Mỹ đang có nhiều động thái chiến lược mới, Mỹ và Israel đều đang mạnh mẽ đe dọa Iran, nhưng ngắn hạn chiến tranh chưa xảy ra. Tên lửa Fateh 110 của Iran (ảnh minh họa) Iran sẽ không từ bỏ phát triển công nghệ hạt nhân Ngày 8/11, tại Viên, thủ đô của Áo, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã đưa ra báo cáo nghiên cứu về vấn đề hạt nhân Iran. Báo cáo cho biết, những dấu hiệu “đáng tin cậy” chứng minh, ít nhất là trước năm 2010, Iran có kế hoạch phát triển thiết bị nổ hạt nhân và đã tiến hành thử nghiệm, mà các hoạt động liên quan đến “nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân” hiện rất có thể vẫn đang tiến hành. Trước đó, Mỹ và Israel đã dồn dập tuyên bố, không ngại sử dụng vũ lực, kiên quyết ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. Vấn đề hạt nhân Iran đang được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm Đối mặt với mối đe dọa vũ lực, Iran hoàn toàn không tỏ ra lo sợ. Ahmadinejad nói: “Iran có sức mạnh quân sự mà các nước Trung Đông khác không có, hiện nay có thể đối đầu lại với Israel và phương Tây”. Ngày 7/11, Ngoại trưởng Nga Lavrov cảnh báo, tấn công Iran là sai lầm vô cùng nghiêm trọng, sẽ gây ra hậu quả khôn lường. Thủ tướng Nga Vladimir Putin cũng vừa cho biết, Mỹ dùng vũ lực tấn công Iran, Nga sẽ trả đũa. Tại sao Iran lại cứng rắn như vậy? Chiến tranh Iran liệu có nổ ra? Việc triển khai chiến lược và sức mạnh quân sự của các nước trong tình hình hết sức căng thẳng ra sao? Iran đã trở thành nơi tranh giành phức tạp nhất sau chiến trường Libya. Ngày 11/11, giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc Lý Đại Quang cho biết, Mỹ có “giành được Trung Đông hay không” phần lớn quyết định ở Mỹ “làm thế nào với Iran”. Máy bay chiến đấu của Mỹ đã sớm được triển khai ở vịnh Péc-xích Hiện nay, một số “nước đương sự” của vấn đề hạt nhân Iran luôn bận rộn nâng cấp, cải tạo vũ khí hạt nhân hiện có và nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân mới, thúc đẩy đổi mới, cải tiến vũ khí hạt nhân, đẩy nhanh nâng cao khả năng tấn công tầm xa thông thường. Lý Đại Quang cho rằng: “Nga đặc biệt nhấn mạnh, cần có lực lượng hạt nhân hiện đại, cần duy trì cân bằng với Mỹ về công nghệ vũ khí hạt nhân. Anh, Pháp cũng nỗ lực cải tạo hiện đại hóa đối với vũ khí hạt nhân hiện có. Để giảm sự phụ thuộc vào Mỹ, Anh có kế hoạch độc lập nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân thế hệ mới. Pháp cũng đang bí mật tăng cường khả năng răn đe hạt nhân, tăng cường tính linh hoạt và hiệu quả răn đe hạt nhân”. Đồng thời, Mỹ đang tăng cường khả năng tác chiến trên biển của họ. Tháng 5/2010, Bộ trưởng Tác chiến Hải quân, Tư lệnh Lực lượng Hải quân lục chiến và Tư lệnh Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ cùng công bố “Ý tưởng tác chiến hải quân 2010” và nhấn mạnh, lực lượng vũ trang trên biển của Mỹ trước tiên cần xây dựng tư tưởng chỉ đạo “lấy biển làm không gian cơ động”, áp dụng phương thức kết hợp giữa “Lực lượng trên biển được tổ chức theo nhiệm vụ và phân bố trên toàn cầu” với “Lực lượng tác chiến tập trung mang tính khu vực”, thực hiện các hành động trên biển trong tương lai. Lý Đại Quang nói: “Khả năng cơ động là một trong những nhân tố cơ bản quyết định khả năng tác chiến của hải quân, không chỉ yêu cầu có thể tiến hành cơ động cự ly xa nhanh chóng và hiệu quả, mà còn yêu cầu có thể thông qua cơ động giành lấy ưu thế đối đầu trong môi trường biển. Mỹ muốn phát huy đầy đủ ưu thế cơ động, trở thành lực lượng trên biển không phụ thuộc vào cảng biển và sân bay tại các khu vực”. Lý Đại Quang cho rằng, việc Mỹ triển khai lực lượng trên biển sẽ tiếp tục tăng cường kiểm soát và răn đe đối với châu Á-Thái Bình Dương. Việc nâng cấp lực lượng hạt nhân và tăng cường lực lượng tác chiến trên biển của các nước sẽ hình thành trạng thái căng thẳng ở khu vực vịnh Péc-xích. Ông cho biết, Mỹ có rất nhiều căn cứ quân sự ở khu vực vịnh Péc-xích, việc bố trí máy bay chiến đấu được phân bố rải rác ở nhiều nước và khu vực như Iraq, Kuwait, Oman và Diego Garcia. Một khi tên lửa của Mỹ bắn trúng các cơ sở quan trọng của Iran, an ninh và chính quyền của Iran sẽ phải hứng chịu sự tấn công nghiêm trọng. Mỹ có rất nhiều đồng minh thân cận cùng với các căn cứ quân sự ở Trung Đông Lý Đại Quang nói: “Lực lượng trên biển của Mỹ sẽ tiếp tục duy trì hiện diện tiền duyên tại khu vực có lợi ích rất quan trọng của họ, bao gồm khu vực Tây Thái Bình Dương, khu vực Địa Trung Hải…, đồng thời căn cứ vào nhu cầu, tiến hành xây dựng các căn cứ hạm đội toàn cầu ở các khu vực như vịnh Péc-xích, Đông Nam Á, vịnh Caribe, vịnh Guinea và sừng châu Phi. Thực hiện mục tiêu “bảo vệ lợi ích then chốt của Mỹ, bảo vệ đồng minh, răn đe và ngăn chặn các đối thủ tiềm tàng””. Tấn công Iran sẽ gây ra chiến tranh giữa Hồi giáo và phương Tây Trước đây có phương tiện truyền thông phương Tây bình luận, cách làm tốt nhất để ngăn chặn Iran thực hiện thành công mục tiêu hạt nhân của nước này chính là trừng phạt các công ty Trung Quốc ủng hộ Tehran. Đối với vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã trả lời báo chí rằng, không thể hiểu được logic của lời bình luận này. “Mỹ càng nhấn mạnh trừng phạt, càng lộ rõ họ đã đến bước không biết đi tiếp như thế nào trong vấn đề hạt nhân Iran. Ahmadinejad thậm chí nhiều lần tuyên bố “xóa sổ” Israel khỏi bản đồ thế giới. Hỡn nữa, trong thương mại với nước ngoài, Iran dùng ngoại tệ mạnh khác để thay thế cho đồng USD”. Thực ra, nhiều nước đã không thực hiện lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Ngay từ tháng 10/2007, Putin đã bất chấp sự phản đối của Mỹ, khăng khăng đến thăm Iran, cùng Ahmadinejad đã ký một thỏa thuận bán cho Iran hơn 50 động cơ máy bay RD-33, đồng thời tuyên bố Iran chưa sẵn sàng sản xuất vũ khí hạt nhân. Tuyên bố chung còn tái khẳng định “không thể lẫn lộn giữa chủ nghĩa khủng bố với một dân tộc, nền văn hóa hay tôn giáo nào đó”. Ngày 10/11/2011, Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei cảnh báo, nếu Mỹ tấn công quân sự Iran, họ sẽ vấp phải sự đáp trả mạnh mẽ Theo Lý Đại Quang, cũng trong năm 2007, quân đội Mỹ đã bắt đầu một loạt chương trình triển khai quân sự ở khu vực Trung Đông, trong đó bao gồm điều đến vùng Vịnh cụm chiến đấu tàu sân bay thứ hai và nhiều hơn hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot, mục đích chủ yếu là để răn đe Iran. Lý Đại Quang cho rằng: “Khi đó, lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei phản ứng, nếu Mỹ tấn công Iran hoặc trừng phạt Iran vì vấn đề hạt nhân, vận chuyển dầu mỏ ở khu vực vùng Vịnh sẽ bị cắt đứt. Mỹ không thể gánh nổi tổn thất này”. Và bây giờ, báo giới lại bắt đầu dự đoán, một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba đang đến gần. Lý Đại Quang cho rằng: “Trong thế giới ngày nay, còn rất ít người nhắc đến ngôn từ của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đó là Chiến tranh thế giới thứ ba”. Sở dĩ Mỹ còn chưa hạ quyết tâm tấn công Iran, là do họ còn lo ngại về hậu quả của cuộc chiến, đặc biệt là khó chịu nổi những tổn thất kinh tế do nó gây ra. “Đi nước cờ nguy hiểm” tấn công quân sự sẽ tạo nên cục diện cả hai bên đều thiệt hại. Lý Đại Quang cho biết: “Nếu Iran bố trí nhiều thủy lôi và tàu chiến ở eo biển Hormuz - nút cổ chai Vịnh Péc-xích, tiến hành phá hoại các tàu chở dầu, lúc này có thể làm cho giá dầu thô quốc tế sẽ tăng mạnh. Ngoài ra, điều Mỹ lo lắng nhất còn là, tấn công thực sự sẽ không chỉ gây ra một cuộc xung đột khu vực đơn giản, mà là cuộc chiến giữa thế giới Hồi giáo với các nước phương Tây”. Lý Đại Quang nói: “Iran có thể sử dụng ảnh hưởng của họ đối với tất cả các tín đồ Hồi giáo dòng Shiite, khuyến khích các chiến binh Shiite phát động làn sóng chống Mỹ, đồng thời lợi dụng các chiến binh Hezbollah ở Lebanon phát động tấn công đối với Israel. Như vậy, Iraq, Israel, Lebanon và các nước khác sẽ đều bị cuốn vào xung đột. Chiến tranh Iran sẽ có thể phát triển thành cuộc chiến tranh kéo dài giữa thế giới Hồi giáo và các nước phương Tây, hậu quả có thể là thảm họa”. Trong những năm gần đây, các nước phương Tây do Mỹ dẫn đầu luôn chỉ trích chương trình hạt nhân của Iran là đang phát triển vũ khí hạt nhân. Tháng 9/2005, IAEA cáo buộc Iran vi phạm “Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân” (NPT), EU đứng đầu là Đức, Pháp và Anh cũng cáo buộc Iran vi phạm nghĩa vụ thực hiện hiệp ước bảo đảm an ninh đã ký với EU. Ngày 10/1/2006, Iran tuyên bố họ dỡ bỏ niêm phong của IAEA tại nhà máy làm giàu uranium Natanz, vấn đề hạt nhân Iran lại bùng phát một đợt khủng hoảng mới. Ngày 27/3/2007, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 1747, tăng cường mức độ trừng phạt đối với Iran, làm cho sức ép quốc tế đối với Iran tiếp tục tăng lớn, thu nhỏ thêm không gian cho sự tồn tại của chương trình hạt nhân của họ. Ngày 25/10 cùng năm, chính phủ Mỹ tuyên bố tiến hành trừng phạt đối với hơn 20 tổ chức chính phủ (gồm cả Bộ Quốc phòng), ngân hàng và cá nhân của Iran, trong đó Bộ Quốc phòng và Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran là mục tiêu trừng phạt chủ yếu. Lý Đại Quang cho biết, Mỹ đã tiến hành rất nhiều công việc thuyết phục các nước tiến hành trừng phạt đối với hoạt động làm giàu uranium của Iran, như thuyết phục các nước có liên quan phối hợp và tham gia hoạt động trừng phạt, tiến hành đánh giá chính xác hậu quả của nội dung và thời gian trừng phạt, đặc biệt là ảnh hưởng của giá dầu đối với kinh tế thế giới. Lý Đại Quang nói: “Nhưng đối với Iran, duy trì khả năng và quyền lợi làm giàu uranium là giới hạn của họ, sẽ không dễ từ bỏ. Vì vậy, Iran tuyên bố sẽ không từ bỏ quyền lợi sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hòa bình, đồng thời sẽ toàn lực đáp trả cuộc xâm lược từ bên ngoài. Còn đối với Mỹ, họ cũng không hy vọng, Iran sẽ trở thành quốc gia hạt nhân như Ấn Độ và Pakistan (thử nghiệm nổ hạt nhân năm 1998). Bởi vì, thực tế sở hữu vũ khí hạt nhân của Ấn Độ, Pakistan làm cho vị thế chiến lược của hai nước này tăng lên, giúp họ nắm được nhiều con bài mặc cả hơn trên vũ đài quốc tế”. Tên lửa hành trình do Iran tự sản xuất Sau khi Ahmadinejad được bầu làm Tổng thống Iran, đã có một loạt các lập trường và biện pháp ngoại giao cứng rắn, đã làm gia tăng đối đầu với Mỹ-Âu trong vấn đề hạt nhân, đặc biệt là khởi động lại chương trình nghiên cứu hạt nhân đã đóng cửa có thể được xem như một thách thức trực tiếp với Washington. Lý Đại Quang cho rằng, sự cứng rắn của Iran là do, về chiến lược, họ muốn trở thành một nước nắm chắc hoàn toàn công nghệ hạt nhân và sở hữu hệ thống công nghiệp hạt nhân hoàn chỉnh, đồng thời liên hệ điều này với niềm tự hào quốc gia và tiêu chí cường quốc khu vực. Theo Lý Đại Quang: “Có thể nói, với Iran, lợi ích cốt lõi của họ là bảo vệ chế độ Hồi giáo, mà công nghệ hạt nhân liên quan đến an ninh quốc gia, vị thế nước lớn trong khu vực và lòng dân trong nước của Iran, mong muốn Iran từ bỏ phát triển công nghệ hạt nhân gần như là điều không thể. Iran cũng không có đường lui trong vấn đề hạt nhân, chỉ có thể đưa ra nhượng bộ mang tính sách lược về quy mô và độ minh bạch hạt nhân”. Mặc dù Israel được cho là có khả năng tấn công hạt nhân với hơn 100 đầu đạn hạt nhân, có thể tiến hành tấn công trên không và tạo ra thương vong cho Iran, nhưng nếu Israel dùng hành động quân sự để phá hủy chương trình hạt nhân của Iran có tỷ lệ thành công không cao. Giáo sư Ân Canh, nhà nghiên cứu Phòng Tây Á-châu Phi, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, lãnh đạo Iran cũng cho biết, chỉ cần 4 tên lửa hành trình của Iran là có thể tiêu diệt Israel, hơn nữa có thể tiêu diệt 1 triệu người Israel. Lời nói này không phải là hoàn toàn khoác lác. Iran có sức mạnh kinh tế, trang bị công nghệ quân sự đứng đầu Trung Đông, khả năng đáp trả các cuộc tấn công của họ là không thể coi thường. Lực lượng quân sự của cả Iran và Israel đều rất mạnh Đánh hay không đánh là vấn đề khó của các nước “đương sự”, cũng là vấn đề được dư luận thế giới quan tâm. Được biết, lực lượng vũ trang hiện nay của Iran chủ yếu bao gồm Quân đội chính quy và Lực lượng Vệ binh Cách mạng. Quân đội chính quy gồm 3 quân chủng lục, hải, không quân; Lực lượng Vệ binh Cách mạng gồm lực lượng trên bộ, lực lượng trên biển, lực lượng tác chiến trên bộ (lục chiến) và lực lượng trên không. Máy bay không người lái Heron II của Israel Lưu Minh Vọng – nhà nghiên cứu Khoa Lịch sử, Đại học Bắc Kinh kiêm Phó Hội trưởng Hiệp hội nghiên cứu quân sự cho biết, một nước có 2 lực lượng vũ trang là rất hiếm trên thế giới. Trong năm 2011, tàu ngầm, tàu nổi và máy bay của Iran bành trướng ra biển Arabia, mở rộng chiều sâu phòng ngự, tàu nổi thậm chí đi xuyên qua biển Đỏ (Hồng Hải) đến Địa Trung Hải. Nhìn vào thái độ hiện nay, Iran không sợ chiến tranh xảy ra. Nhưng, lực lượng quân sự của Israel cũng không thể coi thường. Lý Đại Quang cho hay, ngày 21/2/2010, một loại máy bay không người loại mới (UAV) đã được biên chế cho Không quân Israel, sải cánh 26 m, tương đương với máy bay hành khách, thân máy bay dài 15 m, bay ở độ cao có thể đạt 12.000 m, thời gian chạy liên tục có thể vượt 20 tiếng, hành trình có thể từ Israel đến khu vực vùng Vịnh, bao gồm cả Iran. Mỹ đã chuẩn bị tốt việc “điều binh khiển tướng”? Ngày 31/10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta tiết lộ, hiện nay Mỹ đã triển khai tổng cộng khoảng 40.000 binh sĩ ở khu vực vùng Vịnh, trong đó có khoảng 23.000 quân ở Kuwait. Ngày 2/11, báo giới Mỹ dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên cho biết, chính phủ Obama đang xem xét, sau khi rút quân khỏi Iraq, sẽ đưa ít nhất 4.000 quân đến đóng tại Kuwait để ứng phó với những biến đổi tình hình an ninh có thể xảy ra ở Iraq và đề phòng mối đe doạ quân sự của Iran. Ngày 6/11, Bộ trưởng Quốc phòng Kuwait Sheikh Jaber cho biết, vào trước khi kết thúc năm 2011, sau khi rút quân toàn bộ khỏi Iraq, quân Mỹ sẽ không chuyển một phần lực lượng sang đóng ở Kuwait, nhưng Kuwait sẽ không cho phép lãnh thổ của mình được dùng làm căn cứ để tấn công bất cứ nước nào trong khu vực. Hiện nay hoàn toàn không có kế hoạch Mỹ tăng quân ở Kuwait, bởi vì trong thoả thuận của hai nước đã quy định số quân Mỹ đóng tại Kuwait, Kuwait chỉ là trạm trung chuyển để quân Mỹ rút khỏi Iraq. Máy bay chiến đấu F-15 của Mỹ Lý Đại Quang cho rằng, đối với vấn đề hạt nhân Iran, Mỹ chỉ có ba sự lựa chọn: đàm phán, trừng phạt, chiến tranh. Việc tăng cường trừng phạt đối với Iran hoặc việc triển khai hiện nay là một phương án thoả hiệp trong quá trình tranh cãi giữa 2 quan điểm khác nhau, đó là giải quyết bằng ngoại giao và dùng vũ lực, đồng thời cũng có thể là một sự quá độ trong tình thế cấp bách trước khi Mỹ tiến hành tấn công quân sự Iran. Lý Đại Quang đánh giá: “Ngăn chặn Irann là một trọng điểm lớn trong chính sách Trung Đông của Mỹ, tiến hành tấn công quân sự để chấm dứt chương trình hạt nhân của Iran vẫn là một sự lựa chọn quan trọng trong tương lai của Mỹ. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau, trong ngắn hạn, mâu thuẫn giữa Mỹ và Iran vẫn chưa đến mức mất kiểm soát, khả năng Mỹ phát động một cuộc tấn công quân sự đối với Iran là rất nhỏ”. Biến số của chiến tranh Iran phải nhìn vào Nga? Iran sẽ trở thành một Iraq thứ hai? Chuyên gia Lưu Minh Vọng cho rằng, biến số nằm ở Nga và các nước liên minh quân sự chống Mỹ khác, bởi vì Iran là thị trường vũ khí quan trọng và đồng minh khu vực của Nga. Lưu Minh Vọng cho rằng: “Nga đứng thứ hai trong các cường quốc quân sự thế giới về khả năng vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân, chỉ đứng sau Mỹ. Hơn nữa, Không quân Nga là quân chủng phát triển trọng điểm trong lực lượng vũ trang nước này, điều này được thể hiện trong kế hoạch vũ khí và tỷ lệ phân phối ngân sách quốc phòng tương lai của các nước khác”. Nếu chiến tranh xảy ra, ném bom không quân sẽ là sự lựa chọn hàng đầu. Vũ khí trang bị trên không được coi là trang bị quan trọng bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia, được rất nhiều nước coi trọng. Đặc biệt là máy bay chiến đấu thế hệ mới, máy bay không người lái và khinh khí cầu khổng lồ được phát triển rất nhanh. Lý Đại Quang cho biết, máy bay không người lái đã bắt đầu tiến hoá từ “kiểu tấn công đối đất, do thám” đa năng sang “kiểu chiến đấu” chuyên dụng, thậm chí có người dự đoán máy bay không người lái kiểu tấn công sẽ thay thế toàn diện máy bay chiến đấu có người lái, trở thành “nhân vật chính” trên chiến trường trong thế kỷ 21. Lý Đại Quang cho rằng: “Nga đã tiến hành nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom chiến lược tàng hình thế hệ mới, dự kiến sẽ biên chế cho Không quân Nga vào năm 2025 – 2030. Tính năng công nghệ cất cánh và tác chiến của loại máy bay ném bom này sẽ vượt xa máy bay ném bom tầm xa của Nga hiện nay, và là loại máy bay thay thế sau khi được trang bị cho không quân”. Mỹ-Nga cạnh tranh trên thị trường vũ khí Trung Đông. Trong hình là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 PAK-FA do Nga-Ấn hợp tác sản xuất Đầu năm 2010, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 PAK-FA bay thử lần đầu tiên thành công. Thời gian bay liên tục lần này khoảng 47 phút, báo chí Nga coi đó là một sự “thể hiện cực tốt”. Lý Đại Quang cho rằng: “Máy bay chiến đấu T-50 PAK-FA do Nga và Ấn Độ hợp tác thiết kế và phát triển, nhằm đối phó với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-22 Raptor và máy bay chiến đấu F-35 Lightning của Mỹ. Loại máy bay mới này có thể bay đường dài liên tục với tốc độ siêu âm, đồng thời tấn công nhiều mục tiêu khác nhau. Máy bay chiến đấu T-50 PAK-FA là một phần của kế hoạch hiện đại hoá vũ khí quốc phòng Nga, từ thập niên 90 của thế kỷ 20 đến nay nằm trong quá trình nghiên cứu phát triển”. Đồng thời, Iran đã sớm tiến hành nâng cấp trang bị quân sự, các loại vũ khí dẫn đường chính xác thông thường liên tục được thử nghiệm. Ngày 3/2/2010, Iran thử thành công tên lửa đẩy vệ tinh tự chế tạo “Người tìm kiếm 3”, đồng thời còn công bố 3 vệ tinh tự chế tạo và 1 động cơ tên lửa đẩy. Mỹ tuyên chiến với Iran là để chào hàng vũ khí? Lưu Minh Vọng cho rằng, nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân chỉ là ngòi nổ gây ra “tuyên chiến”, sau khi Iraq bị chiếm đóng, nguồn dầu mỏ của Iran là nguyên nhân hàng động căn bản nhất. Ngoài ra, cũng không loại trừ có quốc gia muốn mượn tuyên chiến để để chuyển mâu thuẫn từ trong nước do kinh tế suy thoái, và thoả mãn lợi ích của các tập đoàn công nghiệp quân sự Mỹ, đây là nguyên nhân rất quan trọng. Lý Quang Á cho rằng, kim ngạch bán vũ khí của Mỹ 3 năm liên tục vượt 30 tỷ USD, riêng năm tài khoá 2010 đạt 31,6 tỷ USD. Năm tài khoá 2010, chính phủ Israel mua vũ khí trang bị của Mỹ trị giá 4 tỷ USD, trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Mỹ. Mỹ nóng lòng chào hàng F-35 và châu Á đã trở thành thị trường lớn nhất của F-35. Trải qua 8 năm đánh giá và đàm phán mang màu sắc chính trị, các quan chức chính phủ Israel chính thức tuyên bố mua máy bay chiến đấu F-35. Máy bay chiến đấu F-35 của quân đội Mỹ Ngày 7/10/2010, Israel và Mỹ chính thức ký thoả thuận, mua 20 chiếc máy bay chiến đấu F-35 trị giá 2,75 tỷ USD. Lô máy bay này sẽ bàn giao vào các năm 2015 – 2017. Theo Lý Đại Quang: “Gần đây, Israel không muốn mua F-35, nhưng Mỹ nhận đơn đặt hàng mua vũ khí 60 tỷ USD của Saudi Arabia, trong đó có máy bay F-15 phiên bản mới nhất, lúc này Israel đứng ngồi không yên. Thế là, đặt hàng với Mỹ mua F-35”. Chính phủ Mỹ kiên trì bán vũ khí với kim ngạch khổng lồ cho các nước Arabia, ngoài việc tạo ra “Thuyết mối đe doạ từ Iran”, còn gây ra cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước Arabia ở vùng Vịnh như Saudi Arabia, các Tiểu vương quốc Arabia thống nhất, Qatar và Kuwait. Lý Đại Quang đánh giá: “Trung Đông luôn là khu vực được các nhà sản xuất vũ khí thế giới quan tâm, là nơi tập trung nhất vũ khí tiên tiến, là một thị trường bán vũ khí lớn khác cạnh tranh khốc liệt giữa Mỹ và Nga. Mỹ chủ yếu bán vũ khí cho các nước Israel, Saudi Arabia, các Tiểu vương quốc Arabia thống nhất và Qatar, còn Iran, Syria là khách hàng vũ khí chủ yếu của Nga”. |
Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011
>> "Chỉ 4 tên lửa hành trình của Iran có thể tiêu diệt Israel"
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét