Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: biển đông

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn biển đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn biển đông. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

>> Những "sát thủ" tàu chiến ngang cơ với Kilo Việt Nam trên biển Đông

Tàu ngầm lớp Scorpène được đánh giá là không thua kém gì tàu ngầm Kilo 636MV mà Việt Nam sắp nhận và tàu ngầm lớp Archer của Hải quân Singapore. Cùng với Kilo 636MV và Archer, Scorpène sẽ là một trong những trở ngại lớn của Hải quân Trung Quốc.

>> Tàu ngầm Kilo - "Mãnh hổ rình mồi" ở Biển Đông



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc KD Tunku Abdul Rahman của Hải quân Hoàng gia Malaysia đang chuẩn bị cho một chuyến tuần tra

“Rắn độc” Scorpène

Hiện nay, Hải quân Trung Quốc (PLAN) ngày càng hung hăng và liên tục làm phức tạp thêm tình hình trên biển Đông. Malaysia cũng không nằm ngoài cuộc chiến này khi mới đây nhất, một hải đoàn của Trung Quốc gồm một tàu đổ bộ và hai chiếc khu trục hộ tống đã tiến đến khu vực bãi cạn James Shoal (cách thị trấn Bintulu, Malaysia khoảng 80km) rồi lớn tiếng tuyên bố: "James Shoal là điểm cực nam của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa".

Những tuyên bố lộng quyền và vô căn cứ này đã khiến cho dư luận ASEAN và cộng đồng quốc tế vô cùng bức xúc, dù gần đây nhất, tại Hội nghi Shangri-La 201, Trung Quốc khẳng định sẽ không làm phức tạp tình hình và giải quyết các xung đột về tranh chấp chủ quyền một cách hòa bình nhất.

Việc Trung Quốc tiến sát bãi cạn James Shoal đã khiến dư luận Malaysia vô cùng phẫn nộ. Trong một bài phát biểu của mình, Bộ trưởng bộ Quốc phòng Malaysia, ông Hishammuddin Hussein đã lên tiếng chỉ trích những hành động vô căn cứ, “nói một đằng, là một nẻo” của Trung Quốc. Điều nực cười là Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với bãi cạn James Shoal khi nơi đây cách đất liền của Trung Quốc tới 2.500km.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Cấu tạo của tàu ngầm lớp Scorpène

Trước mối đe dọa từ “gã khổng lồ xấu tính” Trung Quốc, Malaysia cũng như các quốc gia khác trong khối ASEAN đang tích cực mua sắm vũ khí để phòng vệ.

Malaysia đang sở hữu một đội tàu chiến khá hiện đại và được vũ trang rất mạnh. Hiện có 8 chiếc tàu khu trục cỡ trung và cỡ nhỏ trang bị các tên lửa đối hạm Harpoon của Hoa Kỳ hoặc Exocet của Pháp phục vụ trong Hải quân Malaysia. Tuy nhiên, vũ khí lợi hại nhất của hải quân nước này chính là chiếc tàu ngầm lớp Scorpène với biệt danh “rắn độc”. Sở dĩ Scorpène được mệnh danh là “rắn độc” chính là nhờ khả năng rình rập và tấn công đối thủ bằng những đòn tấn công mạnh mẽ, khiến cho bất kỳ kẻ thù nào cũng phải hoảng sợ.

"Ngang tài ngang sức" với Kilo 636MV

Tàu ngầm lớp Scorpène được đánh giá là không thua kém gì tàu ngầm Kilo 636MV mà Việt Nam sắp nhận và tàu ngầm Archer của Hải quân Singapore.

Scorpène là một trong những lớp tàu ngầm do Pháp nghiên cứu và chế tạo. Đây là loại tàu ngầm chạy bằng diesel-điện, hoạt động vô cùng êm ái và có thể qua mặt được các hệ thống sonar định vị thủy âm hiện nay.

Scorpène ban đầu được phát triển bởi tập đoàn công nghiệp hàng hải và kỹ thuật hải quân DCNS của Pháp. Sau đó, từ năm 2005 Scorpène là sản phẩm hợp tác của DCNS và tập đoàn Navantia của Tây Ban Nha. Hiện nay, DCNS phát triển hệ thống máy và khung sườn, còn Navantia nghiên cứu phát triển hệ thống radar kiểm soát hỏa lực và hệ thống tiềm vọng laser cho Scorpène.

Scorpène được các chuyên gia quân sự đánh giá là “ngang tài ngang sức” với “hố đen” Kilo 636MV nhờ khả năng hấp thụ sonar và có thể vô hình với bất cứ hệ thống sonar định vị thủy âm nào hiện nay. Scorpène của Malaysia hiện đang được trang bị những hệ thống và công nghệ mới nhất. Độ ồn của Scorpène được giới chuyên môn đánh giá nhận định là ngang bằng với “hố đen” Kilo.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc KD Tun Razak trong một chuyến tuần tra biển

Lớp khung được cấu thành từ sợi carbon và hợp kim titan nên khung sườn của Scorpène có khả năng đàn hồi rất cao trong mọi điều kiện thời tiết. Ngoài ra, phần thân của Scorpène có khả năng chịu được áp lực cao.

Theo nhà sản xuất DCNS, Scorpène có khả năng lặn sâu đến hơn 380m. Trong một cuộc thử nghiệm gần đây, Scorpène thậm chí lặn sâu đến 430m và có thể hoạt động được liên tục trong vòng 4 giờ đồng hồ. Scorpène được trang bị một lớp vỏ có khả năng hấp thụ sóng sonar cao và lớp vỏ này còn hạn chế được độ ồn bên trong tàu. Lớp vỏ của Scorpène được cấu thành từ sợi carbon và hợp kim titan gồm 3 lớp, mỗi lớp dày 2.5cm và cách nhau 3.0 cm, ngăn cách với nhau bởi một lớp khí Heli nhằm giảm thiểu tối đa độ ồn từ bên trong phát ra bên ngoài.

Lớp khung được cấu thành từ sợi carbon và hợp kim titan nên khung sườn của Scorpène có khả năng đàn hồi rất cao trong mọi điều kiện thời tiết. Ngoài ra, phần thân của Scorpène có khả năng chịu được áp lực cao.

Theo nhà sản xuất DCNS, Scorpène có khả năng lặn sâu đến hơn 380m. Trong một cuộc thử nghiệm gần đây, Scorpène thậm chí lặn sâu đến 430m và có thể hoạt động được liên tục trong vòng 4 giờ đồng hồ. Scorpène được trang bị một lớp vỏ có khả năng hấp thụ sóng sonar cao và lớp vỏ này còn hạn chế được độ ồn bên trong tàu. Lớp vỏ của Scorpène được cấu thành từ sợi carbon và hợp kim titan gồm 3 lớp, mỗi lớp dày 2.5cm và cách nhau 3.0 cm, ngăn cách với nhau bởi một lớp khí Heli nhằm giảm thiểu tối đa độ ồn từ bên trong phát ra bên ngoài.

Hệ thống MESMA vượt trội AIP của Kilo

Scorpène còn có một điểm cộng sáng giá khác là hệ thống AIP (hệ thống động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập) do chính Pháp và Thụy Điển hợp tác phát triển. Hệ thống AIP này của Pháp có tên là MESMA. MESMA được đánh giá rất cao nhờ khả năng hoạt động vô cùng hiệu quả. MESMA và được đánh giá vượt trội hơn cả AIP do Nga và Thụy Điển phát triển. MESMA là một hệ thống độc lập được lắp đặt trong khoang máy của Scorpène, với cấu trúc tương tự như AIP của Kilo. Tuy nhiên, MESMA được phát triển và trang bị những công nghệ mới nhất hiện nay.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Cùng với Kilo 636MV và Archer, Scorpène sẽ là một trong những trở ngại của Hải quân Trung Quốc.

Nhờ hệ thống MESMA, Scorpène có thể hoạt động liên tục 71 ngày mà không cần nổi lên để nạp lại hệ thống. MESMA giúp Scorpène nhỉnh hơn cả Kilo 636MV của Việt Nam và Archer của Singapore khi 636MV chỉ hoạt động được liên tục trong 45 ngày và tàu ngầm Archer là 35 ngày.

Điểm cộng sáng giá nhất của Scorpène là có khả năng hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết và là chìa khóa giúp Scorpène trở nên vô hình trên hệ thống định vị sonar của bất kỳ kẻ săn ngầm nào. Đây chính là điều khiến cho Scorpène, Kilo 636MV và Archer vượt trội hơn hoàn toàn so với bất kỳ loại tàu ngầm nào của Hải quân Trung Quốc. Đặc biệt, tất cả đều có khả năng hoạt động vô cùng êm ái, trong khi tàu ngầm Trung Quốc bị chê là “khua chiêng gõ mõ” với độ ồn vượt quá mức tiêu chuẩn hiện nay.

“Nọc độc” của Scorpène

Scorpène được trang bị hệ thống radar quét mảng pha bị động song song, tích hợp dẫn đường DR3000 do hãng Thales phát triển và hệ thống sonar TSM2233M và TSM2253. Điểm đặc biệt của hệ thống sonar này là được tích hợp công nghệ quét mảng đa chiều S-Cube, một hệ thống tích hợp khá hiện đại và được đánh giá rất cao hiện nay. Scorpène còn có một hệ thống kiểm soát và tác chiến tối tân do chính DCNS phát triển có tên là DCNS SUBTICS. Hệ thống này chính là đầu não của tất cả các hệ thống radar, định vị sonar và radar kiểm soát hỏa lực. SUBTICS có khả năng tấn công và điều khiển một lúc 6 ngư lôi WASS “Black Shark” có đầu dẫn thông mình hoặc 8 tên lửa đối hạm Exocet SM39.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc KD Tunku Abdul Rahman phóng tên lửa diệt hạm Exocet SM39

Scorpène có cái tên “rắn độc” cũng chính là nhờ 2 vũ khí có khả năng hủy diệt khủng khiếp là ngư lôi WASS “Black Shark” và tên lửa đối hạm Exocet SM39. WASS “Black Shark" là một trong số nhiều loại ngư lôi hạng nặng do Tập đoàn WhiteHead Div và Alenia Difesa của Italy và Hà Lan hợp tác nghiên cứu.

WASS “Black Shark” là một trong số những loại ngư lôi có điều khiển thông qua đầu dẫn thông minh với tốc độ liên đến 127km/h, tương đương với Mk48 của Hoa Kỳ. “Black Shark” có khả năng mang được đầu đạn nổ hạng nặng STANAG 4439 hoặc đầu đạn hạt nhân. Đây là một trong 2 loại vũ khí có sức hủy diệt mạnh mẽ. “Black Shark” tuy không được đánh giá cao như Shkval 2E của Kilo 636MV nhưng “Black Shark” là một trong nhiều loại ngư lôi có đầu dẫn thông mình hoạt động hiệu quả nhất hiện nay. Scorpène được trang bị 6 ống phóng trên mũi tàu và có thể điều khiển một lúc 6 ngư lôi dẫn đường thông qua hệ thống DCNS SUBTICS.

Vũ khí thứ 2 làm nên tên tuổi của Scorpène là tên lửa diệt hạm Exocet. Exocet là một trong số nhiều loại tên lửa đối hạm mạnh nhất hiện nay. Ngoài Scorpène, loại tên lửa này còn được trang bị trên một số khu trục hạm của Malaysia. Tên lửa Exocet được lắp đặt trên tàu ngầm lớp Scorpène là biến thể SM39. Scorpène của Malaysia được trang bị loại SM39 mới nhất thuộc loại MM39 và MM40 Block 2. Tầm hoạt động lên đến 180km và được trang bị công nghệ Sea-skiming, có thể qua mặt được nhiều hệ thống radar đánh chặn và hệ thống phòng thủ tầm gần.


(Tổng hợp)

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

>> Đọ sức Lan Châu 170 của Hải quân Trung Quốc và Su-30KM2 của Việt Nam trên biển Đông

Trong những năm vừa qua, Việt Nam liên tục đưa vào trang bị các loại máy bay hiện đại Su-30MK2, Su-30MK2V để nâng cao sức mạnh trên bầu trời biển Đông. Hãy xem Trung Quốc dùng quân bài nào với lực lượng Không quân Việt Nam và chúng ta dùng cách nào để đối phó lại.

>> Khu trục hạm Type 052C của Hải quân Trung Quốc




Trong những năm vừa qua, Việt Nam liên tục đưa vào trang bị các loại máy bay hiện đại Su-30MK2, Su-30MK2V để nâng cao sức mạnh bảo vệ chủ quyền đất nước. Trung Quốc thì liên tục quấy phá, gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, xâm phạm vùng biển đảo Việt Nam. Hãy xem Trung Quốc dùng gì để đối phó với lực lượng Không quân Việt Nam và chúng ta dùng cách nào để đối chọi lại.
Lan Châu 170 - 'Át chủ bài' của phòng không Trung Quốc trên biển Đông

Để bảo vệ đội hình tàu chiến của Hạm đội Nam Hải khỏi những đòn đánh trên không của các tiêm cường kích Su-30MK2, Su-30MK2V của Việt Nam khi tiến hành xâm chiếm Biển Đông, phía Trung Quốc đã đưa vào trang bị cho hạm đội Nam Hải tàu Lan Châu 170 thuộc lớp Type 052C Lữ Dương II.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Lan Châu (170) thuộc lớp Type 052C Lữ Dương II tham gia tâp trận ở khu vực Biển Đông và Tây Thái Bình Dương.

Lan Châu 170 có lượng giãn nước 7.000 tấn, dài 155m, trang bị hệ thống pháo – tên lửa tầm xa, sức công phá mạnh, có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên biển, trên đất liền. Vũ khí chính tạo nên sức mạnh phòng không "khủng" của Lan Châu 170 là hệ thống tên lửa tầm cao HHQ-9 (48 quả trong bệ phóng thẳng đứng) đạt tầm bắn 200km độ cao tối đa 30km. Theo công bố, đạn tên lửa HHQ-9 cũng có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo ở tầm xa 30km.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống vũ khí trên tàu Lan Châu 170



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Các ống phóng chứa tên lửa phòng không trên tàu

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Theo công bố hệ thống có thể tiêu diệt đồng thời nhiều mục tiêu trên nhiều hướng khác nhau

Lớp tàu Type 052C Lữ Dương II, được coi là "chiến hạm Aegis của Trung Quốc" với năng lực phòng không tầm xa, tầm cao. Sở dĩ con tàu được gọi là “chiến hạm Aegis” một phần vì kiểu thiết kế hệ thống anten radar mạng pha đa chức năng được lắp ở tháp điều khiển. Tất cả các tàu chiến Aegis của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đều có nét thiết kế này. Tất nhiên, Type 052C chỉ có đặc điểm giống về hình thức, còn xét “bản chất” thì con tàu không được trang bị hệ thống chiến đấu nào tương đương với Aegis của Mỹ.
Dù vậy, Type 052C vẫn được đánh giá là một trong những chiến hạm tiên tiến trên thế giới với hệ thống hỏa lực mạnh có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên biển, trên đất liền.

Mục đích thiết kế ban đầu của Type 052C là dành cho nhiệm vụ phòng không tầm xa để hộ tống tàu sân bay, tàu chiến trong hạm đội.
Đạn tên lửa HHQ-9 được đặt trong hệ thống ống phóng thẳng đứng (6 cụm, 48 ống) nằm ở boong tàu phía trước. Tên lửa sẽ bắn theo nguyên tắc “phóng lạnh”, tức là quả đạn sẽ được đẩy ra khỏi ống phóng rồi động cơ mới kích hoạt ở độ cao thấp. Phương pháp phóng đạn này giúp giảm thiểu thiệt hại cho cấu trúc thân tàu khi động cơ rocket khởi động.

Với hệ thống HHQ-9, Type 052C Lữ Dương II được xem là chiến hạm đầu tiên của Hải quân Trung Quốc có khả năng phòng không tầm cao, tầm xa. Trước đó, hầu hết các chiến hạm của Trung Quốc đều chỉ có năng lực phòng không tầm thấp, tầm trung.

Trong tác chiến chống tàu mặt nước, Type 052C được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu YJ-62 (8 ống phóng đặt ở giữa thân tàu). YJ-62 đạt tầm bắn xa tới 280km, trong pha cuối tiếp cận mục tiêu, quả đạn chỉ bay cách mặt biển 7-10m gây khó khăn cho vũ khí đánh chặn của đối phương.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Lan Châu 170 khai hỏa hệ thống phòng không

Theo một số nguồn tin không chính thức, YJ-62 được cho là có khả năng tấn công mục tiêu trên đất liền ở tầm bắn tương tự.
Ngoài 2 hệ thống vũ khí chính trên, Type 052C còn trang bị pháo hạm 100mm dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không (máy bay, tên lửa) và mặt biển, tốc độ bắn 90 viên/phút.

Type 052C cũng trang bị 2 hệ thống pháo phòng không tầm gần Type 730 có tốc độ bắn 4.600-5.800 viên/phút, tầm bắn 3.000m. Đây được xem là “lá chắn” cuối cùng chống mục tiêu tên lửa (hoặc máy bay) của đối phương nếu HHQ-9 thất bại trong đánh chặn.
Cuối cùng, hỏa lực săn tàu ngầm của Type 052C trang bị 6 máy phóng ngư lôi và một trực thăng săn ngầm Ka-27 hoặc Z-9C đậu ở đuôi tàu.

Trong tương lai, Hạm đội Nam Hải còn được tiếp nhận tàu khu trục tên lửa Type 052D tiên tiến hơn. Hiện Trung Quốc vẫn trong quá trình hoàn thiện con tàu đầu tiên.

Như vậy có thể thấy rằng phía Trung Quốc cũng đã chuẩn bị những vũ khí đối trọng với Su-30MK2, Su-30MK2V của Việt Nam khi chiến sự nổ ra ở Biển Đông.

Vỏ quýt dày thì móng tay phải nhọn

Giả sử các thông số kỹ thuật của Type 052C phía Trung Quốc công bố đều là thật thì phía Việt Nam cũng không phải quá lo lắng. Thực tế chiến tranh đã chứng minh cách sử dụng vũ khí mới là yếu tố quyết định nhất.

Việt Nam có thể sử dụng lực lượng Không quân bố trí dọc bờ biển, bí mật bất ngờ lao ra đánh phủ đầu lực lượng tàu chiến của địch, đặc biệt là tiêu diệt lực lượng tàu phòng không tầm xa.

Không quân Việt Nam cũng có thể tiến hành bay với quỹ đạo sát mặt biển, khi đó hệ thống radar phát hiện mục tiêu trên tàu sẽ rất khó phát hiện do bị nhiễu bởi tín hiệu phản xạ từ mặt biển. Khi đến cự ly tác chiến hiệu quả sẽ tiến hành phóng các tên lửa chống hạm tiêu diệt các tàu này.

Yếu tố bí mật bất ngờ đã giúp Không quân Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc đối đầu với Mỹ trong trận Điện Biên Phủ trên không. Mà so với Trung Quốc, lực lượng Không quân Mỹ hiện đại và có trình độ tác chiến cao hơn nhiều.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Su-30MK2 của Không quân Việt Nam xuất kích tuần tra trên biển

Bên cạnh đó, Không quân Việt Nam cũng cần được trang bị những loại vũ khí chống hạm tầm xa như Yakhont/BrahMos tầm bắn 300 km, Kh-35UE tầm bắn 260 km, Moskit P-270 3M80 tầm bắn 250 km…

Khi có những vũ khí này, các loại máy bay như Su-30MK2 có thể đứng ngoài vùng hỏa lực phòng không đối phương rồi tung đòn tiêu diệt, làm tê liệt hệ thống phòng không của hạm đội tàu địch, sau đó sẽ lần lượt tiêu diệt các tàu còn lại.

Như vậy, chúng ta thấy, phía Trung Quốc đã tính đến phương án đối phó với các loại máy bay Su-30MK2, Su-30MK2V của Việt Nam. Và chúng ta chắc chắn cũng đã đề ra cách thức để chống lại việc xâm chiếm trên biển Đông.

Vũ khí là yếu tố quan trọng nhưng con người và cách thức sử dụng vũ khí mới là điều quyết định đến kết quả cuộc chiến. Thực tiễn các cuộc chiến tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam đã minh chứng hùng hồn cho chân lý ấy.


(Tổng hợp nguồn Quân Sự Soha, BVO, GDQP)

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

>> Tàu ngầm Kilo - "Mãnh hổ rình mồi" ở Biển Đông

Hải chiến hiện đại với không gian chiến trường mở rộng do sự gia tăng khoảng cách phát hiện đối phương, sự phát triển vượt bậc của vũ khí, tầm xa công kích, khả năng cơ động, độc lập tác chiến rất cao ...

>> Tàu ngầm Kilo 636MV của Việt Nam khác gì của Trung Quốc và Ấn Độ


Tàu ngầm với khả năng tác chiến cao độ và các thông số kỹ chiến thuật hiện đại có thể tham gia thực hiện đa số các nhiệm vụ quan trọng, những nhiệm vụ được giao cho lực lượng hải quân và hạm đội. Các hình thức tác chiến của tàu ngầm tương tự như các hình thức tác chiến của các chiến hạm nổi, các lực lượng tàu chiến trong hạm đội và quân chủng.

Ra đòn bất ngờ, hủy diệt lớn

Hoạt động tác chiến của tầu ngầm trong chiến tranh hiện đại có những đặc điểm nổi bật như sau: Luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất do kẻ thù có thể tấn công rất bất ngờ; 


Khả năng sử dụng vũ khí hủy diệt lớn và khả năng sử dụng vũ khí thông thường rất cao; khu vực tác chiến của hạm đội nằm rất xa so với căn cứ hải quân; hoạt động tác chiến điện tử rất mạnh, chủ yếu là tác chiến chế áp sonar, thủy âm; tính phức tạp trong điều hành tác chiến, tổ chức hiệp đồng tác chiến của tất cả các lực lượng vũ trang, trang thiết bị đặc biệt công nghệ hiện đại và đảm bảo hậu cần kỹ thuật của hậu phương.

Tầu ngầm với khả năng tác chiến cao độ và các thông số kỹ chiến thuật hiện đại có thể tham gia thực hiện đa số các nhiệm vụ quan trọng, những nhiệm vụ được giao cho lực lượng hải quân và hạm đội. Các hình thức tác chiến của tàu ngầm tương tự như các hình thức tác chiến của các chiến hạm nổi, các lực lượng tầu trong hạm đội và quân chủng. Tàu ngầm có thể tham gia các hoạt động tác chiến có hệ thống hoặc các chiến dịch, có thể trong đội hình lực lượng chủ lực hoặc lực lượng chi viện hỏa lực. tiến hành các trận đánh trên biển, tiến hành những đòn tấn công và thực hiện các trận tiến công và phản công.

Các hoạt động tác chiến có hệ thống:


Hệ thống các hoạt động tác chiến của tầu ngầm được thực hiện, theo nguyên tắc chung, được thực hiện với một nhóm mục tiêu giới hạn để liên tục tấn công đối phương, phong tỏa mọi hoạt động của chúng và gây tổn thất nặng nề cho đối phương. 

Trong quá trình tiến hành các hoạt động tác chiến có hệ thống, có thể xảy ra tình huống đứt đoạn các hoạt động thông tin liên lạc trên biển và đại dương, khí thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các tuyến vận tải đường biển và đại dương, tiến hành trinh sát, tiêu diệt các lực lượng chống ngầm của đối phương, các tầu ngầm đa nhiệm của đối phương và thực hiện các nhiệm vụ khác.

Hải chiến là hình thức tác chiến chủ yếu của hải quân, trong đó có tầu ngầm, căn cứ vào các mục tiêu, vị trí, thời gian khai hỏa và tiến công, hỏa lực và cơ động của các tàu, các đội, liên đội và liên đoàn, các phân đội với mục đích hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tiêu diệt binh lực địch hoặc giáng cho địch những tổn thất nặng nề, buộc địch phải thoái lui, không đạt được mục đích đề ra.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình hải chiến hiệp đồng binh chủng.

Một trong những nét đặc trưng của của hải chiến hiện đại ngày nay là không gian chiến trường mở rộng do sự gia tăng khoảng cách phát hiện đối phương, sự phát triển vượt bậc của vũ khí trên biển, tầm xa công kích được tăng cường, khả năng cơ động rất cao, khả năng độc lập tác chiến và khả năng hải trình và tác chiến rất xa căn cứ của các phương tiện mang vũ khí (tầu chiến các loại), từ đó tầm xa tác chiến trong không gian chiến trường rất rộng. Đồng thời có sự tham gia của hàng loạt các binh chủng và các đơn vị đặc nhiệm tác chiến của hải quân, sử dụng rất nhiều các phương tiện, trang thiết bị quân sự hiện đại.

Trong điều kiện chiến trường hiện nay, tầm tác chiến của các loại vũ khí trang bị trên boong lên đến hàng trăm km tầm xa, do đó không gian một trận hải chiến có thể lên đến hàng trăm km chiều rộng và sâu của chiến trường. Trong tương lai gần, tầm xa công kích của các loại hỏa khí boong tầu càng ngày càng tăng, dẫn đến không gian chiến trường ngày càng rộng lớn hơn, công tác quản lý, quan sát và theo dõi tình huống chiến trường cần đến những phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng, hiện đại.

Nét đặc trưng khác của một trận hải chiến là ý nghĩa quan trọng của nhiệm vụ làm mất khả năng điều khiển, mất kiểm soát các loại vũ khí công kích mục tiêu, buộc các đầu đạn lệch khỏi quỹ đạo chuyển động (ngư lôi, tên lửa) nhắm đến mục tiêu mà chúng phải tiêu diệt.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tấn công tàu sân bay, khu trục hạm, tàu ngầm địch

Ảnh hưởng to lớn của vũ khí tấn công mục tiêu và triển khai đội hình chiến đấu kịp thời đã rút ngắn lại khoảng thời gian cần thiết dành cho thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, làm tăng cường tốc độ biến đổi tình huống trên chiến trường, diễn biến trận đánh và nhịp độ tác chiến của các bên tham gia hải chiến.

Có thể lấy ví dụ một trận hải chiến là tác chiến giữa phân đội tầu ngầm chiến thuật với tầu tuần dương tấn công của đối phương.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tầu ngầm Kilo phóng ngư lôi mang tên lửa Club tiêu diệt chiến hạm địch (mô phỏng 3D).

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Club công kích chiến hạm từ nhiều hướng.

Đòn tấn công:

- Đây là hình thức chiến thuật sử dụng lực lượng của hạm đội, trong đó có thể là tầu ngầm, trong thời gian ngắn nhất bằng hỏa lực mạnh nhất có thể (hạt nhân hoặc thông thường tiêu diệt hoặc làm thiệt hại nặng nề cho đối phương.

Trong điều kiện chiến tranh hiện đại ngày nay, khái niệm đòn tấn công từ hình thái chiến thuật, chiến dịch đã hình thành hình thái chiến lược ( đòn tấn công chiến lược). Trong tương lai gần ( những năm gần đây) đòn tấn công sẽ là hình thức tác chiến chủ yếu của lực lượng Hải quân

– Hạm đội, đặc biệt trong hình thái chiến lược đòn tấn công sẽ là duy nhất, vì chỉ có thể triển khai các đòn tấn công trên không gian chiến trường rộng lớn, khoảng cách đến mục tiêu rất xa, đồng thời triển khai trên nhiều hướng mới có thể cho phép đạt được mục tiêu chiến lược, vì như vậy mới có thể đánh quỵ tiềm năng kinh tế chiến tranh của đối phương. Hoặc đập tan âm mưu, ý đồ tác chiến của đối phương- đòn tấn công nhanh, mạnh, dồn dập vào các hải cảng, căn cứ quân sự hải quân của đối phương bằng tên lửa tầm gần, tầm trung, tầm xa, bom, ngư lôi có điều khiển với đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường.

Trong hình thái chiến thuật, đòn tấn công có thể xác định khác với giai đoạn trước đây, khi đòn tấn công chỉ là một thành phần của một trận đánh, bao gồm một tập hợp các hoạt động công kích đối phương kết hợp lại trong một nhiệm vụ chiến thuật, đòn tấn công cũng có ý nghĩa tương đương như một trận đánh.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Một tầu ngầm phóng một loạt tên lửa hành trình có thể tiêu diệt được một hoặc một số chiến hạm có lượng giãn nước lớn. Đòn tấn công có thể thực hiện được nhờ vũ khí hiện đại có khả năng công kích trên tầm bắn rất xa và đầu đạn có công suất phá hủy rất lớn, do đó đòn tấn công trong nhiều trường hợp không phải là cuộc đấu tay đôi, mà là tấn công trên một hướng cùng một lúc. Trong một số trường hợp, đòn tấn công theo các mục tiêu trên đất liền cho phép đạt được mục đich chiến lược chỉ bằng một đơn vị chiến đấu (một đơn vị tầu).

Theo phạm vi và nhiệm vụ thực hiện, đòn tấn công có thể là chiến lược, chiến dịch và chiến thuật; theo tính năng kỹ thuật vũ khí sử dụng có thể là vũ khí hủy diệt lớn ( tên lửa mang đầu đạn hủy diệt lớn) hoặc vũ khí thông thường; theo thời gian có thể là đồng thời cùng một lúc hoặc liên tiếp, theo số lượng các đơn vị tham gia chiến đấu và số lượng mục tiêu cần tiêu diệt có thể là: đòn tấn công đơn độc, đòn tấn công của một đội (nhóm,đoàn) tầu, đòn tấn công có quy mô lớn và đòn tấn công tập trung.

Đòn tấn công đơn lẻ có thể là đòn tấn công bằng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân vào mục tiêu của đối phương trên đất liền, đòn tấn công của đội có thể là đòn tấn công bằng tên lửa hành trình của một đội tầu ngầm vào một đoàn congvoa quân sự của đối phương, đòn tấn công tập trung có thể là đòn tấn công của một phân đội tầu ngầm vào một tầu sân bay chủ lực trong đội tàu sân bay công kích của đối phương.

Công kích

- Đây là hoạt động cơ động chiến đấu của tầu, của một đội tầu có sử dụng vũ khí vào một mục tiêu trên biển của đối phương. Theo phương án sử dụng vũ khí, công kích có thể là sử dụng ngư lôi, tên lửa hoặc kết hợp cả ngư lôi, tên lửa đồng thời; theo phương pháp thực hiện công kích có thể đơn lẻ, theo đội ( nhóm, đoàn, phân đội cấp chiến thuật) tầu ngầm hoặc liên kết phối hợp. Khi thực hiện nhiệm vụ công kích có thể thực hiện đồng loạt, liên tiếp, từ một hướng hay từ nhiều hướng.

Ví dụ; một tầu ngầm đa nhiệm tấn công một tầu ngầm nguyên tử hay diesel khác của đối phương, hoặc ví dụ về công kích đồng thời và liên tiếp lực lượng đổ bộ bằng hình thức chiến thuật phục kích che mành của các tầu ngầm ngư lôi diesel.

Khi thực hiện các nhiệm vụ được giao, các tầu ngầm có thể sử dụng nhiều hình thức tác chiến.

Các hình thức tác chiến: đó là đội hình và phương thức sử dụng lực lượng và phương tiện của phân đội, liên đội để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong trận đánh. Các hình thức tác chiến nói chung bao hàm: Thứ tự tiêu diệt lực lượng của địch; Hướng tấn công chính và các đòn tấn công dự kiến tiếp theo; Đội hình chiến đấu của phân đội, liên đội và bản chất của cơ động chiến đấu.

Chẳng hạn khi triển khai trận đánh của đội tàu ngầm chống tàu sân bay tấn công của đối phương, trình tự đòn tấn công và công kích của liên đoàn tầu ngầm với tên lửa hành trình và tầu ngầm sử dụng ngư lôi có thể khác nhau, phụ thuộc vào khả năng chống ngầm và phòng không của nhóm tầu sân bay. Khi gặp lực lượng phòng không của đối phương rất mạnh, nhóm mục tiêu đầu tiên cần phải tiêu diệt là các tầu hộ tống, nhằm giảm khả năng chống tên lửa hành trình tấn công, và ngược lại, khi lực lượng phòng không của đối phương yếu hơn, nhóm mục tiêu đầu tiền có thể khác đi.

Hướng đòn tấn công chính được xác định từ tình huống, mục tiêu nào, khu vực nào cần tấn công để có thể đạt được mục đích của trận đánh nhanh nhất. Khi tiến hành trận đánh chống lực lượng đổ bộ, mục tiêu chủ yếu là tiêu diệt các tàu đổ bộ, không phải các tầu yểm trợ hoặc chi viện hỏa lực, tầu hộ tống, vì vậy, nhóm mục tiêu chủ yếu tập trung hỏa lực của tầu ngầm sẽ là các tầu đổ bộ, đó cũng là hướng tấn công chính.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đội hình tầu ngầm tuần tiễu (Mô phỏng 3D).

Đội hình chiến đấu:

Phương pháp xây dựng đội hình (trong mối quan hệ liên kết giữa các tầu, các đơn vị tham gia tác chiến, giữa lực lượng bên ta và bên địch) lực lượng trinh sát hỏa lực, lực lượng tấn công chủ lực, lực lượng che chắn và các tầu ngầm đơn độc tác chiến để tiến hành trận đánh chống lại lực lượng hải quân đối phương. Đội hình tác chiến cần đáp ứng được ý đồ tác chiến, đảm bảo đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ được giao, tập trung được hỏa lực vào hướng lựa chọn và tăng cường được lực lượng.

Đảm bảo hiệp đồng tác chiến và điều hành các lực lượng tham gia chiến đấu. Đảm bảo hiệp đồng tác chiến là liên kết phối hợp hành động giữa các lực lượng theo các mục tiêu đã chọn, thực hiện theo nhiệm vụ được giao, vị trí, thời gian và phương pháp thực hiện nhiệm vụ để đạt được mục đích của trận đánh. Hiệp đồng tác chiến là công tác tổ chức hiệp đồng giữa các tầu ngầm trong một đơn vị, giữa các đơn vị tầu ngầm với nhau và giữa các đơn vị tầu ngầm và các lực lượng khác.

Những mục đích cơ bản của hiệp đồng tác chiến cấp chiến thuật, đó là tăng cường sức mạnh của hỏa lực đòn tần công vào đối phương, giảm tối thiểu khoảng thời gian giữa các đợt hỏa lực, tăng cường độ chắc chắn ổn định của tầu ngầm, thuận lợi điều hành các lực lượng trinh sát, trinh sát hỏa lực, lực lượng tấn công chủ lực ( phục kích che màn) của tầu ngầm, đảm bảo xác định và chỉ thị mục tiêu cho các tầu ngầm khác, có tầm bắn xa hơn tầm quan sát của các thiết bị quan sát trên boong tầu.

Phục kích tựa 'hổ rình mồi'

Vũ khí phương tiện tàu ngầm dùng để tấn công, tiêu diệt đối phương – vũ khí hủy diệt lớn hay vũ khí thông thường, tên lửa hoặc ngư lôi. Tính chất của nhiệm vụ chiến đấu (Ví dụ; quan sát căn cứ hải quân của đối phương, đánh tan và tiêu diệt đoàn công voa quân sự, đổ bộ lực lượng trinh sát đặc nhiệm lên vùng bờ biển của địch, truy tìm tàu ngầm tên lửa của đối phương trong vùng biển rộng…).

Cơ cấu biên chế tổ chức và năng lực tác chiến của đơn vị, lực lượng của đối phương. Địa hình thủy văn khu vực vùng nước tác chiến và những điều kiện tình huống khác. Cơ cấu biên chế lực lượng, được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu được xác định từ việc nhận định tính khả thi và lực lượng có trong tay.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Năng lực tác chiến của phân đội là những thông số kỹ chiến thuật về số lượng, chất lượng, xác định khả năng có thể thực hiện được nhiệm vụ được giao trong trời gian định trước và trong tình huống cụ thể. Năng lực tác chiến của của đơn vị phụ thuộc vào trình độ năng lực kỹ chiến thuật, mức độ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của phân đội, tư tưởng chính trị tinh thần, vũ khí trang bị được biên chế và tình trạng kỹ thuật của vũ khí trang bị, trình độ năng lực chỉ huy và điều hành của lực lượng cán bộ chỉ huy trong biên chế, khả năng đảm bảo hậu cần kỹ thuật, đồng thời cũng tính đến khả năng chống trả, phản kích của đối phương và điều kiện, tình huống chiến trường.

Điều kiện địa vật lý – thủy văn môi trường:

Có tác động đến lựa chon phương pháp sử dụng tầu ngầm tác chiến, các điều kiện đó có thể là các thành tố sau:

Khoảng cách đến khu vực chiến sự, diện tích không gian trận đánh, khả năng định vị và dẫn đường trong khu vực (độ sâu đáy biển, dòng chảy, khả năng xác định vị trí bằng radar, hệ thống Glonass hoặc GPS.., khả năng định vị bằng các thiên thể (sao, bản đồ sao), hiện tượng thủy văn và điều kiện thời tiết (sóng lớn, sương mù dày đặc, hơi nước , độ bao phủ của mặt băng..)

Khoảng cách xa của khu vực tác chiến làm phức tạp thêm khả năng tổ chức hiệp đồng tác chiến giữa các tầu ngầm, vốn có khả năng hải hành xa và bí mật, với các lực lượng khác. Diện tích rộng lớn của khu vực tác chiến ảnh hượng mạnh đến khả năng tập trung lực lượng đủ để triển khai đòn tấn công quyết liệt. Sự xuất hiện các dòng chảy mạnh, hay thay đổi, gió lớn và biển động dữ dội cũng ảnh hưởng đến khả năng xác định chính xác vị trí tàu ngầm, trời nhiều mây, sương mù, hơi nước nhiều cũng làm giảm khả năng xác định tọa độ của tầu, đặc biệt đối với tầu ngầm tên lửa đạn đạo, hiệu quả đòn tấn cống của tầu ngầm tên lửa phụ thuộc hoàn toàn vào xác định vị trí điểm phóng.

Tàu ngầm có thể tiến hành các hoạt động tác chiến trên biển theo nhiều phương án. Các đơn vị tàu ngầm xác định khu vực tác chiến, khu vực tác chiến được hiểu là một vùng nước trên biển, trên đại dương, trong khu vực đó, các tầu ngầm hoặc các đơn vị tầu ngầm thực hiện nhiệm vụ được giao. Theo nội dung nhiệm vụ, khu vực tác chiến có thể có những tên miền khác nhau:

- Khu vực trinh sát tìm kiếm: Trong kế hoạch, quy định giới hạn khu vực mà tầu ngầm được giao nhiệm vụ phát hiện địch.

- Khu vực chạm địch- Khu vực triển khai đội hình chiến thuật trên biển của hải đội tầu ngầm hoặc hải đội tầu binh chủng hợp thành.

- Khu vực hỏa lực- Khu vực tiến hành các hoạt động cơ động của tầu ngầm khi phóng tên lửa hành trình hoặc đạn đạo.

- Khu vực tuần tiễu hỏa lực- Khu vực tầu ngầm cơ động trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất, sử dụng vũ khí tấn công khi nhận được mệnh lệnh.

- Khu vực tập kết:

Khu vực (vùng) biển, trong khu vực đó tầu ngầm, sau khi hoàn thành hoặc thực hiện nhiệm vụ, chờ đợi bổ xung vũ khí, đạn, cơ sở vật chất và chuyển triển khai cơ động tác chiến sang các hướng chiến đấu khác. Khu vực tập kết thông thường nằm ngoài tuyến phòng thủ chống ngầm của đối phương.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Kilo mang tên Hà Nội của hải quân Việt Nam.

Khu vực tác chiến của tầu ngầm được xác định để tập trung lực lượng, mà ở đó, theo yêu cầu cần thiết của tình huống chiến trường, cấp chỉ huy có thể bố trí các tàu ngầm như hổ phục kích rình mồi.

Khu vực tác chiến theo diện tích bề mặt, vị trí bố trí lực lượng và điều kiện địa lý, thủy văn môi trường cho phép các tầu ngầm hoạt động cơ động tốt, có khả năng tránh được lực lượng chống ngầm của đối phương, có khả năng nhanh chóng phát hiện mục tiêu, khả năng sử dụng hiệu quả vũ khí trên boong đánh địch, đồng thời cũng phải bảo đảm tránh được nhiễu loạn điện từ trường và an toàn trước hỏa lực của các lực lượng khác trong tuyến tiếp giáp với các khu vực tác chiến của các lực lượng khác trong và ngoài đơn vị.

Để tránh các khu vực chồng lấn, giữa các khu vực có phân dịnh đường biên giới. Khu vực tác chiến của tầu ngầm được đánh dấu tọa độ các góc (hoặc được đánh dấu bằng tọa độ trung tâm và phương vị các hướng) và theo các bản đồ đặc biệt được chia lưới ô vuông sẽ đánh dấu mã số các ô vuông. Hải hình của khu vực tác chiến phụ thuộc vào điều kiện địa lý (đặc biệt là khu vực tác chiến ven bờ và các khu vực nước nông, quần đảo, khu vực tác chiến cũng phụ thuộc vào nhiệm vụ vào nhiệm vụ được giao. Trong khu vực biển rộng, đại dương và vùng nước sâu, khu vực tác chiến thông thường là hình chữ nhật.


(Nguồn : Trịnh Thái Bằng)

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

>> Không quân - Hải quân và bài học cho Biển Đông

Máy bay chiến đấu mang các loại tên lửa và bom, ngư lôi có điều khiển khác nhau có khả năng tấn công các mục tiêu trên không, trên biển và trên đất liền từ rất xa...

>> Bí mật tác chiến tàu ngầm Kilo trên biển Đông
>> Phương án tác chiến của lực lượng ném bom chiến lược Mỹ

Máy bay chiến đấu mang các loại tên lửa và bom, ngư lôi có điều khiển khác nhau có khả năng tấn công các mục tiêu trên không, trên biển và trên đất liền từ rất xa...

Theo một số nguồn tin quân sự nước ngoài, song song với việc nhanh chóng đưa 3 quân binh chủng là hải quân, phòng không - không quân và thông tin liên lạc tiến thẳng lên hiện đại, Việt Nam đã bắt đầu tính tới việc đặt nền móng xây dựng lực lượng không quân hải quân riêng.

Đây là một xu thế phù hợp với chiến lược phát triển lực lượng hải quân trên thế giới hiện nay, nhằm nâng cao tính chủ động trong chiến đấu và sức mạnh phòng thủ. Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.200 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng cả triệu km2, nếu xây dựng được lực lượng không quân hải quân hiện đại, đủ mạnh sẽ góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền tổ quốc.
Chiến thuật và nghệ thuật tác chiến hải quân

Chiến thuật bao gồm nghiên cứu, phát triển, huấn luyện và triển khai các hoạt động tác chiến: tiến công, phòng ngự, phản công, đánh chặn và tổ chức biên chế các đơn vị tham gia tác chiến.v..v.

Trong các lực lượng vũ trang Liên bang Nga, chiến thuật đứng ở vị trí quan hệ phụ thuộc đối với nghệ thuật chiến dịch và chiến lược. Nghệ thuật chiến dịch xác định nhiệm vụ và hướng phát triển của chiến thuật, trên cơ sở năng lực tác chiến của các đơn vị hợp thành và các phân đội, tính chất và đặc thù các hoạt động tác chiến của các đơn vị.

Căn cứ vào thực tế yêu cầu nhiệm vụ, căn cứ vào sự phát triển của các hoạt động tác chiến cụ thể trên chiến trường, nghệ thuật tác chiến sẽ đề xuất những yêu cầu biên chế các phương tiện, bao gồm phát triển vũ khí hạt nhân, hoàn thiện và phát triển vũ khí trang bị công nghệ hiện đại, liên kết phối hợp giữa các lực lượng. Mối quan hệ giữa nghệ thuật chiến lược, chiến dịch, chiến thuật trở lên đa phương, đa chiều và biến động không ngừng.

Nghệ thuật tác chiến bằng vũ khí hạt nhân và vũ khí công nghệ hiện đại cho phép các chỉ huy trưởng đơn vị, mặt trận phát huy tính độc lập, sáng tạo và nhanh chóng hoàn thành được những mục tiêu được giao trong chiến đấu. Những thành công của hoạt động tác chiến chiến thuật trên thực tế là những kết quả đặt ra của yêu cầu chiến dịch.

Đồng thời, khi các bộ tư lệnh cấp chiến lược và chiến dịch ra những đòn tấn công quyết định (hạt nhân, vũ khí công nghệ cao) mang tính chiến lược hoặc chiến dịch vào nhưng mục tiêu quan trọng như các trung tâm quân sự, kinh tế hoặc các đòn tấn công vào các cụm tập trung binh lực quan trọng của đối phương nhằm giải quyết các nhiệm vụ mang tính chiến lược sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị binh chủng hợp thành, các phân đội binh chủng thực hiện tốt nhiệm vụ cấp chiến thuật.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống hạm phóng từ tầu tuần duyên Slam

Nhiệm vụ của chiến thuật là nghiên cứu những hoạt động có tính quy luật, tính chất và nội dung của một trận đánh, nghiên cứu phát triển phương pháp huấn luyện tác chiến và tác chiến, nghiên cứu xác định những giải pháp sử dụng vũ khí trang bị tấn công tiêu diệt, phòng ngự và bảo vệ; nghiên cứu những tính chất kỹ chiến thuật của các đơn vị binh chủng hợp thành, các đơn vị binh chủng, các đơn vị có tổ chức biên chế phối hợp quân binh chủng, xác định rõ nhiệm vụ của các đơn vị và tổ chức đội hình tác chiến khi tiến hành các trận đánh và những phương pháp liên kết phối hợp giữa các đơn vị tham gia chiến đấu.

Nghiên cứu mục đích, vai trò của hỏa lực, phát triển những tư duy mới về điều hành tác chiếc các binh đoàn, các đơn vị hợp đồng chiến đấu, tính năng và khả năng tác chiến của các đơn vị quân binh chủng liên kết phối hợp, bảo đảm hậu phương chiến trường và bảo đảm hậu cần kỹ thuật; nghiên cứu binh lực và vũ khí trang bị và những phương pháp tiến hành tác chiến của đối phương.

Các lực lượng (Lục quân) (Không quân) (Hải quân), các đơn vị hợp thành, các binh chủng (hải quân trên tầu, hải quân đánh bộ, không quân hải quân) ; các đơn vị đặc nhiệm (thực hiện nhiệm vụ đặc biệt) những đơn vị hậu cần kỹ thuật (các đơn vị bảo đảm của hậu phương hoặc công binh, kỹ thuật quân binh chủng) giao thông vận tải đường bộ và đường sắt cũng có những chiến thuật riêng biệt, nghệ thuật tác chiến các đơn vị chuyên ngành đi sâu nghiên cứu những tính chất chiến thuật, năng lực chiến đấu của các đơn vị hợp thành, các đơn vị binh chủng và các chiến hạm, các phân đội của các binh chủng (hải quân đánh bộ, không quân hải quân), các lực lượng đặc nhiệm (đặc công thủy, lính thủy đánh bộ), khả năng sử dụng các lực lượng cụ thể trong tác chiến độc lập và tác chiến hợp đồng quân chủng, binh chủng.

Những quy luật chung và những quan điểm huấn luyện tác chiến và tác chiến của các binh đoàn hợp đồng tác chiến quân binh chủng, các đơn vị binh chủng hợp thành, các đơn vị binh chủng, các phân đội độc lập và các lực lượng đặc nhiệm hình thành những cơ sở lý luận cơ bản của chiến thuật. Nghiên cứu những điều kiện đa dạng, phức tạp của chiến trường, chiến thuật không đưa ra những chiến lệ có sẵn. Chiến thuật chỉ đưa ra những quan điểm và nguyên tắc quan trọng nhất, tuân thủ theo những nguyên tắc và quan điểm chiến thuật đó, người chỉ huy ra những quyết tâm chiến đấu độc lập, năng động và sáng tạo, căn cứ vào những điều kiện thực tế của chiến trường tại thời điểm xác định.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tầu ngầm nguyên tử phóng tên lửa đạn đạo

Những thay đổi trong chiến thuật thông thường liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của công nghiệp quốc phòng, những phát minh mới về vũ khí trang bị và phương tiện chiến tranh, sự phát triển của chung của xã hội và trạng thái tư tưởng chính trị tinh thần và tri thức của lực lượng vũ trang, sự phát triển của tư tưởng chiến lược và nghệ thuật chiến dịch, cơ cấu tổ chức của lực lượng vũ trang nói chung và các quân binh chủng nói riêng. Ảnh hưởng trực tiếp lên chiến thuật là con người và vũ khí trang bị.

Chiến thuật là thành phần năng động, liên tục thay đổi của nghệ thuật quân sự. Ảnh hưởng trực tiếp lên chiến thuật là tình hình phát triển và huấn luyện chiến đấu của đối phương (dự kiến), năng lực và phương thức tiến hành các hoạt động tác chiến của đối phương, vũ khí trang bị và những yếu tố quan trọng khác…. Những phương án tác chiến mới, được xây dựng trên cơ sở sử dụng vũ khí trang thiết bị hiện đại luôn luôn trong trạng thái đối kháng, mâu thuẫn với các phương thức tác chiến cũ hơn, mặc dù các phương thức tác chiến cũ đã không đáp ứng được yêu câu nhiệm vụ trong giai đoạn mơi, nhưng đã trở thành thói quen hoặc nếp suy nghĩ cũ, in sâu trong lý luận và thực tiễn chiến trường.

Chiến thuật không quân hải quân

Chiến thuật không quân hải quân, là một phần của chiến thuật lực lượng không quân, bao gồm lý luận và thực tế huấn luyện tác chiến của các đơn vị binh chủng hợp thành, các đơn vị không quân binh chủng, các phi đoàn, phi đội và máy bay tác chiến độc lập (trực thăng chiến đấu) Chiến thuật không quân hình thành và phát triển vào đầu thế kỷ 20, khi hình thành lực lượng không quân quân sự. Trong đại chiến thế giới lần thứ nhất, không quân thực hiện các nhiệm vụ trinh sát, tiêm kích, cường kích ném bom, căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của từng binh chủng không quân, nghệ thuật quân sự phát triển nghệ thuật tác chiến không quân.

Nghệ thuật quân sự không quân Xô Viết hình thành và phát triển vào thời gian nội chiến chống bạch vệ và can thiệp nước ngoài. Những nguyên tắc sử dụng không quân được ghi lại trong điều lệnh chiến trướng năm 1919 và các văn kiện quân sự khác. Lực lượng máy bay cường kích đánh chặn của Xô Viết phát triển năm 1926, lực lượng ném bom chiến lượng hạng nặng 1933. Không quân Xô Viết đã phát chiến nghệ thuật tác chiến không quân và phương thức sử dụng lực lượng không quân cho tác chiến các không gian chiến trường khác nhau.

Đến thời điểm đầu tiên của của cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại đã phát triển các phương án và kỹ thuật tác chiến độc lập và tác chiên không đoàn, tổ chức và triển khai các hoạt động phối hợp tác chiến, yểm trợ hỏa lực với Hải quân và Lục quân, đông thời tác chiến liên kết phối hợp các binh chủng của lực lượng không quân. Những lý luận và nghiên cứu thực tiễn cơ bản được thể hiện cụ thể trong điều lệnh tác chiến của binh chủng không quân tiêm kích (BUBA – 1940)

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ tác chiến của phi đoàn máy bay IL2 tấn công đoàn congvoa quân sự của Đức trên vịnh Phần Lan.

Trong chiến tranh thế giới thứ II và cuộc chiến tranh vệ quốc, chiến thuật của không quân đã có sự phát triển vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực. Đã xây dựng hệ thống dẫn đường cho máy bay tiêm kích dến mục tiêu. Để điều hành tác chiến, không quân đã sử dụng rộng rãi các đài ra đa, sân bay dã chiễn và các trạm chỉ huy không quân gần chiến trường.

Nhiệm vụ cơ bản của không quân tiêm kích là các phi đội, phi đoàn tham gia không chiến. Một đơn vị chiến đấu nhỏ nhất cũng bao gồm 2 máy bay tiêm kích, tác chiến trong đội hình chiến đấu chung của phi đội, phi đoàn, tác chiến độc lập của một máy bay tiêm kích rất hiếm sử dụng. Sử dụng radar dẫn đường cho phép giảm thiểu rất nhiều số lượng máy bay tiêm kích bay trực chiến trên bầu trời, thay bằng phương pháp trực sẵn sàng chiến đấu trên sân bay.

Tác chiến với các máy bay đơn lẻ hoặc các phi đội nhỏ của đối phương trên địa bàn hoạt động của địch thông thường sử dụng phương pháp " đi săn tự do". Máy bay cường kích ném bom tấn công các mục tiêu trên biển, trên đất liền theo phương pháp bổ nhào với góc phóng là 25 - 30° hoặc theo phương pháp thả rơi tự do. Đội hình tác chiến cơ bản nhất là đội hình 2 máy bay 1 trước, một yểm trợ. Để tăng cường thời gian chế áp đối phương, lực lượng máy bay cường kích thường tấn công nhiều đợt các mục tiêu được giao.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ tấn công của phi đoàn máy bay cường kích đánh chăn tấn công mục tiêu trong đại chiến thế giới lần thứ 2.

Trong chiến thuật tấn công bằng bom và ngư lôi của binh chủng không quân hải quân, phương thức tác chiến được áp dụng là sử dụng các đòn tấn công tập trung của các trung đoàn và phi đoàn máy bay ném bom, ngư lôi vào các mục tiêu quan trọng (các trung tâm chỉ huy, căn cứ quân sự, các chiến hạm lớn như tuần dương hạm, khu trục hạm, trong điều kiện thời tiết rất xấu và ban đêm. Các đòn tấn công theo từng đợt liên tiếp của các phi đội ( 8 – 12 máy bay ném bom), theo dây chuyền và từng chiếc máy bay ném bom. Phương án ném bom mới là tấn công bổ nhào với góc rơi là 50 - 60° từ chiều cao 2.000 đến 3.000m.

Trong chiến thuật, phương pháp trinh sát không ảnh đóng vai trò quan trọng trên chiến trường. không ảnh do máy bay trinh sát các loại thực hiện, từ trinh sát tầm cao đến trinh sát của máy bay không người lái. Không ảnh giúp cho người chỉ huy tác chiến nắm được thực địa vào thời điểm chuẩn bị tiến công, các mục tiêu trong ảnh và các mục tiêu trên bản đồ tác chiến. Đồng thời, máy bay trinh sát được che chắn và bảo vệ bởi máy bay tiêm kích.

Nửa cuối thế kỷ 20, không quân nói chung và không quân Hải quân nói riêng được trang bị các máy bay phản lực, có tốc độ cao (máy bay siêu thanh) tầm bay cao hơn, xuất hiện nhiều loại vũ khí của không quân có sức công phá và hủy diệt lớn hơn nhiều lần. Sự thay đổi phương tiện chiến tranh và vũ khí trang bị đã làm thay đổi hoàn toàn phương thức tác chiến không quân và phương thức tác chiến của binh chủng không quân Hải quân, các đơn vị trực thuộc binh chủng.

Máy bay chiến đấu mang các loại tên lửa và bom, ngư lôi có điều khiển khác nhau có khả năng tấn công các mục tiêu trên không, trên biển và trên đất liền từ rất xa, không bay vào khu vực phòng không bảo vệ mục tiêu của đối phương. Trinh sát không quân cũng có những thay đổi to lớn nhờ công nghệ hiện đại, tốc độ bay rất cao và trần bay tới của máy bay cũng rất lớn. Máy bay được trang bị các thiết bị chụp ảnh ngày đêm, thiết bị radar dạng pha tìm kiếm mục tiêu rất mạnh và công suất lớn, sử dụng công nghệ tàng hình (strealth) máy bay trinh sát có thể đơn độc bay vào khu vực phòng không bảo vệ của mục tiêu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ đội hình tấn công của máy bay tàng hình F117.

Chiến thuật không quân hải quân bao gồm các nhóm chiến thuật nói chung gồm:

Tiêm kích hải quân, lực lượng các đơn vị máy bay tiêm kích có căn cứ bên bờ biển, trên hạm đội hoặc tiếm kích hải quân được hỗ trợ bằng lực lượng tiếp dầu trên không.

Cường kích chống hạm, lực lượng không quân đảm nhiệm những nhiệm vụ tấn công các hạm tầu của đối phương, sử dụng ngư lôi chống tầu ngầm và tầu nổi.

Cường kích đánh chặn: Các phi đoàn có nhiệm vụ tấn công các hạm đội, các đoàn congvoa quân sự trên biển, đảm nhiệm cả 2 nhiệm vụ chống tầu và không chiến. Được trang bị tên lửa chống tầu, tên lửa không đối không, bom điều khiển laser.
Cường kích tầm xa: Là những phi đội thực hiện các nhiệm vụ tấn công tầm xa, khí liên bang phát triển hệ thống tầu sân bay, lực lượng cường kích tầm xa có thể phối hợp với máy bay ném bom chiến lược thực hiện các nhiệm vụ ở khu vực chiến trường xa căn cứ.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng săn ngầm KA-28 của Hải quân Nga

Máy bay trinh sát đa nhiệm (hệ thống các máy bay trực thăng trên boong tầu) có nhiệm vụ trinh sát quản lý vùng biển, tìm kiếm săn ngầm, thả bom chìm, bố trí bãi thủy lôi, đổ bộ các hải đoàn lính đặc nhiệm, chống khủng bố, biệt kích và tìm kiếm cứu hộ cứu nạn.v..v. Lực lượng trực thăng chiến đấu trên boong tầu tuần duyên, tuần biển thường được bố trí rất nhiều nhiệm vụ đa dạng, phức tạp. Được yểm trợ hỏa lực của chính tầu chở nó.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ tác chiến của máy bay tiêm kích Mig 29.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ phi đội không quân tấn công chiến hạm bằng bom 01.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ phi đội không quân tấn công chiến hạm bằng bom 02.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ phi đội không quân tấn công chiến hạm bằng ngư lôi

Về cơ bản, chiến thuật tác chiến của không quân hải quân cũng tương tự như chiến thuật của không quân tiêm kích và cường kích của lực lượng Không quân Liên bang, nhưng được bổ sung bằng những yếu tố đặc thù của không gian chiến trường. Nếu so với chiến trường mặt đất, chiến trường mặt biển có đặc thù phức tạp hơn về thời tiết, hướng gió, khí hậu và luồng hải lưu.

Không gian chiến trường rộng mở, khó có khả năng ẩn nấp trước hệ thống trinh sát đối phương. Đồng thời, bay trên biển gặp nhiều khó khăn do khi bay thấp tránh sự truy quét của radar và phương tiện quan sát đối phương, phi công gặp tâm lý khi bay sát mặt biển, trong quá trình tiếp cận mục tiêu với tốc độ cao, phi công phải đối phó với nhiều vũ khí phòng không đa dạng, có tốc độ tấn công rất cao, từ tên lửa phòng không tầm xa, tầm gần đến các loại hỏa lực như pháo phòng không đa nòng có tốc độ bắn rất cao, được điều khiển bằng radar và quang ảnh nhiệt.

Do đó, kỹ thuật bay biển và kỹ thuật tấn công ngấn tàu là kỹ thuật chiến đấu rất phức tạp, máy bay sẽ bay sát mặt biển với độ cao 50m so với mặt nước biển, tấn công bằng ngư lôi, tên lửa và bay thoát khỏi vùng bảo vệ của mục tiêu. Trong điều kiện công nghệ hiện đại, máy bay trên boong tầu phải là máy bay tàng hình sử dụng công nghệ (stealth) mới có khả năng thực hiện tác chiến ban đêm.

Không quân hải quân tác chiến trong điều kiện chiến trường hiện đại, để chống lại các phương tiện rà quét trinh sát và theo dõi mục tiêu, tránh được các máy bay tiêm kích của đối phương và tránh được hỏa lực phòng không cần đảm bảo làm được: Thứ nhất, đó là khả năng bay đêm; thứ hai, khả năng bay sát mực nước biển, thứ ba: Các đòn tấn công phải có tầm gần để tránh được khả năng cơ động tránh đòn và sử dụng tên lửa tầm gần, tên lửa cá nhân chống máy bay.

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

>> Biển Đông – ‘Tử địa’ của các cường quốc hải quân

Có lẽ hải quân Hoàng gia Anh chưa thể quên bài học về việc tham chiến trên Biển Đông hồi chiến tranh thế giới thứ 2. Ngày 10/12/1941, thiết giáp hạm HMS Prince of Wales cùng với tuần dương hạm HMS Repulse của hải quân Anh vừa lần đầu tham chiến tại khu vực Đông Nam Á đã bị không quân Nhật Bản xuất phát từ một căn cứ trên đất liền đánh chìm ngay ngoài khơi bờ biển Malaysia.

>> Sức mạnh 'lá chắn thép' Bastion trấn giữ biển Đông
>> Bí mật tác chiến tàu ngầm Kilo trên biển Đông



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Thiết giáp hạm HMS Prince of Wales của hải quân Anh đã bị không quân Nhật đánh chìm trên Biển Đông năm 1941

Thất bại này cùng với hàng loạt tiền lệ khác kể từ chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay cho thấy việc tham chiến và tăng cường quốc phòng trong các vùng biển hẹp như Biển Đông có những đặc điểm hết sức riêng biệt.

Theo chuyên gia về an ninh hàng hải Ristian Atriandi Supriyanto (Học viện nghiên cứu quốc tế S Rajaratnam), chính địa hình dài và hẹp của Biển Đông đang giúp các quốc gia có tiềm lực hải quân hạn chế ở Đông Nam Á có thể tự tin hơn nhiều khi đối đầu với các lực lượng hải quân mạnh như Trung Quốc, Mỹ… với điều kiện họ phải cải thiện khả năng khống chế biển từ bờ và khống chế bầu trời trên vùng biển của mình.

Theo dự đoán của công ty tư vấn hải quân AMI International có trụ sở tại Mỹ, các quốc gia Đông Nam Á sẽ chi tới 25 tỷ USD cho các trang thiết bị hải quân cho đến năm 2030. Nhưng khác với thông thường, Đông Nam Á sẽ chú trọng mua sắm các hệ thống tên lửa bờ biển, tiêm kích và tàu chiến gần bờ và tàu ngầm.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa bờ biển Bastion –P K300R của Việt Nam có thể bắn trúng tàu chiến cách bờ biển 300km

Theo ý kiến của chuyên gia Milan Vego thuộc Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ, sự thiếu khoảng không vật lý và gần kề các vùng đất sẽ là trở ngại rất lớn cho các lực lượng hải quân của các nước lớn vốn chỉ quen hoạt động trên các đại dương.
Cho dù được hậu thuẫn bởi các tàu chiến cỡ lớn hay thậm chí là tàu sân bay, Biển Đông sẽ là “tử địa” của các cường quốc hải quân bởi chúng vẫn nằm trong tầm khống chế của các vũ khí từ trên bộ đồng thời nằm trong tầm hoạt động của máy bay chiến đấu trên đất liền.

Chính vì thế, một quốc gia ven Biển Đông có tiềm lực hải quân yếu thế hơn cũng có thể thách thức các siêu cường hải quân bằng cách sử dụng khả năng “không tương xứng” như thủy lôi, các khẩu đội tên lửa bờ biển và tàu ngầm.

Bằng chiến thuật này, các nước Đông Nam Á có thể dễ dàng tạo ra thách thức quyền kiểm soát biển và tiến hành các hoạt động chống xâm nhập trên biển mà không cần tăng cường nhiều trang thiết bị chiến đấu trên biển cho hải quân.

Giới chuyên gia quân sự quốc tế nhận định, trong lúc vấn đề an ninh và chủ quyền trên Biển Đông ngày càng nóng lên cùng với sự ráo riết tăng cường lực lượng hải quân của Trung Quốc, các nước duyên hải dường như đã nhận ra nguy cơ và chuẩn bị để đối mặt với thách thức này.

Các tàu ngầm đã được đưa vào biên chế của Indonesia, Singapore và Malaysia hay đã nằm trong danh sách mua sắm (chuẩn bị tiếp nhận) của hải quân Việt Nam trong khi Thái Lan và Philippines cũng đang suy ngẫm để trang bị.

Bên cạnh đó, để tận dụng ưu thế về địa hình gần bờ, không quân hải quân các nước như Indonesia, Malaysia, đặc biệt là Việt Nam đã trang bị một đội ngũ khá hùng hậu các loại tiêm kích hiện đại trong đó có cả Sukhoi Su-30. Philippines cũng bắt đầu tìm kiếm máy bay chiến đấu trong một phần kế hoạch củng cố khả năng giám sát trên không yếu kém của mình.

Để bảo vệ chủ quyền biển của mình, Việt Nam đã trang bị 2 hệ thống tên lửa bờ biển Bastion –P K300R của Nga có thể bắn trúng tàu chiến cách xa bờ biển 300km. Một số nguồn tin từ Nga cho biết, Việt Nam đang tiến hành đàm phán để mua thêm hệ thống tên lửa Bastion thứ 3 đồng thời sẽ phối hợp với Nga để phát triển một loại tên lửa hành trình mới.

Cũng có tin cho rằng, Việt Nam đang đàm phán về việc triển khai sản xuất tên lửa Yakhont tại Việt Nam song song với việc đàm phán mua tên lửa BrahMos của Ấn Độ và Extra của Israel. Nếu những dự án trên được thực hiện hiệu quả, Việt Nam sẽ sở hữu tiềm lực tên lửa chống hạm hùng mạnh nhất khu vực và là nền tảng để chế tạo các loại tên lửa đối đất tầm xa, có ý nghĩa chiến lược.

Hiện BrahMos chỉ có trong trang bị của quân đội Ấn Độ với các biến thể đã có và đang phát triển trang bị cho tàu nổi, bệ phóng mặt đất, tàu ngầm, máy bay, dùng để tấn công mục tiêu mặt nước và mặt đất. Ấn Độ đang có tham vọng mua sắm và xuất khẩu hàng ngàn quả BrahMos.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Việt Nam đã mua 24 tiêm kích đa năng hiện đại Sukhoi SU-30 của Nga để tăng cường năng lực phòng thủ.

Đối với Indonesia, chiến tranh thủy lôi đã được vạch ra như một yếu tố sống còn trong chiến lược hải quân của họ. Quan trọng hơn, các quốc gia ven Biển Đông cũng có thể sử dụng các hòn đảo trong khu vực này bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng để tăng cường kiểm soát đối với các vùng nước xung quanh. Việc quản lý các trạm kiểm soát và tuyến giao thông trên biển cũng là vấn đề quan trọng khi chúng đảm bảo việc tiếp cận cho các cường quốc hải quân khi di chuyển trong các vùng biển hẹp của khu vực.

Để phần nào hạn chế yếu điểm của mình, các cường quốc hải quân cần có một đội ngũ tàu hộ tống, tàu khu trục nhỏ và tàu chiến ven biển. Nếu không có sự hộ tống đầy đủ, hải quân các nước này sẽ gặp rất nhiều rủi ro khi triển khai tàu tấn công đổ bộ hay tàu sân bay tại Biển Đông.

“Nhưng dù với điều kiện nào, các cường quốc hải quân cũng nên rất cẩn thận với những tham vọng của mình tại Biển Đông nếu không muốn trở thành mục tiêu tập bắn của các lực lượng hải – lục – không quân của cá quốc gia ven biển”, chuyên gia Milan Vego thuộc Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ kết luận.


(Sohoa)

>> Việt Nam - Đối thủ đáng ghờm nhất của TQ trên biển Đông

Chinese Today nhận định, trong số 5 nước 6 bên tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông thì Việt Nam là "đối thủ đáng ngại" nhất và Việt Nam là nước sẵn sàng đương đầu với Bắc Kinh trên Biển Đông.

>> Nhìn lại chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979

Tờ Chinese Today tự xem như là phiên bản của tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc và Văn Hối - Hong Kong ở hải ngoại ngày 7/5 đăng bài phân tích với nội dung trên.

Bài báo khẳng định, trong số các bên tranh chấp trên Biển Đông, mặc dù Philippines luôn tỏ ra "cứng đầu" trước Trung Quốc khi công khai khởi kiện đường lưỡi bò phi pháp và những hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng Manila sẽ không dám chủ động gây chiến với Bắc Kinh.

Sở dĩ Philippines "không dám tiến hành chiến tranh với Trung Quốc" ở Biển Đông, theo tờ báo là vì trong lịch sử Manila chưa từng phát động chiến tranh, sự chuẩn bị về mặt thực lực quốc phòng hiện nay lại quá yếu, người dân hoàn toàn lạ lẫm với chiến tranh nên dù có Mỹ chống lưng, Philippines cũng "không dám".

Nhưng Việt Nam thì hoàn toàn khác. Chinese Today cho rằng, trải qua chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh biên giới mấy chục năm liên miên, Việt Nam trở thành quốc gia "thành thục nhất Đông Nam Á" đối với chiến tranh (chống xâm lược), lực lượng quân sự hùng hậu, chuẩn bị đầy đủ, đặc biệt trong lịch sử Việt Nam từng nhiều lần bị Trung Quốc xâm lược nên ý thức cảnh giác rất cao, Chinese Today nhận định.

Không chỉ như vậy, trong những năm gần đây, theo tờ báo này Việt Nam đã không ngừng phát triển quan hệ với các cường quốc trên thế giới như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trong số 5 nước 6 bên tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông thì Việt Nam là "đối thủ đáng ngại" nhất và Việt Nam là nước sẵn sàng đương đầu với Bắc Kinh trên Biển Đông.

Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 7 (ADMM-7) tại Thủ đô của Brunei, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn.

Tại cuộc gặp, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc khẳng định Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng gần gũi, có nhiều nét tương đồng, nhất là trong lịch sử chống ngoại xâm, giành độc lập cho dân tộc; hai nước đã và đang đẩy mạnh công cuộc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, giành được nhiều thành tựu quan trọng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Bộ trưởng Thường Vạn Toàn nêu rõ Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc trân trọng mối quan hệ gắn bó, tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng xây dựng. Bộ trưởng đánh giá cao việc Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng lần thứ nhất và thiết lập cơ chế ADMM+. Trung Quốc rất coi trọng quan hệ với Việt Nam và sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ giữa hai nước nói chung, quan hệ quốc phòng nói riêng lên một bước mới.

 Bộ trưởng Phùng Quang Thanh chúc mừng thành công Đại hội lần thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc, chúc mừng đồng chí Thường Vạn Toàn được cử giữ chức Ủy viên Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Uỷ viên Quốc vụ viện, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đại tướng bày tỏ niềm xúc động và chia sẻ trước những tổn thất lớn mà thiên tai, thảm họa gây ra đối với nhân dân một số địa phương của Trung Quốc, đặc biệt là hậu quả trận động đất xảy ra tại Tứ Xuyên tháng 4.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh khẳng định: Đảng, Chính phủ, nhân dân và quân đội nhân dân Việt Nam luôn trân trọng, biết ơn sự giúp đỡ to lớn, có hiệu quả của Đảng, Chính phủ, nhân dân và quân giải phóng nhân dân Trung Quốc trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay.

Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị tốt đẹp và bền vững lâu dài với Trung Quốc. Việc tăng cường hợp tác, đoàn kết hữu nghị, hiểu biết tin cậy lẫn nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc là nhân tố quan trọng để giữ gìn hòa bình, ổn định trong khu vực.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh giữa Việt Nam và Trung Quốc còn một số vấn đề tồn tại trên biển do lịch sử để lại. Hai bên cần nghiêm chỉnh tuân thủ Thỏa thuận và nhận thức chung mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, cùng nhau giải quyết tranh chấp trên biển thông qua đàm phán hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và nỗ lực thúc đẩy xây dựng Bộ Quy tắc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc…

Về hợp tác quốc phòng, hai bên cần tiếp tục thúc đẩy chiến lược đối thoại quốc phòng, đẩy mạnh tiếp xúc, giao lưu, tham vấn ở các cấp để tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau; sớm triển khai đường dây nóng ở cấp Bộ Quốc phòng và cấp quân khu, Bộ đội Biên phòng; trao đổi về đào tạo học viên.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã trao cho Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc thư mời thân nhân gia đình các đồng chí Trần Canh, Vi Quốc Thanh, Nguyễn Sơn và các cựu chiến binh Trung Quốc từng sang giúp đỡ Việt Nam trong các cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước trước đây sang thăm Việt Nam.

Bộ trưởng trân trọng mời Bộ trưởng Thường Vạn Toàn cùng phu nhân sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam và đề nghị Bộ trưởng Thường Vạn Toàn chuyển lời mời hai đồng chí Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc: Phạm Trường Long, Hứa Kỳ Lượng và các đồng chí lãnh đạo khác của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc sang thăm Việt Nam.

Bộ trưởng Thường Vạn Toàn vui vẻ nhận lời mời và sẽ sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam vào thời điểm thích hợp.


(Nguồn : Sohoa)

Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

>> Không ai được lợi dụng lòng yêu nước !

Lòng yêu nước là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân, đây là tài sản thiêng liêng gắn liền với tự hào, tự tôn dân tộc, cần được nâng niu, bảo vệ, phát huy, nhưng cần tránh bị ngộ nhận, lợi dụng.

>> Biển Đông cuộn sóng



http://nghiadx.blogspot.com
Tổ Quốc là trên hết !


Với mọi người Việt Nam, lòng yêu nước từ lâu đã trở thành một giá trị cao quý, được truyền từ đời này sang đời khác, với những biểu hiện ngày càng sinh động, cụ thể. Ai vì lý do nào đó phải xa quê hương, mới càng thấm thía, khắc khoải và thêm sâu đậm tình yêu xứ sở, nơi "chôn nhau cắt rốn", nơi "cha sinh mẹ dưỡng".

Có đi xa mới thấy nhớ quay nhớ quắt những bờ đê, ao làng, lũy tre, hàng cau, ngôi nhà của ông bà và mẹ cha, nhớ dãy phố nhỏ, con ngõ nhỏ và thấy thân thương hơn mầu xanh hiền hòa của ruộng đồng, nương rẫy, với bóng câu trắng, tiếng chim gù giữa trưa hè ngợp nắng; nhớ tiếng đàn bầu trong bóng trăng lu, nhất là tiếng nói mộc mạc, tiếng võng kẽo kẹt, tiếng ru con ngủ, những nụ cười và tấm lòng cởi mở của người thân, bè bạn, bà con lối xóm quê nhà...

Thực tế, lòng yêu nước đã trở thành một giá trị truyền thống và là tài sản vô giá, tạo sức sống bất khuất và trường tồn của dân tộc "con Lạc cháu Hồng" qua nghìn năm lịch sử trước mọi hiểm họa xâm lăng và đồng hóa, là mạch nguồn cho sự sinh sôi và phát triển ngày càng mạnh mẽ của đất nước, giống nòi.

Không ai có thể phủ nhận được rằng, dù là người dân đang sinh sống trên xứ sở quê hương hay với cộng đồng người Việt đã định cư và hội nhập ổn định ở nước ngoài, mỗi khi thiên tai địch họa đe dọa cuộc sống và vận mệnh của Tổ quốc, là lập tức mọi người Việt Nam, muôn người như một, kết thành khối vững chắc, sẵn sàng cống hiến công sức, xả thân vì lòng tự trọng, tự tôn dân tộc, vì vận mệnh của Tổ quốc và cuộc sống của đồng bào mình...

Ngày nay, hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng hoàn cảnh mới của sự nghiệp phát triển đất nước, đang đặt ra và đòi hỏi lòng yêu nước cần được mở rộng nội hàm, với những cách thức thể hiện mới.

Lòng yêu nước kết tụ và tạo cơ hội chung tay xây dựng khối đoàn kết toàn dân đấu tranh chống "thù trong, giặc ngoài", vì nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh như là điều kiện cho sự tự do và phát triển lành mạnh của mỗi gia đình và cá nhân.

Lòng yêu nước khiến mỗi người thêm hăng say lao động, tự giác thực hiện tốt bổn phận của mình trong công việc, trong các quan hệ xã hội, chung sức vượt qua mọi thử thách, hiểm họa, làm giàu chính đáng cho bản thân và quê hương, đóng góp lặng lẽ, khiêm nhường vào sự phát triển chung và làm rạng danh đất nước, ngời sáng trí tuệ và tâm hồn Việt Nam.

Lòng yêu nước là tài sản thiêng liêng, gắn liền với lòng tự hào, tự tôn dân tộc, cần được nâng niu, bảo vệ, phát huy cao độ, nhưng cũng cần tránh bị ngộ nhận, lạm dụng, lợi dụng.

Lòng yêu nước cao cả không cho phép "nói một đằng, làm một nẻo", hoặc bị chi phối bởi lợi ích nhóm và tư duy nhiệm kỳ, tham nhũng và lạm dụng quyền chức để mưu cầu lợi ích cho dòng họ, gia đình, gây chia rẽ, bè phái, hy sinh quyền lợi và lạm dụng sức dân.

Lòng yêu nước chân chính không cho phép bất cứ ai vì nhu cầu ích kỷ mà có những việc làm băng hoại văn hóa, đổ vỡ lòng tin, tổn thương tình cảm, cơ hội và điều kiện sống của các thế hệ con cháu.

Lòng yêu nước giúp mỗi người luôn tỉnh táo, nhận diện đúng đắn các vấn đề, sự kiện, hiện tượng trong bối cảnh cụ thể, nhận thức được xu hướng tất yếu khách quan và các giá trị Chân - Thiện - Mỹ có tính chuẩn chung của nhân loại, của bản sắc dân tộc và sự phát triển bền vững; thu hẹp và cởi bỏ định kiến cá nhân; phát ngôn và hành động có trách nhiệm với cộng đồng; không có hành động sai trái về lương tâm và pháp luật; không vô tình hay cố ý bị lạm dụng, bị khống chế và lôi kéo vào một số bè phái, tổ chức, nhóm, phong trào luôn nhân danh lòng yêu nước, nhưng thực chất là đầy toan tính ích kỷ, háo danh, hoang tưởng, gây tổn hại tới khối đại đoàn kết toàn dân, tới sức mạnh và lợi ích quốc gia, tiếp tay cho những kẻ âm mưu "chuyển lửa về quê hương".

Ðặc biệt, đối với chủ quyền quốc gia và nền độc lập dân tộc, lòng yêu nước mãnh liệt chính là nền tảng vững chắc nhất để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, giang sơn cha ông để lại, nhưng không phải là điểm tựa để dung túng, kích động tinh thần dân tộc cực đoan, đề cao bá quyền, đe dọa sử dụng bạo lực và bất chấp thủ đoạn gian dối, hèn hạ, bất chấp đạo lý và luật pháp của văn minh nhân loại, cốt tranh đoạt trắng trợn và phi pháp lãnh thổ của người khác. Ðiều này đã và phải tiếp tục trở thành yêu cầu của lương tri, của đạo đức không chỉ với Việt Nam, mà với mọi quốc gia - dân tộc khác trên thế giới.

Một số tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước thời gian qua thông qua các đài phương Tây thiếu thiện chí và qua mạng internet, tuyên truyền xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước ta, kích động bạo loạn gây rối trật tự, hô hào đòi thay đổi chế độ, lật đổ chính quyền...

Trong số này có các nhóm phản động lưu vong được sự hà hơi tiếp sức của các thế lực chống phá nước ngoài, có những kẻ từng gây tội ác, nợ máu với nhân dân phải chạy bán sới xa Tổ quốc, nay thật nực cười lại nhân danh lòng yêu nước hô hào các hoạt động phi pháp chống phá trong nước. Ðáng tiếc, có người nhẹ dạ cả tin, cũng có kẻ háo danh đã hùa theo các luận điệu này.

Gần đây, một số cuộc tụ tập đông người nhân danh "biểu tình yêu nước". Ðó không phải là hành động yêu nước một cách phù hợp.

Ðáng lưu ý hơn là trong các cuộc tụ tập đó, người ta nhận ra một số người từng có hành vi chống đối chính quyền, tuyên truyền chống lại đường lối, chính sách của Ðảng và Nhà nước, nay lại nhân danh và lợi dụng lòng yêu nước để kích động, gây rối trật tự công cộng, có những hành động và lời lẽ thóa mạ, xúc phạm nhà chức trách, gây mất trật tự, an toàn xã hội.

Hơn bao giờ hết, trên bất kỳ phương diện nào, lòng yêu nước luôn phải là một giá trị, phù hợp với đạo lý, văn minh, không thể ngộ nhận, lạm dụng và bị lợi dụng.

Chỉ có lòng yêu nước chân chính mới có thể giúp mỗi quốc gia - dân tộc giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ của mình; đồng thời, không chỉ làm cho quốc gia - dân tộc mình ngày càng hưng thịnh, trường tồn, mà còn giúp bảo đảm hòa bình và sự hưng thịnh chung của các quốc gia - dân tộc khác trong một thế giới ngày càng hội nhập, toàn cầu hóa và phụ thuộc lẫn nhau..

(Nguồn :: BDV )

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

>> Trung Quốc sẽ bắt tay Mỹ?

Chiến lược trở lại châu Á của Mỹ đang tạo ra những đợt sóng xung động nhất định tại khu vực. Có lẽ, quốc gia “đứng ngồi không yên” chính là Trung Quốc. Liệu quốc gia tỷ dân này sẽ chọn phương án đối đầu hay hợp tác với người Mỹ?

>> HQ Trung Quốc xưng bá ở Thái Bình Dương đâu có dễ



http://nghiadx.blogspot.com
Coi Biển Đông là lợi ích quốc gia, song Mỹ đang tỏ ra thận trọng trước các tranh chấp trong khu vực

Người Mỹ rút vào sau cánh gà

Trở lại châu Á được coi là trọng tâm trong của Mỹ kể từ khi Tổng thống Barack Obama lên cầm quyền. Trong hai năm trở lại đây, những tuyên bố trực tiếp cộng với những hành động cụ thể đã chứng tỏ người Mỹ đang ráo riết trở lại khu vực chiến lược này.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây Mỹ lại thể hiện một thái độ “rất lạ” mà giới phân tích cho rằng “ông lớn” này đang muốn rút lui từ sân khấu chính về sau cánh gà. Nhận định này hoàn toàn có lý dựa trên sự phân tích các động thái mới đây của Mỹ.

Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton từng tuyên bố Mỹ đã trở lại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Biển Đông là lợi ích quốc gia của Mỹ. Tuy nhiên, ngay cả trong vấn đề rất “nóng” này, Mỹ cũng tỏ thái độ “trung lập” hiếm thấy.

Trong chuyến thăm mới đây của Tông thống Philippines Aquino tới Mỹ, ông Obama đã tỏ ra hết sức thận trọng khi tránh đề cập trực tiếp tới Trung Quốc, nước đang trong trạng thái “đối đầu” với Philippines xung quanh việc tranh chấp chủ quyền bãi cạn Scarborough.

Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton trong cuộc gặp với ông Aquino cũng “thẳng thắn” tuyên bố Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông. Bên cạnh đó, bà Hilary Clinton cũng cho biết Mỹ luôn phản đối việc dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để theo đuổi chủ quyền.

Trong cuộc họp báo mới đây của Bộ Quốc phòng Mỹ, tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ nhấn mạnh Mỹ sẽ can dự nhiều hơn thông qua xây dựng lòng tin và giảm bớt hiểu nhầm. Đây chính là một trong những điểm quan trọng trong chiến lược trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ.



http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc phải "chầu rìa" cuộc tập trận RIMPAC 2012

Đặc biệt, trong cuộc tập trận chung mang tên “Vành đai Thái Bình Dương 2012” (RIMPAC 2012), diễn ra từ cuối tháng 6 tới tháng 8/2012, Mỹ đã từ nguyện từ bỏ “vai diễn” chính. Năm nay, ngoài vị trí tổng chỉ huy, Mỹ đã nhường các vai trò chỉ huy then chốt khác lần lượt cho Canada, Nhật Bản và Australia.

Cuộc tập trận RIMPAC 2012 kéo dài 55 ngày với 22 nước tham gia. Cuộc tập trận này lôi kéo gần như toàn bộ lực lượng trên biển của khắp các nước ở khu vực Thái Bình Dương tham gia với mục đích là đối phó với “khả năng đe dọa khu vực”.

Dù có vai trò quan trọng trong khu vực nhưng Trung Quốc lại phải đứng “chầu rìa” khi không được mời tham dự. Điều này chứng tỏ, Trung Quốc vẫn là một mục tiêu tiềm tàng.

Tuy nhiên, việc từ bỏ quyền chỉ huy then chốt mà Mỹ vẫn giữ trong các cuộc tập trận RIMPAC trước đây cho thấy Mỹ muốn né một Trung Quốc đang muốn trỗi dậy.

Chỉ thay đổi cách thức

Tuy nhiên, việc rút lui vào sau cánh gà không có nghĩa là Mỹ từ bỏ các mục tiêu đã đặt ra. Chẳng qua, đây chỉ là sự điều chỉnh cách thức thực hiện của Mỹ. Thay vì trắng trợn tiến hành một cuộc chiến quân sự thì giờ đây Mỹ nhẹ nhàng đặt những bước chân theo kế hoạch đã định để móc nối vào kết cấu chung của khu vực. Không những thế, có lẽ người Mỹ cũng không loại trừ mục tiêu làm “lãnh đạo” của kết cấu đó.

Đã từ lâu, người Mỹ thể hiện sự “thèm khát” đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Khu vực trải rộng từ Ấn Độ Dương tới bờ Tây nước Mỹ chiếm một nửa diện tích thế giới và có dân số gần 2 tỷ người.

Khu vực này hiện cũng có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới và thể hiện sự năng động đầy sức sống. Trong thời buổi khủng hoảng này, Mỹ không thể bỏ qua khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

http://nghiadx.blogspot.com
Tuy rút về sau cánh gà, song Mỹ vẫn tiếp tục chiến lược trở lại châu Á-Thái Bình Dương và đã thiết lập được "vòng vây" siết chặt Trung Quốc

Mỹ trở lại khu vực châu Á-Thái Bình Dương không phải để tham gia vào cuộc chơi mà muốn lãnh đạo cuộc chơi đó trên mọi phương diện, từ chính trị, kinh tế, ngoại giao cho tới quân sự.

Để làm được điều này, người Mỹ đã đề ra 6 phương châm hành động gồm: tăng cường liên minh an ninh song phương; làm sâu sắc hóa quan hệ hợp tác với các nước mới nổi, gồm cả Trung Quốc; tham dự vào cơ cấu đa phương mang tính khu vực; mở rộng thương mại và đầu tư; tạo dựng sự hiện diện quân sự có cơ sở rộng khắp; thúc đẩy dân chủ và nhân quyền.

Trong hai năm qua, chiến lược trở lại châu Á của Mỹ đang được thực hiện theo đúng kế hoạch đã vạch ra. Các mối quan hệ đồng minh truyền thống với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Australia, Thái Lan được củng cố và tăng cường.

Mỹ đã thiết lập được một hệ thống căn cứ vững chắc bao vây Trung Quốc. Về mặt quân sự, Mỹ đã tăng tốc dịch chuyển chiến lược về phía Đông.

Trong điểm bố trí quân sự được chuyển sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ đã công khai, trong những năm tới sẽ bố trí 60% lực lượng hải quân tại khu vực này.

Lựa chọn nào cho Trung Quốc?

Trước các toan tính và bước đi của Mỹ, Trung Quốc thể khoanh tay ngồi nhìn. Nếu cứ mặc kệ để người Mỹ lấn sân trong khu vực mà Trung Quốc vốn được coi là “ông kẹ” thì Trung Quốc sớm hay muộn cũng bị chèn ép.

Tuy nhiên, đối đầu trực diện với Mỹ là lựa chọn chẳng khôn ngoan gì với người Trung Quốc. Vậy lựa chọn còn lại là bắt tay với Mỹ.

Bắt tay không có nghĩa là đồng minh của nhau. Trên thực tế, các đối thủ của nhau vẫn có thể có những cái bắt tay “nồng ấm”. Chiến lược và mục tiêu của Mỹ tại khu vực đã phần nào được công khai và sáng tỏ.

Còn Trung Quốc, tuy luôn nói về cái gọi là an ninh và sự phát triển của khu vực, song không che giấu được tham vọng ngày càng lộ rõ của mình. Trung Quốc không những không muốn mất đi tiếng nói và sức ảnh hưởng trong khu vực, mà còn muốn giành quyền lãnh đạo khu vực.

http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc không ngừng tăng cường tiềm lực quân sự, song đối đầu với Mỹ không phải là lựa chọn khôn ngoan trước mắt

Các bước đi thời gian qua cho thấy Trung Quốc không muốn đối đầu với Mỹ. Đó là tuyên bố của ông Tập Cận Bình về việc “mở rộng hai bờ Thái Bình Dương đủ không gian dung nạp hai nước lớn Trung-Mỹ”.

Đó là quan hệ Mỹ-Trung theo kiểu C2 mà phía Trung Quốc lần đầu tiên đưa ra tại Đối thoại chiến lược và kinh tế Trung-Mỹ hồi tháng 5 vừa qua. Mối quan hệ này có thể được hiểu là quan hệ hợp tác, phối hợp và mang tính cộng đồng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Tại cuộc đối thoại, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng kêu gọi hai bên từ bỏ lối suy nghĩ lỗi thời rằng các cường quốc chắc chắn phải có quan hệ đối lập.

Các học giả Trung Quốc cũng kêu gọi hai nước Trung-Mỹ hợp tác để “cùng nhau tiến bước”. Theo đó, việc Trung Quốc và Mỹ cùng tồn tại hòa bình trong khung kết cấu của châu Á-Thái Bình Dương là điều hoàn toàn hiện thực.

Xét toàn cục, một cuộc đối đầu trực diện Mỹ-Trung sẽ chưa thể xảy ra trong tương lai gần. Cả Mỹ và Trung Quốc đều cần một khoảng lặng. Chính trong khoảng lặng này, hai “ông lớn” có thể bắt tay nhau, hợp tác trong thế đối đầu.

(Nguồn :: Báo Phụ Nữ VN )

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

>> Tìm hiểu loại tàu Trung Quốc mắc cạn ở biển Đông

Hôm 11/7, Chính phủ Trung Quốc xác nhận một chiếc tàu chiến đã bị mắc cạn ở biển Đông.

>> Tàu 871 của Hạm đội Nam Hải TQ bị chìm ở Hoàng Sa



http://nghiadx.blogspot.com
Một chiếc tàu thuộc lớp Giang Hồ V (cùng loại Đông Hoán), bố trí hai cụm bệ phóng (lắp 3 đạn) tên lửa ở trước và sau ống khói.


Theo tin từ Bộ Quốc phòng Philippines, chiếc tàu chiến của Trung Quốc bị mắc cạn mang số hiệu 560 có tên Đông Hoán, thuộc lớp tàu Giang Hồ V (Type-053H1G).

Đây là một trong những loại tàu chiến cũ kỹ, lạc hậu của Hải quân Trung Quốc.

“Cải lùi” vì vội vàng

Đầu những năm 1990, trước “cơn khát” tàu chiến của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành chương trình đóng mới khẩn cấp 6 tàu lớp Giang Hồ V.

Nhưng vì khẩn cấp nên Giang Hồ V (Type 053H1G) tuy được xem là biến thể cuối cùng của lớp tàu Giang Hồ (Type 053) nhưng thay vì cải tiến thì nó lại “cải lùi” để giảm giá thành và thời gian chế tạo.

Thực vậy, trong vòng 3 năm (1992-1995), Trung Quốc đã chế tạo và đưa vào hoạt động đồng loạt cả 6 tàu Giang Hồ V trong Hạm đội Nam Hải.

Giang Hồ V có lượng giãn nước 1.960 tấn, kích thước 103,22 x 10,8 x 3,05m. Tàu trang bị hai động cơ diesel 12E390VA sản sinh 16.000 mã lực cho phép đạt tốc độ tối đa 25,6 hải lý/h, hoạt động liên tục trên biển 15 ngày.

Để giảm thời gian, Giang Hồ V thiết kế dựa trên khung thân Giang Hồ II (Type 053H1) chế tạo từ đầu những năm 1980, có một số sửa đổi cải tiến nhỏ (cabin kín, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống phòng vệ xạ - sinh - hóa NBC, hệ thống chiến đấu tích hợp).

Tất nhiên, nó cũng kế thừa sẵn những yếu điểm của công nghệ tàu chiến những năm 1980, đó là tính tự động hóa kỹ thuật không cao (thủy thủ đoàn đông đảo 200 người), kiểu dáng dễ bộc lộ trước radar đối phương.

Hiện đại với những năm... 1960-1970

Trang bị vũ khí của Giang Hồ V thậm chí còn yếu kém hơn cả "người em" Giang Hồ III khi trang bị tên lửa chống hạm lỗi thời, không phù hợp với chiến tranh hiện đại.

Về hỏa lực, Giang Hồ V trang bị 6 tên lửa hành trình đối hạm tầm ngắn SY-1. Loại tên lửa này được chế tạo dựa theo mẫu P-15 Termit của Nga, có tầm bắn khoảng 80km, lắp đầu đạn nặng 513kg. Đây là loại vũ khí cũ kỹ, đầu đạn tuy lớn nhưng tầm bắn hạn chế.

Ngoài tổ hợp SY-1, Giang Hồ V trang bị hai pháo hạm Type 79 2 nòng cỡ 100mm bố trí ở đầu và đuôi tàu. Loại pháo này được dùng để chống mục tiêu trên biển tầm gần hoặc hỗ trợ tác chiến đổ bộ đường biến. Pháo Type 79 có tầm bắn 22km, tốc độ bắn 18 phát/phút.

Cả hai hệ thống tên lửa SY-1 và pháo hạm Type 79 dùng chung radar điều khiển hỏa lực Type 343. Pháo 100mm còn được hỗ trợ thêm thiết bị ngắm quang – điện trong môi trường gây nhiễu điện tử mạnh.

Hỏa lực phòng không của Giang Hồ V cũng không khá hơn hỏa lực chống hạm khi nó không có hệ thống tên lửa đối không. Giang Hồ V chỉ có 4 tháp pháo phòng không Type 76A 2 nòng cỡ 37mm kết hợp radar điều khiển hỏa lực Type 341.

Pháo Type 76A có tầm bắn 8.500m, tốc độ 180 phát/phút. Type 76A có thể hữu hiệu phần nào khi đối phó với máy bay nhưng với tên lửa hành trình đối hạm cao tốc thì có lẽ là không đủ để cứu nó khỏi bị đánh chìm.

Giang Hồ V còn được thiết kế hệ thống chống ngầm gồm 2 cụm máy phóng rocket săn ngầm Type 87 (6 nòng) bắn đạn cỡ 240mm, tầm bắn xa nhất 1.200m.




http://nghiadx.blogspot.com
SY-1 là loại tên lửa chống hạm kiểu cũ.

Hệ thống điện tử của Giang Hồ V gồm: đài radar trinh sát đường không/đường biển Type 360 có tầm hoạt động 150km phát hiện máy bay và 50km phát hiện tên lửa đối hạm đối phương; đài radar cảnh giới đường không tầm xa Type 517H; 2 đài radar định vị RM-1290 cùng hệ thống sonar gắn dưới thân tàu.

Nhìn chung, vũ khí của Giang Hồ V là cực kỳ lạc hậu trên cả ba mặt. Tên lửa đối hạm SY-1 có tầm bắn ngắn, tốc độ chậm, dễ bị đánh chặn, độ chính xác kém.

Bên cạnh đó, hỏa lực đối không của nó không hữu hiệu đối với mục tiêu là tên lửa đối hạm cao tốc. Không những thế, các tên lửa ngày nay có độ cao bay pha cuối rất thấp, khó đánh chặn.

Vũ khí chống ngầm không của tàu cũng còn phù hợp với tác chiến hiện đại. Không chắc Giang Hồ V có đủ khả năng tiếp cận vào tầm gần (1.200m) để tiêu diệt tàu ngầm hay không? Trong khi đó, đối phương có thể phát hiện ra nó trước từ cả trăm kilomet và phóng tên lửa tiêu diệt. Type 87 có lẽ chỉ còn để “làm cảnh” hoặc sẽ dùng cho yểm trợ hỏa lực đổ bộ đường biển.

Quả thực, Giang Hồ V chỉ thích hợp với một cuộc chiến tranh trên biển những năm 1960-1970 hơn là từ năm 1990 trở đi. Xu thế chung lúc này là kiểu dáng tàu chiến được thiết kế để giảm thiểu tối đa phản xạ sóng radar. Hỏa lực trang bị tên lửa hành trình đối hạm có tầm bắn hàng trăm km, tốc độ bay siêu âm, bố trí tên lửa đối không, pháo phòng không có tốc độ bắn vài nghìn viên/phút.

Ưu tiên hiện đại hóa

Thấy được những yếu kém đó, từ những năm 2000 Hải quân Trung Quốc bắt đầu hiện đại hóa các tàu chiến lớp Giang Hồ V. Hai chiếc đầu tiên, trong đó có tàu Đông Hoán (560) được ưu tiên thực hiện trước.

Sau khi hoàn tất vào năm 2008, Đông Hoán (560) thay thế tổ hợp tên lửa SY-1 bằng tổ hợp tên lửa hành trình đối hạm YJ-83 (8 đạn). YJ-83 là loại tên lửa thế hệ mới của Trung Quốc được trang bị cho nhiều chiến hạm hiện đại của nước này. Với YJ-83 thì sức mạnh chống hạm của Đông Hoán trở nên mạnh hơn trước.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Đông Hoán (560) sau khi được hiện đại hóa.

YJ-83 lắp động cơ tuốc bin phản lực cho phép đạt tốc độ hành trình siêu âm Mach 1.3-1.5, tầm bắn tối đa khoảng 120-160km. Trong hành trình bay, YJ-83 bay cách mặt nước 10-30m, ở pha cuối hạ xuống 5m. Tên lửa được điều khiển bằng hệ định vị quán tính ở pha giữa, pha cuối dùng đầu tự dẫn radar chủ động.

Tàu Đông Hoán (560) thay thế kiểu tháp pháo Type 79A và thay thế bằng loại PJ33A cùng cỡ nòng nhưng thiết kể để làm giảm tiết diện phản xạ sóng radar. Đài radar cảnh giới đường không tầm xa Type 514 cũng được gỡ bỏ.

Tuy có mạnh hơn trong vai trò chống hạm tàu, nhưng hỏa lực phòng không của Đông Hoán vẫn được giữ nguyên với 4 tháp pháo 37mm. Thế nên, nó vẫn có thể “dễ dàng” bị đối phương diệt gọn.

(Nguồn :: BDV)
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang