Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Trực thăng UAV

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Trực thăng UAV. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trực thăng UAV. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

>> Mỹ tố Trung Quốc gom xác UAV



Cơ quan tình báo Mỹ cho biết, Trung Quốc đã liên hệ Al Qeada để mua lại xác UAV Predator của Mỹ bị rơi tại Yemen.

Hãng thông tấn AFP dẫn lời cơ quan tình báo Mỹ cho biết, trong năm 2010, một chiếc UAV MQ-1 Predator của Mỹ đã gặp nạn trong khi đang làm nhiệm vụ tại Yemen, mặc dù cảnh sát địa phương đã phong tỏa khu vực UAV rơi và mang xác UAV về đồn cảnh sát.

Tuy nhiên, lực lượng Al Qeada tại Yemen đã tấn công vào đồn cảnh sát và lấy mất xác chiếc UAV.

Nhiều khả năng Trung Quốc đang liên hệ với Al Qeada để mua lại chiếc UAV này. Cơ quan tình báo Mỹ lo ngại rằng, qua việc nghiên cứu xác của chiếc UAV Predator Trung Quốc đã có được những hiểu biết cần thiết về thiết kế khí động học và các công nghệ liên quan.


http://nghiadx.blogspot.com
MQ-1 Predator của Mỹ phía trên và BA-270 của Trung Quốc phía dưới.


Trung Quốc đang cố gắng phát triển một loại UAV tương tự như MQ-1 Predator, tuy nhiên mẫu UAV của Trung Quốc nhẹ hơn so với Predator của Mỹ tới 20% điều đó không cho phép nó thực hiện các nhiệm vụ khác ngoài chức năng trinh sát.

Bên cạnh đó, công nghệ cảm biến trang bị cho mẫu UAV của Trung Quốc kém xa nhiều so với Predator của Mỹ, cho dù Predator chưa phải là chiếc UAV hiện đại nhất của Mỹ.

Việc có được xác của chiếc UAV này quả là món quà trời cho đối với Trung Quốc để hoàn thiện bản thiết kế của mình. Đặc biệt là công nghệ điện tử để thiết kế các loại cảm biến tinh vi.

Cơ quan tình báo Mỹ cho rằng, đây là một nguy hiểm với các công nghệ của Mỹ, họ đang tìm cách để ngăn cản thỏa thuận giữa Trung Quốc với Al Qeada. MQ-1 Predator là một trong những UAV hàng đầu thế giới hiện nay.

Ngoài chức năng chính là trinh sát, MQ-1 còn có khả năng mang theo 2 tên lửa chống tăng Hellfire, hoặc 2 tên lửa đối không Stinger. MQ-1 có tốc độ tối đa là 215km/h, tốc độ hành trình 160km/h, trần bay 8.000 mét, thời gian hoạt động liên tục từ 12-20 giờ đồng hồ.

Trung Quốc cũng đang cố gắng chế tạo một mẫu UAV có khả năng tấn công mạnh mẽ như MQ-9 Reaper. MQ-9 có khả năng mang tải trọng 682kg vũ khí, bao gồm 8 tên lửa Hellfire và 2 tên lửa đối không AIM-9 Sidewinder, hoặc 2 quả bom dẫn hướng laser nặng 227kg.


http://nghiadx.blogspot.com
Phát triển một mẫu UAV có khả năng tấn công mạnh mẽ như MQ-9 Reaper đang là mơ ước của Trung Quốc.


Trong thời gian qua, Trung Quốc rất tích cực săn lùng các máy bay của Mỹ gặp nạn nhằm khai thác các công nghệ cao của Mỹ. Trước đó, đã có những thông tin cho rằng, Trung Quốc đang cố gắng nghiên cứu xác trực thăng bí ẩn của Mỹ bị bắn rơi trong chiến dịch tiêu diệt bin Laden. (>> chi tiết)

Washington Post gần đây cho biết, một chiếc UAV Predator đang làm nhiệm vụ do thám tại khu vực Đông bắc Triều Tiên đã bị bắn rơi tại bán đảo Liêu Đông của Trung Quốc. Cơ quan tình báo Mỹ cho biết, nhiều khả năng chiếc UAV này bị bắn hạ bởi tên lửa HQ-10A, biến thể nâng cấp của tên lửa đối không HQ-9 do Trung Quốc sản xuất.

Cơ quan tình báo Mỹ cho biết, Triều Tiên không có loại tên lửa nào đủ khả năng bắn hạ các UAV trinh sát tầm cao của Mỹ. Trong khi đó HQ-10A là một hệ thống tên lửa đối không được thiết kế để đối phó với các máy bay trinh sát tầm cao của Mỹ.

Không quân Mỹ tại Hàn Quốc đã cố gắng thu hồi xác của chiếc UAV này nhưng đã bị phía quân đội Trung Quốc mang đi, nguồn tin Mỹ cho biết. Bộ Quốc phòng Mỹ đã yêu cầu phía Trung Quốc trả lại xác của chiếc UAV này nhưng Trung Quốc đã từ chối.

Việc các UAV bị gặp nạn trong lúc làm nhiệm vụ là nỗi đau đầu của Lầu Năm Góc, đặc biệt là khi bi rơi ở các khu vực nhạy cảm. Nếu không thu hồi hoặc phá hủy kịp thời các UAV gặp nạn này đó sẽ là một nguy cơ rò ri công nghệ cao rất lớn. Với Mỹ việc bảo mật các công nghệ tiên tiến luôn là một nhiệm vụ hàng đầu.

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

>> Trung Quốc chế tạo UAV chiến lược




Trung Quốc đang phát triển một loại máy bay không người lái (UAV) tầng cao, thời gian bay dài, có thể cạnh tranh với RQ-4 Global Hawk của Mỹ.




Mô hình XIanlong tại triển lãm Chu Hải


Các bức ảnh UAV này chụp trên đường băng của tập đoàn chế tạo máy bay Thành Đô, hãng đang phát triển tiêm kích J-20, được đăng trên trang China Defense Mashup.

UAV được cho là có tên là Xianlong. Trước đó, có tin Trung Quốc chỉ có ý định thực hiện dự án UAV này mà mô hình của nó đã được trưng bày tại triển lãm hàng không Chu Hải vào tháng 11.2010.

Theo các bức ảnh thì UAV của Trung Quốc được lắp một động cơ phản lực, cánh có dạng hình tên thông thường.

Cánh đuôi ngang hình tên ngược, hơi ngắn hơn cánh nâng và nối với cánh nâng bằng các cánh con (đầu cánh).

UAV có một cánh đứng đuôi.

Hiện chưa rõ tính năng kỹ thuật của Xianlong.




Xianlong (china-defense-mashup.com)

UAV trinh sát tầng cao RQ-4 Global Hawk của Mỹ có khả năng bay với tốc độ 800 km/h và bay xa đến 24.900 km. Thời gian bay liên tục của nó là 36 giờ. Thiết bị trên khoang của Global Hawk gồm các sensor độ nét cao, các hệ thống tác chiến điện tử, tiếp phát tín hiệu và trinh sát điện tử.

[Vietnamdefence news]


Thứ Ba, 7 tháng 6, 2011

>> Phát hiện kẻ thù qua “con mắt” của UAV



Trong cuộc tập trận của Lục quân Mỹ tại bãi tập Dugway, đã thử nghiệm thành công hệ thống không thám HART của công ty Northrop Grumman.

Lần đầu tiên, những khả năng của các phương tiện quan sát không người lái khác nhau đã được hợp nhất thành một tổ hợp đòi hỏi sự tham gia ít nhất của người lính và nâng cao đột biến khả năng nắm tình hình của binh sĩ.




Hệ thống HART (Heterogeneous Airborne Reconnaissance Team), ở chế độ tự động, điều khiển các loại máy bay có người lái và không người lái khác nhau, các sensor của chúng và sau đó theo yêu cầu thì cung cấp cho người lính bộ binh luồng tin video, dữ liệu ảnh và thông tin khác. Nói một cách khác, toàn bộ sự đa dạng của máy bay từ các máy bay trinh sát “chiến lược” có người lái E-8 JSTARS cho đến máy bay không người lái (UAV) hạng nhẹ Raven được hợp nhất vào một mạng ảo.

Người lính trên chiến trường không cần gánh vác công việc điều khiển UAV hay các sensor, mà chỉ cần từ máy tính xách tay gửi yêu cầu tới HART và hầu như nhận được toàn bộ thông tin thời gian thực chẳng hạn về các vị trí của đối phương ở sau ngọn đồi. HART cung cấp cho binh sĩ những khả năng thực sự hiếm có để tạo bức tranh 3 chiều chiến trường khi mà bất cứ người lính nào cũng có thể lập tức tận dụng những thông tin chi tiết về bất cứ điểm nào trong không gian. HART Đồng thời duy trì hoạt động với đến 50 máy bay và xử lý tới 50 yêu cầu.

HART cho phép không chỉ xem truyền trực tiếp từ phương tiện trinh sát trên không mà còn nhanh chóng nhận được thông tin địa lý cần thiết, điều giúp loại trừ gần như hoàn toàn ưu thế am hiểu địa hình của mình của đối phương. Bao vây, vu hồi, phục kích sẽ hầu như bất khả thi đối với những người lính sử dụng hệ thống HART. Hiển nhiên là để làm việc đó cần phải giành được ưu thế trên không và triển khai các UAV và máy bay trinh sát có người lái.

Trong cuộc tập trận, phần mềm và thiết bị của hệ thống HART đã có thể tự hoạt điều khiển một số hệ thống UAV chiến thuật, trong đó có các UAV Shadow, Raven, Hunter và Bat. HART cũng có khả năng làm việc với các UAV cỡ lớn như Global Hawk, Predator, Х-47В và trực thăng không người lái Fire Scout.

Một trong những phẩm chất chủ yếu của HART là nó không phụ thuộc vào phương tiện mang và không đòi hỏi bất kỳ sự sửa đổi nào đối với máy bay, trạm điều khiển UAV hay máy tính của binh lính. Điều đó cho phép triển khai hệ thống trong thời gian cực ngắn.




Dự định, các cấp chỉ huy phân đội nhỏ sẽ được trang bị các thiết bị đầu cuối của HART. Họ sẽ có thể nhận được toàn bộ thông tin từ UAV mà hiện nay chỉ có người điều khiển UAV có được. Ngoài ra, nhờ có thiết bị đầu cuối, sẽ có thể yêu cầu quan sát một khu vực nhất định, trong khi người chỉ huy không cần quan tâm đến việc điều khiển UAV vì nó sẽ làm việc hoàn toàn tự hoạt. Phần mềm của HART có khả năng thực hiện các chức năng chính của trinh sát viên: tuần tra khu vực ấn định, phát hiện các đối tượng khả nghi, tập trung vào chúng, theo dõi sự di chuyển của chúng.

Chương trình HART giải quyết được một trong những khó khăn chính trong sử dụng UAV cỡ nhỏ. Vấn đề là ở chỗ, trong các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, quân đội Mỹ đã vấp phải khó khăn khi sử dụng các UAV nhỏ gọn Raven. Được phóng lên từ bàn tay, chúng thường bị hỏng, còn những người lính thì cố sử dụng chúng để quan sát liên tục địa hình (tức là làm vai trò của UAV hạng nặng Predator), điều đó không đúng với chức năng của các UAV có thời gian bay ngắn này. Kết quả là các UAV thường không được sử dụng hoặc hỏng, không thể hoạt động, còn binh sĩ lại cố gắng theo khả năng sử dụng các sensor của các máy bay trinh sát lớn hơn và đắt tiền hơn. HART sẽ gỡ bỏ gánh nặng khai thác và điều khiển UAV này khỏi các cấp chỉ huy và cho phép hoàn toàn tập trung vào nhiệm vụ chính của mình.
[Vietnamdefence news]


Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

>> UAV Searcher II dành riêng cho thị trường Nga



Công ty Israel Aerospace Industries (Israel) đã công bố những hình ảnh đầu tiên về UAV Searcher II sản xuất riêng cho Bộ Quốc phòng Nga.


Flightglobal cho hay, việc lắp ráp các UAV Searcher II và BirdEye-400 đang được tiến hành, chẳng bao lâu nữa Israel sẽ chuyển giao sản phẩm cho bên đặt hàng (Nga).

Hiện nay, các thông số cũng như các đặc tính chi tiết về chiếc UAV mà Nga đặt hàng sản xuất vẫn chưa được tiết lộ.
Việc sản xuất và cung cấp các UAV Searcher II được thực hiện trong khuôn khổ hợp đồng trị giá 400 triệu USD được hai bên ký năm 2010.

Theo điều kiện của hợp đồng, Nga sẽ nhận được các UAV Searcher II kèm theo tất cả các phụ kiện đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ Quốc phòng nước này.

Theo số liệu của Flightglobal, sau khi nhận lô hàng UAV Searcher II đầu tiên, phía Nga sẽ đặt hàng mua thêm các phương tiện bay không người lái của Israel.



UAV Searcher II của Israel sản xuất riêng cho Nga

Ngày 13/10/2010, theo thông báo, Tập đoàn Oboronprom (Nga) đã ký hợp đồng với Công ty Israel Aerospace Industries mua các thành phần để lắp ráp UAV.

Các phương tiện thông tin đại chúng Israel đánh giá tổng giá trị hợp đồng này vào khoảng 300 triệu USD.

Theo kế hoạch của Nga, các UAV sẽ được lắp ráp hoàn chỉnh tại Nhà máy trực thăng Kazan.

Tháng 4/2009, Nga đã mua của Israel 12 UAV BirdEye-400, I-View Mk150 và Searcher II trị giá 53 triệu USD.

Sau đó, Nga còn ký hợp đồng mua 36 chiếc UAV với trị giá hợp đồng lên tới 100 triệu USD. Vào tháng 4/2010, Nga mua thêm của Israel 15 UAV nữa.

Đặc điểm Searcher II

Searcher II, biến thể cải tiến của UAV Searcher, là UAV trinh sát chiến thuật do Công ty IAI Malat UAV Division sản xuất. Trong biên chế của Không quân Israel, UAV Searcher II có mật danh là Meyromit II.

Lần đầu tiên Searcher II được “trình làng” trong cuộc triển lãm tại Singapore vào tháng 2/1998. Searcher II được trang bị động cơ piston UEL AR 68-1000 công suất 83 mã lực với cánh quạt đẩy 3 cánh.



UAV Searcher II của Israel.

Nhiệm vụ chính của Searcher II là trinh sát chiến trường. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để kiểm soát các hoạt động tác chiến, chỉ thị mục tiêu và có thể đóng vai trò tấn công.

Để thực hiện các nhiệm vụ này, Searcher II được trang bị tổ hợp MOSP TV/FLIR giúp theo dõi mục tiêu bằng hình ảnh truyền hình thời gian thực hoặc hình ảnh ở các bước sóng hồng ngoại. Ngoài ra, Searcher II còn được lắp đặt thêm camera màu CCD.

UAV này có thể cất cánh tại một khu đất trống không cần chuẩn bị trước, với sự hỗ trợ của máy phóng khí nén hoặc máy gia tốc phản lực.

Loại UAV này được các lực lượng vũ trang Israel đưa vào trang bị tháng 6/1998 và được cung cấp cho nhiều nước trên thế giới, trong đó có Đài Loan, Thái Lan, Sri Lanka và Singapore. Tính đến nay, Israel đã xuất khẩu tất cả hơn 100 UAV.
[BDV news]


Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011

>> Trực thăng UAV Trung Quốc cất cánh



Trung Quốc đã thử nghiệm thành công một loại trực thăng không người lái có tên là V750.

Trực thăng không người lái V750 đã tiến hành một chuyến bay thử nghiệm tại Duy Dương về phía Đông của tỉnh Sơn Đông Trung Quốc. Chuyến bay thử nghiệm có sự chứng kiến của rất đông các quan chức và giới quan sát.

Theo thông tin được công bố bởi Thời báo toàn cầu, trực thăng V750 có trọng lượng cất cánh là 750kg, khả năng mang tải trọng tối đa là 80kg. Vận tốc tối đa là 161km/h, tầm hoạt động tối đa là 500km, thời gian hoạt động liên tục là 4 giờ đồng hồ.



Trực thăng V750 cất cánh trước sự chứng kiến của rất nhiều người.


Hệ thống điều khiển từ xa và kiểm soát chương trình có bán kính hoạt động là 150km, với trần cao tối đa là 3.000m. Trực thăng V750 được điều khiển bởi một người, nếu vượt ra ngoài tầm 150km, nó sẽ hoạt động ở chế độ tự động với dữ liệu được lập trình sẵn.

V750 là loại trực thăng không người lái đầu tiên của Trung Quốc, được sản xuất bởi công ty công nghiệp hàng không vũ trụ Weifang Tianxiang. V750 đã thực hiện một chuyến bay thử nghiệm kéo dài 10 phút.



Trực thăng V750 nhìn từ phía sau.


Theo giới thiệu của các nhà thiết kế, trực thăng V750 được sử dụng trong các hoạt động giám sát, tìm kiếm cứu nạn, khảo sát khoa học. V750 được thiết kế, để sử dụng trong cả hai mục đích, quân sự và dân sự.

Hiện tại, Trung Quốc đang đầu tư phát triển mạnh các loại máy bay không người lái. Đặc biệt là trong các hoạt động quân sự. Theo thống kê tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải, Trung Quốc đã giới thiệu hơn 25 mẫu máy bay không người lái khác nhau.

Theo quan sát, trực thăng không người lái V750 có thiết kế tương tự trực thăng không người lái A-160 đang được tập đoàn Boeing của Mỹ phát triển.
[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang