thành những nhiệm vụ chiến lược và chiến thuật mà nhà nước, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang giao phó.

Nét đặc sắc trong quan điểm tác chiến hải quân Anh, Mỹ

Nghệ thuật quân sự hải quân của các hạm đội Mỹ, Anh, Pháp và các nước khác, trọng tâm được chú ý đến là những phương án, kỹ chiến thuật tác chiến biển sâu của các tàu ngầm, những phương án kỹ chiến thuật tấn công từ tàu sân bay trong một cuộc chiến tranh hạt nhân tổng lực hoặc hạn chế, đồng thời xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột khu vực.

Các chuyên gia hải quân có quan điểm cho rằng, kết quả của các nhiệm vụ tác chiến trên biển và đại dương phụ thuộc vào hiệu quả chiến đấu chống ngầm, do đó, Anh, Mỹ và các nước trong khối NATO tập trung vào nghiên cứu phương pháp đấu tranh chống các tàu ngầm nguyên tử, có trang bị tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân.

Phương án tác chiến là triển khai các chiến dịch lớn với các loại vũ khí trang bị của hạm đội trên các tuyến chiến đấu chống tàu ngầm hoặc các khu vực tàu ngầm đối phương triển khai sẵn sàng chiến đấu. Không gian hải chiến chống tàu ngầm sẽ được diễn ra tại các khu vực tác chiến nhiều chiều, trên không, trên biển, đại dương và cuộc săn đuổi của các tàu ngầm.



Mô phỏng chiến trường săn đuổi và chống ngầm.


Ngày nay, các cường quốc quân sự hải dương rất quan tâm đến các đòn tấn công hủy diệt bằng vũ khí hạt nhân, hóa học hoặc nhiệt áp vào các căn cứ hải quân, tàu ngầm đối phương.

Không quân hải quân triển khai các hoạt động tác chiến, tiến hành chống ngầm trên khu vực tàu ngầm đối phương tiến ra biển hoặc trong khu vực có sử dụng lực lượng tác chiến hiệp đồng không - hải quân.

Lực lượng hải quân Mỹ xây dựng các đơn vị chuyên trách chống ngầm, các lực lượng này có thể tác chiến trong khu vực xảy ra hải chiến, hoặc tác chiến phục kích, tập kích chiến lược ngay tại vùng vịnh , cửa biển của đối phương.



Mô phỏng hệ thống phòng thủ biển của Hải quân Trung Quốc.


Như vậy, quá trình lịch sử phát triển của nghệ thuật quân sự hải quân cho thấy, lực lượng Hải quân từ nhiệm vụ yểm trợ và tác chiến độc lập, đã hình thành lực lượng tác chiến mang tính chiến lược, chiến lược hải quân thời bình và thời chiến phản ánh trung thành đường lối chính trị của quốc gia, dân tộc với mục tiêu phát triển và bảo vệ lợi ích biển, đại dương.

Chiến lược phát triển và sử dụng hải quân phụ thuộc vào đường lối phát triển kinh tế và đối ngoại, nhưng có ý nghĩa quyết định trong nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi và sự phát triển của quốc gia.

[BDV news]


>> Sức mạnh Hạm đội Thái Bình Dương của Nga



Ra đời sớm nhất trong các hạm đội thuộc Hải quân Nga, với trang thiết bị vũ khí ngày càng hiện đại, Hạm đội Thái Bình Dương được coi là lực lượng cơ động chiến lược.


Lực lượng này sẽ giúp Moskva duy trì lợi ích và tăng cường ảnh hưởng đối với châu Á – Thái Bình Dương.

Ngày 21/5/1731, Thượng viện Nga quyết định thành lập đội tàu quân sự tại cảng Okhotsk với nhiệm vụ ban đầu là bảo vệ bờ biển, hải đảo và thám hiểm ở vùng Viễn Đông. Đây chính là tiền thân của Hạm đội Thái Bình Dương hùng mạnh ngày nay.

Vươn dài ảnh hưởng

Căn cứ chính của Hạm đội Thái Bình Dương hiện đặt tại Vladivostok. Dù chủ yếu đứng chân trên địa bàn châu Á – Thái Bình Dương, nhưng có thể nói nhiệm vụ của Hạm đội Thái Bình Dương được xác định rõ ràng trên phạm vi toàn cầu.

Thứ nhất, duy trì lực lượng hạt nhân chiến lược luôn ở tình trạng sẵn sàng cho hành động răn đe.
Thứ 2, bảo vệ các khu kinh tế và trung tâm công nghiệp, chặn đứng những hoạt động phi pháp.
Thứ 3, đảm bảo an toàn giao thông hàng hải.
Thứ 4, triển khai các hoạt động mang tính đối ngoại của Chính phủ trên các vùng biển thế giới như tham gia tập trận chung quốc tế, gìn giữ hòa bình...

Trong chương trình hiện đại hóa quốc phòng đầy tham vọng với tổng ngân sách 650 tỷ USD vừa được Moskva công bố tháng 3 vừa qua, Hạm đội Thái Bình Dương được nhận tới ¼ ngân sách mua sắm trang thiết bị.

Theo đánh giá của giới phân tích, một trong những lý do Nga bỏ tiền hiện đại hóa Hạm đội Thái Bình Dương là muốn chứng tỏ rằng họ vẫn có lợi ích quốc gia ở những khu vực địa chiến lược thuộc châu Á – Thái Bình Dương.



Hải quân Nga tập trận ở Thái Bình Dương.


Thực tế cho thấy: Hạm đội Thái Bình Dương được đặc biệt quan tâm để vươn dài tầm ảnh hưởng của Moskva không chỉ ở châu Á – Thái Bình Dương mà trên toàn cầu. Vì thế, tính đến tháng 5/2010, hạm đội này đã được biên chế các đội tàu hiện đại và hùng mạnh nhất: 3 tàu ngầm nguyên tử tuần dương mang tên lửa chiến lược, 5 tầu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình, 8 tầu ngầm thông thường (trong đó có 6 tầu ngầm lớp Kilo thuộc dự án 636), 1 tầu tuần dương mang tên lửa điều khiển Varyag, 2 tầu tuần dương, 8 tầu khu trục lớn, 7 tầu tên lửa nhỏ và 32 tầu chiến hoạt động gần bờ...

Ngày 27/3, hãng tin RIA còn loan báo rằng: tuần dương hạm mang tên lửa hành trình Ustinov của Hạm đội phương Bắc năm 2013 có thể được chuyển đến Hạm đội Thái Bình Dương nhằm tăng cường sức mạnh chiến đấu.

Không quân hải quân trong biên chế của hạm đội Thái Bình Dương có các máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-22M3, Tu-142 Bear F, tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới hiện nay MiG-31 và các loại máy bay chống ngầm như Ka-27 Helix D, Ka-31 May và máy bay IL-38. Phòng không trên bờ là những tên lửa S-300P hiện đại.

Những “quả đấm thép"

Với khả năng bí mật và triển khai nhanh chóng, tấn công mạnh mẽ và bất ngờ từ dưới đại dương đến các mục tiêu trên biển và đất liền ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, đội tầu ngầm nguyên tử được coi là “quả đấm” thép của hạm đội.

Chúng được trang bị tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân, hệ thống định vị sonar cực mạnh và vũ khí có độ chính xác cao. Đội tàu này liên tục có mặt ở những vùng biển khác nhau trên đại dương, sẵn sàng tác chiến ngay lập tức như một mũi chủ công chiến lược.



Tàu ngầm mang tên lửa chiến lược Petropavlovlovsk.



Trong số đó, tàu ngầm tuần dương mang tên lửa chiến lược Petropavlovlovsk là tàu ngầm nguyên tử thế hệ thứ 2 thuộc dự án 667BDR Kalmar.

Được đưa vào biên chế trong hạm đội từ năm 1979, với thủy thủ đoàn 130 người, tàu Petropavlovlovsk có thể hoạt động ở tốc độ 14 hải lý/giờ trên mặt nước và 24 hải lý/giờ dưới nước, với độ sâu tối đa 560m và liên tục trong 90 ngày.

Vũ khí cơ bản trên tàu là 16 quả ngư lôi hoặc 24 quả mìn, 16 thiết bị phóng tên lửa đạn đạo R-29P (PCM-50) và 2 tổ hợp tên lửa phòng không Strela-2M.

Còn tàu ngầm lớp Kilo thuộc dự án 636 có nhiệm vụ chống tàu chiến và chống tàu ngầm ở những vùng biển nước nông. Loại tàu ngầm, chuẩn bị được biên chế trong Hải quân Nhân dân Việt Nam, này được ví như “sát thủ vô hình” dưới biển, bởi nó là một trong những loại tàu ngầm diesel êm nhất thế giới. Nó có thể phát hiện ra một tàu ngầm khác ở khoảng cách xa gấp 3-4 lần trước khi bị đối phương phát hiện.

Hiện Bộ Quốc phòng Nga có kế hoạch biên chế tàu ngầm đầu tiên thuộc dự án 955 “Yuri Dolgoruky” cho Hạm đội Thái Bình Dương. Đây là tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hiện đại nhất Bulava. Sau lần phóng thử thành công thứ 15 gần đây, Bulava đã được quyết định sản xuất hàng loạt.

Biểu tượng sức mạnh

Trong lực lượng tàu mặt nước hùng hậu của Hạm đội TBD đáng gờm nhất là kỳ hạm Varyag mang tên lửa có điều khiển. Được coi là biểu tượng sức mạnh trên mặt biển không chỉ của hạm đội mà còn cả hải quân Nga, Varyag bắt đầu phục vụ tại Hạm đội Thái Bình Dương năm 2008.



Kỳ hạm Varyag.



Với tư cách là chiến hạm hạng nhất, tàu được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh và đầy uy lực: tên lửa chống hạm tầm xa P-500 Bazalt cải tiến (SS-N-12 Sandbox theo NTAO) tầm bắn lên đến 550km, tên lửa được dẫn đường kết hợp quán tính và radar chủ động.

Các tham số về mục tiêu trong hành trình bay được hiệu chỉnh thông qua việc kết nối dữ liệu với máy bay Tu-95D hoặc trực thăng Ka-27B.

Không những thế, Varyag còn được trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm xa hiện đại S-300F với số lượng lên đến 64 quả. Hệ thống tên lửa này có khả năng chống nhiễu cao và tiêu diệt máy bay ở cự ly 200km, tên lửa đạn đạo ở 40km.

Ngoài ra còn có một số tên lửa đối không phản ứng nhanh, pháo hạm đa năng, pháo siêu nhanh, hệ thống radar tìm kiếm mục tiêu tầm xa đa chức năng 3D MR-800, radar tìm kiếm mục tiêu trên không MR-710 Fregat-MA và một số hệ thống điện tử hiện đại khác.
Hải quân Nga là một trong lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới với hơn 140.000 quân nhân và 600 tàu chiến. Chiến lược mới của Hải quân Nga là tập trung ngân sách cho việc mua sắm trang bị theo hướng loại bỏ các tàu mặt nước quá cũ, tăng cường khả năng chiến đấu của các tàu tuần dương hạng nặng chạy bằng động cơ hạt nhân mang tên lửa chiến lược (TARKR), tàu ngầm chiến lược...

[BDV news]


Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

>> Hợp tác an ninh, quân sự Ukraine-Trung Quốc khiến Nga lo ngại




Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã có chuyến công du chính thức đến Ukraine vào nửa cuối tháng 6 với nhiều chương trình liên quan đến hợp tác an ninh, quân sự.

Đây là cuộc gặp thứ hai của hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Ukraine trong vòng hơn 1 năm qua. Cuộc gặp đầu tiên diễn ra vào tháng 9/2010 khi Tổng thống Ukraine Victor Yanukovich đến thăm Trung Quốc.

Trong cuộc gặp năm 2010, chủ đề được hai nhà lãnh đạo cấp cao đưa ra thảo luận là việc thực hiện dự án có liên quan đến quy trình sản xuất tên lửa chiến thuật – chiến dịch.

Phòng thiết kế “Yuzdniu” và “Yuzdmash” (Ukraine) là 2 nhà sản xuất có nhiều kinh nghiệm nhất trong lĩnh vực nghiên cứu, chế tạo tên lửa đạn đạo, nhưng chưa bao giờ sản xuất các tên lửa chiến thuật – chiến dịch.

Vào tháng 4/2011, Ukraine đã bắt tay chế tạo tổ hợp tên lửa Sapsan. Trên cơ sở của tổ hợp này, các chuyên gia Trung Quốc có thể phát triển các thiết kế mới. Hợp tác với Trung Quốc là một vấn đề quan trọng với Ukraine, không ngoại trừ khả năng vấn đề này được tính toán cho tương lai.



Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Victor Yanukovich hội đàm


Kết quả cụ thể các vấn đề đưa ra thảo luận trong hai cuộc gặp của 2 nguyên thủ cấp cao không được tiết lộ, cả 2 bên đã tránh đưa ra các cuộc bình luận công khai liên quan đến triển vọng hợp tác kỹ thuật quân sự cũng như hợp tác về an ninh.

Sự phát triển đối thoại giữa Trung Quốc và Ukraine, cũng như chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong không gian hậu Xô Viết làm Nga đặc biệt quan tâm. Bởi Moscow xem Trung Quốc không chỉ là thị trường đầy hứa hẹn về năng lượng mà còn là mối đe dọa tiềm năng đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình.

Chính vì vậy, Nga coi Tuyên bố về đối tác chiến lược giữa Ukraine và Trung Quốc vừa ký kết ngày 20/6 tại Kiev là một vấn đề hết sức quan trọng.

Tuyên bố này bao gồm các điều khoản quy định cấm nước thứ 3 sử dụng lãnh thổ nước mình để tiến hành các hoạt động xâm phạm chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của một nước khác. Đây thực sự là một điều ám chỉ cho Moscow biết rằng, Bắc Kinh đang theo sát các lợi ích kinh tế và chính trị của Nga tại Ukraine, Kazakhstan và Azerbaijan.

Ngoài ra, trong chuyến thăm vừa qua, 2 bên đã ký hợp đồng trị giá 3,5 tỷ USD để thực hiện hàng loạt các dự án cơ sở hạ tầng chuẩn bị cho việc tổ chức giải vô địch bóng đá Euro-2012. Trong đó, Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc sẽ đầu tư vốn xây dựng đường sắt kết nối sân bay quốc tế Borispol với Kiev.

Có thông tin cho rằng, Ukraine và Trung Quốc đã ký hàng loạt các hợp đồng lâu dài trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự. Theo đó, Trung Quốc sẽ sở hữu các hệ thống radar, các tên lửa không đối không và thủy phi cơ đổ bộ.

Bắc Kinh từng tìm kiếm khả năng sở hữu các phương tiện tương tự ở Nga. Tuy nhiên, trong giai đoạn đàm phán, ý định “mập mờ” của Trung Quốc trong việc chế tạo các radar và tên lửa khiến Nga thay đổi quan điểm. Nga cho rằng, nếu Trung Quốc có được các hệ thống trên, nước này sẽ sử dụng để chống lại Nga trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc.

Trước đó, cũng có ý tưởng để “Su-27” của Trung Quốc được trang bị động cơ “Motor Sich” của Ukraine, các chuyên gia không quân đã ủng hộ. Cũng theo đó, trên các máy bay này sẽ trang bị các loại vũ khí chiến đấu của Nga và Ukraine như tên lửa không đối không.

Ý tưởng này rất có lợi cho Ukraine, bởi trong tương lai gần, Ukraine sẽ thay các loại máy bay cũ. Đây là dự án duy nhất được nói đến trước khi ký các hợp đồng.

Các vấn đề trong "mối quan hệ tốt đẹp"

Hợp tác giữa Ukraine và Trung Quốc cũng tồn tại khá nhiều vấn đề. Trung Quốc sẽ không mua các lô hàng lớn. Bởi mục đích chính của Trung Quốc là sở hữu các công nghệ của Ukraine.

Kịch bản này có thể xảy ra như sau: Sau khi nhận các sản phẩm với số lượng hạn chế, tiến hành nghiên cứu tỉ mỉ, Trung Quốc có thể bắt đầu tự sản xuất hàng loạt các sản phẩm này với thương hiệu riêng của mình. Sau đó, xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến Ukraine vừa qua đã xác định hàng loạt các xu hướng địa chính trị hết sức quan trọng. Mục đích của việc Trung Quốc tích cực xâm nhập vào không gian hậu Xô Viết - sân sau của Nga là nhằm hạn chế sự hiện diện của Nga ở hướng Tây và Caucasus trong trường hợp xuất hiện xung đột Nga – Trung với mục đích sáp nhập phần lãnh thổ phía đông của Nga vào Trung Quốc.

Việc ký kết các hợp đồng trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự, tiếp tục thực hiện kế hoạch hoạt động Ukraine – NATO, cũng như tiến hành các cuộc tập trận mới đây tại Biển Đen đã và đang làm giấy lên sự quan ngại của Moscow.

Như vậy, không ngoại trừ khả năng đề tài được đưa ra thảo luận trong cuộc gặp sắp tới ngày 25/6/2011 giữa Tổng thống Ukraine Victor Yanukovich và Thủ tướng Nga Vladimir Putin tại Krym sẽ là kết quả chuyến thăm Ukraine của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, trọng tâm là các khía cạnh về hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Ukraine và Trung Quốc.

[BDV news]


Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

>> Tàu hộ tống tàng hình Soobrazitelny của Hải quân Nga




Nga vừa ra mắt chiếc tàu hộ tống Soobrazitelny, thuộc lớp Steregushchy (project 20380) tại St. Peterburg.


Nga vừa ra mắt chiếc tàu hộ tống Soobrazitelny, phiên bản mới nhất của lớp Steregushchy (dự án 20380) tại Triển lãm Phòng thủ Hàng hải Quốc tế diễn ra tại St. Peterburg từ 29/6 cho đến 3/7/2011.

Tàu hộ tống thuộc project 20380 có khả năng tiêu diệt tàu nổi, tàu ngầm và máy bay của địch, đồng thời thực hiện pháo kích hỗ trợ cho các nhiệm vụ đổ bộ.

Nhờ ứng dụng công nghệ tàng hình trong thiết kế, tàu có thể hấp thụ sóng radar, giảm tín hiệu âm thanh, từ trường... giảm tối thiểu khả năng bị đối phương phát hiện.

Nga có kế hoạch sở hữu tới 30 tàu lớp này để bảo vệ khu vực bờ biển cũng như các tuyến đường vận chuyển dầu mỏ và khí đốt, đặc biệt tại biển Đen và Baltic.

Chiếc tàu hộ tống đầu tiên thuộc dự án 20380 đã được đưa biên chế trong hạm đội Baltic của Nga vào tháng 10/2008.

Mỗi tàu hộ tống loại này có lượng giãn nước là 2.000 tấn, tốc độ tối đa là 27 hải lý/giờ, và thủy thủ đoàn bao gồm 100 người.



Tàu hộ tống lớp Steregushchy tại St. Peterburg


Có khoảng 300 công ty đến từ 25 quốc gia khác nhau sẽ tham gia Triển lãm Phòng thủ Hàng hải Quốc tế (IMDS-2011) lần thứ 5.

Trong số các sản phẩm được giới thiệu tại triển lãm có 15 tàu chiến của hải quân Nga và 3 tàu chiến nước ngoài: khinh hạm FGS Hamburg của Đức, khinh hạm HMS Van Amstel của Hà Lan và khinh hạm USS Carr của hải quân Mỹ.

Chương trình triển lãm trên sẽ có các màn trình diễn bắn đạn pháo từ 10 tàu chiến và có màn biểu diễn của các phi đội tiêm kích, trực thăng và phương tiện bay không người lái (UAV).

[BDV news]


Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

>> Soái hạm của Hạm đội Thái Bình Dương



Hạm đội Thái Bình Dương, hạm đội lâu đời nhất của Hải quân Nga, vừa kỷ niệm tròn 280 tuổi đầu tuần này.



Tàu chiến Varyag của Nga. Ảnh: RIA Novosti.

Là một trong hai hạm đội mạnh nhất của Hải quân Nga, Hạm đội Thái Bình Dương được ưu ái trang bị các hệ thống vũ khí hiện đại nhất của Nga hiện nay như: soái hạm tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển Varyag, tàu khu trục chống ngầm hạng nặng lớp Udaloy, tàu khu trục mang tên lửa điều khiển lớp Sovremenny, tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Delta-III/IV, Akula, Oscar-II, tàu ngầm tấn công lớp Kilo (636), máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-22M3, Tu-142, tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới hiện nay Mig-31 và các loại máy bay chống ngầm như Ka-27/31, IL-39.

Trong đó nổi bật là tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển Varyag, lớp Slava và đây cũng chính là soái hạm của hạm đội này. Varyag-011 không chỉ là biểu tượng sức mạnh của Hạm đội Thái Bình Dương mà còn là biểu tượng đầy uy lực của Hải quân Nga trên biển.

Tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển Varyag thuộc Project 1164 Atlant, Nato định danh là lớp Slava. Được manh nha thiết kế từ những năm 1960, cùng với sự ra đời của tên lửa chống hạm tầm xa P-500 Bazalt.

Những chiếc tuần dương hạm này được thiết kế để đảm đương vai trò là những chiến hạm hạng nhất trong biên chế của Hải quân Nga. Sự phát triển của dự án gặp nhiều khó khăn và chậm trễ bởi tính phức tạp và yêu cầu rất cao của dự án.

Chiếc tuần dương hạm đầu tiên của lớp Slava được đưa vào sử dụng năm 1983, hiện tại Hải quân Nga có 3 chiếc tuần dương hạm lớp Slava trong biên chế, trong đó có hai chiếc đảm đương nhiệm vụ soái hạm.

Tuần dương hạm Moskva hiện tại là soái hạm của Hạm đội Biển Đen, cùng với chiếc Varyag là soái hạm của Hạm đội Thái Bình Dương, chiếc còn lại mang tên Marshal Ustinov hoạt động trong Hạm đội Biển Bắc.

Tuần dương hạm Varyag lúc đầu được đặt tên là Chervona Ukrayina, sau lần đại tu vào năm 2002, tàu được đổi tên thành Varyag và năm 2008 bắt đầu phục vụ tại Hạm đội Thái Bình Dương với tư cách là soái hạm của hạm đội.

Với tư cách là chiến hạm hạng nhất Varyag được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh và đầy uy lực cho nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Tuần dương hạm Varyag được trang bị 16 tên lửa chống hạm tầm xa P-500 Bazalt cải tiến (NTAO định danh là SS-N-12 Sandbox) tầm bắn lên đến 550km, tên lửa được dẫn đường kết hợp quán tính và radar chủ động. Trong suốt quá trình bay đến mục tiêu, các tham số về mục tiêu được hiệu chỉnh thông qua một kênh liên kết dữ liệu với máy bay Tu-95D hoặc trực thăng Ka-27B.

Không chỉ mạnh về chống hạm, tuần dương hạm Varyag còn được trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm xa hiện đại. 8 bệ phóng với 8 ống phóng thẳng đứng cho mỗi bệ phóng cơ số 64 tên lửa đối không tầm xa S-300F, phiên bản hải quân của hệ thống tên lửa đối không S-300 PMU2 Favorit (NATO định danh là SA-N-6 Grumble).

Hệ thống tên lửa đối không này có tầm tác chiến chống máy bay là 150km, 30km chống tên lửa đạn đạo. Hai hệ thống tên lửa đối không phản ứng nhanh OSA-MA, một hệ thống ở phía trước và một ở phía sau, cơ số 40 quả tên lửa. Tên lửa 9M33M có tầm bắn tối đa là 15km, tầm cao tối đa là 12km.

Tuần dương hạm Varyag được trang bị một pháo hạm đa năng nòng kép AK-130-130mm, tầm bắn tối đa 23km chống lại các mục tiêu mặc nước, 15km chống máy bay, tốc độ bắn trung bình là 40 viên/phút.

6 pháo bắn siêu nhanh AK-630, có thể được thay thế bằng hệ thống phòng thủ tầm cực gần Kashtan, 5 ống phóng ngư lôi kép 533mm, 2 hệ thống phóng rocket chống ngầm RBU-6000.

Đuôi tàu tuần dương hạm Varyag có bãi đáp và nhà chứa cho trực thăng chống ngầm Ka-27.

Hệ thống điện tử của tàu tuần dương hạm Varyag gồm có, radar tìm kiếm mục tiêu tầm xa đa chức năng 3D MR-800 Voshkod. Radar tìm kiếm mục tiêu trên không MR-710 Fregat-MA. Hệ thống kiểm soát bắn Volna/Top Dome, MPZ-301.Sonar phát hiện tàu ngầm gắn ở võ tàu MG-332, hệ thống sonar kéo theo Mare Tail.

Tuần dương hạm Varyag được trang bị hệ thống động cơ đẩy kết hợp tuabin khí COGOG, tổng công suất 120.000 mã lực. Tốc độ tối đa đạt 32 hải lý/giờ, tầm hoạt động 6500 dặm (10400km).

Thông số cơ bản: Dài 186,4m, rộng 20,8m, mớn nước 8,4m, tải trọng tiêu chuẩn 10.000 tấn, đầy tải 12.500 tấn, thủy thủ đoàn từ 476-529 người
[BDV news]


Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

>> Nga tăng cường tàu tuần dương hạng nặng tới Thái Bình Dương



[VietnamDefence news] Hải quân Nga dự định điều động tàu tuần dương tên lửa Nguyên soái Ustinov từ biên chế Hạm đội Phương Bắc sang Hạm đội Thái Bình Dương.


Tàu tuần dương tên lửa Nguyên soái Ustinov lớp Projekt 1164 Atlant (sh8146.narod.ru)

Việc này nằm trong chủ trương của Nga tăng cường Hạm đội Thái Bình Dương Trước mối đe dọa Trung Quốc và Nhật Bản, Nga.

Một quan chức hải quân Nga cho biết, tàu này cần thiết hơn ở chiến trường rộng lớn và phức tạp như Thái Bình Dương. Dự kiến, năm 2011, tàu sẽ được trung tu và lên đường tới cảng nhà mới vào năm 2012.

Hiện, trong biên chế Hải quân Nga có 3 tàu Projekt 1164 là kỳ hạm Hạm đội Biển Đen tàu tuần dương tên lửa Moskva, kỳ hạm Hạm đội Thái Bình Dương Varyag và tàu Nguyên soái Ustinov.

Tàu tuần dương lớp Projekt 1164 có lượng giãn nước 11.300 tấn, chiều dài 187 m, chiều rộng 20 m, có thể chạy với tốc độ 32 hải lý/h, cự ly hành trình 7.500 hải lý.

Tàu được trang bị các tên lửa hành trình Bazalt, hệ thống tên lửa phòng không Fort, các ụ pháo АК-130 và các ống phóng lôi 533 mm. Lực lượng máy bay trên tàu được trang bị các trực thăng chống ngầm Ка-27.

Nga đang đàm phán với Ukraine về việc chuyển giao tàu tuần dương Projekt 1164 đóng từ năm 1984 (trước có tên Ukraine, Đô đốc Lobov). Theo các đánh giá khác nhau, tàu này đang ở mức độ sẵn sàng 50-95%. Tháng 1.2011, phía Nga tuyên bố không định mua lại tàu này, song sẵn sàng nhận miễn phí.


Tuần dương hạm nguyên tử Đô đốc Nakhimov (wikipedia.org)

Ngoài ra, Nga cũng dự kiến sửa chữa và điều động thêm tàu tuần dương nguyên tử hạng nặng lớn nhất thế giới Đô đốc Nakhimov lớp Projekt 1144 Orlan tới Hạm đội Thái Bình Dương.

Theo một nguồn tin trong Bộ tham mưu Hải quân Nga, năm 2011, Hải quân Nga bắt đầu chương trình hiện đại hóa tàu tuần dương nguyên tử hạng nặng trang bị tên lửa Đô đốc Nakhimov.

Chiến hạm này được đưa vào sửa chữa năm 1999, song công việc vẫn chưa được thực hiện nên 12 năm nay tàu vẫn đậu bên cầu cảng hãng đóng tàu Sevmash ở Severodvinsk. Sau khi hoàn thành sửa chữa và hiện đại hóa, tàu sẽ được đưa vào biên chế Hạm đội Thái Bình Dương.

Tiếp sau tàu Đô đốc Nakhimov, 2 tàu Projekt 1144 khác Đô đốc Ushakov và Đô đốc Lazarev cũng sẽ được hiện đại hóa. Dự kiến, các thiết bị điện tử analog trên các tàu này sẽ được thay thế và lắp đặt các máy tính, vũ khí mới. Nguồn tin ở tập đoàn đóng tàu OAK cho biết, hiện đã bắt đầu việc tháo dỡ thiết bị và vũ khí trên tàu Đô đốc Nakhimov, kinh phí sửa chữa/nâng cấp cũng đã được chi.


Tuần dương hạm nguyên tử hạng nặng Piotr Đại đế (anektodar.ru)

Trước đó, hãng đóng tàu Sevmash thông báo, các tàu tuần dương tên lửa này sẽ được hiện đại hóa theo kiểu tàu Piotr Đại đế, tàu duy nhất lớp Orlan đang có trong trang bị Hải quân Nga, thuộc biên chế Hạm đội Phương Bắc.

Tháng 7.2010, Bộ tham mưu Hải quân Nga tuyên bố đưa trở lại biên chế chiến đấu các tàu tuần dương tên lửa lớp Orlan trong 10 năm tới.

Tàu Đô đốc Nakhimov được đóng theo thiết kế 1144.2 tại xưởng đóng tàu của Nhà máy Baltyisk năm 1988 và mang tên Kalinin đến năm 1992.

Liên Xô đã đóng tổng cộng 4 tàu theo thiết kế 1144 trong thập kỷ 1980, chiếc cuối cùng nhận vào trang bị năm 1998. Các tàu Đô đốc Lazarev và Đô đốc Ushakov được chuyển sang lực lượng dự bị lần lượt vào năm 2002 và 2005, còn tàu Đô đốc Nakhimov thuộc biên chế Hạm đội Phương Bắc.

Đô đốc Nakhimov có lượng giãn nước 26.200 tấn, tốc độ 32 hải lý/h. Vũ khí trên tàu gồm các tên lửa chống hạm Granit, tên lửa chống ngầm Vodopad-NK, các bệ phóng bom phản lực Smerch-3 và Udav-1, 2 pháo АК-130 130 mm, các hệ thống tên lửa phòng không S-300F Fort và Osa-MA, các ống phóng lôi 533 mm, 3 trực thăng chống ngầm Ка-27PL.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang