Trong “cuộc chiến tranh 5 ngày” lực lượng tăng – thiết giáp Nga đóng vai trò quan trọng trong việc đánh bật quân đội của Tổng thống Saakashvili ở Nam Ossetia, sau đúng 1 ngày giao tranh. >> Các dòng tăng chủ lực mạnh nhất thế giới (kỳ 2) Đây là hình ảnh dũng mãnh và mới mẻ nhất về “hậu duệ” của lực lượng tăng – thiết giáp hùng mạnh nhất trong chiến tranh thế giới 2 với đỉnh cao là xe tăng T-34. Ngày nay, vị thế của xe tăng trên chiến trường không còn như trước, nhưng đây vẫn là lực lượng tiến công quan trọng. Vì vậy, trong loạt bài này, Đất Việt mong muốn cung cấp tới độc giả những nét cơ bản và cập nhật về cỗ máy chiến tranh từng được mệnh danh là “vua chiến trường” ở các cường quốc chế tạo xe tăng. Kỳ 1: Xe tăng Nga – thương hiệu bị thách thức Ác mộng của phương Tây Có lẽ, do ánh hào quang của huyền thoại T-34, sau chiến tranh thế giới thứ 2, Liên Xô và ngày nay là Nga vẫn “cưng chiều” và ưu tiên phát triển lực lượng tăng thiết giáp. Có thể nói, trong số các cường quốc quân sự thế giới, Liên Xô có nhiều mẫu thiết kế tăng – thiết giáp nhất. Từ thành công của dòng tăng hạng trung T-34, đầu những năm 1950, xe tăng chiến đẩu chủ lực T-54/55 ra đời, đây là loại xe tăng được sản xuất nhiều nhất trên thế giới (gần 100.000 chiếc). Năm 1961, Liên Xô cải tiến T-54/55 chế tạo và đưa T-62 vào phục vụ. Điểm nhấn đáng lưu ý trong sự phát triển xe tăng Liên Xô tập trung vào mẫu thiết kế T-64 ra đời khoảng năm 1962-1963, với pháo nòng trơn 125mm, hệ thống nạp đạn tự động (rút kíp lái xuống còn 3 người), vỏ giáp dùng vật liệu tổng hợp... Những đặc điểm này đã trở thành tiêu chuẩn cho xe tăng Liên Xô về sau. So với những chiếc tăng cùng thời của Phương Tây, T-64 vượt trội về mọi mặt. Nhưng T-64 đã đi ngược lại trường phái thiết kế tăng của Liên Xô, nó là một chiếc xe có giá trị cao, khó sản xuất. Vì vậy, các nhà lãnh đạo Liên Xô nhanh chóng yêu cầu cục thiết kế tăng phát triển thiết kế mới vừa đảm bảo yếu tố rẻ tiền, dễ sản xuất, dễ bảo trì nhưng sức mạnh cũng phải tương đương hoặc hơn T-64. Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72. Do đó, vào năm 1977, Liên Xô chính thức giới thiệu mẫu tăng mới mang tên T-72. Sự xuất hiện của T-72 biến các đối thủ M60 Patton (Mỹ), Leopard 1 (Đức) thành “đồ bỏ đi”. T-72 thừa hưởng đặc tính ưu việt nhất (giáp, vũ khí, hệ thống điện tử) của T-64 nhưng đạt tiêu chí rẻ, bền, tốt. T-72 cũng được sản xuất với rất nhiều biến thể khác nhau, được liên tục được cải tiến qua từng giai đoạn và được xuất khẩu rộng rãi tới nhiều quốc gia trên thế giới, và có mặt trong nhiều cuộc xung đột ở Trung Đông, Bắc Phi, vùng lãnh thổ thuộc Liên Xô (cũ). Cùng thời gian T-72 đi vào phục vụ, T-80 (một biến thể cao cấp của T-64) cũng được đưa vào biên chế. Đây là mẫu tăng đầu tiên của Liên Xô lắp động cơ tuốc bin khí cực khỏe, nhờ đó T-80 được mệnh danh là “xe tăng bay” với tốc độ tối đa lên tới 70km/h. Kế tục T-64, T-80 có hệ thống giáp phòng vệ kiên cố, ngoài lớp giáp chính còn bổ sung thêm giáp phản ứng nổ ERA cùng hệ thống đối phó trả đũa Shtora hoặc hệ thống phòng vệ chủ động Arena (tùy từng biến thể). Sức mạnh hỏa lực trang bị một pháo 125mm tích hợp phóng tên lửa chống tăng qua nòng. Trong một thời gian dài, T-72 và T-80 là xe tăng chủ lực, niềm tự hào của bộ đội tăng – thiết giáp Xô Viết và là cơn ác mộng đối với xe tăng Phương Tây. Nhưng tới đầu những năm 1990, T-72 và T-80 trong quân đội Nga bắt đầu có những dấu hiệu lạc hậu. Đáng tiếc, người Nga nhận ra điều này từ thực tế phũ phàng trên chiến trường. Mất mát của xe tăng Nga trên chiến trường Xe tăng Nga (Liên Xô) dễ chế tạo, sử dụng, sửa chữa và bảo quản, rẻ tiền nhưng bền bỉ, hỏa lực luôn luôn vượt trội so với xe tăng Phương Tây nhưng tính độc lập tác chiến cao, ít dựa vào không quân. Chính điều này lại là điểm yếu chết người. Gần đây nhất, trong cuộc chiến ở Libya, xe tăng T-72 quân đội trung thành với Tổng thông Gaddafi bị không quân NATO phá hủy không mấy khó khăn sau khi lực lượng này làm chủ bầu trời. Trước đó, “tại sân nhà”, trong cuộc chiến ở Chechnya (1994-1995), T-72 của Nga chịu thiệt hại không ít trước chiến thuật du kích phiến quân. Thảm hại nhất, trong chiến tranh vùng Vịnh 1991 và 2003, Quân đội Iraq mất gần 1.000 chiếc T-72. Nguyên nhân dẫn tới sự thất bại trên đến từ nhiều lẽ. Trình độ binh sĩ cũng được đánh giá là một nguyên nhân quan trọng. Thế nhưng yếu tố quyết định hơn cả là chiến thuật sử dụng xe tăng. T-72 của Quân đội Iraq bị phá hủy trong chiến tranh vùng vịnh 1991. Trong chiến tranh vùng Vịnh và Libya, đối thủ của xe tăng Nga không phải là xe tăng mà là Không quân Mỹ và NATO, chiếm ưu thế áp đảo trên không và T-72 yếu thế hơn hẳn khi đối đầu với máy bay đối phương. Còn trong cuộc chiến Chechnya, xe tăng Nga gặp nhiều khó khăn khi đối mặt với tác chiến phi đối xứng, với đối thủ là các toán du kích Chechnya trang bị súng chống tăng RPG. Người Nga nhanh chóng nhận ra điểm yếu và bổ sung xe pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 đi kèm hỗ trợ hỏa lực nhưng chỉ hạn chế phần nào. Sau này, Nga phát triển xe hỗ trợ hỏa lực BMPT để đối phó với tác chiến trong đô thị. Ngoài ra, cũng không thể phủ nhận vũ khí của T-72 trở nên lạc hậu trước M1A1 Abram hay Challenger. Trong chiến tranh vùng Vịnh, đạn 120mm APFSDS của M1A1 tiêu diệt T-72 Iraq ở cự ly 3.000m trong khi đạn pháo 125mm của T-72 Iraq tiêu diệt địch hiệu quả trong cự ly 1.800m. Do đó, lãnh đạo Nga đặt ra yêu cầu phải nhanh chóng có một thiết kế tăng mới cho quân đội. Những khó khăn kinh tế thời “hậu Xô Viết” không cho phép Nga phát triển tăng mới hoàn toàn. Giải pháp được đưa ra là sử dụng nền tảng có sẵn tiến hành nâng cấp, phương án này vừa tiết kiệm chi phí vừa giảm thời gian. T-90 - Niềm hy vọng mới Năm 1995, xe tăng chiến đấu chủ lực mới T-90 – biến thể cao cấp của T-72 chính thức đi vào phục vụ. Tuy không phải là thiết kế hoàn toàn mới, nhưng T-90 ẩn chứa những công nghệ đỉnh cao biến nó trở thành một trong những xe tăng hiện đại nhất thế giới. T-90 sở hữu một trong những hệ thống phòng vệ tốt nhất trên thế giới. Nó gồm ba lớp: giáp tổng hợp, giáp phản ứng nổ thế hệ ba Kontakt-5 và thiết bị đối phó trả đũa Shtora. Xét về sức mạnh hỏa lực, đây là điểm không bao giờ xe tăng Nga chịu lép vế trước Mỹ và Phương Tây. Pháo 125mm 2A46 của T-90 bắn được hầu hết các loại đạn và nó tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng dẫn đường laze qua nòng. Vũ khí chính của T-90 là pháo nòng trơn 2A46M 125mm, cùng súng máy đồng trục, được ổn định bởi hệ thống 2E42-4 “Jasmine”. Pháo được trang bị bộ nạp tự động, có khả năng bắn các tên lửa có điều khiển, dẫn hướng bằng laser. Tầm bắn tối đa bằng đạn xuyên là 4.000m, tên lửa có điều khiển là 5.000m. Việc dẫn hướng tên lửa được thực hiện bằng laser ở chế độ bằng tay hoặc bán tự động. Để tiến hành ngắm bắn trong điều kiện quan sát kém và ban đêm, xe tăng sử dụng thiết bị ngắm bắn Essa, trong đó tích hợp khí tài ảnh nhiệt Catherine-FC (Pháp). Với sự hỗ trợ của camera, trưởng xe và pháo thủ có thể quan sát thường xuyên địa hình từ các màn hình riêng và tiến hành điều khiển chính xác vũ khí với sự hỗ trợ của hệ thống ngắm bắn chính xác. |
Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011
>> Các dòng tăng chủ lực mạnh nhất thế giới (kỳ 1)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét