Cơ quan tình báo Mỹ cho biết, Trung Quốc đã liên hệ Al Qeada để mua lại xác UAV Predator của Mỹ bị rơi tại Yemen.
Hãng thông tấn AFP dẫn lời cơ quan tình báo Mỹ cho biết, trong năm 2010, một chiếc UAV MQ-1 Predator của Mỹ đã gặp nạn trong khi đang làm nhiệm vụ tại Yemen, mặc dù cảnh sát địa phương đã phong tỏa khu vực UAV rơi và mang xác UAV về đồn cảnh sát. Tuy nhiên, lực lượng Al Qeada tại Yemen đã tấn công vào đồn cảnh sát và lấy mất xác chiếc UAV. Nhiều khả năng Trung Quốc đang liên hệ với Al Qeada để mua lại chiếc UAV này. Cơ quan tình báo Mỹ lo ngại rằng, qua việc nghiên cứu xác của chiếc UAV Predator Trung Quốc đã có được những hiểu biết cần thiết về thiết kế khí động học và các công nghệ liên quan. MQ-1 Predator của Mỹ phía trên và BA-270 của Trung Quốc phía dưới. Trung Quốc đang cố gắng phát triển một loại UAV tương tự như MQ-1 Predator, tuy nhiên mẫu UAV của Trung Quốc nhẹ hơn so với Predator của Mỹ tới 20% điều đó không cho phép nó thực hiện các nhiệm vụ khác ngoài chức năng trinh sát. Bên cạnh đó, công nghệ cảm biến trang bị cho mẫu UAV của Trung Quốc kém xa nhiều so với Predator của Mỹ, cho dù Predator chưa phải là chiếc UAV hiện đại nhất của Mỹ. Việc có được xác của chiếc UAV này quả là món quà trời cho đối với Trung Quốc để hoàn thiện bản thiết kế của mình. Đặc biệt là công nghệ điện tử để thiết kế các loại cảm biến tinh vi. Cơ quan tình báo Mỹ cho rằng, đây là một nguy hiểm với các công nghệ của Mỹ, họ đang tìm cách để ngăn cản thỏa thuận giữa Trung Quốc với Al Qeada. MQ-1 Predator là một trong những UAV hàng đầu thế giới hiện nay. Ngoài chức năng chính là trinh sát, MQ-1 còn có khả năng mang theo 2 tên lửa chống tăng Hellfire, hoặc 2 tên lửa đối không Stinger. MQ-1 có tốc độ tối đa là 215km/h, tốc độ hành trình 160km/h, trần bay 8.000 mét, thời gian hoạt động liên tục từ 12-20 giờ đồng hồ. Trung Quốc cũng đang cố gắng chế tạo một mẫu UAV có khả năng tấn công mạnh mẽ như MQ-9 Reaper. MQ-9 có khả năng mang tải trọng 682kg vũ khí, bao gồm 8 tên lửa Hellfire và 2 tên lửa đối không AIM-9 Sidewinder, hoặc 2 quả bom dẫn hướng laser nặng 227kg. Phát triển một mẫu UAV có khả năng tấn công mạnh mẽ như MQ-9 Reaper đang là mơ ước của Trung Quốc. Trong thời gian qua, Trung Quốc rất tích cực săn lùng các máy bay của Mỹ gặp nạn nhằm khai thác các công nghệ cao của Mỹ. Trước đó, đã có những thông tin cho rằng, Trung Quốc đang cố gắng nghiên cứu xác trực thăng bí ẩn của Mỹ bị bắn rơi trong chiến dịch tiêu diệt bin Laden. (>> chi tiết) Washington Post gần đây cho biết, một chiếc UAV Predator đang làm nhiệm vụ do thám tại khu vực Đông bắc Triều Tiên đã bị bắn rơi tại bán đảo Liêu Đông của Trung Quốc. Cơ quan tình báo Mỹ cho biết, nhiều khả năng chiếc UAV này bị bắn hạ bởi tên lửa HQ-10A, biến thể nâng cấp của tên lửa đối không HQ-9 do Trung Quốc sản xuất. Cơ quan tình báo Mỹ cho biết, Triều Tiên không có loại tên lửa nào đủ khả năng bắn hạ các UAV trinh sát tầm cao của Mỹ. Trong khi đó HQ-10A là một hệ thống tên lửa đối không được thiết kế để đối phó với các máy bay trinh sát tầm cao của Mỹ. Không quân Mỹ tại Hàn Quốc đã cố gắng thu hồi xác của chiếc UAV này nhưng đã bị phía quân đội Trung Quốc mang đi, nguồn tin Mỹ cho biết. Bộ Quốc phòng Mỹ đã yêu cầu phía Trung Quốc trả lại xác của chiếc UAV này nhưng Trung Quốc đã từ chối. Việc các UAV bị gặp nạn trong lúc làm nhiệm vụ là nỗi đau đầu của Lầu Năm Góc, đặc biệt là khi bi rơi ở các khu vực nhạy cảm. Nếu không thu hồi hoặc phá hủy kịp thời các UAV gặp nạn này đó sẽ là một nguy cơ rò ri công nghệ cao rất lớn. Với Mỹ việc bảo mật các công nghệ tiên tiến luôn là một nhiệm vụ hàng đầu. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn UAV RQ-11B Raven. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn UAV RQ-11B Raven. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011
>> Mỹ tố Trung Quốc gom xác UAV
Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011
>> Kế hoạch hiện đại hóa Quân đội Mỹ vào năm 2012
Mới đây, Mỹ đã công bố kế hoạch hiện đại hóa Quân đội năm 2012 và đề ra một chiến lược phát triển tổng thể và những ưu tiên trong chính sách phát triển quân đội. Theo đó Quân đội Mỹ sẽ cung cấp chi tiết những yêu cầu và danh mục phát triển các trang thiết bị quân sự trong năm 2012, xây dựng lực lượng quân đội hùng mạnh nhằm sẵn sàng ngăn chặn xung đột và đối phó với mọi mối đe dọa trong tương lai. Với chiến lược phát triển quân đội năm 2012, Mỹ đã đặt ra 3 mục tiêu ưu tiên chiến lược cơ bản gồm: - Xây dựng mạng lưới kết nối thông tin liên lạc trực tiếp từ các đơn vị đồn trú tới từng binh sỹ; - Ngăn chặn và đánh bại mọi mối đe dọa; - Bảo vệ và trao quyền hành động cho binh sỹ; Để thực hiện được các mục tiêu trên, Quân đội Mỹ xác định ưu tiên phát triển 7 hệ thống đảm bảo thành công cho các hoạt động như, hệ thống thông tin vô tuyến hỗn hợp cấp chiến thuật JTRS với khoản đầu tư là 776 triệu USD, bao gồm thiết bị truyền dẫn số liệu băng thông rộng cơ động mặt đất, máy tính xách tay sử dụng giao thức internet dựa trên công nghệ cung cấp mạng định tuyến. Dù Quân đội Mỹ đang đối mặt với vấn đề cắt giảm chí phí quốc phòng, tuy nhiên, vẫn lên kế hoạch hiện đại hóa quân đội vào năm 2012. Có khả năng cung cấp thông tin bằng giọng nói, hình ảnh đa kênh, hệ thống mạng thông tin chiến thuật cho máy bay chiến đấu WIN-T được đầu tư lên tới 1,3 tỷ USD, cung cấp thông tin băng rộng được kết nối vệ tinh hỗ trợ khả năng chỉ huy, kiểm soát, thông tin, máy tính, tình báo, giám sát và trinh sát hỗn hợp JC4ISR. Các phương tiện chiến đấu mặt đất đầu tư 884 triệu USD. Kế hoạch này nằm trong chương trình thay thế và hiện đại hóa các xe chiến đấu bộ binh tại các đơn vị chiến đấu chiến lược nhằm tăng cường khả năng bảo vệ và cơ động. Hệ thống phân phối thông tin mặt đất DCGS-A, kế hoạch triển khai đầy đủ vào quý bốn năm 2012. DCGS-A cung cấp các dữ liệu tình báo, trinh sát và giám sát tích hợp cảm biến trên không và mặt đất. Ngoài ra còn có hệ thống chỉ huy chiến trường hỗn hợp JBC-P được đầu tư 188 triệu USD. JBC-P có thể cung cấp khả năng chỉ huy và kiểm soát diện rộng trên mọi địa hình và phạm vi chiến dịch. Hệ thống quản lý tích hợp pháo tự hành PIM được cấp 120 triệu USD. PIM nằm trong chiến lược hiện đại hóa các phương tiện chiến đấu mặt đất, được phát triển nhằm tăng cường phản ứng nhanh cho pháo tự hành như M109A6 Paladin và M992A2. Pháo tự hành M109A6 Paladin Nâng cấp và chuyển đổi máy bay Kiowa Warrior OH-58 được đầu tư 250 triệu USD từ thế hệ D sang thế hệ F bằng việc nâng cấp cảm biến và buồng lái của Máy bay. Cùng với đó, Mỹ hoạch định các khoản chi nằm trong ngân sách Lục quân năm tài khóa 2012 bao gồm việc đầu tư 1,3 tỷ USD cho hiện đại các hệ thống trang bị cho binh sỹ như vũ khí cá nhân , các hệ thống cảm biến, thiết bị hỗ trợ phát hiện mục tiêu trong đêm, áo chống đạn, mạng chỉ huy và kiểm soát cá nhân, quần áo và trang bị cá nhân. Kính phí cấp cho các hoạt động chỉ huy bao gồm khả năng truyền tải thông tin và dịch vụ cung cấp lên tới 3,6 tỷ USD. Các hoạt động tình báo nhận được 1,2 tỷ USD. Các hoạt động cơ động mặt đất bao gồm các phương tiện chiến đấu như xe tăng Abram, xe bọc thép Bradley, Stryker và các phương tiện mặt đất mới là 3 tỷ USD. Các hoạt động không quân bao gồm các hoạt động trinh sát, tiến công, các hệ thống máy bay không người lái, vận tải và các nhiệm vụ khác là 7,5 tỷ USD. Các đơn vị hỏa lực, bao gồm radar, pháo, bệ phóng, đạn dược và các hệ thống tự động 1,4 tỷ USD. Tăng cường khả năng phòng thủ trên không và phòng thủ tên lửa đạn đạo cho các máy bay chiến đấu, máy bay có và không người lái, tên lửa, pháo và súng cối là 2,3 tỷ USD. Tăng cường bảo vệ các căn cứ quân sự, hóa sinh học, hạt nhân bằng 1,4 tỷ USD. Các phương tiện vận tải chiến thuật bao gồm hạng nhẹ, hạng trung, hạng nặng và các xe chống mìn bằng 2,2 tỷ USD. Các chương trình phục vụ hỗ trợ chiến đấu bao gồm các nhiên liệu, nước, y tế bằng 566 triệu USD. Riêng mua sắm đạn dược là 1, 6 tỷ USD. Quân đội Mỹ sẽ tập trung trang bị những vũ khí chiến đấu cá nhân hiện đại. Đầu tư cho trang bị cho binh sỹ Kinh phí đầu tư chủ yếu cho binh sỹ bao gồm mua và triển khai kính nhìn đêm cho Lực lượng đặc nhiệm và 300 hệ thống cho mỗi Lực lượng chiến đấu cấp chiến dịch đang được triển khai, vũ khí loại nhỏ, các hệ thống cảm biến và lazer…tổng chí phí cho hoạt động mua sắm này lên tới 523,3 triệu USD. Riêng việc trang bị các hệ thống cảm biến và lazer cho các Lực lượng chiến đấu cấp chiến dịch và Lực lượng đặc nhiệm chiếm 338,5 tiệu USD gồm Mua 714 hệ thống định vị mục tiêu lazer, 627 hệ thống hỗ trợ tìm kiếm bằng lazer STORM, 356 kính nhìn đêm, 7.293 thiết bị cảm biến, 14,056 hệ thống phòng thủ bằng lazer, 4.060 súng máy M2.50cal, và 26.806 súng M4A1. Ngoài ra còn mua dù và các trang bị hỗ trợ mới cho Lực lượng chiến đấu cấp chiến dịch là 41,5 triệu USD. Hiện đại hóa mạng lưới tình báo Các hệ thống tình báo mặt đất chung gồm 144,5 triệu USD cho mua sắm và 44,2 triệu USD cho nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm như việc nâng cấp các phần mềm các hệ thống tình báo mặt đất. Tăng cường các hệ thống trinh sát và giám sát ở độ cao trung bình cho các máy bay gồm 540 triệu USD cho việc mua và 31 triệu USD cho nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm. Hiện đại hóa các thiết bị cảm biến nhằm cải thiện khả năng tác chiến, hỗ trợ cho các Lực lượng chiến đấu cấp chiến dịch bằng 27,6 triệu USD. Các hệ thống máy bay không người lái 136,2 triệu cho việc mua và 36,3 triệu cho nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển. Phát triển các Hệ thống thông tin liên lạc chỉ huy Đối với việc phát triển hệ thống liên lạc chỉ huy, Mỹ dự định chi 34,5 triệu USD để mua các hệ thống thông tin chiến thuật cấp 1 để nâng cấp cho 35 Lữ đoàn; 924,2 triệu USD - Mua các hệ thống thông tin chiến thuật cấp 2 cho 13 Sở chỉ huy Lữ đoàn và 3 Sư đoàn. Ngoài ra, 775,8 triệu USD cũng được dùng để mua các hệ thống thông tin vô tuyến chiến thuật; 256 triệu USD mua các hệ thống hỗ trợ lục quân chiến đầu toàn cầu nhằm tăng cường và thay thế cho các hệ thống quản lý thông tin Lục quân tiêu chuẩn hiện nay; 39,1 triệu USD mua các hệ thống chỉ huy chiến đấu Lục quân phục vụ các hoạt động chiến trường; 25,9 triệu USD mua các hệ thống thông tin liên lạc chỉ huy chiến đấu chiến thuật thiết yếu liên chính phủ. Mua sắm, nghiên cứu và phát triển các hệ thống dự báo các dấu hiệu tình báo mặt đất bằng 85,9 triệu USD. Đầu tư cho không quân Mỹ dự định, mua máy bay trực thăng Kiowa Warrior và 78,7 triệu USD cho chương trình nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm là 249,5 triệu USD. Mua máy bay trực thăng Blackhawk. Duy trì kế hoạch mua 47 máy bay trực thăng UH-60M và 24 máy bay HH-60M với tổng chi phí lên tới 1,5 tỷ USD. Mua 39 máy bay cho Lực lượng phòng vệ quốc gia bằng 250,4 triệu USD. Mua 47 máy bay CH-47F được hiện đại hóa và 01 máy bay MH-47G lên tới 1,4 tỷ USD, trang bị đơn vị máy bay Apache Block III đầu tiên bằng 800,8 triệu USD. Mua 424 hệ thống máy bay không người lái RQ-11B Raven (1.272 máy bay) cùng các hệ thống cho các trung tâm kiểm soát, điều khiển là 72,7 triệu USD. UAV RQ-11B Raven. Chi khoảng 126,2 triệu USD hiện đại hóa các hệ thống máy bay không người lái RQ-7B Shadow nhằm tăng cường tải trọng, thời gian bay và khả năng liên kết thông tin chiến thuật. Tối ưu hóa khả năng sản xuất chương trình máy bay không người lái Gray Eagle với việc mua 36 máy bay không người lái MQ-1C, 18 trung tâm kiểm soát mặt đất, 18 trung tâm dữ liệu mặt đất, 09 trung tâm dữ liệu thông tin vệ tinh mặt đất và các trang bị hỗ trợ khác bằng 658,8 triệu USD. Mua các hệ thống máy bay không người lái cất và hạ cánh thẳng đứng, tên lửa không đối đất hỗn hợp, máy bay giám sát và tình báo tầm xa vào khoảng 200 triệu USD. Phát triển các hệ thống tên lửa và phòng không Đối với việc phát triển các hệ thống tên lửa và phòng không, Quân đội Mỹ sẽ mua 88 tên lửa PAC-3 và 36 bệ phóng tên lửa PAC-3 cải tiến với số tiền lên tới 662,2 triệu USD. Tăng cường các hệ thống phòng không tầm trung, hoàn thành chương trình sản xuất và phát triển tên lửa hành trình tiến công, hoàn tất chương trình thử nghiệm tên lửa đa tầng, nâng cấp tên lửa phòng không Patriot và phát triển tên lửa phòng thủ và phòng không, cải tiến các hệ thống chống pháo, tên lửa và súng cối cũng như nâng cấp và phát triển 850 tên lửa Stinger. Đầu tư cho các đơn vị hỏa lực Mỹ lên kế hoạch đầu tư cho các đơn vị hỏa lực gồm chi khoảng 150 triệu USD mua và phát triển các trang thiết bị phát hiện mục tiêu bằng thiết bị lazer, các hệ thống phát hiện mục tiêu hỗn hợp, nâng cấp xe thiết giáp M-1200 và xe bọc thép Bradley. Xe bọc thép M-1200. Ngoài ra, Quân đội Mỹ sẽ tiến hành mua sắm hệ thống radar EQ-36, hệ thống radar phát hiện súng cối hạng nhẹ, nâng cấp các hệ thống pháo binh lưu động và các hệ thống phóng tên lửa, phát triển pháo M119A2 Howitzer, Excalibur 155mm, hệ thống tên lửa dẫn đường đa mục tiêu và nâng cấp hệ thống quản lý tích hợp pháo tự hành Paladin. Nâng cấp các phương tiện vận tải chiến thuật và chiến đấu mặt đất Quân đội Mỹ tập trung sản xuất và phát triển phương tiện vận tải chiến thuật hạng nhẹ , mua sắm 121 hệ thống xe tải chiến thuật hạng nặng, 1.038 xe vận tải hạng nhẹ thay thế các xe vận tải M916. Mua 1.478 xe FMTV A1P2 thay thế các xe M-35, M809, M939 đã lỗi thời đồng thời cải tiến các xe chống mìn và 413 xe vận tải chiến thuật hạng nặng, 558 xe tải Palletized thành xe bọc thép. Hoàn thành chương trình mở rộng thời gian hoạt động cho các phương tiện hỗ trợ hậu cần = 23 triệu USD. Ngoài ra, Mỹ còn chi 884,4 triệu USD cho việc nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm công nghệ các phương tiện chiến đấu mặt đất. Hệ thống quản lý tích hợp pháo tự hành bằng 167 triệu USD. Phát triển phương tiện thay thế xe bọc thép M 113 lên tới 31,4 triệu USD. Mua 100 phương tiện trinh sát hạt nhân, sinh hóa là 868,6 triệu USD. Mua sắm và hiện đại hóa xe tăng Abram gồm 1547 M1A2SEPv2 và 791 M1A1AIM bằng 358,8 triệu USD. Mua sắm, nghiên cứu thử nghiệm và phát triển các phương tiện chiến đấu Lục quân gồm 108 tăng M2A2 cho 03 tiểu đoàn tại Kansas, Ohio và Nam Carolina là 263 triệu USD. [BDV news] |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)