Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Vũ khí Trung Quốc

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Vũ khí Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vũ khí Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

>> Những loại vũ khí Trung Quốc nhập từ Nga năm 2012

Dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho thấy, Trung Quốc nhận khá nhiều trang bị vũ khí từ Nga trong năm 2012.

>> Soryu - Lớp tàu ngầm hiện đại nhất của Hải quân Nhật Bản


Những năm gần đây, ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã có bước tiến vượt bậc. Thành quả đáng kể nhất, nước này đã “hất cẳng” Anh Quốc ra khỏi vị trí thứ 5 trong top 5 nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới năm 2012 (tính theo giá trị). 

Ngoài xuất khẩu, công nghiệp quốc phòng nội địa của Trung Quốc đã hoàn toàn làm chủ nhiều công nghệ để sản xuất vũ khí trang bị cho toàn quân.

Dù vậy, theo dữ liệu thống kê của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), năm 2012 Trung Quốc vẫn mua và nhận khá nhiều vũ khí, trang bị từ Nga. Chủ yếu các hợp đồng có liên quan tới “nút thắt” trong công nghiệp quốc phòng nước này (đó là động cơ hàng không, vũ khí chính xác cao, radar...).

Dưới đây là dữ liệu thống kê của SIPRI về một số hợp đồng và nhận giao hàng:

Không quân

Đối với trang bị Không quân, năm 2012, Trung Quốc ký hợp đồng mua 55 trực thăng vận tải đa năng Mi-171E. Thời hạn giao hàng của hợp đồng này không được tiết lộ.

Trước đó, năm 2005, Trung Quốc cũng đã ký với Nga hợp đồng mua 54 trực thăng Mi-171 và Mi-171E. Trong khoảng thời gian 5 năm từ năm 2007-2012, phía Nga đã hoàn thành hợp đồng này.

Giai đoạn 2008-2012, Trung Quốc cũng nhận từ Nga 125 tên lửa không đối hạm Kh-59MK theo hợp đồng được ký năm 2004. Dự kiến, tên lửa Kh-59MK sẽ được Trung Quốc sử dụng cho tiêm kích Su-30MKK/MK2.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc nhập khẩu số lượng lớn vũ khí chính xác cao.

Ngoài tên lửa không đối hạm Kh-59MK, Trung Quốc và Nga đã hợp tác sản xuất tên lửa không đối hạm Kh-31A1 từ năm 1997 (mang tên YJ-91). Giai đoạn 2001-2012, Trung Quốc đã sản xuất được 760 tên lửa loại này. Tên lửa Kh-31A1 (hay là YJ-91) sẽ được trang bị cho các máy bay chiến đấu như Su-30MKK/MKII, J-8M hay JH-7.

Cùng với công nghệ vũ khí chính xác cao, Trung Quốc vẫn tiếp tục nhập động cơ phản lực cho tiêm kích từ Nga. Trong suốt hàng chục năm nỗ lực, cho tới hôm nay nước này vẫn chưa thể có động cơ “ra trò” dùng cho tiêm kích thế hệ thứ 4 như J-10, J-11, J-15 hay tiêm kích thế hệ 5 J-20, J-31.

Giai đoạn 2009-2012, Trung Quốc đã nhận 122 động cơ tuốc bin phản lực AL-31FN (sử dụng cho tiêm kích J-10) và 55 động cơ phản lực D-30 (sử dụng cho máy bay ném bom H-6K) theo 2 hợp đồng được ký vào năm 2009.

Năm 2011, Trung Quốc ký hợp đồng mua thêm 123 động cơ AL-31FN (trang bị cho J-10) và 150 động cơ AL-31F (trang bị cho tiêm kích J-11B). Trong năm 2012, Nga đã chuyển cho Trung Quốc được 20 động cơ AL-31FN và 10 động cơ AL-31F.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích nội địa Trung Quốc cất cánh bằng động cơ ngoại nhập.

Cùng năm đó, Trung Quốc mua 184 động cơ phản lực D-30KP-2 để trang bị cho máy bay ném bom H-6K, máy bay vận tải Y-20. Hiện Nga đã chuyển cho Trung Quốc 24 động cơ loại này. Dự kiến số còn lại sẽ được chuyển giao từ nay đến năm 2015.

Hải quân

Trong năm 2012, Trung Quốc cũng nhận nhiều pháo dành cho hải quân từ Nga theo hợp đồng ký từ những năm trước đó.

Giai đoạn 2004-2012, Trung Quốc đã nhập khẩu 86 pháo phòng không cao tốc AK-630 30mm trong tổng số hợp đồng mua 92 khẩu pháo loại này được ký năm 2002.

Số pháo này sẽ được trang bị cho khinh hạm Type 054 Giang Khải I, tàu cao tốc tên lửa Type 022,tàu đổ bộ Type 071 lớp Ngọc Châu, cũng như tàu đổ bộ đệm khí Zubr nhập khẩu từ Ukraine.

Gia đoạn 2008-2012, Nga cũng chuyển cho Trung Quốc 13 pháo hạm AK-176M 76mm trong hợp đồng mua 20 khẩu pháo cùng loại được 2 nước ký năm 2004. Dự kiến, 20 khẩu pháo này sẽ được trang bị cho 20 khinh hạm Type 054A Giang Khải II.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Thiết kế pháo hạm AK-176 được Trung Quốc khá ưa chuộng.

Năm 2005, Trung Quốc cũng ký hợp đồng mua thêm 4 khẩu pháo AK-176M 76mm để trang bị cho tàu đổ bộ Type 071 lớp Ngọc Châu. Tính tới năm 2012, Trung Quốc đã nhận được 3 khẩu pháo loại này.

Cũng nhằm trang bị cho 20 khinh hạm Type 054A Giang Khải II, Trung Quốc đã ký hợp đồng mua 20 hệ thống radar trinh sát đường không Fregat của Nga vào năm 2004. Hiện nay, Nga đã bàn giao được 13 hệ thống.

Trước đó, 2 nước cũng ký hợp đồng mua 80 hệ thống radar điều khiển hỏa lực MR-90 vào năm 2004. Từ năm 2008 đến năm 2012, Trung Quốc đã nhận được 52 hệ thống này. Radar MR-90/Front Dome cũng sẽ được trang bị cho 20 khinh hạm Type-054A kết hợp hệ thống tên lửa tầm trung HHQ-16.

Năm 2009, Trung Quốc cũng đặt mua từ Nga 4 hệ thống radar điều khiển hỏa lực MR-123 để trang bị cho 4 tàu đổ bộ đệm khí Zubr. Trong năm 2012, phía Nga đã chuyển cho Trung Quốc hệ thống đầu tiên.

Lục quân

Trong nhập khẩu vũ khí trang bị lục quân, hầu như Trung Quốc đã tự lực hoàn toàn mà không cần dựa vào Nga. Kể từ đầu những năm 2000, chỉ duy nhất một hợp đồng được ký với Nga về việc hợp tác sản xuất tên lửa chống tăng AT-11 để trang bị cho xe tăng Type 98, Type 99.

(Tổng hợp nhiều nguồn)

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

>> 4 loại vũ khí Trung Quốc làm Mỹ, Nhật “sợ hãi”

Thời báo Hoàn Cầu liệt kê 4 loại vũ khí thế hệ mới của Trung Quốc mà họ cho rằng làm Mỹ, Nhật “sợ hãi”.

>> Sự nguy hiểm của tên lửa Trung Quốc
>> Tên lửa DH-10 của Trung Quốc vô dụng ở Đông Nam Á

Các phương tiện truyền thông Trung Quốc nói rằng, năm 2012 Trung Quốc đã đặt dấu chấm hết cho hình ảnh sức mạnh quân sự kém cỏi và bắt đầu làm mới mình thông qua các cuộc tuần tra lãnh hải, quốc tế, diễn tập quân sự rầm rộ và giới thiệu một loạt các loại vũ khí tinh vi.

Rõ ràng, Trung Quốc đang cố gắng làm cho Mỹ - Nhật hiểu rằng Trung Quốc đã trở nên giàu có và mạnh mẽ, và rằng sẽ không có một kết thúc dễ dàng nếu bất kỳ nước nào có một cuộc chiến với Trung Quốc.

Thời báo Hoàn Cầu đã liệt kê ra 4 loại vũ khí mà họ cho rằng làm Mỹ - Nhật “sợ hãi”:

Tên lửa Hồng Kỳ 9

Hồng Kỳ 9 (hay gọi là HQ-9) là hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa do Viện Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc nghiên cứu sản xuất dựa trên công nghệ tên lửa Patriot (Mỹ) và S-300 (Nga).

Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 được cho là có khả năng tiêu diệt tất cả mục tiêu trên không (máy bay, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo).

Biên chế một lữ đoàn tên lửa HQ-9 thường gồm 6 khẩu đội, mỗi khẩu đội gồm: xe điều khiển TWS-312, đài radar điều khiển hỏa lực HT-233, đài radar trinh sát Type 305B/YLC-2V, 8 xe mang ống phóng tên lửa (mỗi xe 4 đạn, tổng cộng 32 đạn/khẩu đội) cùng các thành phần xe nạp đạn, xe cung cấp điện 200kw…

Trong đó, đài radar điều khiển hỏa lực mạng pha HT-233 được cho là thiết kế giống với radar 30N6E (tổ hợp S-300 của Nga). Tuy nhiên, kích thước của HT-233 được cho là nặng nề, to lớn hơn so với nguyên gốc, tuổi thọ ngắn, mức tiêu thụ điện năng lớn. Cũng có nguồn tin cho rằng, HT-233 giống với đài radar điều khiển MQM-53 của tên lửa Patriot hơn là S-300.

HT-233 có khả năng phát hiện mục tiêu ở tầm 120km, theo dõi ở cự ly 90km. HT-233 có thể theo dõi đồng thời 100 mục tiêu và điều khiển 6 tên lửa tấn công 6 mục tiêu cùng lúc.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 phóng đạn tên lửa.

Ngoài các thành phần radar HT-233 và Type 305B, khẩu đội HQ-9 có thể được mở rộng với việc kết hợp thêm đài radar nhìn vòng bắt thấp Type 102 và radar quét mạng pha điện tử chủ động Type 305A giúp tăng khả năng chống tên lửa đạn đạo cho HQ-9 và phát hiện máy bay tàng hình.

Về phần đạn tên lửa, hệ thống HQ-9 sử dụng đạn tên lửa tương tự đạn tên lửa S-300. Đạn tên lửa có 2 tầng động cơ đẩy (tầng 1 có đường kính 700mm, tầng 2 560mm) với trọng lượng phóng 2 tấn, dài 6,8m. Tên lửa trang bị đầu đạn thuốc nổ phân mảnh 180kg, tốc độ hành trình Mach 4,2, tầm bắn 200km (chống máy bay) và 30km (chống tên lửa đạn đạo).

Theo báo Hoàn Cầu, HQ-9 còn được trang bị một loại đạn tên lửa chống máy bay có tầm bắn xa tới 350km và tên lửa chuyên đánh mục tiêu bay thấp có thể phá hủy mục tiêu ở độ cao… 5m.

Mặc dù các tờ báo Trung Quốc tự đánh giá rằng HQ-9 vượt trội hơn hệ thống S-300 và đã ngang tầm với hệ thống tên lửa S-400 mới nhất của Nga. Nhưng xét các mặt thông số kỹ thuật thì HQ-9 mới chỉ tạm gọi là tương đương S-300.

Thậm chí, các chuyên gia Nga còn khẳng định, HQ-9 chưa thể so sánh với S-300 đời đầu chứ chưa nói tới thế hệ S-300PMU-1, S-300PMU-2.

Tên lửa đạn đạo Đông Phong 41

Tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong 41 (gọi tắt là DF-41, định danh phương Tây là CSS-X-10) do Viện phương tiện phóng Trung Quốc phát triển để thay thế cho loại tên lửa Đông Phong 5 (DF-5).

DF-41 được cho là một sản phẩm “sao chép” công nghệ tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-12 (SS-27) của Nga. DF-41 dài khoảng 21m, đường kính thân 2,25m và trọng lượng phóng 80 tấn.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Xe mang ống phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41

DF-41 có tải trọng 2,5 tấn mang phần chiến đấu kiểu MIRV chứa 10 đầu đạn hạt nhân cỡ 20-90-150 kiloton. Tầm bắn của tên lửa đạt 12.000km tới 15.000km, đủ khả năng bao quát mọi mục tiêu trên đất Mỹ. Hệ thống điều khiển tên lửa sử dụng hệ dẫn quán tính giai đoạn đầu và hệ định vị toàn cầu giai đoạn cuối, bán kính lệch mục tiêu 100-500m.

Theo một số nguồn tin, ngày 24/7/2012, Trung Quốc đã lần đầu bắn thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41.

Tên lửa đạn đạo Cự Lãng 2

Trên mặt đất Trung Quốc có tên lửa đạn đạo DF-41 có khả năng vươn tới Mỹ, thì ở mặt biển Trung Quốc sở hữu tên lửa phóng từ tàu ngầm Cự Lãng 2 (gọi tắt là JL-2, định danh phương Tây CSS-NX-5) đủ khả năng đe dọa Mỹ.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm JL-2 được thiết kế từ những năm 1970-1980, cuộc phóng thử đầu tiên thực hiện năm 2002.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-2.

JL-2 dài 13m, đường kính thân 2,25m, trọng lượng phóng 42 tấn, tải trọng 2,8 tấn. Phần chiến đấu kiểu MIRV có khả năng chứa 3-8 đầu đạn hạt nhân loại 20-90-150 kiloton.

Tên lửa đạt tầm bắn tối đa 7.200km, dùng hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp hệ định vị toàn cầu Bắc Đẩu cho phép đạt độ chính xác cao (bán kính lệch mục tiêu 150-300m).

Theo một số nguồn tin, ở giai đoạn tiếp cận mục tiêu tên lửa được trang bị hệ thống phòng vệ để đối phó với hệ thống phòng thủ tên lửa đối phương. Hiện nay, tên lửa JL-2 được trang bị trên các tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Vũ khí laser

Vũ khí laser là vũ khí hủy diệt không khói, không âm thanh và không mùi thuốc súng như các loại vũ khí thông thường khác.

Vũ khí laser dùng tia bức xạ điện từ tập trung năng lượng cao (gấp vài trăm triệu lần, thậm chí vài tỷ lần so với ánh nắng mặt trời) để tạo ra các tia laser khác nhau. Tuy không có đạn như vũ khí thông thường song chúng có khả năng phát ra các chùm tia laser năng lượng cao với tốc độ 300.000km/s làm nóng chảy kim loại, bốc hơi.

Loại vũ khí này được sử dụng chủ yếu để tiêu diệt máy bay, tên lửa đối phương, làm biến dạng, vô hiệu hóa và phá hủy nhanh chóng các mục tiêu bằng kim loại.

Với các tính năng vượt trội của loại vũ khí hủy diệt này nên trong nhiều năm trở lại đây một loạt quốc gia mà đi đầu là Mỹ đang chú trọng nghiên cứu, phát triển và ứng dụng laser vào kỹ thuật quân sự. Và Trung Quốc không nằm ngoài ngoại lệ đó.

Trung Quốc rất quan tâm tới phát triển vũ khí laser.

Trung Quốc cũng rất quan tâm tới việc nghiên cứu và phát triển vũ khí laser như một phương tiện tấn công và phòng thủ hiện đại, hiệu quả cao.

Theo nhận định của giới chuyên gia quốc tế, rất có thể Trung Quốc đã sở hữu vũ khí laser có khả năng tiêu diệt tên lửa đối phương ở tầm thấp dựa trên công nghệ kỹ thuật của Nga.

Theo báo Hoàn Cầu thì nếu Trung Quốc thành công trong phát triển vũ khí laser họ có thể tấn công mục tiêu tên lửa ở cự ly tới 30.000km.

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

>> Trung Quốc đẩy mạnh phát triển vũ khí tác chiến điện tử

Mỹ đang rất lo ngại về các mối đe dọa từ vũ khí tác chiến điện tử và tác chiến mạng của Trung Quốc đối với máy bay tiên tiến của họ.



http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay trinh sát điện tử H-6 và máy bay gây nhiễu điện tử H-5 của Trung Quốc.


Tờ “Phương Đông” dẫn bài viết của “Tuần san Hàng không”, theo đó quan chức Lầu Năm Góc Mỹ cho biết, hệ thống theo dõi, tác chiến điện tử và tác chiến mạng do Trung Quốc phát triển đang đe dọa các thiết bị cảm biến và thông tin quan trọng của tàu chiến và máy bay Mỹ.

Chẳng hạn như máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35 tiên tiến, cũng sẽ rất mỏng manh. Do F-35 đã lắp đặt radar mảng pha quét điện tử chủ động góc rộng (AESA), rất dễ bị vũ khí tác chiến mạng tấn công.

Chuyên gia tác chiến mạng Mỹ cho biết, vũ khí tác chiến mạng trên máy bay của đối phương dùng hình thức "phần mềm ác ý" để bắn trực tiếp chùm sóng dữ liệu tới ăng-ten mục tiêu. Rất nhiều nước đều đang phát triển loại vũ khí này, để tấn công, gây nhiễu, xâm phạm và tiêu diệt mục tiêu trang bị trên máy bay có giá trị cao.

Đặc biệt là vũ khí tác chiến điện tử đang được Trung Quốc phát triển, chuyên tấn công thiết bị cảm biến có giá trị cao và máy bay chỉ huy-kiểm soát, bao gồm radar không đối không của máy bay cảnh báo sớm E-3, radar không đối đất của E-8 Joint Stars và máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-8 Poseidon.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay gây nhiễu điện tử Y-8 và máy bay JH-7 có khoang gây nhiễu KG300G.

Các chuyên gia tác chiến điện tử cho rằng, “tấn công điện tử có thể trở thành phương thức đưa vi-rút vào hệ thống. Thông qua tín hiệu phát ra từ hệ thống mục tiêu, có thể tìm được phương pháp xâm nhập hệ thống”.

Ba năm trước, nhà thầu F-35 từng bị một cuộc tấn công mạng, vài dữ liệu TB có liên quan đến hệ thống điện tử của F-35 bị sao chép. Căn cứ vào theo dõi địa chỉ IP, những kẻ xâm nhập đến từ Trung Quốc.

Trên thực tế, loại mối đe dọa tiềm tàng này không chỉ đe dọa đến các kiểu máy bay F-35, mà các loại máy bay F/A-18 Super Hornet và EA-18G Growler cũng bị đe dọa.

Để tăng độ phân giải và khoảng cách phát hiện cho radar mang theo trên máy bay, những máy bay này đều đã lắp radar mảng pha quét điện tử chủ động, dễ nhận được tín hiệu bị giả mạo hoặc lây nhiễm.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết: “Tôi đặc biệt lo ngại radar của chúng ta bị gây nhiễu hoặc bị tấn công mạng.

Rất khó phân biệt tác chiến điện tử và tấn công mạng. Chúng ta đã đánh giá thấp giá trị của tác chiến điện tử, không coi trọng đối với lĩnh vực này. Trên phương diện nào đó, chúng ta đã tụt hậu”.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu F-35B/C của Mỹ.

Do đó, quân Mỹ quyết định ngăn chặn lỗ hổng của radar. Mùa hè năm 2011, các chuyên gia bắt đầu điều chỉnh chương trình tác chiến điện tử của Lầu Năm Góc, đồng thời quyết định mùa thu năm 2012 sẽ tìm được nguồn vốn đầy đủ.

Mặc dù các chuyên gia tác chiến điện tử của Mỹ đã tiếp xúc tương đối nhiều với tác chiến điện tử và tác chiến mạng ở Iran và Afghanistan, nhưng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, công nghệ tác chiến điện tử mà Không, Hải quân Mỹ phải đối mặt sẽ mạnh hơn.

Trong ngân sách tài chính năm 2013, phần lớn chương trình nâng cấp của radar trang bị trên máy bay chiến thuật và trên tàu chiến đã được phê duyệt, nhưng việc cắt giảm kinh phí quốc phòng vẫn sẽ ảnh hưởng tới chương trình tác chiến điện tử và tác chiến mạng.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet của hãng Boeing - Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tấn công điện tử EA-18G Growler của Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay cảnh báo sớm E-3 của Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay E-8 của Không quân Mỹ, trang bị hệ thống radar tấn công mục tiêu và giám sát liên hợp.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-8A Poseidon của Công ty Boeing, chế tạo cho Hải quân Mỹ.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang