Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Hồ sơ điệp viên nguyên tử (kỳ 2)

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011

>> Hồ sơ điệp viên nguyên tử (kỳ 2)



Cả nhân loại vẫn còn sống trong kinh hoàng của vụ nổ nguyên tử ở hai thành phố Nhật Bản, mặc dù bóng ma chiến tranh đã lùi xa,...

>> Hồ sơ điệp viên nguyên tử (kỳ 1)

... nhưng dư âm của hai vụ nổ cứ lởn vởn mãi trong tâm niệm những người đương thời.

Vì sau hai vụ nổ đó, thế giới bùng lên những cuộc tranh chấp bất đồng quan điểm - những quan điểm không dung hòa nằm ngay trong lòng nước Mỹ, quốc gia sử dụng bom nguyên tử đầu tiên. Cuộc tranh luận về lương tâm nhà khoa học cũn mạnh mẽ hơn nhiều: ai đúng, ai sai?

Một số cá nhân và tổ chức chỉ trích việc ném bom, nhiều người trong số họ cho rằng đó là tội ác chiến tranh hoặc tội ác chống lại loài người. Hai nhân vật tiêu biểu là Albert Einstein vĩ đại và Leo Szilard,- nhà vật lý người Hungary,- họ là những người trước đó đã cùng ký tên vào bức thư gửi Tổng thống Roosevelt, cổ vũ công việc nghiên cứu, phát triển bom nguyên tử năm 1939. Leo Szilard, - người đó tham gia tích cực trong Dự án Manhattan, - lý luận để bảo vệ quan điểm lạm dụng bom nguyên tử nhằm phô trương sức mạnh. Ông nói:

"Hãy để tôi đề cập chủ yếu về vấn đều đạo đức: Giả sử nước Đức phát triển thành công hai quả bom nguyên tử trước chúng ta. Và giả sử nước Đức thả hai qua bom đó, ví dụ, xuống Rochester và Buffalo (hai quận nhỏ ở tiểu bang New York, Hoa Kỳ), rồi sau đó họ bại trận. Liệu có ai băn khoăn không khi chúng ta cho đó là tội ác chiến tranh và sẽ kết tội người Đức về hành vi đó trước rồi treo cổ họ?"

Một số nhà khoa học làm việc cho Dự ỏn Nguyên tử cùng cùng quan điểm với Einstein và Szilard chống lại việc sử dụng bom để hủy diệt. Bảy nhà khoa học, đứng đầu là Tiến sĩ James Franck, đệ trình một bản báo cáo lên Ủy ban Nội chính của Tổng thống Truman tháng 5/1945, rằng: "Nếu Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên sử dụng những vũ khí hủy diệt bừa bãi này, nó sẽ đánh mất sự ủng hộ của công chúng trên toàn thế giới, khích động chạy đua vũ trang và ngăn cản khả năng đạt được thỏa thuận quốc tế về kiểm soát loại vũ khí này trong tương lai."

Cũng Lise Meitner,- “Bà mẹ đẻ ra trái bom nguyên tử” về mặt nguyên lý,- đó không nói lên một lời nào khi các phóng viên đến phỏng vấn, và bà là nhà bác học duy nhất ở phe Đồng minh thuộc các quốc gia châu Âu đó từ chối tham gia Dự án Nguyên tử Mỹ.

“Enola Gay” và vụ nổ nguyên tử

Trên hòn đảo nhỏ Tinian nằm ở phía tây Thái Bình Dương chiếc máy bay ném bom B-29 có tên gọi là “Enola Gay” - gọi theo tên bà mẹ của viên phi công người Mỹ- đang gầm rú trên đường băng của sân bay phía bắc. Chiếc máy bay bốn động cơ nhanh chóng rời khỏi đường bay và bắt đầu lao vút lên cao ẩn mình vào bầu trời đêm. Lần này thay thế vào những trái bom bình thường nó chỉ chở theo mình mỗi một trái bom uranium với trọng lượng là 4.090kg và được các nhà chế tạo đặt tên là “Chú bé’(“Little boy”). Nhưng nó chẳng hề bé một chút gì, nó là sự công khai mở đầu của một kỷ nguyên mới của nhân loại: kỷ nguyên nguyên tử.

Đó là ngày 6/8/1945, lúc 2 giờ 45 phút đêm và chiếc máy bay lên đường thực hiện nhiệm vụ mà người phi công và phi hành đoàn đã chuẩn bị hơn một năm trời dòng dã. Chiếc “Enola Gay” còn được hai chiếc máy bay B-29 khác hộ tống.

Chiếc B-29 "The Great Artist" (Nghệ sĩ vĩ đại) mang theo những máy ghi địa chấn, còn chiếc kia, sau đó được đặt là "Necessary Evil" (Điều miễn cưỡng) chở theo máy quay phim và máy ảnh, tất cả cùng nhằm về phía bắc Nhật Bản. tiếng còi báo động vang lên, nhưng người ta cho rằng đây là một cuộc do thám chứ không phải cú đột kích bằng không quân.

Trên độ cao 1.430 mét, đại úy William S. Parson, người chịu trách nhiệm về trái bom thận trọng bò vào khoang chứa bom để đưa trái bom vào đúng vị trí dành riêng cho “Chú bé” (“Little boy”). Giả sử như trong khi cất cánh chiếc máy bay có trái bom nguyên tử gặp nạn, thì cả nửa hòn đảo Tinian sẽ bay lên không trung.

Sau một ít phút, đại tá Pol W.Tibets, quay người lại nói với phi hành đoàn gồm 11 người: “Chuyến bay của chúng ta sẽ đi vào lịch sử, vậy các bạn nên để ý đến lời ăn tiếng nói của mình. Chúng ta đang bay cùng với trái bom nguyên tử đầu tiên”. Sau đó, Tibets điều khiển cho máy bay lên độ cao 2.800 mét và tiếp tục bay như vậy cho đến gần không phận Nhật Bản.

Lúc 7giờ 25 phút, chiếc Enola Gay nhận được thông tin đã mã hóa báo về thời tiết do chiếc máy bay chuyên dụng thông tin, nó bay ở phía trước, vừa để thám không về điều kiện thời tiết các thành phố Nhật Bản, vừa làm nhiệm vụ hộ tống. Bầu trời Hiroshima rất trong sáng. Sau đó đại tá cho máy bay vươn tới độ cao 9.630 mét và nhằm thẳng hướng về Hiroshima.

Đó mới là lúc sáng sớm, nên ít người chú ý đến tiếng ồn của những chiếc máy bay đang bay ngang qua: dân chúng của thành phố cảng đã quá quen với những chuyến bay thường xuyên của các máy bay thám không Hoa Kỳ. Vào lúc 8 giờ 06 phút, người ta nhận ra ba chiếc máy bay B-29, thì những tín hiệu báo động vang lên rất muộn.

Trên bầu trời trong sáng, khi đã im bặt tiếng pháo cao xạ, chiếc Enola Gay đã bay đến gần Hiroshima. Lúc 8 giờ 15 phút, trong tầm nhìn của viên sĩ quan phụ trách việc ném bom, thiếu tá Thomas W.Fereby nhìn thấy rõ cây cầu Aioi bắc ngang qua dòng Ota.

Đúng 17 giây sau Fereby bấm nút cho trái bom nguyên tử rơi. Cũng ngay lúc đó chiếc B-29 “Necessary Evil” cho tung ra 3 chiếc dù ghi chấn động bởi vì cần ghi lại thứ tự của quá trình nổ nguyên tử. Sau khi được giải phóng khỏi 4 tấn trọng lượng mang theo, chiếc Enola Gay lao vút ngay lên độ cao và Tibets nhanh chóng quay ngoặt thân máy bay đến 1550 sang bên phải, hơi hạ thấp độ cao hơn đôi chút - chính điều này ông vẫn thường hay thực hiện khi bay tập, cốt tránh thoát khỏi vùng chết khi có tiếng nổ.

Tiếng nổ của “Chú bé” vang lên tới độ cao 565 mét trên bầu trời của thành phố này. Trái bom nguyên tử đầu tiên gieo rắc cái chết tạo ra một tiếng nổ kèm theo ánh sáng chói lòa màu xanh lam nhạt, hàng ngàn người chỉ trong một giây lát đã biến thành khí, bởi vì nhiệt độ tại điểm nổ lên tới 9.0000 C. Tiếng nổ mạnh đến nỗi một số thi thể chỉ còn là hình bóng hiện lên tường như những vết cháy xém trên những khối bê tông. Còn các nạn nhân khác, cách xa trung tâm tiếng nổ nguyên tử đến 3 km cũng bị bỏng nặng.

Một nhân chứng còn giữ được mạng sống đến năm 2010, thọ 93 tuổi, là ông già Tsutomu Yamaguchi, người vô tình đã chịu đựng cả hai quả bom thả xuống Hiroshima và Nagasaki kể lại nỗi khủng khiếp kinh hoàng đó:

“Tôi thấy tiếng máy bay kêu trên đầu khi nó lượn vòng, tôi nghĩ chả có chuyện gì xảy ra cả, vì Hiroshima là một cơ sở công nghiệp quan trọng thời chiến, mọi người đã quá quen với tiếng ầm ì của máy bay trên đầu rồi. Nhưng chỉ vài giây sau tôi bị ngã sấp xuống vì tiếng nổ kinh hoàng, chói lòa của trái bom, mà sau này tôi được biết là bom “ Chú bé”.

Hai ngày sau, ngày 8 tháng 8 năm 1945, sau khi sống sót do cách trung tâm nổ của trái bom đầu tiên khoảng 3km, ông Tsutomu Yamaguchi trở về thành phố Nagasaki nơi mình ở và làm việc cho hãng Mishubishi. Khi đang kể lại cho sếp của mình là đã thoát chết ở Hiroshima như thế nào, ông lại chứng kiến ánh chớp chói loà như vậy sáng rực cả căn phòng làm việc, lúc ấy ông chỉ thấy thoáng trong đầu: “Tôi nghĩ là đám mây hình nấm đó đã bay theo tôi từ Hiroshima về đây”.

Ông lại thoát chết một lần nữa vì cũng ở cách trung tâm vụ nổ 3 km!

Ngoài ra, tiếng sóng của khí nổ cũng tạo ra một luồng gió thổi với tốc độ tương đương 800km/ giờ và nó cuốn đi tất cả những gì có trên bề mặt trong vòng bán kính 3 km. Có những số liệu khác nhau về số người thiệt mạng: họ cho rằng trong thời gian chết ngay tại chỗ vì cháy bỏng và vì những tiếng nổ như những đợt sóng liên tục đã làm ít nhất 78.000 người bị thiệt mạng.

Cả thành phố sôi lên sùng sục như một trận cuồng phong lửa hoành hành. Tất cả những tòa nhà trên một diện tích 13km2 đều bị hủy diệt. Ngoài ra, khi bom nổ đã tạo ra một đám mây hình nấm gồm những mảnh vỡ và khói bụi bay cao tới 15km. Đại tá Tibets nhìn đám mây từ độ cao 10.000 mét và đã mô tả như sau:” Đám mây liên tục chuyển động sang phía bên phải, trong đám mây đó mọi thứ đều ngùn ngụt cuộn lên và xoáy tít như chong chóng. Bề mặt của nó màu đen và cuồn cuộn xoáy như một chiếc chảo đang sôi…

Những đám bụi màu đen bắt đầu rơi xuống thành phố: nó mang theo những hạt bụi phóng xạ mà sau này người ta đã xác định được là các hạt bụi này còn cuốn đi hàng bao nhiêu sinh mạng nữa. Theo những con số thống kê của Nhật Bản vào năm 1968 thì số thiệt hại là 250.000 người dân Hiroshima đã chết ngay tại chỗ có tiếng nổ hoặc vì tia phóng xạ có liên quan đến những bệnh tật gây chết người xảy ra trong vòng 5 năm kế tiếp…

Chiếc Enola Gay an toàn bay trở về căn cứ trên đảo Tinian, nhưng toàn thể phi hành đoàn đều nhìn lại phía sau, thấy rõ hình đám mây độc do tiếng nổ gây ra mà họ là những người “tạo hình” khi đã cách Hiroshima đến 580km.

Đoạn trích dưới đây là lời kể của bà Kikue Miyamoto sống tại thành phố Kita-Kyushu. Hai trong số 3 người con của bà đó qua đời do hậu quả của chất phóng xạ nguyên tử ở Hiroshoma. Bà Kikue Miyamoto nói:

“Tháng 8 năm ấy - 1945 - tôi bước vào tuổi 20 và đó lập gia đình. Tôi về thăm mẹ đang sống với người em gái tại thành phố Hiroshima. Chúng tôi ở với mẹ đó tới ngày thứ sáu. Sáng hôm đó, còi báo động gióng lên inh ỏi. Tôi nghe tiếng phi cơ bay ầm ĩ trên trời. Tôi cứ ngỡ đó là chiếc B-29. Vào đúng lúc mẹ tôi đi vào nhà vệ sinh, tôi nghe một tiếng nổ chát chúa như thể một luồng chớp sột xuyờn qua, rồi thì, tất cả bên trong nhà trở nên trắng xóa. Phản ứng đầu tiên của tôi là ôm chặt đứa con gái nhỏ trong vòng tay. Chúng tôi bị hất bổng lên cao rồi rơi nằm bẹp dưới đất. Đang cố gắng đứng lên, tôi bỗng nhận ra là căn nhà của chúng tôi đó sụp đổ. Tôi tự nhủ: “Mình tiêu rồi!” Xong, tôi lịm đi không hay biết gì nữa.

Chính tiếng kêu của đứa con đó làm tôi tỉnh lại. Chúng tôi bị kẹt dưới cây đá bê tông bẹp trên sàn nhà. May mắn thay có chút lỗ hổng, nên có thể thở được. Tôi nghĩ rằng mình không thể nào thoát ra được. Nhưng khi gặp hoạn nạn, đôi lúc người ta tìm thấy một sinh lực khác thường.

Sau khi làm đủ mọi cách, tôi đó thoát ra được. Có một giọng đàn bà kêu tên đứa em gái tôi mấy lần. Đó là mẹ tôi. Tiếng nói là của mẹ. Nhưng khuôn mặt mẹ biến dạng đến nỗi tôi hỏi: “Có phải mẹ đó không?”. Mẹ tôi đáp: “ Chao ôi, con không nhận ra mẹ con nữa sao?”. Em gái tôi đen như dầu hắc ín. Em đứng đó, máu me chảy ra từ khuôn mặt và đôi tay. Cả bốn mẹ con chúng tôi tạm ẩn náu nơi một rạch sông đó cạn.

Dân chúng bắt đầu chạy thoát khỏi thành phố, nơi các ngọn lửa bốc cháy mù mịt. Mọi người hốt hoảng không biết chạy về đâu. Sau cùng, chúng tôi cũng theo đoàn người tỵ nạn chạy xuống gầm cầu. Nơi đây đó cú một đám đông người bị thương đang ngồi la liệt. Vào chính lúc ấy, thành phố bỗng trở nên tối om. Đêm đen như đổ ập xuống và một cơn mưa đen bắt đầu rơi.

Một người đàn bà ôm trong tay một cái gói gì đó phủ đầy máu. Tôi hỏi thì bà cho biết là nhà bà bị sập. Bà thoát được nhưng đứa con nhỏ của bà bị kẹt lại. Thấy lửa bốc cháy, bà tìm mọi cách để kéo con ra. Bà kéo mạnh đến nỗi đứa bé chỉ còn lại một thân thể rách nát, nhầy nhụa. Con bà đó chết. Nhưng bị thất thần vỡ quỏ đau đớn, bà vẫn tiếp tục ôm con vào lũng và đong đưa như ru con ngủ.

Một cảnh tượng kinh hoàng đang diễn ra trước mắt. Những người bị thương lộ ra một thân thể chương phềnh lên, khiến da bị nứt ra để lộ thịt bị cháy đỏ, giống như củ khoai bị nướng. Họ tìm ra bờ sông và dầm mình xuống nước. Ban chiều, tôi nghe tiếng một người đàn bà kêu than, lập đi lập lại: “Cho tôi nước! Xin làm ơn cho tôi uống nước!”. Đó là lời duy nhất bà có thể nói. Bà này cũng đó mất trí vì quá đau đớn và kinh hoàng. Tất cả những người bị phỏng nặng và như bị thiêu cháy sống cũng chỉ lập đi lập lại một câu nói duy nhất: “Cho tôi nước! Xin làm ơn cho tôi uống nước!”

Trời tháng 8 nóng như thiêu như đốt. Các vết thương mưng mủ và sinh giòi bọ nhanh chóng. Nhiều người bị thương nằm la liệt nơi các chòi được dựng lên cấp cứu, đều bị giòi ăn, trong số đó cũng có mẹ tôi. Riêng tôi và đứa con gái nhỏ 8 tháng cũng bị thương nhưng kém trầm trọng hơn những người khác.

Một thời gian ngắn sau đó, hai mẹ con tôi trở về nhà ở thành phố Kita-Kyushu. Tôi bị nằm liệt giường trong vũng một năm trời. Đứa con gái nhỏ của tôi qua đời 5 năm sau đó. Tôi cho ra chào đời hai đứa con trai nữa. Nhưng đứa con trai đầu lũng qua đời năm lên 4 tuổi vỡ bị tàn tật. Chỉ cú đứa trai út cũng sống đến ngày hôm nay.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang