Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: tàu đổ bộ tấn công

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn tàu đổ bộ tấn công. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tàu đổ bộ tấn công. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011

>> Tìm hiểu tàu đổ bộ tấn công



Ngoài các nước có tiềm lực kinh tế quân sự mạnh, một số nước khác cũng đầu tư nguồn lực quốc phòng khan hiếm vào các năng lực đổ bộ với tham vọng khiêm tốn nhất, nhất là tàu phục vụ vận tải đổ bộ (LPD), thông thường với lượng giãn nước trong khoảng 10.000- 20.000 tấn.

Có một số lượng lớn các lớp tàu đổ bộ trên thế giới mà mỗi lớp có chức năng cơ bản riêng của nó, trong đó bao gồm: Tàu chỉ huy đổ bộ (LCC), tàu đổ bộ tấn công thông dụng (LHA) và đa chức năng (LHD), tàu chở hàng đổ bộ (LKA), tàu vận tải đổ bộ (LPA), tàu phục vụ vận tải đổ bộ (LPD), tàu đổ bộ tấn công chở máy bay trực thăng (LPH), tàu đổ bộ có boong hạ cánh máy bay (LSD), và tàu đổ bộ xe tăng (LST).

Ngoài các nước có tiềm lực kinh tế quân sự mạnh, một số nước khác cũng đầu tư nguồn lực quốc phòng khan hiếm của mình vào các năng lực đổ bộ với tham vọng khiêm tốn nhất, nhất là tàu phục vụ vận tải đổ bộ (LPD), thông thường với lượng giãn nước trong khoảng 10.000- 20.000 tấn.

Một số tàu đổ bộ tấn công tiêu biểu trong hải quân các nước:

Mỹ

Các bờ biển đã trở thành một phần quan trọng trong mối quan tâm của Hải quân và Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ. Các tàu chiến, tàu đổ bộ, máy bay trực thăng, và các hệ thống vũ khí đã được thiết kế riêng để đổ bộ được tới trên 900 quân bao gồm đội hình đổ bộ hàng tiểu đoàn.

Mỹ đã chế tạo 5 chiếc tàu đổ bộ tấn công (LHA) thông thường, 4 chiếc đã được đưa vào hoạt động.

Tàu đổ bộ tấn công đa chức năng (LHD): Đã chế tạo 8 chiếc và đưa vào phục vụ. Đó là các tàu to nhất và có năng lực lớn nhất trong kiểu này, cũng như có số lượng lớn nhất. Trong số này, tàu USS Bataan (LHD-5) là một trong các tàu đổ bộ 40.500 tấn mới hơn, boong rộng, được đưa vào phục vụ năm 1997. Tàu LHA-6 America, bề ngoài tương tự các thiết kế của các tàu LHD và LHA cùng thời, nhưng không có khoang chứa đuôi và khả năng để xếp dỡ thuyền đổ bộ và các xe hạng nặng, nhưng nó có đặc điểm nổi bật là năng lực hàng không lớn hơn đáng kể (2 chiếc F-35B hoặc 3 chiếc MV-22 nhiều hơn, 40% bề mặt khoang lớn hơn).



Tàu LHA-6 America (Ảnh: Globalsecurity)
Anh

Anh chỉ đứng sau Mỹ về năng lực đổ bộ. Hải quân Anh đã trang bị tàu Ocean vào năm 1998, nó là một phiên bản 21.500 tấn của lớp tàu đổ bộ Iwo Jima, mang máy bay trực thăng. Vào năm 2004, tàu Ocean đã kết hợp với 2 tàu vận tải phục vụ đổ bộ (LPD) nhỏ hơn- tàu Albion và tàu Bulwark- để tạo thành Lực lượng đổ bộ sẵn sàng, tương đương với Tổ hợp đổ bộ sẵn sàng Hải quân và Lính thủy đánh bộ của Mỹ.


Tàu Ocean (Ảnh: Naval-technology)
Pháp

Năng lực đổ bộ của hải quân Pháp đã được mở rộng trong những năm 1990 với việc đưa 2 tàu LPD lớp Foudre vào hoạt động, và sau đó trong năm 2006-2007 với 2 tàu LHD (hoặc PBC, theo tiếng Pháp) lớp Mistral (Tàu chỉ huy và đổ bộ).


Ảnh: Tàu Mistral (Ảnh: Naval-technology)
Hàn Quốc
Theo chương trình tàu đổ bộ tấn công LPX, Hàn Quốc có kế hoạch chế tạo các tàu có mã hiệu là LPH hoặc LH, tương tự như LHD và LPD theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tàu đầu tiên, được đặt tên là Dokdo, đã được hạ thủy năm 2005, và đưa vào biên chế tháng 7/2007. Hàn Quốc có kế hoạch đóng thêm 3 chiếc vào khoảng 2010-2016.


Tàu Dokdo (Ảnh: Globalsecurity)
Nhật
Tàu chở máy bay lớn nhất 20.000 tấn DDH-161 Hyuga/16DDH của Nhật, không có khả năng đổ bộ, và tàu đổ bộ 13.000 tấn lớn nhất của Nhật là Osumi thì không có khoang chứa bên trong để dùng cho 4 máy bay trực thăng.


Tàu Dokdo Tàu DDH-161 Hyuga/16DDH (Ảnh: globalsecurity)
Italia
Italia đã hoàn thành đóng 2 tàu LPD- San Marco và tàu San Giorgio vào các năm 1988 và 1989.

Ban đầu, tàu chỉ huy của hải quân Italia, Cavour, được thiết kế như một chiếc LHD, sau đó được sửa đổi thành một tàu sân bay thuần túy 27.500 tấn - mặc dù tàu được trang bị tiện nghi cho 325 binh sĩ.


Tàu Cavour (Ảnh: Naval-technology)
Tây Ban Nha
Tàu đổ quân chiến lược của Hải quân Tây Ban Nha, được đặt tên là Juan Carlos I, là tàu LHD có lượng giãn nước đủ tải 24.700 tấn, được đưa vào phục vụ năm 2009. Tính đến nay, đây chiếc tàu chiến lớn nhất được đóng tại Tây Ban Nha.


Ảnh: Tàu Juan Carlos I (Ảnh: naval-technology)
Hà Lan
Tàu LPD 12.800 tấn Rotterdam của hải quân Hà lan có thể chở 600 quân và có thể tới 800 quân trong hành trình ngắn hạn. Đưa vào phục vụ năm 1998, Rotterdam là một bộ phận của Lực lượng đổ bộ Anh/Hà Lan, một liên minh phòng thủ có thể sẽ bao gồm cả Tây Ban Nha.

Tàu LPD Johan de Witt, có lượng giãn nước 16.680 tấn, có thể chở 547 quân, được đưa vào phục vụ năm 2007.


Tàu Johan de Witt (Ảnh: Seaforces)
Australia
Hải quân Hoàng gia Australia có chương trình đóng 2 tàu đổ bộ tấn công HMAS Camberra và HMAS Adelaide, được đưa vào hoạt động lần lượt vào các năm 2014 và 2015.

Nga
Nga đã thông báo có kế hoạch mua một tàu lớp Mistral LHD của Pháp, và đóng 3 chiếc khác theo thiết kế này tại Nga.

Tàu đổ bộ tấn công trong tác chiến
Trong môi trường xung đột cường độ thấp hiện nay, khả năng triển khai sức mạnh từ biển đã mang những chiều hướng mới. Điều đó dẫn tới sự ra đời của các công nghệ mới nhằm triển khai nhanh lực lượng trên bờ biển và đánh thắng đối phương nhờ các học thuyết về binh chủng hợp thành và bao vây thẳng đứng.

Trong suốt các cuộc tấn công và tác chiến đổ bộ, nhu cầu bị hạn chế hoặc không có hỗ trợ hậu cần do khoảng thời gian của các hoạt động đó quá ngắn, máy bay trực thăng thường là phương tiện quan trọng nhất. Máy bay hạ cánh chậm và tác chiến đổ bộ tàu thuyền đã hầu như được thay thế bằng tác chiến vượt tầm, khai thác vận chuyển thẳng đứng hoặc/và phương tiện cao tốc (ví dụ các xe đệm không khí và các tàu tấn công chạy nhanh loại nhỏ). Trong khi vẫn có nhiều tàu đổ bộ truyền thống được chế tạo và hoạt động, hầu hết các tàu đổ bộ tấn công đương thời được thiết kế với năng lực hàng không và có một khoang chứa phía đuôi cho các cầu nối tàu-đối-đất cao tốc hoạt động, nhanh hơn nhiều so với các thế hệ trước.

Các tàu đổ bộ lớn có thể hoạt động như tàu chỉ huy, có khả năng để bố trí một bộ tham mưu đổ bộ và các trang bị thông tin liên lạc rộng rãi cũng như các hệ thống chỉ huy-kiểm soát. Không gian sinh hoạt cho Lực lượng đổ bộ quân sự (EMF) yêu cầu bố trí khác so với các tàu khác, bao gồm không chỉ các tiện nghi (giường ngủ, nhà vệ sinh, nhà bếp, nơi giải trí…) mà còn cơ sở hạ tầng và những khả năng khác nữa. Do có không gian rộng trên tàu, đồng thời có thể bố trí các tàu thuyền nhỏ, các máy bay trực thăng, các tiện nghi, v,v… vai trò của chúng cũng mở rộng sang các hoạt động mới trong tác chiến cứu hộ đến các khu vực xa, vận tải, hoạt động trợ giúp nhân đạo và thiên tai. Các tàu đổ bộ có thể vận chuyển số lượng lớn nhân viên cứu trợ và/hoặc máy móc và trang thiết bị cứu hộ thậm chí không cần cầu cảng.

Các tàu đổ bộ còn được dùng cho mục đích thương mại như các chức năng bốc/dỡ hàng trên tàu chở phương tiện vận tải, tàu container. Mặt hạn chế chủ yếu của các loại tàu kể trên là mỗi loại đó được tối ưu hóa cho một chức năng riêng biệt cụ thể. Trong khi đó, nhiều loại tàu có thể sẽ được yêu cầu thực hiện tất cả các yêu cầu nhất định. Giá bán mỗi tàu cũng như chi phí bảo hành và vận hành có thể là trở ngại cho việc mua và sử dụng tàu.

(Globalsecurity news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang