Việc Nga phái nhiều tàu chiến đến cảng Tartus ở Syria khiến nhiều người đặt câu hỏi: để bảo vệ đồng minh là Tổng thống Assad hay sơ tán công dân? >> Syria lỡ 'vuốt râu hùm'? >> Khám phá lưới lửa phòng không Syria Khu trục hạm chống tàu ngầm Đô đốc Chabanenko. Ảnh: AFP Giới chức Nga luôn khẳng định đã lên kế hoạch huấn luyện và diễn tập từ lâu, và theo giới quan sát những cuộc diễn tập đó nhằm nhiều mục đích, trong đó chủ yếu để thể hiện sức mạnh tại khu vực. Nhưng có một chi tiết đáng chú ý cho thấy: hầu hết các con tàu đến Địa Trung Hải xuất phát từ ba hạm đội của Nga (Biển Đen, Bắc Cực và Baltic) này đều là những tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn. Sơ tán công dân Nga? Loại tàu đó phù hợp cho việc vận chuyển rất nhiều người (và cả xe tăng). Các chuyên gia cho hay đây là bằng chứng khá thuyết phục rằng Kremlin đang tích cực chuẩn bị cho khả năng sơ tán hàng chục ngàn công dân Nga khỏi Syria, một khi chế độ của Tổng thống Assad sụp đổ. Ước tính số người Nga tại Syria hiện khoảng 100.000 người. Ông Sergei Markov, phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Plekhanov tại Moskva và là cố vấn thường xuyên của Tổng thống Nga Putin, nói: “Việc điều tàu nhằm thực hiện diễn tập đã được lên kế hoạch, và có mục đích thể hiện sự hỗ trợ của Nga đối với chính quyền Tổng thống Assad và thể hiện vai trò của Nga trong khu vực, nhưng có lẽ sự kết hợp của nhiều tàu trong đội tàu này phản ánh một mục đích còn thực tiễn hơn, Tôi tin chắc Nga đang nghĩ về việc sơ tán hàng chục ngàn công dân đang gặp nguy hiểm ở Syria”. Giới chuyên gia cho biết Trung Quốc đã sơ tán thành công hơn 30.000 công dân của mình tại Libya hồi năm ngoái, với việc dùng tàu đổ bộ Hải quân Trung Quốc và Nga đã lưu ý kỹ việc này. Nga vốn là đối tác chính trị và quân sự với Syria từ năm 1971 và nước này luôn phản đối những can thiệp của nước ngoài vào tình hình Syria. Nhưng những tuần gần đây, Moskva có lẽ đã cảm nhận sự sụp đổ không thể tránh khỏi của chính phủ Syria nên bắt đầu có những động thái mới. Tuần này, Nga đã tuyên bố sẽ hủy những hợp đồng vũ khí mới với Syria. Hôm 10/7, Nga đã tiếp đón một đoàn đại biểu từ nhóm đối lập Hội đồng Quốc gia Syria, như là một phần những nỗ lực linh hoạt hơn. “Nga muốn đa dạng hóa sự lựa chọn của mình”, ông Fyodor Lukyanov, biên tập viên của tạp chí Vấn đề Toàn cầu, một tạp chí hàng đầu về chính sách đối ngoại của Moskva, cho biết. Phương Tây nghi ngờ Tuy nhiên, phương Tây cũng ngờ rằng các tàu chiến của Nga đến Syria không phải để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện hay diễn tập mà nhằm cung cấp vũ khí cho chính quyền Tổng thống Assad. Tờ New York Times cho rằng đây không phải là lần đầu tiên Nga cử tàu đến tập trận đến vùng biển phía Đông Địa Trung Hải này, nhưng việc Nga cử một số tàu lớn bất thường này đến nơi này có thể được coi là thông điệp rằng nước này phản đối việc tìm cách lật đổ Tổng thống Syria Assad. Đó chính là cách ngầm thể hiện sự ủng hộ của Nga đối với chính quyền của Tổng thống Assad và ngầm cảnh cáo phương Tây về ý định can thiệp quân sự tại nước này. Có ý kiến cho rằng đó cũng là động thái khẳng định vị thế đối với phần bờ biển của Syria, nơi Nga đặt căn cứ quân sự ở cảng Tartus. Nga muốn chiếm giữ cảng Tartus, địa điểm có vai trò quan trọng chiến lược. Moskva đã từng nói rõ rằng việc duy trì căn cứ quân sự của Nga tại cảng Tartus là ưu tiên hàng đầu. Cũng có thể Nga hi vọng rằng việc điều lực lượng hải quân đến Syria sẽ giúp Tổng thống Assad giữ được chính quyền. Nếu trường hợp chính quyền Syria sụp đổ, Nga vẫn có thể duy trì khả năng hiện diện tại cảng Tartus. Hôm qua, hãng tin Interfax của Nga cho biết Nga đã cử một nhóm tàu gồm 7 chiến hạm tới căn cứ hải quân tại cảng Tartus của Syria. Dẫn đầu là khu trục hạm chống tàu ngầm Đô đốc Chabanenko. Chiến hạm này cùng với 3 tàu đổ bộ khác rời cảng Severomorsk ở Biển Bắc và đang trên đường tới Địa Trung Hải, nơi chúng sẽ gặp tàu tuần tra Yaroslav Mudry cũng như một tàu hỗ trợ khác. Tàu tuần tra Smetlivy từ căn cứ của Hạm đội Hắc Hải tại cảng Sevastopol ở Ukraina cũng đang trên đường tới Tartus. (Nguồn :: BDV) |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Iran. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Iran. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012
>> Đội tàu chiến Nga đến Syria để làm gì?
Thứ Tư, 11 tháng 7, 2012
>> Mỹ sẽ phá cơ sở hạt nhân Iran năm 2013
Để tấn công các cơ sở hạt nhân và tên lửa của Iran, vũ khí then chốt của Mỹ sẽ là máy bay ném bom tàng hình B-2 và máy bay chiến đấu F-22. >> "Người" gác cổng trời Tehran (kỳ 1) >> Tên lửa DF-31A có thể bị tên lửa Mỹ đánh chặn Iran vừa tổ chức cuộc diễn tập "Nhà tiên tri-7. Trong hình là tên lửa tầm trung Shahab-1 của Iran trong cuộc diễn tập này. Hãng Reuters Anh dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi ngày 4/7, tại Thủ đô Tehran, cho biết, nếu quyền tiến hành làm giàu uranium sử dụng cho mục đích hòa bình được thừa nhận, Iran sẵn sàng thông qua trình văn kiện lên Liên Hợp Quốc cam kết chính thức không chế tạo vũ khí hạt nhân. Nhưng, trong đàm phán vấn đề hạt nhân với 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đức, 6 nước trên yêu cầu Iran chấm dứt sản xuất uranium có nồng độ khoảng 20%, dự kiến Tehran sẽ khó chấp nhận. Có lẽ do đã mất tính kiên nhẫn với việc đàm phán vấn đề hạt nhân của Iran, Paul Rogers, giáo sư Viện Nghiên cứu Hòa bình, Đại học Bradford, Anh tiết lộ, dưới sự ảnh hưởng của nhân tố chính trị nội bộ Mỹ, kế hoạch tác chiến “không kích cơ sở hạt nhân của Iran” đang được vạch ra. Iran tuyên bố nhằm vào 35 căn cứ của Mỹ Vòng đối thoại thứ ba giữa Iran và 6 nước được tổ chức tại Moscow từ ngày 18-19/6/2012, nhưng cuối cùng vẫn kết thúc trong bế tắc. Iran cho rằng, hầu hết các nước trong nhóm G6 đang mặc cả, hy vọng thông qua trừng phạt để có thể tăng cường vai trò ảnh hưởng của họ, cho đến khi nào Tehran phục tùng ý chí của họ mới thôi. Nhưng, Washington cũng luôn cho rằng, Iran thích thú hơn khi quá trình đàm phán liên tục kéo dài, vì nó giúp Iran có thể đẩy nhanh các bước làm giàu uranium. Ngoài ra, một số nhà chính trị châu Âu (đặc biệt là Đức) thừa nhận, bất cứ sự trì hoãn mang tính thực chất nào trong đàm phán đều có thể tạo không gian cho Israel đơn phương tiến hành tấn công quân sự đối với Iran, hành động này sẽ gây ra sự bất ổn rất lớn trong thời gian dài và có thể gây ra một cuộc chiến tranh mang tính thảm họa dữ dội. Tên lửa tầm trung Shahab-3 có tầm phóng xa nhất (2.000 km) của Iran được phóng lên trong cuộc diễn tập "Nhà tiên tri-7" diễn ra ngày 3/7/2012. Để chứng tỏ sẽ không khuất phục trước Mỹ và Israel, chỉ huy Không quân Lực lượng Cách mạng Hồi giáo Iran, Emile Ali Hajizadeh ngày 4/7 cho biết, tên lửa đạn đạo tiên tiến của Iran có tầm phóng đến 2.000 km, Iran đã định ra kế hoạch xây dựng căn cứ quân sự và triển khai tên lửa, sau khi bị tấn công, Iran sẽ phá hủy tất cả các căn cứ quân Mỹ trong vòng vài phút. Do EU cấm nhập khẩu dầu mỏ của Iran bắt đầu từ ngày 1/7, hành động này làm cho thái độ chống phương Tây ở Iran tiếp tục lên cao. Quân đội Iran thậm chí đe dọa phong tỏa tuyến đường vận chuyển dầu mỏ - eo biển Hormuz. Từ ngày 2/7, Lực lượng Cách mạng Hồi giáo Iran tổ chức cuộc diễn tập quân sự “Nhà tiên tri vĩ đại-7” trong thời gian 3 ngày, trong cuộc diễn tập đã phóng thành công nhiều loại tên lửa. Phía Iran cho biết, quân Mỹ có tổng cộng 35 căn cứ ở xung quanh Iran, “tất cả những căn cứ này đều nằm trong tầm phóng của tên lửa chúng tôi. Đồng thời, lãnh thổ bị chiếm đóng (chỉ Israel) là bia ngắm tốt của chúng tôi”. Hãng Reuters cho rằng, rất nhiều chuyên gia quân sự phương Tây tỏ ra hoài nghi về sức mạnh quân sự của Iran, cho rằng Iran hiện không thể đối đầu với hệ thống phòng thủ quân sự tiên tiến của Mỹ. Mỹ muốn dùng B-2, F-22 tập kích Iran Paul Rogers, giáo sư Viện Nghiên cứu Hòa bình, Đại học Bradford, Anh cho rằng, các nước châu Âu sở dĩ tích cực đề xướng áp dụng biện pháp ngoại giao trong vấn đề Iran, một phần nguyên nhân chính là bị thúc đẩy bởi rủi ro Israel tấn công Iran. Không còn nghi ngờ gì nữa, Israel đã chuẩn bị tốt cho việc phát động tấn công quân sự đối với Iran trong thời điểm thích hợp. Nhưng, điều lo ngại hơn của các nước châu Âu là, Lầu Năm Góc hầu như cũng đang vạch ra một kế hoạch chiến tranh toàn diện với nhiều phương án. Máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-2 của Không quân Mỹ. Lý do hàng đầu ủng hộ cách làm này của phái diều hâu dường như là: Một chiến dịch quân sự trong thời gian ngắn, nhanh chóng có thể phá hủy rất chính xác các cơ sở hạt nhân và tên lửa của Iran, đây là con đường duy nhất làm suy yếu Iran và buộc họ “chấp nhận sự cay nghiệt, quay trở lại bàn đàm phán”, đồng thời có thể triệt để thủ tiêu tham vọng hạt nhân của Iran. Nhưng, trong giới ưu tú chính trị Mỹ hoàn toàn không đạt được quan điểm thống nhất về cách thức giải quyết vấn đề hạt nhân Iran. Một số tuyên bố của cơ quan sức mạnh (gồm Lầu Năm Góc) chủ trương, sự lựa chọn tốt nhất là tiếp tục phương thức “kết hợp giữa trừng phạt và chiến tranh mạng”. Nhưng, một số lực lượng chính trị khác cho rằng, cần thiết vạch ra một kế hoạch tác chiến đối với Iran. Một số nhân sĩ của Lầu Năm Góc cho rằng, nửa đầu năm 2013 có thể là thời gian tốt nhất để phát động kế hoạch tác chiến này. Theo quan điểm của họ, thời điểm này có thể có thể có 3 điều kiện có lợi: Trước hết, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và Quốc hội tổ chức vào tháng 11/2012, cho nên hoàn toàn không gặp trở ngại, hơn nữa còn cách thời điểm bầu cử Quốc hội giữa kỳ tới gần 2 năm, bất cứ sự bất đồng chính trị nào đều sẽ có đủ thời gian để giải quyết. Thứ hai, trong thời gian vài tháng này, sẽ có thể đưa ra một kết luận rõ ràng – vấn đề hạt nhân Iran có thể có khả năng đạt được thỏa hiệp chính trị hay không. Thứ ba, việc duy trì sự tồn tại của phương án tấn công quân sự Iran và kịp thời thông báo cho Israel trước khi hành động, sẽ làm cho khả năng Israel đơn phương tấn công Iran nhỏ đi. Trong số các nhà hoạch định chính sách Mỹ, quan điểm của phái cứng rắn nhất là “Mỹ thích đáng giương ngọn cờ tấn công Iran, tốt hơn là để Israel dùng lực lượng quy mô nhỏ để tiến công quân sự trước”. Paul Rogers cho biết, các nhà hoạch định chính sách nhấn mạnh, sức mạnh có ưu thế tuyệt đối của Quân đội Mỹ, đặc biệt là máy bay chiến đấu của Không quân Mỹ có khả năng cất cánh từ các căn cứ ở khu vực Trung Đông, đồng thời phối hợp với các máy bay trên tàu sân bay triển khai ở biển Ả-rập. Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Mỹ. Khi đó, vũ khí then chốt được quân Mỹ sử dụng sẽ là máy bay ném bom tàng hình B-2 và máy bay chiến đấu F-22 tiên tiến nhất thế giới hiện nay; sau khi các công trình radar phòng không của Iran bị thiết bị đánh lừa kiểu mới và hệ thống khác của quân Mỹ gây nhiễu, những máy bay ném bom tàng hình và máy bay chiến đấu này sẽ bay đến Iran, thực hiện các đòn tấn công oanh tạc. Trong một cuộc tập kích, máy bay ném bom tàng hình B-2 có thể phóng, thả hơn 40 quả bom dẫn đường chính xác, hoặc ném bom xuyên lòng đất thông minh “bunker-busters” đối với các cơ sở hạt nhân của Iran. Nhưng, máy bay ném bom tàng hình B-2 lại phụ thuộc vào rất nhiều công trình chi viện của căn cứ. Nhìn vào tình hình hiện nay, căn cứ có khả năng lựa chọn nhất là căn cứ không quân Fairford của Không quân Hoàng gia Anh ở Gloucestershire, miền tây nước Anh, và căn cứ không quân Diego Garcia mà Anh từng kiểm soát ở Ấn Độ Dương. Vì vậy, bắt đầu từ một chiến dịch quân sự, Anh sẽ trực tiếp bị kéo vào cuộc chiến tranh này. Romney lên cầm quyền, chiến tranh sẽ xảy ra? Trong bài viết, Paul Rogers cho rằng, hệ thống vũ khí nêu trên và những vũ khí khác sẽ được đưa vào chiến dịch, số lượng nhiều hơn nhiều so với vũ khí hiện có của Israel, hơn nữa khả năng thành công lớn hơn. Nhưng, một phương diện không bình thường của kế hoạch tấn công quân sự này ở chỗ, quy mô của chiến dịch sẽ được kiểm soát có hiệu quả, hoặc tham khảo nhu cầu tấn công Iran của Israel, nhưng sẽ không mở rộng chiến dịch này. Đối với những nhà hoạch định chính sách này, chiến dịch quân sự chỉ xoay quanh một trọng điểm, đó chính là tiến hành tấn công chính xác đơn thuần đối với các cơ sở hạt nhân và tên lửa của Iran, cuối cùng ép Iran phải chấp nhận một sự thực – tham vọng hạt nhân của họ thế nào cũng thất bại. Hình màu xanh là tàu chiến, máy bay chiến đấu và căn cứ của quân Mỹ bao quanh Iran. Một điểm cần nhấn mạnh là, Paul Rogers chỉ ra, kế hoạch tấn công quân sự của Mỹ hoàn toàn không lập tức phải tiến hành, thậm chí có thực hiện hay không cũng còn tranh cãi. Nhưng, một khi đàm phán chính trị với Iran thất bại, nếu Romney giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay, hơn nữa Đảng Cộng hòa ít nhất đang kiểm soát một trong 2 viện của Quốc hội Mỹ, như vậy trong vài tháng đầu năm 2013, vấn đề tấn công quân sự Iran có thể sẽ xuất hiện hướng đi hoàn toàn khác. Một khi thực sự nổ ra chiến tranh, Iran phải chăng sẽ vui vẻ từ bỏ “tham vọng hạt nhân” dưới sức ép nặng nề, giả thiết này hoàn toàn không lạc quan, tình hình tương tự đã xảy ra 2 lần trong 10 năm qua. Năm 2001, khi chiến tranh Afghanistan kết thúc, Mỹ cho rằng Taliban đã hết vai trò ảnh hưởng. Năm 2003, chiến tranh Iraq nhanh chóng kết thúc, nhưng sự phát triển của tình hình cuối cùng không như mong muốn. Trong khi người Mỹ hầu như hoàn toàn không rút ra bài học, cuộc chiến chống khủng bố 10 năm làm cho họ rất mệt mỏi. Có lẽ đây chính là điều mà chính quyền Obama thực sự lo ngại. (Nguồn :: Báo Giáo Dục VN) |
Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012
>> Venezuela tiếp viện F-16 cho Iran
Venezuela vừa chuyển cho Iran ít nhất một tiêm kích cơ F-16 Fighting Falcon. Cổng thông tin ABC của Italia trích nguồn tin Không quân Venezuela cho biết. >> F-16 và các biến thể Chiếc F-16 này đã được tháo rời và vận chuyển đến Iran bằng một chiếc Boeing 707. Đây là một phần trong thỏa thuận mà Caracas và Tehran đã ký kết. Theo đó, phía Venezuela sẽ chuyển giao cho Iran một số tiêm kích cơ F-16 để Iran tập trận. Chiếc F-16 được chuyển cho Iran là loại tiêm kích cơ 2 chỗ ngồi. Chiếc Boeing 707 vận chuyển đã thực hiện 2 lần quá cảnh qua Brazil và Algeria. Hiện chiếc Boeing 707 này đã có mặt tại căn cứ không quân Mehrabad của Iran. Tiêm kích cơ F-16 của Không quân Venezuela Căn cứ trên chiếc F-16 mà Venezuela chuyển giao, các chuyên gia Iran sẽ nghiên cứu các chỉ số của hệ thống radar, sau đó tiến hành tháo dời toàn bộ chiếc máy bay để nghiên cứu tỉ mỉ. Venezuela đã mua của Mỹ tổng số 24 chiếc tiêm kích F-16 Block 15 vào năm 1982 trong khuôn khổ chương trình hợp tác Hòa bình Peace Delta. Trong quá trình vận hành, Venezuela đã mất 3 chiếc. Năm 2006, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez tuyên bố sẽ bán 21 chiếc F-16 còn lại cho Iran để thay thế bằng 24 chiếc Su-30 hiện đại hơn. Đây là số tiêm kích cơ Venezuela đã mua của Nga từ năm 2005 trong khuôn khổ tín dụng trị giá 4 tỷ USD. Iran đang chuẩn bị đối phó với một cuộc tấn công của phương Tây Các chuyên gia nhận định, Iran mua lại F-16 của Venezuela với mục đích nghiên cứu loại tiêm kích mà Mỹ và Israel có thể sử dụng để tấn công nước Cộng hòa Hồi giáo này. Đây là một phần trong chiến dịch mà Iran chuẩn bị sẵn sàng để đối đầu với một cuộc chiến có thể nổ ra. Trong trường hợp NATO tiến hành chiến dịch tấn công Iran thì nhiều khả năng những chiếc F-16 Fighting Falcon sẽ được sử dụng. Nếu chỉ một mình Israel thực hiện đòn tấn công chống Iran thì quốc gia Do Thái có thể sử dụng những chiếc tiêm kích cơ F-15 Eagle có bán kính tác chiến lớn hơn F-16. Ngay từ đầu những năm 1970, Iran đã có ý định mua 300 chiếc F-16 của Mỹ. Hợp đồng này trên thực tế đã được Quốc hội Mỹ thông qua. Tuy nhiên, sau cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979 ở Iran, hợp đồng đã bị hủy bỏ. |
Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012
>> Mỹ: Thừa tiền vẫn chưa đánh được Iran
Với 299 phiếu thuận và 120 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật chi tiêu quốc phòng năm 2013 với mức ngân sách 642,5 tỷ USD, cao hơn 8 tỷ USD so với đề nghị của BQP Mỹ. 2013 sẽ là năm "bận rộn" của thủy quân lục chiến Mỹ? Theo dự luật được Hạ viện Mỹ thông qua ngày 18/5 (giờ địa phương), mức ngân sách quốc phòng cơ bản là 554 tỷ USD, bao gồm chi tiêu cho Lầu Năm Góc và các hoạt động hạt nhân quốc phòng của Bộ Năng lượng. 88,5 tỷ USD còn lại được dự chi cho cuộc chiến ở Afghanistan và các chiến dịch quân sự khác ở nước ngoài. Ngoài chi tiêu ngân sách, Hạ viện Mỹ trước đó cũng bỏ phiếu đề nghị chính phủ bán 66 máy bay chiến đấu mới cho Đài Loan bất chấp sự chỉ trích của Trung Quốc. >> Tiềm lực quân sự của Iran Dự luật này đi ngược lại nỗ lực cắt giảm chi tiêu của Lầu Năm Góc xuống 487 tỉ USD trong thập kỷ tới. Quốc hội Mỹ năm 2011 cũng yêu cầu cắt giảm để đối phó với thâm hụt hàng nghìn tỉ USD của chính phủ. Hạ viện Mỹ phần lớn do Đảng Cộng hòa kiểm soát. Đáng chú ý, dự luật còn đề cập tới vấn đề Iran như “mối đe dọa thực sự”. Theo Nghị sĩ Dennis Kucinich, Mỹ “sẽ áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết, kể cả hành động quân sự nếu cần thiết, để ngăn chặn Iran đe dọa Mỹ, các đồng minh của Mỹ hoặc các nước láng giềng của Iran bằng vũ khí hạt nhân”. Đài tiếng nói nước Nga ngày 19/5 dẫn lời ông Pavel Zolotarev, Phó Giám đốc Viện Mỹ và Canada thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga: “Washington đang mở rộng hoạt động tích cực trong khu vực, đặc biệt là Iran. Chúng ta đã thấy điều đó qua thí dụ của Libya, cũng như qua diễn biến các sự kiện xung quanh Syria. Kết quả là tình hình hỗn loạn, mà Mỹ đang cố gắng sử dụng có lợi cho họ”. Theo ông Leonid Ivashov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu địa chính trị, vào thời điểm này, rất ít khả năng Mỹ bắt đầu hoạt động quân sự quy mô lớn nhằm vào Iran. Tuy nhiên, năm 2013 có thể là thời điểm phù hợp cho việc khởi đầu nhiệm kỳ Tổng thống mới của nước Mỹ. Trong khi dự luật được thông qua tại Hạ viện, nơi đảng Cộng hòa kiểm soát, thì các nghị sĩ của đảng Dân chủ cho rằng, chiến tranh với Iran sẽ dẫn đến hậu quả thảm kịch cho nước Mỹ và đảng này chống lại dự luật mà phái Cộng hòa đề xuất. Ít có cơ hội để dự thảo ngân sách quốc phòng được thông qua trong hình thức hiện nay, vì phái Dân chủ đang chiếm phần lớn số ghế tại Thượng viện. Ngoài ra, Nhà Trắng đã tuyên bố dự định phủ quyết văn bản này. Tuy nhiên, theo giới thạo tin từ Washington, ngân sách quốc phòng năm 2013 sau khi được Tổng thống Barack Obama phê chuẩn sẽ có “khoản” dành cho cuộc can thiệp quân sự vào Iran. |
Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012
>> Thông tin mới nhất về cán cân quân sự Iran - Israel
So sánh giữa sức mạnh các lực lượng của Iran và Israel có thể thấy sự khác biệt lớn cả về trang thiết bị, năng lực và số lượng binh sĩ.
>> Các kịch bản xung đột Iran-Israel (kỳ 1)
>> Tiềm lực quân sự của Iran Iran có số dân nhiều gấp 10 lần Israel để tham gia vào các lực lượng vũ trang nhưng phần lớn trang thiết bị quân sự của nước này lại ở trong tình trạng mơ hồ, không rõ ràng, do lệnh cấm vận được áp dụng từ năm 1979. Sự kiện quân sự gần đây nhất mà Iran tham gia là cuộc chiến kéo dài một thập kỷ với Iraq trong những năm 1980, sau đó Iran duy trì “học thuyết không tấn công trước tiên”. David Roberts, Phó giám đốc Viện RUSI cho biết: “Nói chung, không có phân tích bí mật hay nổi trội nào cho thấy Quân đội Israel được trang bị và đào tạo tốt nhất trong khu vực. Tuy nhiên, một số lĩnh vực đã được kiểm chứng. Vì vậy, các lực lượng thông thường của Iran không phải là mối lo ngại đối với Mỹ và các đồng minh. Lực lượng Vệ binh Cách mạng của nước này được trả lương cao hơn và được tổ chức tốt hơn phần còn lại của Quân đội Iran. Lực lượng Quods và khả năng hải quân của họ chưa được biết đến nhiều”. Ông cũng cho rằng bất kỳ cuộc đối đầu trực tiếp nào giữa Israel và Iran có thể sẽ liên quan đến loại máy bay tầm xa, các vũ khí phòng không, tàu hải quân loại nhỏ và tên lửa đạn đạo. Căng thẳng giữa Iran và Israel khó giải quyết? Ông Kamran Bokhari, Phó Chủ tịch Hội hợp tác Đông Á và Trung Đông, cho rằng: “Cách để mô tả cái nhìn của Iran về quân đội Israel là chú ý tới phần địa lý. Trên bản đồ, Israel có thể không quá xa với Iran nhưng trên thực tế, đây là hai quốc gia thù nghịch và mâu thuẫn nhưng cách xa nhau. Dù Israel có quân đội được đánh giá mạnh hơn nhưng cũng khó có thể triển khai một chiến dịch lâu dài chống lại Iran. Người Iran biết điều đó và không mấy lo lắng việc Israel sẽ tấn công mình mà dành nhiều quan ngại cho Mỹ, đất nước triển khai lực lượng quân sự ất gần với biên giới Iran. Số lượng binh sĩ Quân đội Israel, từng chiến đấu với một số láng giềng, được cấu thành từ các lực lượng quốc phòng Israel (IDF hay Tzahal), Lực lượng Hải quân (IN) và Không quân Israel (IAF). Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc đối với hầu hết công dân là 18 tuổi. Israel có 176.500 quân nhân đang phục vụ, trong đó có 107.000 lính nghĩa vụ. Hải quân có 9.500 thủy thủ đang làm nhiệm vụ, 34.000 người phục vụ trong lực lượng không quân và tổng lực lượng quân dự phòng là 565.000 người. Còn Iran được cho là có 523.000 người đang phục vụ trong quân đội, gồm 350.000 người trong bộ binh, trong đó có 220.000 lính nghĩa vụ. Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, được cho là lực lượng trung thành nhất với hệ thống lãnh đạo, có thêm 125.000 binh lính. Những người đàn ông Iran trẻ bắt buộc phải phục vụ 18 tháng trong quân đội khi họ 19 tuổi và những người tình nguyện có thể tham gia khi 18 tuổi. Lực lượng tình nguyện bán quân sự, còn gọi là Basij, tuyển thành viên từ 15 tuổi. Có nhiệm vụ bảo vệ biên giới đất nước và duy trì trật tự trong nước, Quân đội Iran bao gồm các Lực lượng thường trực Cộng hòa Hồi giáo Iran (Artesh), với lục quân, hải quân, không quân và phòng không. Vệ binh Cách mạng Hồi giáo gồm lục quân, hải quân, không quân và Quods (lực lượng hoạt động đặc biệt). Iran có tổng cộng 18.000 lính hải quân, 30.000 lính không quân, gồm 12.000 người thuộc đội phòng không. Dữ liệu quân sự Iran Israel Tổng dân số 78,9 triệu 7,5 triệu Nam từ 16-49 tuổi 23 triệu 1,8 triệu Các lực lượng đang hoạt động 545,000 187,000 Lực lượng phòng bị 650,000 565,000 Ngân sách quốc phòng 9.2 tỷ USD 13.5 tỷ USD Bảng so sánh giữa quân đội Iran và Israel. Xe tăng, tàu chiến và máy bay Quân đội Israel có hơn 3.000 xe tăng, gồm 441 Merkava MkI,455 Merkava MkII, 454 Merkava MkIII, 175 Merkava MkIV và 206 mẫu Centurion. Theo Reuters, Quân đội Israel cũng có khoảng 10.484 xe chiến đấu bộ binh chở quân và 5.432 khẩu pháo, gồm 620 khẩu cơ giới hóa và 456 khẩu pháo kéo. Theo báo cáo, Quân đội Iran có 1.613 xe tăng, gồm 100 xe Zulfiqar sản xuất trong nước, 100 chiếc mẫu Chieftain Mk3 và Mk5 do Anh sản xuất đã lâu, có từ trước cách mạng năm 1979, cùng 150 chiếc M-60A1s của Mỹ và 480 chiếc T-72, 540 T-54/T-55 của Liên Xô. Tehran cũng có khoảng 640 xe chiến đấu bộ binh, 8.196 khẩu pháo, trong đó 800 khẩu cơ giới hóa và 2.010 khẩu pháo kéo. Hải quân Israel có ba tàu ngầm Dolphin (theo phiên bản 212 của Đức) được cho là có trang bị vũ khí hạt nhân, giúp Israel có khả năng tấn công xa bờ, cùng với 57 tàu tuần tra và chiến đấu bờ biển và ba tàu hộ tống nhỏ. Trong khi đó, Iran có một hạm đội tàu hải quân “hoành tráng” hơn rất nhiều, gồm 23 tàu ngầm, trong đó có 15 tàu tấn công tầm ngắn, 3 tàu ngầm tấn công điện-diesel loại 877 lớp Kilo do Nga sản xuất, 12 tàu ngầm nhỏ (Ghadir và Nahang) và 8 phương tiện huyên chở thủy thủ. Iran còn có hơn 100 tàu tuần tra và chiến đấu bờ biển, trong đó có 6 tàu hộ tống nhỏ, 13 tàu tuần tra, 4 thuyền tuần tra, 21 tàu bán lặn và 56 tàu tuần tra đủ loại. Sức mạnh hải quân Iran Israel Tổng số tàu hải quân 261 64 Thương thuyền 74 10 Cảng chính 3 4 Tàu sân bay 0 0 Tàu khu trục 3 3 Tàu ngầm 19 3 Tàu khu trục nhỏ 5 0 Tàu tuần tra 198 42 Tàu tấn công lưỡng cư 26 0 Lực lượng Không quân Israel có được danh tiếng về độ chính xác trong cuộc chiến Trung Đông năm 1967 nhưng lại bị chỉ trích nặng nề trước cái chết của hàng nghìn dân thường tại Bờ Tây, Gaza và Lebanon trong các thập kỷ sau đó. Israel sở hữu 460 máy bay chiến đấu với 27 chiếc Boeing F-15A Eagle, 7 chiếc F-15B và 90 chiếc F-16A Falcon. Phi đội cũng bao gồm 227 máy bay tấn công mặt đất và 65 chiến đấu cơ, cùng với 9 máy bay vận chuyển và 77 máy bay khác. Israel có 81 trực thăng tấn công, gồm 30 chiếc Bell AH-1E/AH-1F Cobra và 30 chiếc Boeing AH-64A Apache cùng 200 trực thăng vận tải. Năng lực phòng không của Israel thể hiện qua 48 hệ thống phòng không, ít hơn so với 279 tên lửa SAM của Iran. Lực lượng không quân Iran được cho là sở hữu 336 máy bay, gồm 189 máy bay chiến đấu như 20 chiếc F-5B của Mỹ, 60 chiếc F*5E Tiger II và 35 chiếc MiG-29A của Nga. Iran còn có 108 máy bay tấn công mặt đất cả trong nước và do Nga sản xuất, nhiều chiếc trong số đó có nguồn gốc từ Iraq. 116 máy bay vận chuyển của nước này có xuất xứ từ Trung Quốc, Hà Lan và Mỹ. IRIAF cũng trang bị 30 trực thăng trinh sát hải quân Bell 214C. Vũ khí lục quân Iran Israel Xe tăng 1,613 3,501 Pháo kéo 2,010 456 Súng tự hành 865 620 Hệ thống tên lửa đa năng 200 138 Súng cối 5,000 750 Vũ khí chống tăng 1,400 900 Vũ khí chống máy bay 1,701 200 Các phương tiện hậu cần 12,000 7,684 Sức mạnh tên lửa Khoảng 1.000 tên lửa chiến lược của Iran, có khả năng tấn công qua vùng Vịnh và xa hơn, đang thuộc quyền kiểm soát của Lực lượng Vệ binh Cách mạng, gồm 300 tên lửa đạn đạo tầm ngắn, trong đó có các tên lửa do Iran sản xuất, Shahab-1 (biến thể Scud-B), Shahab-2 (biến thể Scud-C), và Tondar-69 (biến thể CSS-8). Tehran cũng tự sản xuất tên lửa đạn đạo chiến lược tầm trung Shahab-3 (IRBM), với tầm bắn lên tới 1.000 km, Ghadr-1 với tầm bắn 1.600 km và Shahab-3 với tầm bắn lên tới 2.400 km, theo báo cáo của Reuters. Nếu thông tin trên là đúng, Israel và hầu hết khu vực Đông Âu đều nằm trong tầm ngắm của Tehran. Tháng 1/2009, Iran đã thử nghiệm tên lửa không đối không mới. Sau đó, vào ngày 7/3/2010, Iran cho hay nước này đang sản xuất tên lửa tầm ngắn được miêu tả là chính xác cao và có thể phá hủy các mục tiêu lớn. Lực lượng Vệ binh Cách mạng có 24 hệ thống phóng, trong đó 12-18 hệ thống dành cho tên lửa tầm ngắn Shahab 1-2 và ít nhất 6 hệ thống dành cho Shahab-3, Ghadr-1 và Sajjil-2. “Tất cả vũ khí trên đều được che dấu và không công khai. Chúng tôi không có nhiều thông tin về việc Iran có thể làm được những gì. Có khả năng tên lửa Iran có thể nhắm chính xác đến các quốc gia Arab nhưng Israel còn ở xa hơn”, ông Bokhari nhận định. Ông cũng cho rằng sức mạnh của Iran nằm ở “khả năng phá vỡ nền kinh tế toàn cầu” và khiến cho bên kia không thể mở một cuộc tấn công quân sự thông qua việc “đẩy các chi phí lên cao”. Đầu tháng 1/2012, Iran đã thử nghiệm tên lửa phòng không tầm trung ở vùng Vịnh được sản xuất và thiết kế trong nước. Vụ phóng được thực hiện giữa lúc áp lực quốc tế lên chương trình hạt nhân của nước này đang gia tăng. Trong khi Iran bác bỏ việc sản xuất vũ khí hạt nhân, Israel lại được cho rằng có tiềm lực hạt nhân, bất chấp chính sách “nhập nhằng hạt nhân”. “Bộ sưu tập” của Israel gồm có tên lửa đạn đạo tầm trang Jericho-2 và tầm ngắn Jericho-1. Báo cáo cho rằng Israel có 200 đầu đạn hạt nhân, có thể đi kèm với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Ngày 2/11/2011, Israel đã bắn thử một tên lửa ICBM được cho là biến thể nâng cấp Jericho-3 với trọng tải 1.000 kg và có thể “xuyên” tới Nam Mỹ. Ngày hôm sau, Israel tổ chức một cuộc tập trận quốc phòng dân sự quy mô lớn, giả tưởng xảy ra tấn công tên lửa ở trung tâm đất nước. Mặc dù có một số thuận lợi, nhưng ông Roberts, chuyên gia an ninh tại RUSI, vẫn cho rằng Israel không có đủ máy bay và không đủ bom để “lội ngược dòng”. “Tôi không nghĩ đây là một việc có thể suy đoán bằng cách thông thường. Không nên ảo tưởng rằng Israel có thể đơn phương chấm dứt chương trình hạt nhân của Iran”, ông nhận định. Kho vũ khí tên lửa Iran Israel Tầm ngắn Shahab-2 (1.280 km) Jericho-1 (1.400 km) Tầm trung Ghadr-1 (1.600 km) Jericho-2 (2.800 km) Tầm xa Sajjil-2 (2.400 km) Jericho-3 (5.000 km) |
Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012
>> Iran biến An-140 thành máy bay tuần tra biển
Iran vừa chính thức ra mắt loại máy bay tuần tra biển mới nhất do nước này tự chế tạo từ loại máy bay chở khách An-140 của Ukraina. Dưới đây là chùm ảnh máy bay tuần thám biển Iran-140 do quốc gia hồi giáo tự chế tạo: Iran đã trình làng mẫu máy bay tuần tra biển có tên Iran-140, biến thể được công ty máy bay HESA ở Isfahan (Iran) sản xuất theo giấy phép từ năm 2000 của loại máy bay chở khách An-140 của Ukraina. Hợp đồng sản xuất theo giấy phép đối với loại máy bay trở khách An-140 được Iran ký kết với Ukraina từ năm 1995. Tính đến đầu năm 2006, Iran đã lắp ráp được 50 máy bay chở khách như vậy. Trong ảnh là máy bay tuần tra biển Iran-140. Trong tháng 9/2007, Ukraina đã ký kết một hợp đồng bổ sung để cung cấp cho Iran 16 máy bay chở khách An-140-100 đời mới hơn. Ảnh máy bay Iran-140. Ngoài Iran, máy bay chở khách An-140 còn được Ukraina bán cho Azerbaijan (8 chiếc) và Libya (chiếc). Iran-140 trong gara. Tới dự buổi ra mắt máy bay tuần tra biển mới còn có Bộ trưởng Quốc phòng Iran, Chuẩn tướng Ahmad Vahidi, ông phát biểu trước giới báo chí về sự tiến bộ vượt bậc của Iran trong việc phát triển công nghệ quân sự trình độ cao. Sẽ không có gì đáng nói nếu như không quan sát kỹ "mắt thần" của máy bay Iran-140. Theo quan sát, bộ cảm biến này gần giống hoàn toàn so với loại Ultra 7500B (U 7500B) do công ty FLIR của Mỹ chế tạo. U 7500B là một module trinh sát quang học hiện đại có khả năng phóng đại hình ảnh hồng ngoại tới 18x trong điều kiện ánh sáng kém và có thể kết hợp với lựa chọn chỉ điểm laser để phối hợp tác chiến với các lực lượng mặt đất. Nếu thực sự đây là "mắt thần" do công ty FLIR chế tạo, người Mỹ sẽ phải tự mình đặt ra nhiều câu hỏi, tại sao họ (Mỹ) đã cấm vận vũ khí với Iran mà quốc gia hồi giáo lại có được thiết bị điện tử hiện đại do chính công ty Mỹ chế tạo. Bên trong là bàn điều khiển hệ thống giám sát rất hiện đại. Tướng Vahidi thăm bên trong máy bay Iran-140. Khoang lái của Iran-140 hầu như không có sự thay đổi nhiều so với máy bay chở khách An-140 bản gốc. Sự tiện nghi chưa được chú trọng lắm, nhất là hệ thống làm mát cho phi công. |
Nhãn:
Iran-140,
Không quân Iran,
Quân đội Iran
Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012
>> Sức mạnh tên lửa Fadjr-5 của Iran
Rocket phóng loạt Fadjr-5 được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất như các bệ phóng tên lửa, vị trí triển khai pháo binh và các trạm radar. Fadjr-5 là một trong những rocket phóng loạt hiện đại nhất của pháo binh Iran Theo các số liệu thống kê không chính thức, Iran hiện có 500-700 pháo phản lực Type-63 cỡ 107mm (12 nòng) của Trung Quốc, 100 pháo BM-21 Grad cỡ 122mm (40 nòng) của Liên Xô và BM-11 cỡ 122mm (15 nòng) của Bắc Triều Tiên. Iran cũng đã sản xuất một số hệ thống pháo phản lực cho riêng mình, như loại Hased và Fadjr 1 cỡ 107mm (12 nòng), Hadid cỡ 122mm (40 nòng). Dự án hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS) Fadjr được các chuyên gia của công ty Shahid Bagheri Industries - một bộ phận của tổng công ty Iran Aerospace Industries Organization đưa ra trong những năm 80 của thế kỷ trước trên cơ sở MLRS của Liên Xô với sự giúp đỡ về mặt công nghệ của Bắc Triều Tiên. Theo một số tài liệu, CHDCND Triều Tiên đã copy đơn giản hệ thống MLRS Uragan của Liên xô để chế tạo pháo phản lực 240 mm Type 1985/89. Sau đó, loại pháo phản lực này được bán tràn lan trên thị trường vũ khí với giá rẻ. Triều Tiên đã chuyển giao công nghệ Uragan cho Iran và hệ thống lại được thiết kế lại và mang tên mới là Fadjr do tổ hợp công nghiệp Iran Shahid Bagheri Industries sản xuất. Đồng thời, Iran cũng sản xuât hệ thống Аrash với 30 hay 40 nòng pháo cỡ đạn 122mm, rất giống với pháo phản lực Grad. Với tham vọng cho ra đời những đại bác phun lửa nhiều nòng có sức mạnh ngang ngửa với các hệ thống pháo phản lực của các nước như Mỹ, Nga..., Iran đã nghiên cứu phát triển các thế hệ tiếp theo của Fadjr với nhiều cải tiến. Trong những năm 90, họ đã bắt tay vào nghiên cứu và cho ra đời hệ thống pháo phản lực hiện đại MRLS “siêu cỡ nòng” Fadjr 5. Rocket Fadjr-5 Các mẫu MLRS Fadjr-5 đầu tiên đã được xây dựng trên khung gầm xe tải Mercedes-Benz 2624 6x6. Cabin xe tải là loại cabin kín, hệ thống động cơ được lắp đặt ở phía trước. Những MLRS Fadjr-5 mới nhất được phát triển dựa trên khung gầm xe tải Mercedes-Benz 2631 – loại khung gầm được sử dụng cho MLRS 12 nòng Fadjr-3, có khả năng cơ động cực cao. Trên thực tế, những thông số chính xác về các tính năng cấu trúc pháo phản lực Fadjr không được quân đội Iran công bố, tuy nhiên qua các tài liệu, video và hình ảnh người ta có thể có một cái nhìn bao quát về khả năng cũng như sức mạnh của loại tên lửa này. Fadjr-5 tại lễ duyệt binh Iran MLRS Fadjr được trang bị một container với 4 ống phóng rocket 333 mm. Trước khi phóng, hệ thống kích sẽ kích ống phóng lên vị trí xác định theo hướng bắn. Bằng cách nâng và xoay container mang ống phóng, MLRS Fadjr có khả năng ngắm bắn các mục tiêu theo phương ngang (góc phương vị) từ -45 độ đến 45 độ, theo phương thẳng đứng (góc tà) từ 0 độ đến 57 độ. MLRS Fadjr-5 sử dụng đạn tên lửa không điều khiển có khả năng mang các loại đầu đạn: Nổ phá, nổ phân mảnh, đạn cháy, đạn khói và đạn cát-xét. Fadjr được xây dựng trên khung gầm xe tải Mersedes-Benz 2624 6x6 Khối lượng của mỗi quả đạn rocket từ 90 - 175 kg, tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Đạn MLRS được lưu trữ và vận chuyển trong các hộp. Mỗi hộp đạn có thể chứa tối đa 1210 kg đạn các loại. Đạn rocket được điều khiển bắn từ bên trong xe lẫn bên ngoài, bắn phát một, bắn loạt hay bắn tất cả các ống phóng. Thời gian trung bình giữa mỗi loạt bắn khoảng 8,4 giây. Việc nạp đạn được thực hiện bởi xe nạp đạn chuyên dụng. Các chuyên gia Iran đã tiến hành nâng cấp Fadjr bằng cách trang bị cho loại đại bác phun lửa 4 nòng hệ thống tự động điều khiển hỏa lực. Nhờ hệ thống này người ta có thể diều khiển phóng tên lửa từ một vị trí cách xe phóng một khoảng cách khá xa - 1 km. Đặc biệt, ở biến thể hiện đại nhất MLRS Fadjr-5 – hệ thống tự động điều khiển hỏa lực có khả năng thực thi nhiệm vụ khi nhận được lệnh từ sở chỉ huy ở khoảng cách lên đến 20 km. Fadjr là rocket phóng loạt "siêu cỡ nòng" - 333 mm Theo quân đội Iran, MLRS Fadjr-5 có thể hoạt động kết hợp với radar hàng hải để tìm kiếm và tiêu diệt các tàu mặt nước. Điều này cho phép Fadjr-5 được sử dụng như một loại vũ khí phòng thủ bờ biển biển hoặc tấn công các tàu đổ bộ của đối phương. Ngoài ra, để tăng cường sức mạnh, ngoài các tên lửa không điều khiển tiêu chuẩn, Fadjr-5 có thể sử dụng thêm một số loại tên lửa không điều khiển khác chẳng hạn như Raad hoặc Noor. Thông số kỹ thuật cơ bản của Fadjr-5: Dài: 10,4 m. Rộng: 2,5 m. Cao: 3,3 m. Trọng lượng: 15 tấn. Tốc độ: 60 km/h. Số lượng ống phóng: 4 Góc bắn theo phương ngang/dọc: ± 45/0-57 độ. Cỡ đạn: 333 mm. Chiều dài của các phóng 6,5 m. Trọng lượng đạn: 915 kg. Tầm bắn: 75 km. Với khả năng cơ động cao, tầm bắn khá (xa hơn cả Pinaka của Ấn Độ và WS-1B của Trung Quốc), quá trình vận hành đơn giản và đặc biệt là việc sử dụng đạn rocket “đại cỡ nòng” 333 mm, lớn hơn rất nhiều so với cõ nòng của các hệ thống pháo phản lực hiện đại khác (Tornado, 9K51 Grad của Nga cỡ nòng chỉ 122 mm, HIMARS của Mỹ cỡ nòng 227 mm), Fadjr-5 thực sự là một đại bác phun lửa nhiều nòng có sức mạnh hỏa lực đáng ghờm. Đặc biệt là việc sử dụng kết hợp được với radar hải quân, Fadjr-5 sẽ là bức tường lửa vững chắc đối với các tàu đổ bộ của đối phương nếu như muốn tiếp cận bờ biển Iran. |
Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012
>> Chỉ vì Iran mà Israel bị cả thế giới ghét ?
Theo đuổi chiến lược ngăn chặn hạt nhân, Israel không ngừng kêu gọi tấn công Iran để ngăn nước này sở hữu vũ khí hạt nhân, đe dọa sự tồn vong của Nhà nước Do thái. Tuy nhiên, đã đến lúc Israel phải nghĩ đến chuyện sống chung với một nhà nước hạt nhân Iran. >> Israel có tấn công Iran? >> Các kịch bản xung đột Iran-Israel (kỳ 1) >> Chiến tranh Iran - Israel gần kề? >> Nếu Israel tấn công Iran: Khó đến mức nào? Tư duy mâu thuẫn Những năm 1960, Israel chủ trương phát triển khả năng hạt nhân với mục đích cuối cùng là đảm bảo an ninh. Trong trường hợp sự tồn vong của đất nước bị đe dọa, vũ khí hạt nhân sẽ là lựa chọn cuối cùng để Israel chống lại kẻ thù. Chiến lược này được gọi là “Lựa chọn Samson" – chiến lược răn đe bất cứ quốc gia nào có ý định tấn công đe dọa đến sự tồn vong của Nhà nước Do thái sẽ lãnh hậu quả là sự đáp trả quyết liệt bằng tên lửa, hạt nhân từ phía Israel. "Lựa chọn Samson" được đặt theo tên một anh hùng trong kinh thánh của người Do thái, chấp nhận chết chung với kẻ thù bằng hành động giật sập ngôi đền Philistine. Tuy nhiên, cũng trong thời gian này, người Israel bị chi phối bởi niềm tin rằng bất cứ đối thủ nào của họ phát triển vũ khí hạt nhân cũng đều là mối đe dọa đối với sự tồn vong của Nhà nước Do thái và do đó, phải bị ngăn chặn bằng mọi giá. Niềm tin này là cơ sở để hình thành Học thuyết Begin với phát súng mở màn là sự kiện Thủ tướng Israel Menachem Begin quyết dùng vũ lực để ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iraq năm 1981. Israel cho rằng bất cứ đối thủ nào của họ chủ trương phát triển vũ khí hạt nhân đều là mối đe dọa đến sự tồn vong của Nhà nước Do thái nên phải bị ngăn chặn bằng mọi giá. Ảnh minh họa: bikyamasr. Song một nghịch lý là: "Lựa chọn Samson” chủ trương tìm kiếm và phát triển các lợi thế tiềm năng cơ bản cho Israel để răn đe các kẻ thù sở hữu vũ khí hạt nhân của họ. Trong khi đó, Học thuyết Begin lại chủ trương ngăn chặn bất cứ tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân nào từ các đối thủ của họ. Cuộc tranh luận mãi vẫn chưa có hồi kết về chương trình hạt nhân của Iran rõ ràng đã làm lộ ra những mâu thuẫn trong tư duy chiến lược của Israel. Có vẻ như, Học thuyết Begin xuất phát từ việc Israel không tin tưởng vào khả năng ngăn chặn hạt nhân của họ. Mặc dù “Lựa chọn Samson” của Israel ủng hộ cho Học thuyết Hủy diệt lẫn nhau (MAD) để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân giữa các quốc gia, giới lãnh đạo Israel ngày nay lại không tin vào chiến lược này. Họ cho rằng, việc để yên cho kẻ thù phát triển các khả năng hạt nhân chính là hành động “nối dáo cho giặc”, đẩy Israel vào tình thế nguy hiểm. Cảm giác bất an, nỗi sợ hãi bị tấn công – kết quả của giả định rằng Nhà nước Do thái luôn phải chống chọi với các mối đe dọa sinh tồn – trở thành lý do để Israel tìm kiếm sự bảo đảm an ninh tuyệt đối. Cốt lõi trong chiến lược của người Israel chính là khái niệm rằng họ chỉ có thể tồn tại trong trường hợp họ giành được ưu thế vượt trội hơn kẻ thù về mặt quân sự. Do đó, Israel luôn muốn giữ thế độc quyền hạt nhân trong khu vực. Điều này giải thích tại sao Israel tiến hành các cuộc không kích vào các cơ sở hạt nhân bí mật của Iraq năm 1981 và vào Syria năm 2007 nhằm bảo đảm thế độc quyền về khả năng hạt nhân của họ. Trong khi chương trình hạt nhân là một chiến lược để tìm kiếm sự bảo đảm cuối cùng cho kịch bản ngày tận thế trong trường hợp tất cả kẻ thù liên minh lại với nhau và dốc toàn lực tấn công, đe dọa hủy diệt Nhà nước Do thái thì những đối thủ truyền thống của Israel lại chẳng màng đến chiến lược ngăn chặn hạt nhân của nước này. Bằng chứng là, chiến lược ngăn chặn hạt nhân của Israel không ngăn được việc Syria và Ai Cập tấn công xâm lược Israel năm 1973 và việc Iraq phóng tên lửa vào lãnh thổ nước này năm 1991. Ngoài ra, một bằng chứng dễ thấy nhất chính là tình trạng bạo lực leo thang liên tục ở dải Gaza dẫn đến việc Israel phải hứng chịu các trận mưa rocket do các nhóm vũ trang Hezbollah hoặc Hamas tiến hành nhằm vào các khu dân cư đông đúc của Nhà nước Do thái trong suốt thập kỷ qua. Đáng nói là, các nhóm vũ trang này tấn công chống lại Israel bất chấp việc nước này luôn là lực lượng chiếm ưu thế trên chiến trường. Theo sử gia Avner Cohen, chương trình hạt nhân của Israel đã được khởi động mà không có những phân tích cẩn thận về các mục tiêu chiến lược lâu dài, cách thức áp dụng và các vấn đề liên quan khác đến khả năng răn đe của nó. Càng cố chống Iran, Irael càng bị chán ghét Thực tế là, ngày nay, phần lớn chiến lược gia của Israel theo đuổi Học thuyết Begin: ngăn chặn các đối thủ sở hữu vũ khí hạt nhân bằng mọi giá. Tuy nhiên, việc kích động một cuộc chiến chống lại Cộng hòa Hồi giáo nhằm ngăn chặn nước này sở hữu vũ khí hạt nhân chứng tỏ rằng Israel nghi ngờ khả năng ngăn chặn một nhà nước hạt nhân Iran theo như chiến lược hạt nhân của họ. Nói cách khác, họ không có đủ niềm tin vào chiến lược ngăn chặn hạt nhân - “Chọn lựa Samson” dựa trên Học thuyết hủy diệt lẫn nhau (MAD) bằng tên lửa, hạt nhân. Không ít người mù quáng cho rằng giới lãnh đạo Iran - bị thúc đẩy bởi hệ tư tưởng tôn giáo cứu thế sai lầm – sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân để tiêu diệt Israel, bất kể cái giá phải trả là gì. Những người khác thì lại lập luận thậm chí, trong trường hợp các nhà hoạch định chính sách Iran là những người có lý trí, thì thế giới quan bí ẩn cộng với quan hệ lạnh nhạt với Israel có thể sẽ khiến Tehran, vì một hiểu nhầm nào đó mà có thể khởi động cho sự leo thang hạt nhân mang lại những hậu quả khôn lường. Một lập luận phổ biến khác chống lại MAD xuất phát từ quan ngại Iran sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ dẫn đến sự phổ biến loại vũ khí hủy diệt trên khắp Trung Đông. Đáng bận tâm là, giới lãnh đạo Israel ngày nay cũng không ủng hộ MAD – cốt lõi của chiến lược “Chọn lựa Samson” của họ. Giới chức Israel cho rằng, để yên cho kẻ thù phát triển các khả năng hạt nhân chính là hành động “nối dáo cho giặc”, đẩy Israel vào thế nguy hiểm. Giới lãnh đạo Israel cho rằng để yên cho kẻ thù phát triển vũ khí hạt nhân là hành động "nối giáo cho giặc". Ảnh minh họa: news4u. Điều này giải thích tại sao Israel tiến hành các cuộc không kích vào các cơ sở hạt nhân bí mật của Iraq năm 1981 và vào Syria năm 2007 nhằm để đảm bảo thế độc quyền về khả năng hạt nhân của họ. Tuy nhiên, hành động kích động cho một cuộc chiến chống lại Iran hiện nay của Israel cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và chỉ khiến hình ảnh của Nhà nước Do thái trong mắt cộng đồng quốc tế ngày càng xấu xí đi. Thậm chí, nó kích động tình cảm chống Nhà nước Do thái phổ biến rộng rãi hơn trên phạm vi thế giới. Nicky Larkin, một nhà làm phim người Ireland nhấn mạnh: “Chống Israel được coi là một phần bản sắc Ireland của chúng tôi, giống như việc chúng tôi ghét người Anh vậy”. Thêm vào đó, cách đây không lâu, tờ Economist chạy bài xã luận tiêu đề “Nỗi ám ảnh Auschwitz”, cáo buộc căng thẳng và bất ổn ở Trung Đông mãi không dứt chính là do nỗi sợ hãi bị tấn công mù quáng của người Israel - sinh ra từ sau vụ tàn sát người Do thái thời Đức Quốc xã. Vì sợ hãi, Israel bị ám ảnh về một bóng ma hạt nhân Iran, do đó, biến Iran thành kẻ thù số 1 của họ. Bài xã luận “Nỗi ám ảnh Auschwitz” nhấn mạnh rằng “người Israel về mặt tâm lý đã chuyển căn nguyên gây ra nỗi lo sợ của họ vào một đối tượng không mấy liên quan: Iran”. Nhưng trong khi một cuộc tấn công Iran sẽ khiến Israel đối mặt với không ít rủi ro, đe dọa đến sự tồn vong của họ, thì thực tế, chính phủ nước này còn phải đối mặt với câu hỏi quan trọng khác. Đó là liệu theo đuổi một cuộc tấn công nhằm vào Cộng hòa Hồi giáo có thể chấm dứt khát vọng sở hữu vũ khí hạt nhân của họ hay không. Đây là câu hỏi mà Nhà nước Do thái cần phải trả lời trước khi đưa ra bất cứ hành động liều lĩnh nào. Đã đến lúc, Israel cần cân nhắc một cách nghiêm túc về việc sẽ tiếp tục ngăn chặn một nhà nước hạt nhân Iran hay sống chung với họ. Rõ ràng, nếu Học thuyết Begin thất bại, không còn cách nào khác Israel sẽ phải tính chuyện làm thế nào để sống chung với một nhà nước hạt nhân Iran. Israel thề sẽ ngăn chặn Cộng hòa Hồi giáo đạt được giấc mơ hạt nhân nhưng có vẻ như họ lại chưa chuẩn bị cho những gì sẽ xảy ra nếu họ thất bại để đạt được mục tiêu này. Cho đến nay, các nhà hoạch định chính sách của Israel vẫn tránh thảo luận công khai để tìm ra chiến lược chung sống với một nhà nước hạt nhân Iran. Lý do là, họ sợ bàn về vấn đề này sẽ tác động tiêu cực đến chiến lược ngăn chặn hạt nhân của họ và gây ra sự lầm tưởng rằng họ chấp thuận để Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, thực tế là, các cuộc tranh luận công khai về vấn đề này có khả năng sẽ làm tăng nhận thức và hiểu biết về việc làm thế nào để Israel có thể thực thi chiến lược ngăn chặn hạt nhân của họ hiệu quả nhất và để tránh bất cứ sự leo thang nguy hiểm nào liên quan đến vấn đề này. Đồng thời, nó giúp điều chỉnh, xóa bỏ các mâu thuẫn trong chiến lược hạt nhân của nước này. |
Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012
>> Nhượng bộ nhưng không chịu khuất phục
Việc phương tây thắt chặt lệnh trừng phạt có thể khiến Iran phải nhượng bộ trong các cuộc đàm phán hạt nhân sắp tới.
Việc phương Tây thắt chặt lệnh trừng phạt có thể khiến Iran phải nhượng bộ trong các cuộc đàm phán hạt nhân sắp tới với nhóm G5+1 - Tân Hoa Xã ngày 26/3 dẫn lời một chuyên gia Iran cho biết.
Iran có thể sẽ nhượng bộ, nhưng không phải các yêu cầu của Mỹ Sau khoảng hơn một năm dài bế tắc trong đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran, giữa tháng 2 vừa qua, Tehran đã gửi câu trả lời cho lá thư được gửi từ tháng 10/2011 của Chủ tịch Ủy ban Chính sách đối ngoại EU Catherine Ashton về việc nối lại các đàm phán hạt nhân. Theo tuyên bố của ông Ashton sau đó, năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cộng cùng với Đức (G5 +1) đã đồng ý khởi động lại các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran. Các nguồn tin khác nhau cho biết, vòng đàm phán đầu tiên giữa Tehran và các nước G5+1 sẽ được bắt đầu trong tương lai gần mặc dù địa điểm và thời gian cụ thể vẫn chưa chính thức được công bố. Theo phân tích của tiến sĩ Sadeq Zibakalam, giáo sư khoa học chính trị thuộc trường Đại học Tehran, trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Tân Hoa Xã thì có thể Iran sẽ nhượng bộ một số điều khoản trong cuộc đàm phán sắp tới do phải đối mặt với ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng từ việc phương Tây thắt chặt lệnh trừng phạt kinh tế. "Có nhiều lý do (khiến Tehran có thể nhượng bộ). Do tác động của các lệnh trừng phạt, đặc biệt là các hình thức xử phạt đối với ngân hàng trung ương của Iran, khiến Tehran gặp nhiều khó khăn trong việc nhập khẩu và xuất khẩu dầu mỏ" - ông Zibakalam nói. Tuy nhiên, cũng theo chuyên gia này, Iran sẽ không chấp thuận mọi yêu cầu của Mỹ. Nhượng bộ "không có nghĩa là Iran sẽ giơ cao tay và nói rằng chấp thuận mọi yêu cầu của Mỹ" - ông Zibakalam nói thêm rằng "Iran chỉ sẵn sàng nhượng bộ khi G5+1 cũng nhượng bộ lại". Theo bản báo cáo mật của IAEA bị rò rỉ hồi tháng Hai, nước cộng hòa Hồi giáo đã đẩy nhanh tiến độ làm giàu uranium mức độ cao trong vài tháng qua và tổ chức này đã bày tỏ lo ngại về việc Iran có thể đang vũ khí hóa chương trình hạt nhân của mình. Bản báo cáo còn nói rằng Iran không hợp tác với đoàn đại biểu cấp cao của IAEA trong 2 chuyến thăm gần đây. Zibakalam cho biết, cách để giải quyết các bất đồng xung quanh chương trình hạt nhân của Iran từ lâu nên được tiến hành theo kiểu xây bậc "từng bước một". "Đó là (quá trình) từng bước một. Iran đi một bước. G5+1 đi một bước. Sau đó, Iran lại đi một bước" - giáo sư Zibakalam nói. Cũng theo ông, mọi động thái nào quá mức đều có thể dẫn tới sự thất bại của các cuộc đàm phán: "nếu Mỹ, trong quá trình đàm phán, bắt đầu đòi hỏi những điều mà Iran tìm thấy... không hợp lý, sau đó có thể sẽ không còn có cuộc đàm phán nào nữa". Tấn công Iran, Israel chỉ khoa trương? Iran thử nghiệm tên lửa Bàn về khả năng có thể xảy ra một sự nhượng bộ đáng kể nào trước thời điểm diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hay không, giáo sư Zibakalam nói rằng ông nghi ngờ điều đó. "bởi vì nếu ông Obama có bất cứ hành động nào để hòa giải với Tehran, đối thủ đảng Cộng hòa của ông sẽ chỉ trích ông rằng... đã quá hiền với Iran." Đối với các lời lẽ đe dọa của Tel Aviv về khả năng tiến hành một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Tehran, giáo sư Zibakalam bày tỏ tin tưởng rằng Israel không manh động vì họ vẫn còn lo ngại về hậu quả của nó. Lý giải thêm về điều này, chuyên gia Iran cho biết, hiện có 2 trường phái suy đoán về hành động của Israel đối với chương trình hạt nhân của Iran. Một số cho rằng khi đưa ra các lời lẽ đầy đe dọa về việc sẽ tấn công các cơ sở hạt nhân của Tehran, Israel muốn tạo sức ép đối với các nước phương Tây để tăng mức độ trừng phạt đối với Iran. Một số khác lại tin rằng Israel đã nói quá những gì họ họ sẽ làm vì Israel lo sợ Iran có thể đã sở hữu vũ khí hạt nhân và trang bị nó cho các đồng minh trong khu vực như Hamas và Hezbollah. Và một cuộc tấn công chống lại Iran sẽ có thể khiến Tel Aviv phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng không thể lường trước được như các cảnh báo được ban hành trước đó. Còn trong trường hợp cuối cùng Israel vẫn không khởi động một cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran, theo ông Zibakalam,nước Mỹ chắc chắn sẽ bị kéo vào cuộc chiến và Iran chắc chắn sẽ trả đũa bằng cách tấn công Israel và các căn cứ của Mỹ trong khu vực. Nguy cơ lớn hơn nữa là cuộc chiến này có thể sẽ lan rộng ra các khu vực khác. Theo chuyên gia Zibakalam, Israel thực sự cảm thấy bị Tehran đe dọa, nhưng nếu các cuộc đàm phán sắp tới có nhiều bước tiến bộ, họ sẽ vui mừng vì có ít lý do để tấn công Iran hơn. Trong tháng 1/2012, EU đã quyết định sẽ áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Iran và nó sẽ có hiệu lực từ tháng 7 năm nay. Giáo sư Zibakalam cũng đồng tình với các phân tích trước đó cho rằng biện pháp này sẽ gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế Iran do nước này phụ thuộc quá lớn vào nguồn thu từ dầu. |
Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012
>> Bom khoan mới và những toan tính của Israel
Liên tục tăng cường kho bom xuyên boongke, Israel đang thể hiện quyết tâm lớn trong việc chặn đứng chương trình hạt nhân của Iran.
Tăng cường chuẩn bị
Tuần trước, quân đội Israel đã tiến hành thử nghiệm thành công một loại bom xuyên boongke mới do IMI (Israel Military Industries) chế tạo nhằm nâng cao khả năng đối phó với các mục tiêu nằm sâu trong lòng đất của Iran. Loại bom xuyên boongke mới có tên là MPR-500, nặng 500 pound (250kg). Loại bom mới này có khả năng xuyên thủng lớp bê tông cốt thép hoặc tường đất dày trước khi phát nổ. Một quan chức Quân đội Israel đánh giá loại bom mới này “rất đáng tin cậy” để chống lại các mối đe dọa hạt nhân từ Iran. Hình ảnh ghi nhận khả năng xuyên của MPR-500 trong thử nghiệm ngày 6/3. Ảnh: IMI MPR-500 là bom dẫn đường bằng laser có độ chính xác cao, được xem là một thiết kế nâng cấp từ loại bom xuyên boongke Mk-82 của Mỹ đang có trong biên chế của quân đội Israel (IDF). Loại bom này có thể sử dụng bộ dẫn hướng của bom thông minh JDAM hoặc bom Paveway để tiếp cận mục tiêu. Trong lần thử nghiệm mới nhất vào ngày 6/3/2012, MPR-500 thể hiện khả năng xuyên qua 3 bức tường bê tông cốt thép dày 200mm với khoảng cách giữa các bức tường lên tới 2 mét, bom có thể xuyên qua tường bê tông cốt thép cường lực với độ dày hơn 1 mét. Đầu đạn của bom được trang bị chất nổ cực mạnh, sức mạnh của vụ nổ chỉ tập trung trong bán kính khoảng 3 mét, bán kính sát thương tối đa là 10 mét, điều này làm tăng khả năng công phá tập trung cho một mục tiêu. Đây là một yêu cầu khá quan trọng cho phép Israel có thể tấn công các mục tiêu quân sự quan trọng của Iran bố trí xen kẽ với các mục tiêu dân sự khác. MPR-500 được xem là một bổ sung đáng kể cho kho vũ khí các loại bom xuyên boongke của IDF, là bước đệm giữa loại bom hàng không cỡ nhỏ GBU-39 và bom xuyên boongke hạng nặng GBU-28 5000 pound ( 2.268kg) đã được Mỹ đồng ý bán cho Israel trước đó. Khả năng của MPR-500 là một sự bổ sung đáng tin cậy trong các lựa chọn quân sự của IDF Ảnh: IMI Thời gian gần đây IDF liên tục tìm cách gia tăng kho vũ khí các loại bom xuyên boongke của mình. Điều này có thể xem là một minh chứng cho đồn đoán rằng Israel đang chuẩn bị tấn công phủ đầu vào các cơ sở hạt nhân của Iran. Bên cạnh việc liên tục tăng cường các loại bom xuyên boongke, IDF còn có kế hoạch mở rộng phi đội máy bay tiếp nhiên liệu trên không Boeing 707. Sau khi triển khai mở rộng, phi đội tiếp nhiên liệu trên không của IDF có khả năng đảm bảo cung cấp gần 2 triệu pounds (hơn 900 tấn) nhiên liệu, cho phép hàng trăm máy bay tiêm kích F-15, F-16 mang nhiều vũ khí hơn cho các nhiệm vụ ném bom tầm xa. Báo Ma'ariv của Israel ngày 8/3 cho biết, Washington đang có kế hoạch hạn chế tăng cường phi đội tiếp nhiên liệu trên không cũng như các loại bom xuyên boongke cho IDF nhằm tránh một hành động quân sự đơn phương của Israel nhắm vào Iran trong năm 2012. Trong khi đó, nguồn tin an ninh Israel phủ nhận thông tin về “sự đổi chác” trong kế hoạch sắp tới của Israel và sự bổ sung trang thiết bị quân sự từ phía Mỹ. Một nguồn tin Chính phủ Mỹ xác nhận, loại bom xuyên boongke hạng nặng GBU-28 là chủ đề đám phán song phương giữa Mỹ và Israel. Nguồn tin nhấn mạnh, hơn 100 quả GBU-28 đã được phê duyệt trong năm 2005, 50 quả khác đã được phê duyệt trong năm 2007, tuy nhiên con số này đã không có trong báo cáo mới lên Quốc hội Mỹ về doanh số bán hàng tiềm năng loại bom này cho Israel. Trung tướng Benny Gantz, tham mưu trưởng IDF cho biết, ông sẽ thảo luận với Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leo Panetta và chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ về tăng cường chất lượng cho IDF vào tuần tới tại Washington. Có thể đơn phương hành động Trong khi Washington đang tìm cách ngăn chặn một hành động quân sự đơn phương của Israel nhắm vào Iran, các quan chức an ninh tại quốc gia Do Thái này nhấn mạnh Israel có một “lựa chọn đáng tin cậy” để thực hiện một cuộc tấn công nhắm vào Tehran. “Nếu chúng ta có hành động quân sự, chúng ta sẽ làm tốt hơn những gì mà Washington mong đợi đặc biệt là với Tehran” các quan chức an ninh Israel nói. Phát biểu trước nhóm vận động hành lang ủng hộ Israel tại Mỹ (AIAPAC) tại Washington ngày 6/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã khơi dậy cụm từ “Holocaust”, hay còn gọi là “ sự hủy diệt đại quy mô”, ông nói. “Israel luôn luôn phải có khả năng tự bảo vệ chính mình, tự mình chống lại mối đe dọa”, ông nói thêm. Israel có thể đơn phương hành động quân sự chống lại Iran mà không cần phải chờ đợi sự đồng ý từ phía Washington. Trong thông cáo báo chí được phát đi từ Nhà Trắng ngày 6/3 trích dẫn phát biểu của Tổng thống Obama cho biết, các lệnh trừng phạt chống lại Tehran đang có hiệu lực. Tổng thống Obama nhấn mạnh, “Bằng cách nào đó chúng ta đang có một sự lựa chọn trong một vài tuần tới thậm chí một tháng hoặc 2 tháng tới sẽ không có các hành động bất ngờ”. Năm 1981, Israel đã tấn công phủ đầu vào lò phản ứng hạt nhân của Iraq, năm 2007 Israel cũng tiến hành tấn công phá hủy một khu vực bị nghi ngờ là cơ sở hạt nhân của Syria. Trung tướng nghỉ hưu Dan Halutz, cựu chỉ huy lực lượng Không quân Israel, là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về các tranh chấp nhấn mạnh, Thủ tướng Netanyahu nên coi Iran là mối đe dọa cho sự tồn tại của Israel. Ông cho biết “Iran là một mối đe dọa nghiêm trọng nhưng không phải là một mối đe dọa đang hiện hữu, và người ta không nên sử dụng điều này là cái cớ để tấn công Iran”. Theo ông Halutz, hành động quân sự là sự lựa chọn cuối cùng và nó phải được dẫn dắt bởi những quốc gia khác, Israel cần phải cân nhắc những lựa chọn của mình trước khi nghĩ đến hành động quân sự. |
Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012
>> Tên lửa chống hạm của Iran có thực sự nguy hiểm?
Iran tuyên bố đã bắn thử thành công tên lửa hành trình chống hạm có tên là Quader, vậy loại tên lửa này ghê gớm như thế nào?
Quốc gia Hồi giáo này đã hai lần đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz, con đường vận chuyển dầu mỏ chiến lược của thế giới.Do đó, cuộc tập trận hải quân kéo dài 10 ngày của Iran trên eo biển Hormuz đã thu hút sự chú ý đặc biệt của cộng đồng quốc tế.
Trong thời gian diễn ra tập trận, Iran tuyên bố bắn thử thành công tên lửa hành trình chống hạm mới có tên Quader. Theo tuyên bố, đây là loại tên lửa chống hạm mới nhất do các kỹ sư Iran phát triển. Tên lửa Quader rời bệ phóng trong lần bắn thử nghiệm hôm 3/1/2012. Ảnh: Rohama Tên lửa chống hạm Quader được đích thân Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad giới thiệu trong lần đầu tiên ra mắt vào ngày 23/8/2011. Theo tuyên bố của Iran, Quader là loại tên lửa chống hạm tối tân nhất của quân đội nước này, có thể tiêu diệt bất cứ mục tiêu mặt nước nào trong phạm vi 200km. Tầm bắn này bao phủ eo biển Hormuz. Cũng theo nguồn tin từ Iran, hành trình bay của Quader thấp nên có thể tránh được sự phát hiện của radar và các phương tiện trinh sát khác. Tên lửa được bố trí trên xe cơ động với 3 quả đạn/bệ phóng hoặc 2 quả đạn/bệ phóng với ăng ten ở giữa. Ngoài ra, Quader được triển khai trên một số tàu chiến của Hải quân Iran. Đi kèm với các bệ phóng cơ động là các thiết bị, khí tài dẫn đường, kiểm soát bắn và tác chiến điện tử hùng hậu nhằm đảm bảo cho tên lửa Quader hoạt động hiệu quả nhất. Các quan chức cấp cao của quân đội Iran đang trực tiếp tham quan khu vực bố trí tên lửa Quader Ảnh: Rohama Thông số kỹ thuật cụ thể của loại tên lửa này vẫn chưa được công bố, song theo quan sát, tên lửa có hình dáng bên ngoài rất giống với tên lửa chống hạm C-802 của Trung Quốc. Tạp chí Jane’s Defence Weekly cho biết, Hải quân Iran đang sở hữu trong biên chế khoảng 60 tên lửa chống hạm C-802 của Trung Quốc. Ban đầu, Iran yêu cầu đặt mua tới 150 tên lửa C-802, tuy nhiên, do gặp phải sự phản đối của Mỹ, Trung Quốc đã ngưng hợp đồng cung cấp tên lửa chống hạm cho Iran sau khi đã chuyển giao được 60 quả. Một số nguồn tin cho biết, Trung Quốc đã xuất khẩu thêm cho Tehran khoảng 15 tên lửa chống hạm Noor, được cho là biến thể của C-802. Không loại trừ khả năng Iran đã phát triển tên lửa chống hạm Quader dựa trên những hiểu biết về C-802 mà nước này đang sở hữu. Trong khi đó, Ausairpower cho rằng, tên lửa chống hạm mà Iran tuyên bố mới phát triển thực chất chỉ là cách gọi tên khác đi của biến thể phòng thủ ven bờ C-802 mà Trung Quốc đã xuất khẩu cho Iran trước đó. Hoặc đây chỉ là biến thể nâng tầm bắn lên 200km so với 120km của bản gốc và Tehran đã cố tình đặt tên mới cho biến thể nâng cấp này nhằm “phô trương” khả năng của ngành công nghiệp quốc phòng nước này. Nhận định này có cơ sở hơn khi so sánh xe phóng của biến thể phòng thủ ven bờ C-802 và Quader là hoàn toàn giống nhau, điểm khác biệt duy nhất là chiếc radar dẫn đường ở giữa hai ống phóng so với biến thể gốc. Tên lửa chống hạm Quader (ảnh trên) và biến thể phòng thủ ven bờ C-802 của Trung Quốc xuất khẩu cho Iran (ảnh dưới). Quader có thể không phải là một loại tên lửa mới, song việc nâng cấp tầm bắn lên đến 200km được xem là thành công quan trọng của Tehran trong việc từng bước làm chủ các công nghệ để sản xuất các loại tên lửa mới hiện đại hơn. Năng lực của tên lửa chống hạm Quader vẫn là một ẩn số, song sự kiện bắn thử thành công loại tên lửa chống hạm này trong một cuộc tập trận hết sức “nhạy cảm” này cho thấy Tehran có đủ sự tự tin để hiện thực hóa những gì mà họ tuyên bố. Khả năng cơ động cao, tầm bắn trên 200km, Quader có thể không phải là mối đe dọa quá lớn đối với các chiến hạm của Mỹ, nhưng sẽ là một hiểm họa khôn lường đối với tự do hàng hải qua eo biển chiến lược Hormuz. |
Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012
>> Chiến tranh Iran - Israel gần kề?
Iran ráo riết tập trận trước thông tin từ Mỹ cho rằng Israel sắp tấn công Tehran.
Iran tập trận hồi tháng 1 vừa qua Các lực lượng ở Iran đã bắt đầu một loạt các ý đồ chiến tranh trên không vào hôm qua nhằm nâng cấp tình trạng sẵn sàng chiến đấu - thông tin từ hãng Fars News Agency cho biết. Các cuộc tập luyện của lực lượng vũ trang với tên gọi Hamiyan-e Vellayat (Những người ủng hộ cho Lãnh đạo Tôn giáo) đã được tiến hành tại tỉnh miền nam của Iran. Đây là một loạt các cuộc tập trận đặc biệt liên quan tới cả đơn vị bộ binh. "Lực lượng này cũng đã có cuộc tập dượt ở miền đông Iran vào tháng vừa qua, khi các đơn vị vũ trang và các biệt kích "tấn công vào các vị trí của quân thù giả định trong năm giai đoạn, sau đó nã pháo vào quân thù" - hãng tin cho biết. Một chỉ huy cấp cao của lực lượng vũ trang Iran cho biết rằng quân đội đã "thử nghiệm thành công" các công cụ và phương tiện chiến đấu được sản xuất mới nhất ở trong nước và đã đạt được "các kết quả khả quan" trong việc thử nghiệm các tiềm lực của đơn vị vũ trang. Các cuộc tập trận này của Iran diễn ra trong bối cảnh Israel được cho là sẽ tấn công Iran trong thời gian vài tháng tới. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã nói rằng Israel có thể sẽ tấn công Iran trong khoảng tháng Tư, tháng Năm hoặc tháng Sáu tới. Thông tin này đưa ra sau khi có báo cáo cho biết Iran có khả năng phát triển 4 quả bom hạt nhân và các cuộc tấn công bằng tên lửa có thể gây ảnh hưởng tới Mỹ. Ông Panetta đã nhìn thấy "nhiều khả năng" là Israel sẽ tấn công vào Iran trong tương lai rất gần. Thông tin này do tờ Washington Post đăng tải. Theo đó, cuộc tấn công có thể tiến hành trước khi Iran chuyển sang giai đoạn được gọi là "khu vực miễn vào" - đó là khi các cơ sở hạt nhân của họ được củng cố quá vững chắc để có thể tấn công thành công. Cũng theo tác giả bài báo này thì Israel sợ rằng Iran đang tiến rất gần tới việc sản xuất hạt nhân ở mức mà chỉ có Mỹ mới có khả năng ngăn chặn bằng phương tiện quân sự. Bộ trưởng Panetta và Lầu Năm góc từ chối bình luận về thông tin, nhưng một nguồn tin giấu tên từ hãng Reuters đã xác nhận quan điểm của Nhà Trắng và Bộ Quốc phòng. |
Nhãn:
Israel - Iran,
Leon Panetta,
Quân đội Iran
Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011
>> Trung Quốc đã có được UAV RQ-170 Sentinel?
Trung Quốc rất có thể đã có được công nghệ trong chiếc UAV trinh sát tàng hình RQ-170 Sentinel của Hoa Kỳ
Gần đây, có tin đồn rằng Trung Quốc cuối cùng cũng đã tiếp cận được với chiếc UAV trinh sát tàng hình RQ-170 Sentinel bị bắn rơi ở Iran. Nếu điều này thực sự xảy ra, Trung Quốc sẽ có thể làm chủ các công nghệ chủ yếu có trong RQ-170 và sử dụng chúng trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ của họ.
Đặc biệt, Trung Quốc có thể xây dựng các biện pháp để đối phó với các máy bay tàng hình của Mỹ nếu chúng trinh sát dọc theo biên giới nước này. Iran có đầy đủ những lý do chính trị, quân sự cũng như tài chính, để trao cơ hội này cho Trung Quốc. Mặc dù một số quan chức Iran rất tự tin khi khoe khoang rằng nước này đã có thể làm chủ công nghệ Sentinel, tuy nhiên theo các chuyên gia, Iran còn lâu mới có thể khai thác được công nghệ tiên tiến sử dụng trong UAV tàng hình của Mỹ, nếu không muốn nói là nước này gần như không có khả năng đó. Nhưng nếu như Iran thực sự trao cho Trung Quốc cơ hội có được RQ-170 thì đây sẽ là bước đi rất thông minh của quốc gia Hồi giáo này. Trao RQ cho Trung Quốc đồng nghĩa với việc Iran có thể tiếp cận một cách rộng rãi hơn với công nghệ Trung Quốc cũng như tăng cường mối quan hệ với nước này trong cuộc đối đầu với phương Tây về chương trình hạt nhân của mình. Trung Quốc là nhà cung cấp vũ khí đáng tin cậy cho Iran kể từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước, bao gồm việc cung cấp các máy bay chiến đấu F -7, tàu tuần tra cao tốc, tên lửa chống tàu, cũng như giúp đỡ trong việc phát triển các tên lửa đạn đạo của Iran. Gần đây, nguồn tin không chính thức từ hãng thông tấn Iran cho biết rằng, các quan chức Nga và Trung Quốc đã đưa ra các yêu cầu để có thể tiếp cận chiếc UAV trinh sát tàng hình của Hoa Kỳ. Sau khi mối quan hệ Trung - Xô trở nên lãnh đạm vào những năm 1960, Trung Quốc đã tích cực copy công nghệ của Liên Xô để hiện đại hóa quân đội. Đồng thời, thông qua các nước thứ ba, Trung Quốc cũng đã tiếp cận với một số loại máy bay và công nghệ hàng không vũ trụ của Mỹ. Và rất khó để xác định mức độ “truy cập” của Trung Quốc vào các sản phẩm này. Ví dụ điển hình nhất là việc Trung Quốc tiếp cận các máy bay chiến đấu F -16 của Không quân Pakistan. Trong hai thập kỷ qua, trình độ công nghệ của máy bay quân sự Trung Quốc và khả năng sản xuất các hệ thống hàng không vũ trụ phức tạp đã phát triển một cách nhanh chóng. Điều đó có nghĩa rằng, Trung Quốc có thể copy công nghệ của bất cứ loại vũ khí nào kể cả UAV hiện đại và bí mật nhất của Mỹ, Sentinel. Ví dụ, trong thiết kế của máy bay chiến đấu J -10, Trung Quốc đã sử dụng các hợp kim tối tân và vật liệu composite với mật độ cao và trọng lượng thấp. Trung Quốc cũng đã phát triển máy bay chiến đấu J -11 B dựa trên cơ sở máy bay Su-27 của Nga, và có những bước tiến lớn trong việc nội địa hóa sản xuất. Sự xuất hiện của một nguyên mẫu máy bay chiến đấu tàng hình J -20, lần đầu tiên cất cánh vào tháng Giêng năm nay, cho thấy rằng, Trung Quốc có thể sử dụng công nghệ tàng hình trong việc xây dựng và phát triển các máy bay chiến đấu thế hệ mới. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)