[BDV news]Quân đội Nga quyết định mua 500 xe bọc thép của Pháp do những tính năng vượt trội của loại xe về khả năng phòng vệ cũng như độ an toàn so với xe thiết giáp tương tự của Nga.
VBL (Véhicule Blindé Léger) là loại xe bọc thép hạng nhẹ do công ty Panhard thiết kế sản xuất. VBL được phát triển trong những năm 1980, bắt đầu phục vụ trong quân đội Pháp từ năm 1990. VBL được dùng để đảm nhiệm vai trò trinh sát, tuần tra các vùng biên giới, chiến đấu chống tăng trên chiến trường, hỗ trợ các hoạt động chống bạo động. Xe có chiều dài 3,8m, rộng 2,02m, cao 1,7m, trọng lượng từ 3.500-4.000kg tùy theo vũ khí đi kèm. Xe được thiết kế kết hợp sự nhanh nhẹn, tính việt giã rất cao, khả năng hoạt động trên mọi địa hình. VBC có thể dễ dàng vận chuyển đến chiến trường bằng nhiều phương tiện khác nhau. Xe bọc thép hạng nhẹ VBL có mặt trong thành phần trang bị 16 quốc gia trên thế giới. VBL bọc thép TDH dày từ 5-11,5mm đạt tiêu chuẩn NATO STANAG cấp 1 dành cho xe bọc thép hạng nhẹ. Lớp giáp này cho phép xe chống chịu đạn súng cá nhân hoặc mảnh đạn pháo hay mìn. VBL lắp động cơ turbo-diesel Peugeot XD3T, 4 xi lanh công suất 105 mã lực, mô men xoắn cực đại 4.150 vòng/phút, hộp số tự động ZF (3 số tiến và 1 số lùi), tỷ lệ tiêu thụ nhiên liệu 16 lít/100km, hệ thống treo kết hợp thủy lực và lò xo giảm xóc. Tốc độ xe đạt 100km/h, xe có khả năng lội nước với tốc độ 5,4km/h. Lốp xe được trang bị hệ thống điều chỉnh áp suất tùy theo địa hình hoạt động. Điểm nổi bật của VBL so với các xe bọc thép cùng loại của Nga là toàn bộ hệ thống vũ khí được điều khiển từ bên trong buồng lái thông qua trạm điều khiển vũ khí từ xa Wasp, với sự hỗ trợ nhắm mục tiêu từ xa bằng thiết bị quan sát ảnh nhiệt bị động. Ngoài ra còn có, thiết bị gây nhiễu vô tuyến nhằm ngăn chặn và phá vỡ các thiết bị báo động không dây bằng vô tuyến điện. VBL bảo vệ an toàn cho tổ lái trong các môi trường nguy hiểm cao. Người ngồi trong xe tác chiến từ bên trong thông qua các thiết bị quan sát ảnh nhiệt và các cảm biến, giảm thương vong do bị bắn tỉa nhất là trong môi trường tác chiến đô thị. Phiên bản VBL Milan trang bị tên lửa diệt tăng. Vũ khí trang bị trên xe thay đổi tùy theo phiên bản, mục đích sử dụng. Bao gồm: - VBL Milan thiết kế đảm nhiệm vai trò chống tăng, nó được trang bị 6 tên lửa chống tăng Milan kết hợp thiết bị dò tìm mục tiêu ảnh nhiệt Mira, tầm bắn 2.000m. - VBL ERYX cũng là phiên bản chống tăng trang bị 4 tên lửa ERYX kết hợp thiết bị dò tìm mục tiêu ảnh nhiệt MIRABEL, tầm bắn khoảng 600m. Súng máy 7,62mm tốc độ bắn lên đến 1.400 viên/phút. - VB2L POSTE DE COMMANDEMENT là phiên bản xe chỉ huy với hệ thống liên lạc băng tần VHF, 2 radio PR4G, một hệ thống phát thanh SSB băng tần HF phục vụ cho công tác liên lạc thông tin và chỉ huy các hoạt động trên chiến trường. Bên trong xe được bố trí một trạm làm việc với hệ thống bản đồ quản lý các hoạt động của đơn vị. Xe có khả năng hoạt động chỉ huy trong 8 giờ liên tục. Xe được vũ trang một súng máy 7,62mm. - VBL RECO 12.7 phiên bản trinh sát chiến trường được trang bị hệ thống liên lạc băng tần VHF và thiết bị chống súng phóng lựu cá nhân FLY-K (PL 127). Loại này lắp súng máy hạng nặng M2 12,7mm. - VBL AT4CS phiên bản chống tăng tầm ngắn trang bị loại tên lửa AT4CS 84mm có khả năng xuyên giáp dày 550mm hoặc xuyên 1,5m tường bê tông, tầm bắn ngắn 250m. So với các loại xe bọc thép của Nga, tính an toàn với tổ lái của VBL được đảm bảo hơn, đó cũng là tiêu chuẩn hàng đầu trong thiết kế các loại xe bọc thép theo tiêu chuẩn NATO. VBL đã "hút hồn" giới chức quân sự Nga nhờ vào tính năng ưu việt của mình so với các dòng xe thiết giáp hạng nhẹ của Nga. Thiết bị điện tử của VBL vượt trội so với các xe bọc thép cùng loại của Nga, đây cũng chính là điểm yếu chí tử của các hệ thống vũ khí của Nga. Hiện nay Nga phải nhập khẩu các thiết bị điện tử từ Pháp để trang bị cho các hệ thống vũ khí của mình, nhất là các thiết bị nhắm mục tiêu ảnh nhiệt. Các hệ thống vũ khí của Nga luôn có sự vượt trội về sức mạnh hỏa lực, tuy nhiên tính an toàn đối với tổ lái chưa được đặt lên hàng đầu, các thiết bị điện tử có năng lực hạn chế hơn các thiết bị cùng loại của NATO. Đó cũng chính là vấn đề mà các nhà quân sự Nga phải nhập khẩu xe bọc thép từ nước ngoài. Thông qua việc nhập khẩu xe bọc thép từ nước ngoài nhằm khai thác các công nghệ để phát triển các mẫu xe tương tự trong nước. Tuy nhiên, việc sao chép công nghệ từ nước ngoài lại không phải là truyền thống của công nghiệp quốc phòng Nga. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Véhicule Blindé Léger. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Véhicule Blindé Léger. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011
>> Xe bọc thép 'hút hồn' quân đội Nga
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)