Có hay không việc Mỹ đưa tàu chiến tàng hình tới biển Đông “chọi” TQ, tướng VN nói về ý đồ thực sự của TQ ở biển Đông,…những thông tin tiếp tục được các báo đề cập tới trong ngày hôm nay.
Tướng Trung Quốc bác tin tàu sân bay sẽ hoạt động năm 2012 Theo thông tin được đăng tải trên Dân trí: Thiếu tướng Hải quân Trung Quốc Zhang Zhao zhong hôm qua đã bác tin cho rằng tàu sân bay đầu tiên của nước này sẽ chính thức hoạt động năm 2012, không lâu sau khi báo chí Trung Quốc tuyên bố địa bàn hoạt động của con tàu sẽ là Biển Đông vào năm 2012. Tàu sân bay Trung Quốc tại cảng Đại Liên sau chuyến đi thử đầu tiên. Phát biểu trong buổi ký tặng cuốn sách mới của mình, Tướng Zhang nhận định rằng rất khó để đưa tàu sân bay đầu tiên của nước này vào hoạt động sớm. “Cần phải có thời gian”, ông nói và lấy dẫn chứng là Pháp phải mất 7 năm mới đưa được tàu sân bay đầu tiên của mình vào hoạt động. Trước đó, hôm 16/8, tức là gần như ngay sau khi đưa tàu sân bay đầu tiên trở lại cảng sau 5 ngày thử nghiệm đầu tiên trên Hoàng Hải, trang mạng People's Daily Online của Trung Quốc đã dẫn nguồn tin quân sự cấp cao ở Bắc Kinh tuyên bố chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ được triển khai trong vùng biển Nam Hải (tên được Trung Quốc dùng để gọi Biển Đông). Cũng theo People's Daily Online, tàu sân bay này sẽ góp phần tăng cường năng lực chiến đấu và răn đe của hải quân Trung Quốc. Một dấu hiệu cho thấy tầm mức quan trọng của chiếc tàu sân bay là nó được đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Ủy ban Quân ủy Trung ương Trung Quốc, định chế lãnh đạo cao nhất của quân đội hiện do chính ông Hồ Cẩm Đào làm Chủ tịch. Tuy nhiên, ông Zhang đã bác bỏ việc quân đội Trung Quốc có các kế hoạch như vậy và gọi đây chỉ là tin đồn. Mỹ triển khai tàu chiến tàng hình tới biển Đông 'chọi' TQ? Ngày hôm nay, trên hầu hết các trang báo như Đất Việt, Dân trí, VTC News… đều đăng tải thông tin: Mỹ âm thầm triển khai tàu chiến tàng hình thế hệ mới tới biển Đông, một tuần sau khi Trung Quốc “khai trương” hàng không mẫu hạm. Theo Sunday Times, tàu của Mỹ được triển khai để kiểm soát các tuyến hàng hải giữa Sinngapore và Hong Kong là USS Independence. Loại tàu này có thể tác chiến tại vùng nước nông và “hiện đại hơn bất cứ tàu Trung Quốc nào được biết đến”. Các chiến hạm tàng hình của Mỹ có thể “diệt tàu ngầm, phá mìn, trinh sát, do thám và đổ bộ”. Theo báo Anh, kế hoạch này được Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates “âm thầm nêu ra” tháng trước (khi còn tại nhiệm) trong bối cảnh Trung Quốc khẳng định một cách cứng rắn chủ quyền của họ ở vùng biển tranh chấp. Tuy hai bên Trung Quốc và Mỹ tiếp tục gặp gỡ ở cấp cao nhất để xây dựng niềm tin, giới quân sự hai bên không ngừng cảnh giác đề phòng lẫn nhau. “TQ vạch chiến lược để khống chế biển Đông, chứ không phải dầu khí” Đó là lời nhận định của Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược và Khoa học, Bộ Công An về hoạt động nghiên cứu biển Đông tại Việt Nam, được đăng tải trên Tuổi trẻ. Theo thiếu tướng Lê Văn Cương: “Ý đồ của Trung Quốc ở biển Đông là gì? Ngay cả học giả Mỹ và châu Âu cũng có sự nhầm lẫn lớn về TQ. Có tới 80-90 % công trình nghiên cứu về biển Đông đều nói rằng TQ muốn chiếm biển Đông là vì dầu khí. Đó là hoàn toàn sai lầm về tầm mức chiến lược. Quan điểm của tôi, xuất phát từ vị trí địa chính trị, địa chiến lược của biển Đông, TQ vạch chiến lược để khống chế biển Đông, chứ không phải vì dầu khí. Nên nhớ dầu khí ở biển Đông trữ lượng không phải lớn, làm sao mà so được với vịnh Péc- xích và Trung Đông. Hơn nữa, khai thác cực kỳ khó khăn, lôi lên 1 thùng dầu đắt gấp 2 ở Trung Đông, Bắc Phi. Trong khi đó, bồn dầu ở sông Châu Giang, bán đảo Lôi Châu, biển Hoa Bắc, Hoa Đông, Hoàng Hải đều nhiều dầu, TQ vẫn còn để dự trữ, chứ chưa khai thác. Đúng là TQ cần dầu, nhưng mục tiêu khống chế biển Đông mới là cao nhất. Khống chế được biển Đông là khống chế được Nhật Bản, Hàn Quốc và tác động trực tiếp tới quan hệ chiến lược giữa Mỹ- Nhật Bản- Hàn Quốc, gọng kìm đè nặng trên đầu TQ. Đầu tiên, có những lý do lịch sử. Trong suốt thời kỳ cổ xưa, một số quốc gia châu Á chịu ảnh hưởng của Nho giáo, sẽ phải cống nạp cho các vương triều của Trung Quốc bao gồm Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản bây giờ. Những nước Đông Nam Á khác không chịu ảnh hưởng (gồm Philippines, Indonesia, Campuchia và Thái Lan ngày nay) cũng có ghi nhận phải cống phẩm cho Trung Quốc theo yêu cầu từ các vị vua của họ. Ngoài ra còn có những ràng buộc gần cận hơn khi một số quốc gia Đông Nam Á dưới sự đe doạ "xuất khẩu cách mạng" của Trung Quốc vào những năm 1950-1960, rồi sự kiện năm 1979. Nhưng có lẽ nhân tố lớn nhất đang phá huỷ lòng tin lẫn nhau và làm xói mòn nỗ lực xây dựng các quan hệ đối tác là tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ. Trung Quốc có tranh chấp lãnh hải hoặc các đảo ở Biển Đông hay Hoa Đông với Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines và Nhật Bản. Với nhiều quốc gia Đông và Đông Nam Á, tăng trưởng kinh tế, quân sự và ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc ở châu Á nhắc nhở họ về một chế độ triều cống trong lịch sử, về sự tồn tại của các chư hầu quanh Trung Quốc xưa từng thừa nhận ưu thế của Trung Quốc trong khu vực. Lo ngại về sự trở lại của một chế độ triều cống kiểu mới có lẽ vẫn là một rào cản tâm lý với một số quốc gia để khiến họ có thể tin tưởng vào chính sách láng giềng tốt của Bắc Kinh. Quan hệ không tốt giữa Trung Quốc và láng giềng một phần còn là bởi những điều kiện nội tại của Trung Quốc, về quan niệm giá trị dân chủ giữa các nước trong khu vực. Dù Trung Quốc cam kết về một sự trỗi dậy hoà bình, dù từ lâu đã từ bỏ "xuất khẩu cách mạng", nhưng họ lại chưa làm rõ mục tiêu chiến lược của việc hiện đại hoá quân sự. Với nhiều nước láng giềng, một siêu cường như vậy mà thiếu tuyên bố rõ ràng là đáng lo ngại. Lẽ tự nhiên với kích cỡ và dân số Trung Quốc cũng như ảnh hưởng văn hoá sâu rộng, sức mạnh kinh tế và quân sự thì những quốc gia châu Á tương đối nhỏ và yếu hơn sẽ hoài nghi và lo ngại về những gì "con rồng lớn" sẽ nắm giữ. TQ cần làm gì để thực hiện “chính sách láng giềng tốt”? Cũng theo Vietnamnet, để giải quyết việc này, ngoài những cam kết bằng lời nói, Trung Quốc phải có những nỗ lực thực tế để thể hiện hiện rằng, họ sẽ đóng góp vào lợi ích và ổn định khu vực khi cần thiết. Ví dụ, trong thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính hiện tại, Trung Quốc nên giữ vai trò dẫn dắt để cùng xây dựng một hệ thống tài chính khu vực mạnh mẽ nhằm ổn định thị trường tài chính khu vực. Trung Quốc nên tôn trọng các cam kết gia tăng hoà bình bằng những biện pháp cụ thể để góp phần đảm bảo an ninh và hoà bình khu vực. Cũng như ở Trung Quốc, quan điểm dân tộc chủ nghĩa đang gia tăng khắp châu Á, thúc giục các chính phủ đưa ra các bước đi chính sách mạo hiểm và thách thức Trung Quốc. Không cần phải nói rằng, căng thẳng chính trị hiện tại của châu Á, chạy đua vũ trang, tranh chấp lâu dài không phải là chọn lựa lý tưởng cho khu vực. Vì mối quan hệ phức tạp giữa các quốc gia, Trung Quốc và những nước láng giềng cần dành thêm nhiều thời gian và nỗ lực để xây dựng các quan hệ đối tác đích thực. Trung Quốc nên hành động như một người chơi có trách nhiệm luôn tuân thủ những nguyên tắc chung; họ nên có một chiến lược châu Á rõ ràng, thực thi và thực tế. Theo chính sách này, Bắc Kinh nên hoạt động như một cường quốc kinh tế ổn định, nó đòi hỏi Trung Quốc sáng tạo hơn trong các lĩnh vực tài chính quốc tế, và can đảm hơn trong sáng kiến cải tổ các hệ thống tài chính hiện hành. Trung Quốc cũng nên góp phần đảm bảo an ninh khu vực với khả năng quân sự đang gia tăng của mình. Bắc Kinh nên rõ ràng hơn so với láng giềng trong việc sử dụng quân sự để duy trì ổn định khu vực thông qua chống hải tặc, khủng bố và tội phạm quốc tế khác ở Thái Bình Dương. Thay vì phô diễn sức mạnh quân sự trong tranh chấp lãnh thổ, Trung Quốc nên khuyến khích sự hội nhập chính trị, kinh tế và văn hoá ở Đông cũng như Đông Nam Á. Sau tất cả, Trung Quốc nên định hình lại chiến lược châu Á của mình với mục tiêu hoạt động như một lực lượng ổn định, trong khi vẫn duy trì chiến lược để giữ sự cân bằng với ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực này. Trung Quốc phải thể hiện thiện chí và sự chân thành của mình bằng lời nói và hành động. Chỉ bằng cách này, thì sự trỗi dậy hoà bình của họ mới không đáng báo động và Trung Quốc mới được các láng giềng châu Á coi là một người bạn. Chiến lược châu Á của Trung Quốc nên đi xa hơn việc chỉ là tìm kiếm những lợi ích kinh tế chung và bao gồm trách nhiệm góp phần duy trì ổn định tài chính, hàng hải và chính trị. |
Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011
>> Tướng Việt Nam phân tích ý đồ thực sự của TQ tại Biển Đông
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét