Mỹ đang rất lo ngại về các mối đe dọa từ vũ khí tác chiến điện tử và tác chiến mạng của Trung Quốc đối với máy bay tiên tiến của họ. Máy bay trinh sát điện tử H-6 và máy bay gây nhiễu điện tử H-5 của Trung Quốc. Tờ “Phương Đông” dẫn bài viết của “Tuần san Hàng không”, theo đó quan chức Lầu Năm Góc Mỹ cho biết, hệ thống theo dõi, tác chiến điện tử và tác chiến mạng do Trung Quốc phát triển đang đe dọa các thiết bị cảm biến và thông tin quan trọng của tàu chiến và máy bay Mỹ. Chẳng hạn như máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35 tiên tiến, cũng sẽ rất mỏng manh. Do F-35 đã lắp đặt radar mảng pha quét điện tử chủ động góc rộng (AESA), rất dễ bị vũ khí tác chiến mạng tấn công. Chuyên gia tác chiến mạng Mỹ cho biết, vũ khí tác chiến mạng trên máy bay của đối phương dùng hình thức "phần mềm ác ý" để bắn trực tiếp chùm sóng dữ liệu tới ăng-ten mục tiêu. Rất nhiều nước đều đang phát triển loại vũ khí này, để tấn công, gây nhiễu, xâm phạm và tiêu diệt mục tiêu trang bị trên máy bay có giá trị cao. Đặc biệt là vũ khí tác chiến điện tử đang được Trung Quốc phát triển, chuyên tấn công thiết bị cảm biến có giá trị cao và máy bay chỉ huy-kiểm soát, bao gồm radar không đối không của máy bay cảnh báo sớm E-3, radar không đối đất của E-8 Joint Stars và máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-8 Poseidon. Máy bay gây nhiễu điện tử Y-8 và máy bay JH-7 có khoang gây nhiễu KG300G. Các chuyên gia tác chiến điện tử cho rằng, “tấn công điện tử có thể trở thành phương thức đưa vi-rút vào hệ thống. Thông qua tín hiệu phát ra từ hệ thống mục tiêu, có thể tìm được phương pháp xâm nhập hệ thống”. Ba năm trước, nhà thầu F-35 từng bị một cuộc tấn công mạng, vài dữ liệu TB có liên quan đến hệ thống điện tử của F-35 bị sao chép. Căn cứ vào theo dõi địa chỉ IP, những kẻ xâm nhập đến từ Trung Quốc. Trên thực tế, loại mối đe dọa tiềm tàng này không chỉ đe dọa đến các kiểu máy bay F-35, mà các loại máy bay F/A-18 Super Hornet và EA-18G Growler cũng bị đe dọa. Để tăng độ phân giải và khoảng cách phát hiện cho radar mang theo trên máy bay, những máy bay này đều đã lắp radar mảng pha quét điện tử chủ động, dễ nhận được tín hiệu bị giả mạo hoặc lây nhiễm. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết: “Tôi đặc biệt lo ngại radar của chúng ta bị gây nhiễu hoặc bị tấn công mạng. Rất khó phân biệt tác chiến điện tử và tấn công mạng. Chúng ta đã đánh giá thấp giá trị của tác chiến điện tử, không coi trọng đối với lĩnh vực này. Trên phương diện nào đó, chúng ta đã tụt hậu”. Máy bay chiến đấu F-35B/C của Mỹ. Do đó, quân Mỹ quyết định ngăn chặn lỗ hổng của radar. Mùa hè năm 2011, các chuyên gia bắt đầu điều chỉnh chương trình tác chiến điện tử của Lầu Năm Góc, đồng thời quyết định mùa thu năm 2012 sẽ tìm được nguồn vốn đầy đủ. Mặc dù các chuyên gia tác chiến điện tử của Mỹ đã tiếp xúc tương đối nhiều với tác chiến điện tử và tác chiến mạng ở Iran và Afghanistan, nhưng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, công nghệ tác chiến điện tử mà Không, Hải quân Mỹ phải đối mặt sẽ mạnh hơn. Trong ngân sách tài chính năm 2013, phần lớn chương trình nâng cấp của radar trang bị trên máy bay chiến thuật và trên tàu chiến đã được phê duyệt, nhưng việc cắt giảm kinh phí quốc phòng vẫn sẽ ảnh hưởng tới chương trình tác chiến điện tử và tác chiến mạng. Máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet của hãng Boeing - Mỹ. Máy bay tấn công điện tử EA-18G Growler của Mỹ. Máy bay cảnh báo sớm E-3 của Mỹ. Máy bay E-8 của Không quân Mỹ, trang bị hệ thống radar tấn công mục tiêu và giám sát liên hợp. Máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-8A Poseidon của Công ty Boeing, chế tạo cho Hải quân Mỹ. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vũ khí điện từ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vũ khí điện từ. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012
>> Trung Quốc đẩy mạnh phát triển vũ khí tác chiến điện tử
Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012
>> Nga thử nghiệm vũ khí điện từ
Nga đã phát triển một loại vũ khí điện từ phi sát thương, dùng để vô hiệu hóa các phần tử khủng bố và trấn áp người biểu tình. Bức xạ điện từ siêu cao tần được sử dụng làm yếu tố sát thương, gây ra cảm giác đau không thể chịu đựng ở đối tượng tác động. Vị Phó Trưởng phòng của Viện Nghiên cứu Trung ương (TsNII) 12, Bộ Quốc phòng Nga, Trung tá Dmitri Soskov cho biết, vũ khí mới sẽ có hiệu quả cao nhất trong các cuộc xung đột cục bộ, nơi không phân chia chiến tuyến rõ ràng, cũng như khi ngăn chặn bạo loạn đông người trong các thành phố. Các chuyên gia quân sự Nga đang thử nghiệm "tia chiến đấu độc đáo" mà Mỹ đã thử nghiệm trên các tình nguyện viên Có thể bắn vũ khí này từ góc khuất nhờ một bộ phản xạ và đây là một ưu điểm nổi bật khi hoạt động trong đô thị. Tia định hướng tương tác với nước trong các tầng trên của da người và không tác động đến các cơ quan nội tạng. Đối tượng tác động sẽ cảm thấy cực kỳ bỏng rát như bị sốc nhiệt và tìm cách rời khỏi khu vực bắn tia. Bộ Quốc phòng Nga gọi vũ khí này là độc đáo, mặc dù Mỹ đã chế tạo được loại pháo này và thậm chí công khai thử nghiệm trên các tình nguyện viên Hiệu ứng đau đạt được sau 2-3 s. Tia điện từ đi xuyên qua mà không đốt cháy quần áo, xuyên qua bất kỳ màn khói, bụi nào. “Máy phát cho phép bắn tia từ góc khuất nhờ bộ phản xạ, nó là không thể thay thế trong thành phố”, ông Soskov nói. Tầm tác động của tia là 200-300 m. Một thiết bị có công suất như vậy có thể đặt trên một ô tô như Gazel hay Tigr. Thiết bị mạnh hơn sẽ đòi hỏi không gian lớn hơn. Hệ thống vũ khí điện từ ADS (Active Denial System) của hãng Raytheon, Mỹ được mệnh danh là "tia nhiệt" hay "pháo vi ba |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)