Triều Tiên tuyên bố đã bắt đầu giai đoạn cuối cùng chế tạo lò phản ứng nguyên tử nước nhẹ, cũng như công bố kết quả trong làm giàu uranium.
Đại diện Bộ Ngoại giao Triều Tiên nhấn mạnh, toàn bộ chương trình hạt nhân hoàn toàn chỉ nhằm mục đích hoà bình. Bình Nhưỡng cũng sẵn sàng thảo luận “vấn đề hạt nhân” tại các cuộc hội đàm sáu bên, chúng có thể được nối lại mà không cần những điều kiện bổ sung.
Cộng tác viên khoa học hàng đầu của Trung tâm Triều Tiên - Viện Viễn Đông Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga, ông Konstantin Asmolov giải thích: “Triều Tiên thật sự hết sức cần năng lượng điện, vì họ không thể xây dựng các nhà máy thuỷ điện trên các con sông nhỏ ở vùng núi có dòng chảy luôn thay đổi. Họ không có trữ lượng than đá, mà xây dựng các nhà máy năng lượng sạch thì quá đắt đỏ. Trong những điều kiện như vậy thì năng lượng hạt nhân có thể là lối thoát”. Nhưng giáo sư trường Đại học Nhân văn Quốc gia (RSUH), ông Valery Denisov cho rằng những tuyên bố về các thành tựu trong lĩnh vực hạt nhân còn nhằm các mục đích chính trị. “Triều Tiên muốn các nước đối xử với họ bình đẳng, có tính đến lợi ích của họ. Chỉ với những điều kiện như vậy thì nước này mới sẵn sàng thương lượng," ông nói. Hình chụp vệ tinh lò phản ứng Yongbyon của Triều Tiên. Tuy nhiên, tất cả đều quan tâm đến vấn đề: Vậy Triều Tiên theo đuổi chương trình hạt nhân nào? Mọi tuyên bố về tính chất hoà bình của các nghiên cứu ngay lập tức vấp phải việc thiếu bằng chứng, bởi vì Triều Tiên không hợp tác với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Đồng thời các nhân vật chính thức luôn đòi hỏi việc thừa nhận quyền nghiên cứu nguyên tử vì mục đích hoà bình là điều kiện tất yếu để bắt đầu thảo luận quốc tế về vấn đề hạt nhân. Nhưng các nước phản đối không chịu đưa ra sự công nhận đó khi chưa chứng minh được là đất nước đóng cửa nhất thế giới này sẵn sàng đặt vũ khí hạt nhân của mình dưới sự kiểm soát. Ông Valery Denisov cho rằng, Triều Tiên phải mở cửa đối với IAEA và tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Còn ông Asmolov nói: “Kinh nghiệm Libya cho thấy là từ chối chương trình hạt nhân là bất lợi. Năm 2003, cựu Tổng thống Gaddafi đã ngừng các công việc trong lĩnh vực này và bắt đầu đối thoại với các đối thủ cũ, nhưng cuối cùng ông ta đã bị tiêu diệt. Và Bình Nhưỡng ghi nhận điều đó để tính toán”. “Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên không từ chối thực hiện các yêu cầu của cộng đồng thế giới, nhưng họ muốn nhận được những lợi ích nào đó," ông Denisov nói. Những tuyên bố của Bình Nhưỡng về các kết quả sắp đạt được trong lĩnh vực nguyên tử vì mục đích hoà bình xuất hiện trong bối cảnh bê bối xung quanh Iran đang nóng lên. Trước đó không lâu báo chí Hàn Quốc đã đưa các thông tin về việc tại các cơ sở hạt nhân của Iran, kể cả ở Natanz và Kum có hàng trăm chuyên gia Triều Tiên làm việc. Nghĩa là hai nước đang chịu sự trừng phạt của quốc tế cố gắng hỗ trợ lẫn nhau. Vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo là hai thứ "đảm bảo" hòa bình cho Triều Tiên. Chính sách của Iran và Triều Tiên có nhiều điểm giống nhau. Cả hai nước đề nói bóng nói gió đến việc họ có vũ khí huỷ diệt hàng loạt nhưng không đưa ra bất cứ bằng chứng nào. Ông Konstantin Asmolov cho rằng: “Triều Tiên, trong bối cảnh không có nền công nghiệp quốc phòng riêng của mình, buộc phải “phùng mang trợn mắt” và nói về chương trình hạt nhân của mình”. Nhưng, theo chuyên gia này, toàn bộ chương trình của Triều Tiên là 3 lần khởi động thất bại trong 11 năm. Đồng thời, Triều Tiên không bao giờ nói về vũ khí hạt nhân, mà chỉ nói về kiềm chế hạt nhân. Nếu nổ ra chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên, thì Hàn Quốc sẽ đưa ra đội quân UAV và các kỹ thuật tự động khác. Các lính gác tự động hoá (robot), đã được đưa ra lắp đặt dọc đường biên giới của Hàn Quốc. Ông Asmolov giải thích: “Điều này có nghĩa là sự đối đầu của tiềm năng con người chống lại tiềm nămg kỹ thuật. Nhưng muốn có người lính phải cần 15 năm nuôi dưỡng, còn máy móc thì có thể lắp trên dây chuyền trong mấy giờ đồng hồ. Vì vậy, Bình Nhưỡng muốn sử dụng vũ khí hạt nhân như là một phương tiện chế áp điện từ các máy móc tự động”. Bộ Ngoại giao Nga đã có đáp trả tuyên bố của Triều Tiên, kêu gọi thực hiện việc kiểm soát toàn bộ chương trình hạt nhân và mời các chuyên gia của IAEA đến thanh sát cơ sở làm giàu uranium ở Neneben. |
Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011
>> 'Để tồn tại cần có vũ khí hạt nhân'
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét