Lần đầu tiên được trình làng vào năm 2010, bọc thép TMV 6x6M SF đã trở thành loại xe được sử dụng nhiều trong các lực lượng đặc biệt. Xe bọc thép TMV 6x6M SF TMV lần đầu tiên được ra mắt trước công chúng tại triển lãm quân sự DVD-2010. Các biến thể TMV có thể được sản xuất dưới các biến thể khác nhau với các công thức bánh 4x4, 6x6 và 8x8 nhưng vẫn sử dụng chung khung gầm và cơ cấu truyền động. Phần phía sau của xe được thiết kế theo kiểu mô-đun cho phép nó có thể thích ứng với từng nhiệm vụ và mục đích sử dụng. Cấu hình của xe có thể thay đổi bằng cách sử dụng các vật liệu khác nhau tùy thuộc vào mức độ bảo vệ và tải trọng mong muốn. Ngoài biến thể bọc thép dành cho các lực lượng đặc biệt, TMV còn có các biến thể cứu thương, huấn luyện chiến đấu, cung cấp đạn dược và nhiều biến thể cho các mục đích khác. Ở mỗi cômg thức bánh, trọng lượng của xe cũng rất khác nhau: Biến thể 4 bánh có trọng lượng 6 đến 9,5 tấn, biến thể 6 bánh xe có trọng lượng 7,5 đến 18 tấn và biến thể 8 bánh có trọng lượng từ 9,5 đến 22 tấn. Vũ khí Xe TMV 6x6M SF đem đến triển lãm DVD-2010 được trang bị hệ thống vũ khí gồm hai khẩu súng máy 12,7 mm trên mái xe và 1 súng máy 7,62-mm ở phía trước của xe. Các súng máy có thể xoay theo các hướng để tấn công mục tiêu và bao vệ an toàn cho xe khi cần thiết. Hệ thống bảo vệ Xe TMV 6x6M SF được thiết kế để tăng cường sức bảo vệ trước mìn và các loại bom tự chế (mức độ bảo vệ lên đến mức 4 theo tiêu chuẩn STANAG 4569). Để đạt được mức độ bảo vệ đến mức tốt nhất có thể cho binh lính trong xe từ tác động của các vụ nổ và giảm thiểu tối đa năng lượng của những vụ nổ đó, người ta đã thiết kế thân xe có dạng hình chữ V và cấu trúc này đã được sử dụng cho tất cả các biến thể của TMV. Cấu trúc thân xe hình chữ V này rất giống với cấu trúc của xe bọc thép “Hổ mang chúa” Cobra – một sản phẩm xe bọc thép hạng nhẹ đa năng của công ty Thổ Nhĩ Kỳ Otocar. “Hổ mang chúa” Cobra Khung gầm và thân TMV được làm bằng thép không gỉ và được tăng cường sức bảo vệ bởi một lớp giáp đặc biệt. Hình dạng của xe giúp cho nó có khả năng tán xạ dường như tối đa năng lượng sóng xung kích của vụ nổ tại các điểm tác động, bảo vệ an toàn cho binh lính trong xe. Phía trên đáy của khung gầm hình chữ V, người ta tích hợp mô-đun thượng tầng bằng cách ghép nhiều lớp vật liệu công nghệ cao với nhau để giảm thiểu trọng lượng của xe. Mô-đun này bao gồm các lớp thép và vật liệu bảo vệ hỗn hợp được sản xuất bởi công ty SMART Plasan, nó đảm bảo cho xe có mức độ bảo vệ đạn đạo lên đến cấp 3 theo tiêu chuẩn STANAG và mức độ bảo vệ từ các vụ nổ là 2A và 2B (6 kg thuốc nổ dưới bánh xe hoặc gầm xe). Với cách thức bảo vệ như vậy, áp lực trên mặt đất gây ra với TMV 6x6M thấp hơn đáng kể so với những chiếc xe tương tự được sản xuất. Động cơ và khả năng cơ động Xe TMV 6x6M SF sử dụng động cơ diesel 4 xi lanh Cummins ISBe5 với máy quạt tuốc-bin dung tích 4.500 cc làm mát bằng nước, công suất 200 mã lực và mô-men xoắn 900 nm cho phép xe có thể đạt tốc độ tốc độ tối đa 137 km/h. TMV được trang bị hộp số 6 cấp tốc độ hoàn toàn tự động Allison 2500SP và có khả năng tự động khóa vi sai bằng 6 khóa vi sai Dana. Động cơ công suất cao kế hợp với hệ thống truyền động xoay 6 bánh tạo cho xe khả năng cơ động tuyệt vời và khả năng di chuyển tốt trên mọi địa hình. Hệ thống treo hoàn toàn độc lập cùng với hai lò xo giảm xóc trên tất cả các bánh xe đảm bảo cho xe có độ đàn hồi cực tốt, tạo ra sự thoải mái cho kíp lái. Điểm đặc biệt ở cấu trúc của TMV là xe có thể điều chỉnh độ cao cho phép người điều khiển xe có thể hạ thấp trọng tâm của nó khi di chuyển với tốc độ cao, nhưng quan trọng nhất – người ta có thể nâng xe lên một độ cao xác định để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại trong trường hợp nó đè phải mìn và bom tự chế trong quá trình cơ động. Các thông số kỹ thuật cơ bản Nhà phát triển: TMV Vũ khí: hai súng máy 12,7 mm và một súng máy 7,62 mm Ê-kíp: 2 + 4 binh sĩ Trọng lượng có tải: 7.500 kg Trọng lượng không tải: 3.500 kg Kích thước Chiều dài: 5,84 m Chiều rộng: 2,1 – 2,36 m Chiều cao: 2,7 m Động cơ và cơ cấu truyền động Động cơ Cummins ISBe5 4,5 lít Công suất: 147 kW (200 mã lực) Mômen xoắn cực đại: 900 nm Tốc độ tối đa: 137 km/h Tốc độ kéo: 3,2 km/h Tầm hoạt động: 1.120 km Hệ truyền động: Allison 2500SP, hộp số 6 cấp tốc độ tự động. Hệ thống treo Hệ thống treo độc lập: Khối lượng phần không được treo là nhỏ, đặc tính bám đường của bánh xe tốt, vì vậy sẽ êm dịu trong khi di chuyển và có tính ổn định cao. Các lò xo trong hệ thống treo độc lập chỉ làm nhiệm vụ đỡ thân xe mà không có tác dụng định vị các bánh xe, điều có có nghĩa là có thể dùng các lò xo mềm hơn. TMV được trang bị thanh ổn định để giảm sự lắc ngang khi xe chuyển động quay vòng, cải thiện được tính ổn định và các tính năng khác. Hệ thống phanh Phanh đĩa trên từng bánh xe với 2 pit-tông giá đỡ và đĩa 300mm Phanh tăng áp: thủy lực Khung gầm Thiết kế: theo kiểu khung máy bay và sống dọc Khung: dày 8 mm bằng thép không gỉ Bánh xe: bánh xe đường kính 20 inch với hệ thống thông gió làm mát tuần hoàn Lốp xe: 365/85 20 XZL Michelin Khả năng cơ động Leo dốc: 52 độ Xuống dốc: 50 độ Góc hãm phanh: 135 độ Vượt chướng ngại vật cao: 0,265 – 0,4 m Lội sâu: 0,7 – 0,8 m Phương tiện vận chuyển (máy bay) Hercules C130 Boeing C17 Globemaster 400M |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Xe bọc thép. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Xe bọc thép. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012
>> Tìm hiểu xe bọc thép TMV 6x6M SF của quân đội Anh
Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012
>> Xe bọc thép 'tàng hình đầu tiên' : 2T Stalker
Trong khi các nước tiên tiến Anh - Mỹ loay hoay nghiên cứu xe tàng hình, năm 2000 công ty Minotor Belarus đã trình làng xe bọc thép trinh sát tàng hình 2T Stalker. Trong khi các loại máy bay, tàu chiến bước đầu đạt được bước đột phá trong công nghệ tàng hình, trên mặt đất xe tăng – thiết giáp đang chập chững tìm hướng đi phù hợp nhằm che mắt đối phương, nhất là trong bối cảnh, hệ thống phòng vệ xe tăng phát triển một, vũ khí chống tăng phát triển mười. Một số quốc gia đã đưa ra một số giải pháp tàng hình xe như Anh (>> chi tiết), Mỹ (>> chi tiết) nhưng mới chỉ dừng ở mức độ nghiên cứu nhất định, nguyên mẫu thử nghiệm, chứng minh độ khả thi vẫn chưa được thực hiện. Ở Đông Âu, từ năm 2000, Công ty Minotor Belarus phối hợp các cơ quan nghiên cứu vũ khí Nga đã giới thiệu mẫu thử nghiệm xe bọc thép trinh sát 2T Stalker. Loại xe này chủ yếu dùng trong hoạt động thọc sâu vào hậu phương địch giám sát cả ngày và đêm, chuyển các dữ liệu tình báo kịp thời cho các cơ quan cấp trên, các đơn vị cấp dưới và đơn vị bạn. Xe bọc thép trinh sát tàng hình 2T Stalker. Đặc biệt để lẩn trốn 2T Stalker thiết kế với phần giáp trước chống đạn pháo 30mm. Các bộ phận còn lại bọc giáp chống đạn 14,5mm. Lớp giáp này vẫn còn quá mỏng manh đối với vũ khí chống tăng, trong khi Stalker phải thực hiện nhiệm vụ đặc biệt nguy hiểm xâm nhập vào vùng địch. Vì vậy, chiếc xe được ứng dụng kỹ thuật tàng hình tiên tiến giúp nó giảm đáng kể tín hiệu quang học, radar, hồng ngoại và âm tần so với các loại xe thiết giáp khác cùng cấp. Xe được phủ một lớp sơn đặc dụng hấp thụ bức xạ sóng điện từ làm giảm khả năng xe bị bị radar phát hiện. Trong quá trình thử nghiệm, 2T Stalker chứng minh sự ưu việt, cùng một hệ thống radar phát hiện xe tăng T-72 từ cự ly 6km thì phải đặt gần 1km 2T Stalker mới chịu lộ diện. Ngoài ra, để giảm tiếng ồn, xe thiết kế với cơ cấu treo khí lỏng chủ động và các bộ phận giảm sóc do máy tính điều khiển. So với T-72, tín hiệu tạp âm của Stalker chỉ bằng 1/6. Khi xe chạy với tốc độ 60-70km/h, ở cự ly 300-400m mới có thể nghe được tiếng chạy, đó là mức âm thanh ít nhất trong các loại xe bánh xích. Về việc “ẩn giấu” tín hiệu nhiệt, hệ thống thải khí của xe được thiết kế hợp lý, chỉ có thể cảm nhận được khí nóng phả từ xe ra trong phạm vi hẹp. Xe bọc thép tàng hình 2T Stalker tiên tiến, hiện đại nhưng yểu mệnh. Hỏa lực hiện đại 2T Stalker trang bị pháo 30mm, súng phóng lựu tự động AGS-17 cỡ 40mm (166 viên) và súng máy đồng trục cỡ 7,62mm. Pháo tự động 2A42 30mm có khả năng tiêu diệt xe bọc thép hạng nhẹ, trực thăng đối phương. Đặc biệt, trên tháp pháo còn được trang bị thêm các giá phóng hai tên lửa chống tăng có điều khiển AT-6 và 2 tên lửa đối không SA-18. Khi hành quân, giá phóng tên lửa gấp gọn vào trong tháp pháo. Sức mạnh hỏa lực của 2T Stalker được coi là khá mạnh, nhưng điểm đặc biệt lại nằm ở hệ thống phát hiện mục tiêu tiên tiến. Chiếc xe được trang bị thiết bị quét và đối kháng vô tuyến điện, sensor âm thanh, thiêt bị trinh sát quang – điện tầm xa thụ động. Pháo 30mm, tên lửa đối không SA-18 (trái) và tên lửa chống tăng AT-6 (phải). Trong đó, thiết bị quét và đối kháng vô tuyến điện có thể giám sát, ghi lại các thông tin vô tuyến của địch phát ra và tiến hành gây nhiễu nguồn phát. Còn các sensor âm thanh được bố trí để phát hiện âm thanh con người, tiếng ồn động cơ. Đối với vũ khí hạng nặng, kíp xe căn cứ vào âm thanh phát ra qua đó phán đoán phương vị và cự ly. Hệ thống trinh sát quang – điện tầm xa thụ động lắp trên cần xe kiểu ống lồng, độ nâng hạ tối đa 6m, tiện cho xe ẩn nấp để quan sát. 2T Stalker còn được trang bị hệ thống định vị giúp cho kíp xe xác định chính xác vị trí của mình và mục tiêu, độ chính xác trong vòng 15m. Với vai trò xe trinh sát, 2T Stalker còn có hệ thống tình báo điện tử có thể thu nhận và xử lý một số lượng lớn thông tin tình báo rồi chuyển những số liệu đó qua chuỗi số liệu dung lượng cao, bí mật truyền đến các bộ chỉ huy tác chiến. Tuy hiện đại, nhưng số phận của 2T Stalker hẩm hiu khi nó không được bất kỳ một quốc gia nào quan tâm, thậm chí kể cả Quân đội Belarus không mặn mà đối với xe thiết giáp này. Thông số kỹ thuật Kíp lái: 5 người (lái xe, pháo thủ, trưởng xe và 2 lính trinh sát) Nặng: 27,4 tấn Kích thước (dài x rộng x cao): 7,77m x 3,38m x 2,5m Vũ khí: - Pháo tự động 2A42 30mm (500 viên) - 2 tên lửa chống tăng AT-6 (6 quả dự trữ) - 2 tên lửa đối không SA-18 - 1 súng máy đồng trục 7,62mm (2.000 viên) - 1 súng phóng lựu 30mm (166 viên) - Mìn chống tăng (12 quả) Động cơ diesel 740 mã lực (tốc độ 95km/h, tầm hoạt động 1.000km). |
Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012
>> Tìm hiểu GCV hầm hố của Quân đội Mỹ
Xe chiến đấu bộ binh tương lai của quân đội Mỹ sẽ có khả năng bảo vệ "cực tốt" và trọng lượng "ngang ngửa" so với các loại tăng chủ lực cỡ lớn trên thế giới. Hãng BAE Systems của Anh vừa cho ra mắt bản vẽ thiết kế 3D của xe chiến đấu bộ binh (GCV) mới để tham gia vào hồ sơ dự thầu Chương trình xe chiến đấu mặt đất (GCV) trong tương lai cho Quân đội Mỹ. Theo đó, thiết kế xe GCV tương lai do BAE Systems chủ trì với sự hợp tác của Tập đoàn Northrop Grumman của Mỹ. Mẫu GCV mới được phát triển dựa trên khung gầm xe tăng CV 90 Hagglund của BAE Systems, nhưng có điểm khác biệt là công suất xe lớn và khả năng hoạt động hiệu quả cao hơn nhiều lần so với CV 90. Ngoài ra, mức độ bảo vệ của xe cũng được đánh giá có khả năng chịu đạn chống tăng khá tốt, GCV mới sử dụng một động cơ truyền động điện Hybrid (HED, E-X-Drive) do công ty QinetiQ của Anh phát triển, giống như động cơ diesel MTU883. Bản vẽ thiết kế GCV tương lai cho quân đội Mỹ. Tổng trọng lượng chiến đấu của GCV mới được BAE Systems công bố là nặng tới 63,5 tấn, tức là xe chiến đấu này sẽ có trọng lượng "ngang ngửa" so với một số loại tăng chủ lực hạng nặng như Leopard, Abrams...và thậm chí còn nặng hơn cả một số xe tăng chủ lực của Nga và Trung Quốc (điển hình là T-90 48 tấn, MBT-2000 dưới 51 tấn). GCV có chiều dài 9 m, rộng 5 m và cao 3 m. Xe có thể chạy với tốc độ tối đa trên đường tới 70 km/h và tầm hoạt động là 300 km với lượng nhiên liệu tiêu tốn là 965 lít. Kíp xe sẽ gồm 3 người (lái xe, chỉ huy và pháo thủ) và chở được tới 9 binh sỹ trang bị đầy đủ quân trang và vũ khí ở khoang chở quân phía sau. Vũ khí của xe bao gồm một khẩu pháo tự động 25 mm và một súng máy đồng trục 7,62 mm trên tháp pháo, trong đó, việc điều khiển tháp pháo và súng máy là hoàn toàn được thực hiện từ xa. GCV sẽ được trang bị với hệ thống quản lý mạng thông tin chiến đấu tích hợp do Northrop Gurmman phát triển. Trọng lượng của GCV tương lai sẽ "ngang ngửa", thậm chí là nặng hơn cả xe tăng. Trong tháng 8/2011, quân đội Mỹ đã đưa ra 1 hợp đồng kéo dài trong 2 năm để thiết kế, phát triển và thử nghiệm trình diễn công nghệ cho chương trình chế tạo xe chiến đấu mới cho quân đội. Chương trình này có sự cạnh tranh tham gia của 2 Liên minh phát triển là BAE Systems (Anh), Northrop Grumman QinetiQ North America, iRobot, Tognum America và Saft (lên đến 450 triệu USD) và Liên minh giữa General Dynamics, Lockheed Martin, Raytheon và Tognum America (số tiền 440 triệu USD). Trong các tài khóa 2012, Chương trình nghiên cứu và phát triển GCV mới được Quốc hội Mỹ phân bổ lượng ngân sách quân sự lên tới 449.4 triệu USD. Trong năm 2013, quân đội Mỹ sẽ đưa ra quyết định về các sự lựa chọn cuối cùng cho GCV tương lai của họ, một hợp đồng sẽ được ký kết và thực hiện trong thời gian 4 năm để cung cấp đầy đủ quy mô phát triển và thử nghiệm. Trên cơ sở nền tảng của thiết kế GCV mới, quân đội Mỹ đã lên kế hoạch vào năm 2018 sẽ bắt đầu đưa vào sản xuất loạt với nhiều biến thể cho các mục đích khác nhau. Một trong những yêu cầu quan trọng của chương trình là "hạn chế" chi phí cho việc sản xuất mỗi chiếc GCV mới có giá không được vượt quá 9 - 10,5 triệu USD. Có thể thấy theo thiết kế, GCV tương lai của quân đội Mỹ sẽ được lắp hai tấm giáp cỡ lớn "cực dày" ốp vào hai bên sườn xe để tăng khả năng bảo vệ. Phần đuôi kéo dài về sau, phần tháp pháo có phần hơi thụt xuống so với phần thân phía sau. Thông số về các hệ thống vũ khí, hệ thống bảo vệ khác vẫn còn là bí mật. Nhìn từ trên xuống, có thể thấy tháp pháo của GCV. |
Nhãn:
GCV,
Xe bọc thép,
xe thiết giáp
Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011
>> Thái Lan mua 121 xe bọc thép của Ucraina
Việc Thái Lan, một trong các nước trong khu vực Đông Nam Á mua sắm vũ khí cho lục quân là điều đáng quan tâm, hơn nữa, lại là mua vũ khí “hệ hai” đối với họ.
BTR– 3E1. Trang mạng của công ty xuất khẩu vũ khí “Ukrspetsexport” thông báo, Công ty này của Ucraina đã ký hợp đồng bán 121 xe bọc thép BTR– 3E1 cho Thái Lan. Giá trị của hợp đồng là 140 triệu USD. Hợp đồng này là phần bổ sung vào thoả thuận đã ký năm 2007 bán cho Thái Lan 96 xe bọc thép. Trước đây có tin Thái Lan có dự định mua BTR– 3E1 nhờ tiền tiết kiệm được của ngân sách quốc phòng. Sau khi ký hợp đồng mua 96 xe bọc thép, một thời gian dài Thái Lan không nhận được xe. Phía Ucraina giải thích là do Đức từ chối không cung cấp cho Ucraina những phụ tùng được coi là có tính năng quân sự dùng cho xe BTR– 3E1. Vì vậy mà việc lắp ráp BTR cho Thái Lan không hoàn tất được. Đến cuối tháng 9/2010 mới bàn giao được lô hàng đầu tiên gồm 12 xe bọc thép; lô tiếp theo gồm 12 xe đã được chở đi Thái Lan tháng 4/2011. Năm 2010, Thái Lan đã tăng mạnh việc mua trang bị kỹ thuật quân sự từ Ucraina. Bộ Quốc phòng giải thích đó là do hàng Ucraina giá rẻ. Tháng 3/2011 Bộ Tư lệnh Lục quân Thái Lan quyết định mua 200 (có nguồn tin nói chỉ có 100) tăng chiến đấu cơ bản T– 84U “Thành trì” (Оплот) do Ucraina sản xuất. Giá trị hợp đồng tiềm tàng là 7 tỷ Bạt (231,1 triệu USD). Các tăng này sẽ thay thế các xe tăng M41A3 do Mỹ sản xuất đã lạc hậu. |
Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011
>> Quốc gia Nam Mỹ đầu tiên mua xe Tiger của Nga
Đại diện Tập đoàn Công nghệ Quốc gia Nga tại Argentina, ông Anatoly Zuev cho biết: Uruguay quyết định mua lô hàng xe ô tô bọc thép đa nhiệm nổi tiếng Tiger của Nga. Theo ông Anatoly Zuev, hợp đồng mua lô hàng xe bọc thép được Nga và Uruguay ký ngày 28/4 vừa qua mang tính chất chính trị cao. “Hiện nay, Bộ Nội vụ Uruguay đang rất cần các xe ô tô này để chống lại nạn buôn bán ma tuý”, đại diện Tập đoàn Tập đoàn Công nghệ Quốc gia Nga nói. Tuy nhiên, ông không nói rõ tổng giá trị hợp đồng là bao nhiêu và số lượng xe mà Nga dự định cung cấp cho đối tác. Xe ô tô bọc thép "Con hổ" trong lễ duyệt binh mừng ngày Chiến thắng tại Quảng Trường Đỏ ngày 9/5/2011 Dù loại xe này đã trải qua quá trình thử nghiệm tại Brazil nhưng cho đến thời điểm này hai nước chưa có một hợp đồng nào. Do đó, đại diện phía Nga cho biết, Uruguay là quốc gia đầu tiên tại châu Mỹ La tinh đi đầu trong việc mua sắm ô tô bọc thép Tiger. Hơn 10 năm hợp tác kỹ thuật – quân sự giữa Nga và Uruguay, hai nước đã ký kết hàng chục hợp đồng chuyển nhượng vũ khí. Tuy nhiên, hợp đồng mua bán xe Tiger là hợp đồng đầu tiên phía Nga ký kết với Bộ Nội vụ Uruguay. Xe ô tô bọc thép Gaz-2330 Tiger có khả năng tăng tốc đến 140km/h, có thể chở từ 6-9 người hoặc 12 tấn tải hữu dụng. Kíp xe có thể chiến đấu bằng các loại vũ khí cá nhân từ cửa mở trên nóc xe hoặc thông qua các lỗ bố trí cửa ra vào ở hai bên. Giá mỗi chiếc Gaz-2330 Tiger sản xuất từ năm 2005 lên tới 300.000 USD. [BDV news] |
Thứ Năm, 12 tháng 5, 2011
>> Bae System trình làng xe bọc thép mới
Bae system đã tung ra thị trường một mẫu xe bọc thép chở quân hoàn toàn mới RG35 RPU. Biến thể RG35 RPU được sản xuất tại nhà máy của Bae system ở Nam Phi, mẫu xe bọc thép chở quân mới đã chứng minh khả năng hoàn toàn mới trong việc bảo vệ tổ lái và binh lính đi kèm trước hỏa lực đối phương. RG35 RPU mang một thiết kế khí động học hoàn toàn mới, mũi xe được thiết kế giống như phần mũi xe tăng, lưới tản nhiệt được bố trí hai bên thay vì ở trung tâm như các mẫu xe khác. RG35 RPU được trang bị các modun bảo vệ rất chắc chắn. Xe có 4 bánh lốp cỡ lớn, khoảng sáng gầm xe tương đối cao. Điều này cho phép xe hoạt động trên nhiều địa hình. Chiếc xe đã chứng minh khả năng tuyệt vời trong trinh sát chiến trường và chở quân. Xe có thể được gắn vũ khí trực tiếp, hoặc gián tiếp lên tháp pháo trên nóc xe. Vị trí này còn có thể gắn các thiết bị trinh sát như các camera hồng ngoại hay thiết bị điện tử để giám sát chiến trường, xe cũng có thể dễ dàng sửa đổi để chuyển đổi mục đích sang vận tải hàng hóa, đặc biệt trong trường hợp chiến sự ác liệt. Xe được bọc thép chắc chắn, có thiết kế dạng các mô đun bảo vệ, giúp bảo vệ an toàn tuyệt đối cho tổ lái và binh sĩ đi kèm khỏi bom, mìn, lựu đạn, mảnh đạn pháo, vũ khí cá nhân. Các nhà sản xuất còn cẩn thận bọc thép cho đáy xe để chống bom, mìn tự tạo. Khối lượng rỗng của xe lên đến 21 tấn, nặng hơn xe thiết giáp lội nước PT-76 của Nga, khả năng mang tải trọng hàng hóa 3 tấn. Xe có khả năng mang theo 9 binh sĩ với đầy đủ trang bị. Hiện tại động cơ sử dụng cho xe RG35 RPU chưa được công bố, song với khối lượng lên đến 21 tấn chắc chắn xe phải được trang bị động cơ rất mạnh mới có thể đảm bảo khả năng cơ động. Xe RG35 RPU có thông số cơ bản, dài 5,2m, rộng 2,6m, tổng chiều cao 2,5m, khoảng sáng gầm xe 414mm. Cửa lên xuống phía sau của xe RG35 RPU. Phần mũi xe được thiết kế làm tăng khả năng bảo vệ xe trước các thiết bị nổ [BDV news] |
Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2011
>> Đức mua 39 xe bọc thép cho chiến trường Afghanistan
Công ty Krauss-Maffei (Đức) nhận được hợp đồng sản xuất và cung cấp bổ sung cho lục quân nước này 39 xe bọc thép chở quân Dingo 2 GE.
Theo các điều kiện của hợp đồng, đến tháng 11/2011 nhà sản xuất sẽ chuyển giao cho bên đặt hàng các xe bọc thép mới. Hiện nay, trong trang bị của Lục quân Đức có khoảng 300 Dingo 2. Dực kiến, đến năm 2013, số lượng xe này sẽ tăng gấp đôi. Trong khi đó, vào năm 2010, Lục quân Đức đã nhận được 85 xe bọc thép chở quân Dingo 2. Xe bọc thép chở quân Dingo 2 của Lục quân Đức Theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng Đức, tất cả các loại xe này sẽ được chuyển đến Afghanistan. Thực tế, các loại xe bọc thép mà Lục quân Đức mua đều thuộc dòng xe chở quân, xe trinh sát (trinh sát sinh học vô tuyến, y tế) và xe chỉ huy. Dingo 2 có thể tăng tốc đến 90km/h, nguồn nhiên liệu dự trữ của xe khoảng 1.000 km. Dingo 2 được trang bị vỏ bảo vệ cải tiến, có khả năng chịu tác động trực tiếp từ các vụ nổ do mìn và bộc phá gây nên. Trên nóc xe Dingo 2 có thể lắp đặt súng máy cỡ nòng 7,62m, 12,7mm hoặc súng phóng lựu tự động.
[BDV news]
|
Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011
>> Xe bọc thép 'hút hồn' quân đội Nga
[BDV news]Quân đội Nga quyết định mua 500 xe bọc thép của Pháp do những tính năng vượt trội của loại xe về khả năng phòng vệ cũng như độ an toàn so với xe thiết giáp tương tự của Nga.
VBL (Véhicule Blindé Léger) là loại xe bọc thép hạng nhẹ do công ty Panhard thiết kế sản xuất. VBL được phát triển trong những năm 1980, bắt đầu phục vụ trong quân đội Pháp từ năm 1990. VBL được dùng để đảm nhiệm vai trò trinh sát, tuần tra các vùng biên giới, chiến đấu chống tăng trên chiến trường, hỗ trợ các hoạt động chống bạo động. Xe có chiều dài 3,8m, rộng 2,02m, cao 1,7m, trọng lượng từ 3.500-4.000kg tùy theo vũ khí đi kèm. Xe được thiết kế kết hợp sự nhanh nhẹn, tính việt giã rất cao, khả năng hoạt động trên mọi địa hình. VBC có thể dễ dàng vận chuyển đến chiến trường bằng nhiều phương tiện khác nhau. Xe bọc thép hạng nhẹ VBL có mặt trong thành phần trang bị 16 quốc gia trên thế giới. VBL bọc thép TDH dày từ 5-11,5mm đạt tiêu chuẩn NATO STANAG cấp 1 dành cho xe bọc thép hạng nhẹ. Lớp giáp này cho phép xe chống chịu đạn súng cá nhân hoặc mảnh đạn pháo hay mìn. VBL lắp động cơ turbo-diesel Peugeot XD3T, 4 xi lanh công suất 105 mã lực, mô men xoắn cực đại 4.150 vòng/phút, hộp số tự động ZF (3 số tiến và 1 số lùi), tỷ lệ tiêu thụ nhiên liệu 16 lít/100km, hệ thống treo kết hợp thủy lực và lò xo giảm xóc. Tốc độ xe đạt 100km/h, xe có khả năng lội nước với tốc độ 5,4km/h. Lốp xe được trang bị hệ thống điều chỉnh áp suất tùy theo địa hình hoạt động. Điểm nổi bật của VBL so với các xe bọc thép cùng loại của Nga là toàn bộ hệ thống vũ khí được điều khiển từ bên trong buồng lái thông qua trạm điều khiển vũ khí từ xa Wasp, với sự hỗ trợ nhắm mục tiêu từ xa bằng thiết bị quan sát ảnh nhiệt bị động. Ngoài ra còn có, thiết bị gây nhiễu vô tuyến nhằm ngăn chặn và phá vỡ các thiết bị báo động không dây bằng vô tuyến điện. VBL bảo vệ an toàn cho tổ lái trong các môi trường nguy hiểm cao. Người ngồi trong xe tác chiến từ bên trong thông qua các thiết bị quan sát ảnh nhiệt và các cảm biến, giảm thương vong do bị bắn tỉa nhất là trong môi trường tác chiến đô thị. Phiên bản VBL Milan trang bị tên lửa diệt tăng. Vũ khí trang bị trên xe thay đổi tùy theo phiên bản, mục đích sử dụng. Bao gồm: - VBL Milan thiết kế đảm nhiệm vai trò chống tăng, nó được trang bị 6 tên lửa chống tăng Milan kết hợp thiết bị dò tìm mục tiêu ảnh nhiệt Mira, tầm bắn 2.000m. - VBL ERYX cũng là phiên bản chống tăng trang bị 4 tên lửa ERYX kết hợp thiết bị dò tìm mục tiêu ảnh nhiệt MIRABEL, tầm bắn khoảng 600m. Súng máy 7,62mm tốc độ bắn lên đến 1.400 viên/phút. - VB2L POSTE DE COMMANDEMENT là phiên bản xe chỉ huy với hệ thống liên lạc băng tần VHF, 2 radio PR4G, một hệ thống phát thanh SSB băng tần HF phục vụ cho công tác liên lạc thông tin và chỉ huy các hoạt động trên chiến trường. Bên trong xe được bố trí một trạm làm việc với hệ thống bản đồ quản lý các hoạt động của đơn vị. Xe có khả năng hoạt động chỉ huy trong 8 giờ liên tục. Xe được vũ trang một súng máy 7,62mm. - VBL RECO 12.7 phiên bản trinh sát chiến trường được trang bị hệ thống liên lạc băng tần VHF và thiết bị chống súng phóng lựu cá nhân FLY-K (PL 127). Loại này lắp súng máy hạng nặng M2 12,7mm. - VBL AT4CS phiên bản chống tăng tầm ngắn trang bị loại tên lửa AT4CS 84mm có khả năng xuyên giáp dày 550mm hoặc xuyên 1,5m tường bê tông, tầm bắn ngắn 250m. So với các loại xe bọc thép của Nga, tính an toàn với tổ lái của VBL được đảm bảo hơn, đó cũng là tiêu chuẩn hàng đầu trong thiết kế các loại xe bọc thép theo tiêu chuẩn NATO. VBL đã "hút hồn" giới chức quân sự Nga nhờ vào tính năng ưu việt của mình so với các dòng xe thiết giáp hạng nhẹ của Nga. Thiết bị điện tử của VBL vượt trội so với các xe bọc thép cùng loại của Nga, đây cũng chính là điểm yếu chí tử của các hệ thống vũ khí của Nga. Hiện nay Nga phải nhập khẩu các thiết bị điện tử từ Pháp để trang bị cho các hệ thống vũ khí của mình, nhất là các thiết bị nhắm mục tiêu ảnh nhiệt. Các hệ thống vũ khí của Nga luôn có sự vượt trội về sức mạnh hỏa lực, tuy nhiên tính an toàn đối với tổ lái chưa được đặt lên hàng đầu, các thiết bị điện tử có năng lực hạn chế hơn các thiết bị cùng loại của NATO. Đó cũng chính là vấn đề mà các nhà quân sự Nga phải nhập khẩu xe bọc thép từ nước ngoài. Thông qua việc nhập khẩu xe bọc thép từ nước ngoài nhằm khai thác các công nghệ để phát triển các mẫu xe tương tự trong nước. Tuy nhiên, việc sao chép công nghệ từ nước ngoài lại không phải là truyền thống của công nghiệp quốc phòng Nga. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)