Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Xung đột Triều Tiên - Hàn Quốc

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Xung đột Triều Tiên - Hàn Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Xung đột Triều Tiên - Hàn Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

>> Sức mạnh thật sự của hệ thống phòng không Triều Tiên?

Mặc dù trang bị vũ khí đã lỗi thời, song hệ thống phòng không Triều Tiên vẫn có thể ‘hoàn thành’ các nhiệm vụ trong tình huống khẩn cấp, đó là đánh giá của Mil.eastday.com, một trang web của Trung Quốc. Vậy sức mạnh thật sự hệ thống "canh trời" của Triều Tiên mạnh tới đâu?

>> Tên lửa S-200 : Rồng lửa canh trời của Triều Tiên
>> Triều Tiên có thể vít cổ B-52 như Việt Nam? 


Quá khứ vinh quang

Bằng những vũ khí của thời Liên Xô, hệ thống phòng không Triều Tiên cũng đã làm Không lực Hoa Kỳ có những ký ức buồn.

Ngày 18/4/1990, máy bay trực trăng trinh sát hạng nhẹ OH-58B của quân đội Mỹ đã “phá vỡ” đường ranh giới quân sự hai miền Nam-Bắc (còn được biết đến là vĩ tuyến 38) và đã bị trúng đạn pháo phòng không của Quân đội Triều Tiên. Máy bay đã phải hạ cánh bắt buộc, hai phi công sống sót và bị bắt làm tù binh. Các phi công đã được trao trả sau khi có công hàm chính thức từ phía Hoa Kỳ.

Sau đó 13 năm, vào ngày 03/3/2003, máy bay trinh sát điện tử RC-135 cất cánh từ căn cứ trên lãnh thổ Nhật Bản và tiến đến cách bờ biển Triều Tiên 240 km với mục đích quan sát việc bố trí các hệ thống tên lửa của “Miền Bắc”. Ngay lập tức hai chiếc MiG-23 và một MiG-29 cất cánh đánh chặn. MiG-29 đã bay “rất sát” với máy bay do thám của đối phương, buộc RC-135 phải “bỏ chạy trong nỗi khiếp sợ” về phía Nhật Bản.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa phòng không Triều Tiên - Ảnh: Chinamil

Hệ thống phòng không "toàn Nga"

Triều Tiên là quốc gia có hệ thống phòng không rất hùng hậu với 300 bệ phóng tên lửa, bao gồm 240 SAM-2, 36 SAM-3 và 24 SAM-5 (S-200) đã từng tham chiến trên các chiến trường Trung Đông, Việt Nam, Nam Tư và được bố trí trên khắp lãnh thổ, nhất là gần khu phi quân sự và thủ đô Bình Nhưỡng.

Hệ thống phòng không SAM-2 được đưa vào Triều Tiên từ những năm 1964. SAM-2 có chiều dài 10,9 m, đường kính 0,65 m, trọng lượng 2.160 kg, tên lửa có tốc độ Mach 3, có thể phá hủy mục tiêu xa từ 13-35 km, độ cao mục tiêu từ 3-22 km. SAM-2 là một trong những vũ khí đã làm thất bại mưu toan của Mỹ ở Việt Nam. Thế nhưng, tổ hợp SAM-2 không có tính cơ động cao và cũng dễ bị “tổn thương” trong chiến tranh điện tử.

SAM-3 là hệ thống phòng không thế hệ thứ ba của Liên Xô, được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên không tầm thấp, ngoài ra cũng có thể tấn công các mục tiêu trên đất liền và trên biển. Chiều dài của SAM-3 là 5,95 m, tốc độ tối đa Mach 2, tấn công mục tiêu bay từ 20 m đến 8.000 m.

“Rồng sát thủ” S-200 là “át chủ bài” hệ thống phòng không Triều Tiên, được Liên Xô chuyển giao từ năm 1987, bố trí gần khu phi quân sự và thủ đô Bình Nhưỡng. SAM-5 có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách 250-300 km và độ cao lên đến 40 km, tên lửa nặng tới 7,1 tấn, dài 10,8 m, được kết nối với 4 động cơ đẩy.

Tuy nhiên là tên lửa tầm xa nên khi mục tiêu lọt vào sau 60 km thì SAM-5 “bó tay”, mặt khác SAM-5 chỉ có thể “hạ” mục tiêu có tính cơ động không cao như máy bay ném bom chiến lược, khả năng kháng nhiễu kém. Nhưng nếu có chiến thuật, cách đánh hợp lý thì vẫn có thể bắn hạ những máy bay tối tân của đối phương.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Triều Tiên sở hữu khoảng 40 tiểu đoàn (240 bệ phóng) tên lửa phòng không S-75 Dvina (NATO định danh là SA-2)

Trong những năm 80 thế kỷ trước, Triều Tiên đã sản xuất hàng loạt hệ thống phòng không vác vai (MANPADS) SA-7, chính là tên lửa vác vai 9K32 Strela-2 của Liên Xô. SA-7 nặng 14,5 kg, đường kính 0,72 m, trọng lượng 0,87 kg, tấn công mục tiêu tầm xa 3.400 m và độ cao 1.200 m. Đặc biệt của tên lửa này là nó tự hủy sau 14 giây nếu không trúng mục tiêu. Với thiết kế đơn giản, cho phép người lính có thể sử dụng thành thạo chỉ sau một ngày tìm hiểu.

Ngoài ra, trong biên chế của lực lượng phòng không Triều Tiên còn có MANPADS SA-16, có chiều dài 1,67 m, đường kính 0,72 m, trọng lượng 10,8 kg, tốc độ tối đa 880 m/s, có thể tấn công mục tiêu trong khoảng cách từ 600-8.000 m, độ cao mục tiêu từ 10-3500 m. MANPADS SA-16 tham chiến đầu tiên vào năm 1991 trong cuộc chiến vùng Vịnh, đã bắn hạ 8 máy bay ném bom A-10 và 4 máy bay chiến đấu đa chức năng AV-8. Chính những tổ hợp tên lửa này đã bắn rơi một số máy bay và trực thăng của Nga trong cuộc chiến tại Chechnya.

Lực lượng trên không “khủng”

Không quân quân đội Triều Tiên có 80.000 người, biên chế trong 3 trung đoàn máy bay ném bom hạng nhẹ, 6 trung đoàn máy bay ném bom và 10 trung đoàn máy bay chiến đấu.

Tổng số máy bay của không quân Triều Tiên là 1.500 máy bay các loại, trong đó 690 máy bay chiến đấu, bao gồm 80 máy bay ném bom hạng nhẹ Il-28 và Yak-28, tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ có 110 MiG-17, 130 MiG-19, 130 MiG-21, 46 tiêm kích đánh chặn MiG-23, 40 tiêm kích hiện đại thế hệ thứ 4 MiG-29 có sức mạnh tác chiến hùng mạnh, 36 máy bay ném bom Su-25 và trực thăng Mi-24.

Vũ khí chính trên các máy bay chiến đấu là tên lửa dẫn đường AA-2 (K-13), AA-7 (R-23) và AA-11 (R-60) với tổng số lượng vào khoảng 1.000 tên lửa.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Mig-29 - Loại tiêm kích hiện đại nhất của Không quân Triều Tiên

Năm 1999, Triều Tiên mua 40 máy bay MiG-21 đã qua sữ dụng của Kazakhstan với mục chính là “tìm kiếm” phụ tùng thay thế. Khả năng vận tải đường không của Quân đội Triều Tiên “giao phó” cho 300 máy bay, bao gồm các loại An-24, IL-14, IL-18, IL-62, Tu-134 và TU-154.

Ngoài ra còn có 283 máy bay trực thăng, chủ yếu là Heu-500D, Mi-2, Mi-8, Mi-17. Hệ thống máy bay huấn luyện có tất cả 283 máy bay, cơ bản là MiG-21 và Yak-18.

Là lực lượng hùng hậu, song tính sẵn sàng và sức mạnh chiến đấu của những máy bay, vũ khí kèm theo cũng như khả năng hợp đồng tác chiến của lực lượng Không quân Triều Tiên đến đâu sẽ là một bài toán khó cho các chuyên gia quân sự nước ngoài.

>> Triều Tiên đã sai lầm khi quá trớn với Mỹ ?

Lối chơi rắn và không tương xứng của Mỹ, thái độ tức giận của Trung Quốc khiến Triều Tiên phải chùn chân và bất an. Đừng dại đùa với kẻ thực dụng như Mỹ.

>> Triều Tiên đánh bại Hàn Quốc trong vòng 3 ngày
>> Tiềm lực quân sự của CHDCND Triều Tiên
>> Chân dung Chủ tịch CHDCND Triều Tiên


Triều Tiên đang hoảng hốt, run sợ?

Không chỉ căn cứ vào những suy luận khoa học, biện chứng, mà càng ngày càng thấy có những dấu hiệu khẳng định chắc chắn rằng Triều Tiên không thể, không muốn châm ngòi cho cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên.

Những lời tuyên bố, những động thái của Triều Tiên khiến thế giới “lạnh gáy” lo âu, như sắp chứng kiến một cuộc chiến tranh thảm khốc sắp xảy ra, có thể không thành hiện thực.

Điều ngạc nhiên là những lời tuyên bố, động thái của Triều Tiên dọa dẫm, răn đe mang tính chất “ảo, diễn” bao nhiêu và không quá khó để kiểm chứng thì Mỹ đối phó, đáp trả với quy mô vượt trội và đặc biệt là có tính chất “thật 100%” bấy nhiêu. Mỹ không “diễn”, Mỹ đang triển khai lực lượng.

Cụ thể như đã triển khai xong 14 hệ thống phòng thủ tên lửa ở phía Tây nước Mỹ (mà Triều Tiên còn lâu mới có tên lửa mang đầu đạn hạt nhân bay được tới được đất Mỹ), tiếp theo điều động máy bay ném bom chiến lược B-52, tàng hình B-2, F-22.

Trong khi cuộc diễn tập hùng hậu mang tên “Đại bàng non” với Hàn Quốc đang diễn tiến, cùng với sự điều động các phương tiện vũ khí chiến lược như trên, chứng tỏ Mỹ đã lên phương án tác chiến rất rõ ràng, tỉ mỉ để sẵn sàng đè bẹp Triều Tiên tức khắc, ngay cả khi có sự can thiệp của Trung Quốc, nếu như Triều Tiên manh động.

Máy bay ném bom chiến lược B-52 “rải thảm” là quá đủ với Triều Tiên, còn B-2, F-22 để làm gì nếu như không phải là để thực hiện chiến lược “tác chiến không-biển” của Mỹ nhằm đối phó với chiến lược “chống tiếp cận” của Trung Quốc, như đã từng được vạch ra để chống lại hải quân Mỹ?

Sự “dửng dưng” của Trung Quốc khi Mỹ điều động B-52, B-2, F-22 sang Nhật Bản, Đông Bắc Á không phải vì không hiểu, không biết, mà lý do của nó, về bản chất cũng giống như Malaysia trong vụ Trung Quốc ở bãi cạn James cách thành phố biển của mình 80 km.

Triều Tiên đã đưa Trung Quốc vào chỗ khó, rất khó, bởi cũng như Triều Tiên, tuyên bố mạnh mẽ, phô trương thì dễ, nhưng để đối đầu thực sự với Mỹ, cường quốc quân sự số 1 thế giới, thì không phải chuyện đùa.

Trung Quốc sẽ can thiệp khi Mỹ-Hàn và Triều Tiên nổ ra chiến tranh? Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng cho Trung Quốc thấy và không ngán ngại.

Theo MissileThreat.com, 6 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Mỹ lại đóng ở Bangor, ở trạng thái trực chiến với 156 tên lửa. Tại căn cứ hải quân ở vịnh King của Mỹ có 4 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo ở trạng thái trực chiến cùng với 96 tên lửa.

Trong 500 đầu đạn hạt nhân có 130 đầu đạn có thể bay tới Trung Quốc trong vòng 10-15 phút. Ngoài ra còn các hệ thống phòng thủ tên lửa…tất cả, tất cả các thứ đó dùng cho Triều Tiên chẳng khác nào dùng búa tấn đập ruồi. Vậy thì để dành cho ai nếu không phải là Trung Quốc?

Chắc chắn nếu Triều Tiên manh động thì Trung Quốc sẽ không bao giờ trực tiếp can thiệp quân sự như cách đây 60 năm.

Bởi vậy, trước áp lực quân sự cực lớn của Mỹ, trước thái độ của Trung Quốc, Triều Tiên có vẻ đã bắt đầu lo ngại, nên đã sử dụng con bài cuối cùng, đó là tuyên bố vận hành trở lại nhà máy nguyên tử phục vụ cho điện năng và chế tạo bom hạt nhân.

Đây, có vẻ như là hành động “ôm bom cùng con tin chờ chết”. Nếu chiến tranh Mỹ và Triều Tiên nổ ra, dù là thông thường, thì khi nhà máy nguyên tử này nổ tung, hậu quả gây ra sẽ khủng khiếp cho khu vực, trong đó có Trung Quốc.

Triều Tiên đã buộc Trung Quốc trở thành “con tin” của mình để Mỹ phải suy nghĩ lại và Trung Quốc cũng phải làm điều gì đó.

Khi Triều Tiên muốn cải cách mở cửa, khi Triều Tiên muốn dùng VKHN để ra giá, mặc cả đổi lấy những thuận lợi của Mỹ, phương Tây cho cải cách mở cửa…thì đương nhiên Triều Tiên không muốn để xảy ra chiến tranh. Nếu chiến tranh, cơ hội cải cách, mở cửa của Triều Tiên sẽ không còn bởi đơn giản là chẳng còn gì để mà cải cách, mở cửa.

Triều Tiên dường như muốn giống với Myanma, và họ đã quá tự tin vào những thứ mình có như VKHN, tên lửa, nhưng khi thứ mình có đã không có giá trị hữu hiệu thì sẽ dẫn đến lo lắng, bất an.

Đó chính là nguyên nhân khiến Triều Tiên lo ngại, khi Mỹ ngày càng khiêu khích, thách thức Triều Tiên. Chỉ cần Triều Tiên có dấu hiệu điều động lực lượng cho chiến tranh thực sự được phát hiện là lập tức Mỹ-Hàn Quốc sẽ đánh phủ đầu như liên minh này đã tuyên bố.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Ngày 2/10/2007, bán đảo Triều Tiên chứng kiến giây phút lịch sử đầy cảm xúc: Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun đi bộ qua biên giới 2 nước, rồi đi ô tô tới Bình Nhưỡng gặp lãnh đạo Kim Jong-il. Nhưng đến nay, cơn sóng chiến tranh giữa hai miền lại nguy cơ trỗi dậy.

Cơ hội nào cho thống nhất Triều Tiên?

Trên thế giới hiếm có một quốc gia nào văn minh, dân chủ, giỏi giang như dân tộc Triều Tiên mà lại bị cảnh chia lìa Nam, Bắc lâu như vậy. Đương nhiên, bán đảo Triều Tiên bị tác động lớn của thế lực nước lớn, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do chính người Triều Tiên.

Cơ hội để thống nhất Triều Tiên nhanh nhất có thể là chiến tranh. Chiến tranh là huynh đệ tương tàn, nhưng, như một khối u nhức nhối muốn lành thì phải chịu đau đớn một lần để mổ. Tuy nhiên, đã là thế kỷ 21 rồi, dân tộc văn minh không ai dùng biện pháp đó mà chỉ dùng biện pháp hòa bình. Dân tộc Đức là một tấm gương cho dân tộc Triều Tiên noi theo.

Tới đây, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sẽ giảm, và CHDCND Triều Tiên có thể sẽ có mối quan hệ khác hẳn. Quan hệ với Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nga và phương Tây… có thể sẽ không như trước, nếu như họ không muốn bị lệ thuộc mãi mãi vào Trung Quốc. Đó chính là ý đồ của Triều Tiên khi cố tình tuyên bố chiến tranh rầm rộ và đẩy căng thẳng lên cao.

Tuy nhiên, “giá cả” sẽ không “cao” như mong đợi.

Triều Tiên như một “cây chuyền hai” của Trung Quốc, đương nhiên vậy, vì là đồng minh thân cận của Trung Quốc. Trung Quốc đổ không biết bao nhiêu tiền của vào đó, dù như vào một thùng không đáy, không phải để chơi. Đã bao lần nhờ Triều Tiên mà Trung Quốc ghi điểm có lợi khi đàm phán với Mỹ, Nhật Bản, Nga đó sao. Điều đáng buồn là gần đây, “cây chuyền hai” này luôn luôn “nêu” quá lố để cho Mỹ ghi điểm mà thay ra sân cũng dở, để lại cũng dở.

Mỹ thì lại rất thích “cây chuyền hai” này và do đó muốn có anh ta khi trận đấu chưa ngã ngũ hay khi chưa nắm chắc phần thắng.

Cho nên, ký với Triều Tiên một hiệp ước hòa bình, với Mỹ là chưa thể.

Dù sao dư luận yêu chuộng hòa bình trên thế giới đều mong muốn Triều Tiên cải cách, mở cửa, không sở hữu VKHN, độc lập, đi theo con đường mà mình đã chọn, tới một ngày nào đó sẽ cùng với Hàn Quốc thống nhất giang sơn bằng hòa bình. Thời gian có thể là 5, 10, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, nhưng so với lịch sử thì đó chỉ là một khoảnh khắc.

(Báo Đất Việt)
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang