Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Kho vũ khí hạt nhân

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Kho vũ khí hạt nhân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kho vũ khí hạt nhân. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

>> Bí mật kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc

Trung Quốc đang nhanh chóng xây dựng một quân đội lớn hơn, trang bị vũ khí tinh vi hơn. Đây là những gì họ có, những gì họ muốn có, và những gì có ý nghĩa đối với Mỹ.

Ẩn kiếm

Năm 2006, Trung Quốc hé lộ một thiết kế máy bay không người lái (UAV) gọi là Anjian (Ẩn kiếm, Dark Sword), nhưng từ đó nó đã biến mất khỏi con mắt công chúng. Các nhà phân tích phương Tây không chắc liệu máy bay này vẫn còn đang được phát triển hay không. Nếu có, những tính năng thiết kế nhất định, chẳng hạn như một động cơ phản lực-không khí dòng thẳng (ramjet) cho thấy đây là một UAV tốc độ cao, có thể làm nhiệm vụ giám sát và tấn công ở xa bờ biển Trung Quốc.

Dù số phận của Dark Sword ra sao, các kế hoạch UAV của Trung Quốc vẫn đầy tham vọng. Mùa hè 2012, chính phủ Trung Quốc đã công bố các kế hoạch xây dựng 11 căn cứ UAV ở ven biển.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Ẩn kiếm

Dực thủ long I

UAV Dực thủ long I (Pterodactyl I) của Trung Quốc rất giống với UAV Predator của quân đội Mỹ. Dường như, nó được thiết kế cho nhiệm vụ giám sát thời gian dài, ở độ cao trung bình, và tấn công. Một UAV khác của Trung Quốc là Thăng Long (Soaring Dragon) trông giống như một phiên bản nhỏ hơn của RQ-4 Global Hawk của quân đội Mỹ. Các nhà phân tích cho rằng, nó được thiết kế để giám sát trên biển và trinh sát ở độ cao lớn.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Dực thủ long I và Thăng long

J-20

Năm 2011, quân đội Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm J-20, tiêm kích tàng hình đầu tiên do Trung Quốc tự phát triển. Máy bay này được cho là có thể được đưa vào trang bị sau năm 2017.

Các nhà phân tích cho rằng, J-20 được trang bị lớp phủ làm tán xạ sóng radar và có các khoang vũ khí bên trong thân. Hiện có rất ít thông tin công khai về chương trình về chương trình phát triển máy bay tiêm kích của Trung Quốc, nhưng sự xuất hiện vào tháng 9/2012 của mẫu chế thử tiêm kích tàng hình thứ hai là J-31 Falcon Eagle mà một số nhà quan sát cho là có thể có khả năng cất/hạ cánh trên tàu sân bay cho thấy, J-20 chỉ là loại đầu tiên trong một loạt các tiêm kích tiên tiến của Trung Quốc.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích J-20

DF-21D

Tên lửa đạn đạo triển khai tĩnh tại là mục tiêu dễ dàng cho các lực lượng đối phương để tiêu diệt bằng đòn tấn công phủ đầu. Các tên lửa cơ động DF-21D phóng từ xe ô tô bệ phóng thì không phải như vậy. Sau khi được phóng lên từ gần bờ biển, tên lửa bay vào vũ trụ rồi quay trở lại khí quển với tốc độ hơn 3.000 dặm/h và lao 1.300 kg thuốc nổ vào mục tiêu. Trung Quốc không đặt cho DF-21D biệt danh “sát thủ tàu sân bay”. Các nhà phân tích quân sự Mỹ đã làm như vậy.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đường đạn đạo chống tàu DF-21D

Thần Long

Với một trạm không gian đang được xây dựng và các kế hoạch cho một chuyến bay vũ trụ có người lái lên mặt trăng, Trung Quốc đang tìm cách làm thay đổi cán cân sức mạnh trên quỹ đạo. Năm 2007, Trung Quốc đã phô trương các tên lửa chống vệ tinh bằng cách bắn hạ một vệ tinh thời tiết bị loại bỏ, tạo ra 40.000 mảnh rác trong vũ trụ.

Hiện nay, họ đang thử nghiệm một phương tiện bay quỹ đạo không người lái quỹ đạo có tên là Thần long (Shenlong). Có thể sánh với máy bay vũ trụ X-37B của Không quân Mỹ, Thần long có thể nhanh chóng đặt các vệ tinh vào quỹ đạo và có tiềm năng mang các vũ khí có thể vô hiệu hóa các vệ tinh thông tin, định vị và giám sát của các quốc gia đối địch.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay vũ trụ Thần Long


(Nguồn : Vietn
amdefence)

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

>> Hồ sơ vũ khí hạt nhân Trung Quốc (Kỳ 1)

Trung Quốc là quốc gia sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba trên thế giới. Vậy nước này đã dùng phương cách gì để đạt được thành tựu đó?

>> Lộ diện vũ khí hạt nhân chiến lược của Trung Quốc



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Cha đẻ bom nguyên tử Trung Quốc Tiền Tam Cường.
“Không thể bằng lòng khi không có vũ khí hạt nhân”

Dù là người đi sau, nhưng với phương châm bằng mọi cách, dốc toàn bộ trí và lực để đạt được mục đích của mình, vậy chúng ta biết gì về “hành trình” đến với vũ khí nguyên tử của Trung Quốc?

Ngay từ những năm đầu thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị nước này đã ý thức rằng, Trung Quốc cần phải có một lực lượng vũ trang mạnh với vũ khí hiện đại, bao gồm vũ khí hạt nhân.

Mao Trạch Đông từng tuyên bố: “Trong thế giới ngày nay chúng tôi không thể bằng lòng khi không có nó (vũ khí hạt nhân)…, thế giới phương Tây tỏ thái độ coi thường Trung Quốc bởi vì chúng tôi không có bom nguyên tử, chỉ có lựu đạn”.

Để thực hiện tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân, đầu năm 1950, Trung Quốc thành lập Viện Hàn lâm Khoa học và Tiền Tam Cường trở thành Phó Giám đốc đầu tiên của Viện này. Ông này được coi là cha đẻ của bom nguyên tử Trung Quốc.

Vậy, Tiền Tam Cường là ai? mùa hè năm 1937, Tiền Tam Cường được Bắc Kinh đưa đi nghiên cứu sinh ở Viện radium, ĐH Paris. Sự nghiệp nghiên cứu khoa học của ông được nhà khoa học Frederic Joliot-Curie dẫn dắt.

Năm 1940, Tiền Tam Cường đã bảo vệ thành công luận án của mình và tiếp tục làm việc ở Pháp. Từ những thành tích xuất sắc của mình, năm 1947, nhà khoa học này đã được trao giải thưởng của Viện Hàn Lâm Khoa học Pháp. Năm sau ông trở về Trung Quốc.

Ngoài Tiền Tam Cường, dự án phát triển hạt nhân của Trung Quốc cũng có sự tham gia của hàng trăm nhân tài hoa kiều. Trong số họ phải kể đến hai nhà vật lý Ganpan Wang và Zhao Zhongyang từ ĐH Illionois, sau nhiều năm sinh sống ở nước ngoài đã có mặt tại Trung Quốc trong thời kỳ đầu của dự án phát triển hạt nhân. Chính họ đã mang rất nhiều bí mật hạt nhân và những kinh nghiệm đúc rút từ thực tế ở nước ngoài về cho quê hương.

Mùa xuân năm 1953, đoàn đại biểu của Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc có chuyến “công du” đến Liên Xô để mở rộng kiến thức về công nghệ hạt nhân.

Chuẩn bị đón đoàn khách Trung Quốc, Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô, Viện sĩ Alexamder Nesmeyanov đã khuyên các cơ quan có thẩm quyền phải cận trọng khi làm việc với phái đoàn Trung Quốc và Tiền Tam Cường, chỉ giới thiệu một số công trình khoa học có tính chất chung chung mà không giới thiệu vấn đề định hướng.

Tháng 10/1954, lần đầu tiên Mao Trạch Đông đề nghị Moscow giúp Bắc Kinh chế tạo vũ khí hạt nhân nhân dịp Nikita Khushchev viếng thăm Bắc Kinh. Khi đó, Khushchev đã không đưa ra bất kỳ lời hứa đảm bảo nào, hơn nữa Nikita Khushchev còn khuyên Mao Trạch Đông nên từ bỏ dự án hạt nhân vì Trung Quốc chưa có nền tảng khoa học kỹ thuật, công nghiệp và tiềm lực kinh tế cần thiết.

Cũng trong thời gian ấy, niềm tin của các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị Trung Quốc về sự cần thiết sở hữu vũ khí hạt nhân ngày càng lên cao, nhất là trong bối cảnh nước này tham gia cuộc chiến ở Triều Tiên (1950-1953) và xung đột Trung - Mỹ leo thang ở eo biển Đài Loan (năm 1958).

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhận thức mối đe dọa từ phía Mỹ khi họ có thể sử dụng bom nguyên tử, chính vì thế, tại cuộc họp mở rộng của ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 15/1/1955, Mao Trạch Đông đã đưa ra chỉ thị: Trung Quốc phải phát triển bom nguyên tử với sự giúp đỡ của Liên Xô hoặc là không có sự tham gia của Liên Xô.

Khrushchev nhượng bộ

Nhằm tăng cường nguồn tài nguyên uranium thô (sẽ nhận được theo cam kết từ phía Trung Quốc trong trao đổi để giúp đỡ về việc thăm dò uranium) ngày 20/1/1955, Liên Xô nhất trí ký thỏa thuận với Trung Quốc về kế hoạch cùng nhau nghiên cứu địa chất ở Tân Cương và phát triển mỏ uranium.

Việc tìm kiếm mỏ uranium, ngoài sự tham gia của các chuyên gia Liên Xô và Trung Quốc còn có một số nhà khoa học đến từ Đông Âu. Địa điểm đầu tiên tìm thấy nguồn trữ lượng uranium là ở khu vực Tây - Bắc Trung Quốc (Tân Cương) và nơi đây cũng đã bắt đầu triển khai công tác khai thác mỏ từ năm 1957.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông (trái) và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Khruschev.

Tiếp theo, ngày 7/4/1956, hai bên đã ký một thỏa thuận. Theo đó, Liên Xô sẽ cung cấp viện trợ để xây dựng các công trình dân sinh và quân sự, gồm tuyến đường sắt từ Aktoga đến Lanzhuo (Lan Châu) để chuyên chở các trang thiết bị của Trung tâm thử nghiệm vũ khí nguyên tử đầu tiên ở Lop Nor.
Mùa đông 1956, Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định “phát triển năng lượng hạt nhân”. Trong dự án này có hai lĩnh vực cơ bản, chế tạo tên lửa chiến lược và vũ khí nguyên tử. Từ năm 1956-1967, tất cả các tinh hoa của nền khoa họcTrung Quốc và hơn 600 nhà khoa học Liên Xô đã làm việc theo kế hoạch phát triển khoa học đầy tham vọng này.

Kế hoạch này gồm phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình, nghiên cứu công nghệ phản lực, chế tạo công nghệ bán dẫn và phát triển máy tính …Để thực hiện những kế hoạch này, Bắc Kinh yêu cầu Liên Xô và các nước “hỗ trợ một cách toàn diện và nhanh chóng”.

Ngoài ra, thời gian đó, Liên Xô đã cam kết xây dựng hàng trăm nhà máy công nghiệp Quốc phòng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, điều mà Bắc Kinh muốn Liên Xô giúp đỡ đầu tiên đó là việc phát triển trong lĩnh vực hạt nhân và quốc phòng. Tình hình bất ổn ở Ba Lan và Hungary xảy ra năm 1956 cũng khiến cho Khrushchev rất cần sự hỗ trợ từ phía Trung Quốc về mặt chính trị, do đó đã quyết định mở rộng hợp tác với Trung Quốc. Trước đó Khrushchev vừa trải qua cuộc “sàng lọc” nội bộ với Molotov và những người thân cận, chính vì thế Khrushchev muốn Mao có mặt trong Đại hội Đảng Cộng Sản tại Moscow năm 1957. Khrushchev muốn thành công trong quan hệ với Trung quốc để tăng cường vị thế của mình ở Liên Xô, và nhà lãnh đạo Trung Quốc đã rất khôn khéo sử dụng tình thế này. Mao tuyên bố sẽ đến Liên Xô chỉ sau khi ký kết thỏa thuận kỹ thuật - quân sự, bao gồm cả việc chuyển giao nguyên liệu và mô hình để Trung quốc sản xuất vũ khí nguyên tử. Vì thế, ngày 15/10/1957, Trung - Xô đã đặt bút ký thỏa thuận chuyển giao công nghệ sản xuất vũ khí hạt nhân cho Trung Quốc. Moscow chỉ từ chối chuyển giao các tài liệu liên quan đến xây dựng tầu ngầm hạt nhân.

Theo phương tiện truyền thông Trung Quốc, khi đó Liên Xô cũng đã cung cấp hai mẫu tên lửa tầm ngắn đất đối đất cho phía Trung Quốc. Đây là cách mà người Trung Quốc đạt được mục đích tiếp cận với công nghệ chế tạo vũ khí hạt nhân của Liên Xô. Cũng từ đó, bắt đầu từ năm 1958, Trung Quốc sẽ là nơi đến của các nhà khoa học hạt nhân Liên Xô. Trong giai đoạn 1950-1960, đã có khoảng 10.000 các chuyên gia ngành công nghiệp hạt nhân Liên Xô đến làm việc tại Trung Quốc, với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, đã lựa chọn, xây dựng bãi thử nghiệm hạt nhân Lop Nor.

Vào tháng 9/1958, các nhà khoa học Liên Xô đã giúp đỡ để khởi động lò phản ứng thí nghiệm hạt nhân nước nặng đầu tiên của Trung Quốc và xây dựng máy gia tốc thực nghiệm. Đồng thời Liên Xô đã tiếp nhận và đào tạo 11.000 chuyên gia và 1.000 nhà bác học cho Trung Quốc.

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

>> Lộ diện vũ khí hạt nhân chiến lược của Trung Quốc

Một trong những loại vũ khí chiến lược của Trung Quốc cho đến năm 2040 là tên lửa DF-31 và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2.

>> Tàu ngầm Trung Quốc tập trung gần Vịnh Bắc Bộ
>> 6 hệ thống tên lửa đang là tiêu điểm của thế giới
>> Vệ tinh Mỹ bị đe đọa bởi tên lửa hạt nhân TQ



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Trung Quốc DF-31.


Hướng phát triển cũng như tốc độ phát triển các loại tên lửa chiến lược của Trung Quốc trong thế kỉ 21 luôn là một chủ đề hào hứng và hóc búa đối với các chuyên gia quân sự thế giới. Trung Quốc đã vận dụng rất nhiều những tiêu chuẩn để bảo đảm bí mật quân sự và Liên Xô trước đây đã gặp phải một vấn đề nan giải trong việc đánh giá khả năng quân sự và xu hướng phát triển lực lượng vũ trang cũng như vũ khí của Trung Quốc.

DF-31 là một trong những thành tựu nổi bật trong kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc. Công cuộc nghiên cứu loại tên lửa này bắt đầu từ giữa những năm 80, với mục đích thay đổi tên lửa thế hệ đầu của TQ là DF-4. Quá trình nghiên cứu được đặt trong 4 bức tường của Học viện hàng không vũ trụ số 4 và Viện Khoa học - cải tiến thuộc Quân đoàn pháo binh số 2. Ngay từ đầu, các nhà khoa học Trung Quốc đã được giao nhiệm vụ phải tạo ra được bệ phóng di dộng cho loại tên lửa này, giống như Nga đã làm với tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol.

Một trong những thách thức lớn nhất đối với các nhà khoa học Trung Quốc là phải tạo ra nhiên liệu hỗn hợp rắn cho tên lửa. Đây cũng là lý do lần phóng thử đầu tiên của loại tên lửa này hồi đầu những năm 1990 bị trì hoãn nhiều lần.

Cho đến tận giữa những năm 1990, những thành tựu bước đầu trong quá trình nghiên cứu mới được ghi nhận (năm 1995, Trung Quốc lần đầu tiên đã tiến hành lần phóng thử trên bãi phóng, tuy nhiên kết quả không được công bố).

Đến 2/8/1999, hãng thông tấn Xinhua mới công bố cho toàn thế giới kết quả thử nghiệm thành công của loại tên lửa đạn đạo liên lục địa này. Lần phóng thử này được thực hiện tại bãi phóng của tỉnh Thượng Hải. Tháng 1/2001, cuộc thử nghiệm lần thứ 3 đã được tiến hành.

Tháng 1/10/1999, trong lễ mít tinh kỉ niệm 50 năm ngày thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, họ đã “khoe” loại tên lửa mới này. Trên quảng trường Thiên An Môn, 3 chiếc xe HY473 cùng với container phóng có chứa tên lửa mới diễu qua lễ đài. Mọi người tin rằng đây chính là bệ phóng di động dạng sơ khởi. So với bệ phóng của tên lửa Topol thì những chiễc xe này chưa thể gọi là một hệ thống chiến đấu hoàn thiện được.

Một vài năm trước đây, giới tình báo quân sự phương Tây đã thấy những chiếc xe 6 trục, có khả năng vượt chướng ngại vật, MAZ-547B của Belarus có mặt tại Trung Quốc. Đây là bệ phóng di dộng cho tên lửa tầm trung Pioner. Theo Hiệp ước về loại trừ tên lửa tầm gần và trung đã được kí giữa Nga và Mỹ, tên lửa tầm trung, với tư cách là một loại vũ khí chiến lược đã bị loại trừ từ năm 1990.

Người ta cho rằng có khoảng 6 chiếc xe MAZ-547B được đưa đến Trung Quốc và thậm chí, Trung Quốc đã chuẩn bị để sản xuất hàng loạt loại xe này. Tuy nhiên, không có bất cứ một thông tin đáng tin cậy nào được đưa ra. Cũng đã từng có thông tin rằng Trung Quốc đã làm hẳn đường ray cho tên lửa DF-31, nhưng cũng như nhiều thông tin khác, tin này nhanh chóng bị rơi vào quên lãng.

DF-31 là một trong những bí mật quân sự lớn nhất của Trung Quốc. Người ta cho rằng đây là loại tên lửa 3 tầng, dùng nhiên liệu rắn, dài 13m, có đường kính 2,25m, có trọng lượng khoảng 42 tấn. Nó được lắp một hệ thống dẫn đường quán tính bên trong. Độ chính xác khi bắn là vào tầm từ 100m đến 1 km, nhưng hầu hết các chuyên gia cho rằng con số này vào khoảng 300m.

Tên lửa có thể mang được đầu đạn hạt nhân nặng 1 tấn hoặc 3 đầu đạn có hệ thống dẫn đường riêng biệt, với trọng lượng từ 20 đến 150 kg. Về trọng lượng vật mang theo, tên lửa này gần giống Topol và Topol-M. Thời gian khai triển DF-31 mất khoảng từ 15 đến 30 phút. Có vẻ như, cũng giống như Topol, DF-31 sử dụng kiểu khởi động lạnh ( tên lửa sẽ được phóng ở độ cao 30m bằng áp lực do máy phát điện hơi nước tạo ra).

Theo báo chí, Trung Quốc đang phát triển biến thể cải tiến cho DF-31, là DF-41, với mục tiêu nâng cao tầm xa của tên lửa: từ 8.000 lên 12.000 km.

Ngoài ra, họ cũng đang tìm cách hoàn thiện bệ phóng di động cho loại tên lửa này. Nếu thành công, Trung Quốc có thể gây nguy hiểm cho toàn bộ lãnh thổ Mỹ. Đây cũng là một vũ khí quan trọng trợ lực cho Trung Quốc trong cuộc chiến dành ngôi vị bá chủ thế giới.

Dựa trên công nghệ của DF-31, Trung Quốc đã tiến hành chế tạo biến thể hải quân cho loại tên lửa này, có tên JL-2. Tên lửa JL-2 sẽ được trang bị cho tàu ngầm hạt nhận mang tên lửa đạn đạo Type 094. Chương trình này có tên “Tường thành Trung Quốc trên biển”. Mục tiêu của dự án này là tạo ra từ 4 đến 7 tàu ngầm có mang tên lửa đạn đạo liên lục địa. Nếu sở hữu những loại tàu này thì Mỹ hoàn toàn nằm trong tầm ngắm của tên lửa Trung Quốc, mà không phải đối mặt với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và Nhật Bản.

Hiện nay, lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc chỉ mới có một loại tàu là Xia. Trong quá trình nghiên cứu và sản xuất loại tàu này, Trung Quốc đã gặp vô vàn khó khăn cả về công nghệ và kỹ thuật. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến họ không thể sản xuất được hàng loạt tàu ngầm hạt nhân cùng loại.

Tàu ngầm Xia mang tên lửa đạn đạo JL-1 với tầm bắn vào khoảng 1700 km, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân có trọng lượng 1-2.000kg. Tuy nhiên loại tàu này đã khá lỗi thời. Theo thông tin mà tình báo hải quân có được thì tàu này chưa hề thực hiện một cuộc tuần tra đúng nghĩa nào cả.



http://nghiadx.blogspot.com
Một cuộc phóng thử tên lửa đạn đạo JL-1

Có vẻ như Trung Quốc đã đúng khi không cố gắng chế tạo tàu ngầm và tên lửa thế hệ cũ. Thay vào đó, họ đặt hi vọng vào thế hệ tàu ngầm Type 094 và tên lửa mới JL-2. Những tàu này sẽ có khả năng mang 16 tên lửa JL-2 với tầm bắn khoảng từ 7.500-8.000 km. Có thể chúng sẽ được trang bị 3 đầu đạn hạt nhân có hệ thống dẫn đường riêng biệt. Tất nhiên để làm được điều này thì Trung Quốc cần cải tiến rất nhiều về công nghệ và kỹ thuật.

Vậy, tại sao Trung Quốc lại đi theo con đường của Nga, khi lấy tên lửa với bệ phóng di động làm hình mẫu để phát triển hệ thống vũ khí chiến lược trên biển?

Báo chí phương Tây đã dành rất nhiều giấy mưc để bàn về vấn đề Trung Quốc lại chậm mở rộng kho vũ khí chiến lược của mình đến thế? Điều này được thể hiện ở số lượng những lần thử DF-31. Người ta biết rằng, Trung Quốc hiện có khoảng 20 tên lửa liên lục địa DF-5. Số lượng đạn hạt nhân không được cất giấu cùng với tên lửa. Bằng cách này, họ muốn chứng minh cho Mỹ thấy mình là những người yêu chuộng hoà bình và hoàn toàn không hề có ý định tranh giành ngôi vị với Mỹ.

Trung Quốc luôn tìm cách phủ nhận những thông tin trong bản báo cáo của Cơ quan tình báo Mỹ CIA về việc mở rộng và hiện đại hoá kho vũ khí chiến lược của mình. Để làm gì?

Có lẽ, họ đang trông chờ vào sự thành công của quá trình nghiên cứu chế tạo DF-31/DF-41 và JL-2. Họ đang làm việc này một cách hết sức cẩn trọng. Trong quyết định áp dụng vũ lực với Đài Loan, Trung Quốc cũng rất ít khi triển khai hệ thống vũ khí chiến lược của mình (nếu như tính đến khả năng kinh tế của Trung Quốc, thì việc này là không quá khó khăn để thực hiện).

(Nguồn :: Báo Đất Việt)

Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

>> Vũ khí nguyên tử không đáng sợ?


Bằng phép nhân, chia toán học, một nhà phân tích lạc quan cho rằng, kho vũ khí nguyên tử của trái đất chưa đủ để tiêu diệt sự sống trên trái đất.


>> Giải mã bí mật logo USCYBERCOM


Bởi các chuyên gia tin rằng, tâm điểm của chiến tranh thế kỷ 21 là chiến tranh mạng. Cuộc chiến ảo đã bắt đầu khai hỏa trong thế giới thực.

Dựa vào các tài liệu công bố trên tờ Guardian và Thông cáo của các nhà khoa học hạt nhân, David McCandless, một chuyên gia thống kê và phân tích số liệu tính toán, để tiêu diệt sự sống trên trái đất, kho vũ khí nguyên tử cần phát triển gấp 12.336 lần con số hiện nay.

MCandless phân tích, diện tích bề mặt trái đất là 148,940,000 km2 trong đó, khu vực sinh sống của con người chỉ rộng khoảng 18.617.500 km2 (chiếm 12,5% tổng số).

http://nghiadx.blogspot.com
Mỗi một quả bom hạt nhân B83 có sức hủy diệt toàn bộ sự sống trên một vùng có diện tích 14,9km2.


http://nghiadx.blogspot.com
Như vậy, cần tới 1.241.166 quả bom như vậy để xóa sổ sự sống nhân loại.


http://nghiadx.blogspot.com
Kho vũ khí hạt nhân của thế giới được quy đồng, tính theo đương lượng nổ của bom B83. Theo sự quy đổi này, thế giới mới đạt 0,82% lượng bom cần thiết để hủy diệt toàn bộ nền văn minh.


Theo McCandless, để hủy diệt sự sống trên bề mặt rộng lớn như vậy, cần đương lượng nổ của 1.241.166 quả bom nguyên tử B83 (loại có sức công phá lớn gấp 200 lần quả bom ném xuống Hiroshima vào năm 1945).

Trong khi đó, kho vũ khí nguyên tử thế giới mới có sức công phá tương đường 10.227 quả bom nguyên tử loại này. Con số này khá "an toàn", theo McCandless.

Ty nhiên, cách tính của McCandless còn mang tính số học thuần túy, chưa xét tới hậu quả của lâu dài của chất phóng xạ. Trên thực tế, ngoài số người chết và bị thương ngay sau vụ nổ, phóng xạ tàn dư còn để lại những hậu quả nặng nề trong môi trường, hệ sinh thái.

Vụ ném bom thành phố Hirosima hồi tháng 8/1945 đã cướp đi mạng sống của 70.000 nguời và gây thương tích cho hàng chục nghìn người khác hay sự cố nhà máy điện hạt nhân Chernobyl của Liên Xô, nay thuộc Ukraina gây nên cái chết của 4.000 người. Nhưng thiệt hại không dừng lại ở đó vì các thế hệ sau tiếp tục hứng chịu những hậu quả nặng nề của phóng xạ.

Đến tận hôm nay, chất phóng xạ vẫn nằm sâu trong lòng đất, trong mạch nước, trong cơ thể của người dân và cả con cháu họ, gây ra biết bao căn bệnh quái ác, từ ung thư tuyến giáp đến ung thư máu. Là láng giềng của Ukraina, Belarus là nước phải chịu hậu quả nghiêm trọng nhất từ thảm họa này với 100.000 người bị thương tật, trong khi con số này ở Ukraine là 51.000 và ở Nga là 55.000 người. Còn ở Nhật Bản, bom hạt nhân còn làm 260.000 người sống sót bị thương tổn nặng do phơi nhiễm phóng xạ, đặc biệt là bệnh ung thư và bệnh gan. Trong khi đó, những chất hóa học phải mất hàng nghìn năm mới phân rã hết.

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

>> 'Để tồn tại cần có vũ khí hạt nhân'



Triều Tiên tuyên bố đã bắt đầu giai đoạn cuối cùng chế tạo lò phản ứng nguyên tử nước nhẹ, cũng như công bố kết quả trong làm giàu uranium.

Đại diện Bộ Ngoại giao Triều Tiên nhấn mạnh, toàn bộ chương trình hạt nhân hoàn toàn chỉ nhằm mục đích hoà bình. Bình Nhưỡng cũng sẵn sàng thảo luận “vấn đề hạt nhân” tại các cuộc hội đàm sáu bên, chúng có thể được nối lại mà không cần những điều kiện bổ sung.

Cộng tác viên khoa học hàng đầu của Trung tâm Triều Tiên - Viện Viễn Đông Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga, ông Konstantin Asmolov giải thích: “Triều Tiên thật sự hết sức cần năng lượng điện, vì họ không thể xây dựng các nhà máy thuỷ điện trên các con sông nhỏ ở vùng núi có dòng chảy luôn thay đổi. Họ không có trữ lượng than đá, mà xây dựng các nhà máy năng lượng sạch thì quá đắt đỏ. Trong những điều kiện như vậy thì năng lượng hạt nhân có thể là lối thoát”.

Nhưng giáo sư trường Đại học Nhân văn Quốc gia (RSUH), ông Valery Denisov cho rằng những tuyên bố về các thành tựu trong lĩnh vực hạt nhân còn nhằm các mục đích chính trị. “Triều Tiên muốn các nước đối xử với họ bình đẳng, có tính đến lợi ích của họ. Chỉ với những điều kiện như vậy thì nước này mới sẵn sàng thương lượng," ông nói.




http://nghiadx.blogspot.com
Hình chụp vệ tinh lò phản ứng Yongbyon của Triều Tiên.


Tuy nhiên, tất cả đều quan tâm đến vấn đề: Vậy Triều Tiên theo đuổi chương trình hạt nhân nào? Mọi tuyên bố về tính chất hoà bình của các nghiên cứu ngay lập tức vấp phải việc thiếu bằng chứng, bởi vì Triều Tiên không hợp tác với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).

Đồng thời các nhân vật chính thức luôn đòi hỏi việc thừa nhận quyền nghiên cứu nguyên tử vì mục đích hoà bình là điều kiện tất yếu để bắt đầu thảo luận quốc tế về vấn đề hạt nhân. Nhưng các nước phản đối không chịu đưa ra sự công nhận đó khi chưa chứng minh được là đất nước đóng cửa nhất thế giới này sẵn sàng đặt vũ khí hạt nhân của mình dưới sự kiểm soát.

Ông Valery Denisov cho rằng, Triều Tiên phải mở cửa đối với IAEA và tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Còn ông Asmolov nói: “Kinh nghiệm Libya cho thấy là từ chối chương trình hạt nhân là bất lợi. Năm 2003, cựu Tổng thống Gaddafi đã ngừng các công việc trong lĩnh vực này và bắt đầu đối thoại với các đối thủ cũ, nhưng cuối cùng ông ta đã bị tiêu diệt. Và Bình Nhưỡng ghi nhận điều đó để tính toán”.

“Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên không từ chối thực hiện các yêu cầu của cộng đồng thế giới, nhưng họ muốn nhận được những lợi ích nào đó," ông Denisov nói.

Những tuyên bố của Bình Nhưỡng về các kết quả sắp đạt được trong lĩnh vực nguyên tử vì mục đích hoà bình xuất hiện trong bối cảnh bê bối xung quanh Iran đang nóng lên.

Trước đó không lâu báo chí Hàn Quốc đã đưa các thông tin về việc tại các cơ sở hạt nhân của Iran, kể cả ở Natanz và Kum có hàng trăm chuyên gia Triều Tiên làm việc. Nghĩa là hai nước đang chịu sự trừng phạt của quốc tế cố gắng hỗ trợ lẫn nhau.

http://nghiadx.blogspot.com
Vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo là hai thứ "đảm bảo" hòa bình cho Triều Tiên.

Chính sách của Iran và Triều Tiên có nhiều điểm giống nhau. Cả hai nước đề nói bóng nói gió đến việc họ có vũ khí huỷ diệt hàng loạt nhưng không đưa ra bất cứ bằng chứng nào.

Ông Konstantin Asmolov cho rằng: “Triều Tiên, trong bối cảnh không có nền công nghiệp quốc phòng riêng của mình, buộc phải “phùng mang trợn mắt” và nói về chương trình hạt nhân của mình”. Nhưng, theo chuyên gia này, toàn bộ chương trình của Triều Tiên là 3 lần khởi động thất bại trong 11 năm. Đồng thời, Triều Tiên không bao giờ nói về vũ khí hạt nhân, mà chỉ nói về kiềm chế hạt nhân.

Nếu nổ ra chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên, thì Hàn Quốc sẽ đưa ra đội quân UAV và các kỹ thuật tự động khác. Các lính gác tự động hoá (robot), đã được đưa ra lắp đặt dọc đường biên giới của Hàn Quốc.

Ông Asmolov giải thích: “Điều này có nghĩa là sự đối đầu của tiềm năng con người chống lại tiềm nămg kỹ thuật. Nhưng muốn có người lính phải cần 15 năm nuôi dưỡng, còn máy móc thì có thể lắp trên dây chuyền trong mấy giờ đồng hồ. Vì vậy, Bình Nhưỡng muốn sử dụng vũ khí hạt nhân như là một phương tiện chế áp điện từ các máy móc tự động”.

Bộ Ngoại giao Nga đã có đáp trả tuyên bố của Triều Tiên, kêu gọi thực hiện việc kiểm soát toàn bộ chương trình hạt nhân và mời các chuyên gia của IAEA đến thanh sát cơ sở làm giàu uranium ở Neneben.

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011

>> Bí mật mạng lưới đường hầm cất giấu vũ khí hạt nhân của Trung Quốc



Trung Quốc đã gọi đó là “Vạn Lý Trường Thành ngầm” - một mạng lưới rộng lớn các đường hầm được thiết kế để cất giấu kho vũ khí hạt nhân và tên lửa ngày càng tinh vi của nước này.


http://nghiadx.blogspot.com
Giáo sư Phillip Karber từ Đại học Georgetown dẫn đầu cuộc nghiên cứu về kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.


Trong 3 năm qua, chủ đề trên đã trở thành đề tài nghiên cứu của một nhóm các sinh viên nhiệt huyết của Đại học Georgetown tại Washington DC, Mỹ.
Được hướng dẫn bởi giáo sư của họ và cũng là một cựu quan chức Lầu Năm Góc, họ đã dịch hàng trăm tài liệu, rà soát kỹ thông qua các hình ảnh vệ tinh, thu thập các tài liệu quân sự mật của Trung Quốc và nghiên cứu nhiều tài liệu trực tuyến.

Và kết quả cho nỗ lực của họ là việc phát hiện hàng nghìn km đường hầm do Quân đoàn Pháo số 2 - một nhánh bí mật của quân đội Trung Quốc chịu trách nhiệm bảo vệ và triển khai các tên lửa chiến lược và đầu đạn hạt nhân - đào.

Nghiên cứu chưa được công bố, nhưng nó đã gây ra một cuộc điều trần tại quốc hội và được bàn luận sôi nổi trong giới quan chức hàng đầu tại Lầu Năm Góc, trong đó có Phó tham mưu trưởng Không quân Mỹ Philip Breedlove.

Hầu hết sự chú ý đổ dồn vào kết luận của bản nghiên cứu dài 363 trang: kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể lớn hơn nhiều lần so với những gì các chuyên gia kiểm soát vũ khí từng ước tính trước đây.

Sau khi trận động đất mạnh 7,8 độ richter tấn công tỉnh Tứ Xuyên hồi năm 2008, các nguồn tin cho biết hàng nghìn kỹ thuật viên phóng xạ đã đổ tới khu vực và các bức ảnh chụp những đỉnh đồi bị sập đã dẫn tới nghi ngờ về sự tồn tại của một mạng lưới đường hầm rộng lớn - mà Trung Quốc sau đó đã thừa nhận tồn tại.

Trong những đường hầm này, các sinh viên đã cố gắng phác thảo bức tranh về quy mô kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.

Một nhà chiến lược giấu tên của Bộ quốc phòng Mỹ nói: “Nó không phải là một quả bom tấn, nhưng nhưng suy nghĩ và ước tính này đang được kiểm tra để đối chiếu với những gì mà mọi người biết dựa trên các thông tin mật”.

Các nhà chỉ trích đã nghi ngờ việc sử dụng công cụ tìm kiếm internet của cuộc nghiên cứu, trong đó có một chương trình truyền hình hư cấu về các binh sĩ pháo binh của Trung Quốc và làm dấy lên những lo ngại rằng nó có thể khuyến khích các quốc gia duy trì kho vũ khí hạt nhân như là một biện pháp răn đe.

Giáo sư của các sinh viên, ông Phillip A. Karber, từng là một chiến lược gia thời Chiến tranh Lạnh. 3 năm trước, ông Karber làm việc uỷ ban cho Cơ quan giảm thiểu đe dọa quốc phòng (DTRA) nhằm chống lại vũ khí huỷ diệt hàng loạt.

Sau trận động đất năm 2008, ông Karber đã tập hợp một nhóm sinh viên tại Đại học Georgetown để bắt đầu xem xét kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc - sử dụng các tạp chí quân sự, tin tức, ảnh và các diễn đàn.

Các sinh viên đã dành nhiều thời gian để rà soát các trang tài liệu, chuyển sang tiếng Trung và cuối cùng là dịch. Sau 3 năm nỗ lực, họ đã tạo ra kho dữ liệu về hệ thống đường hầm bí mật của Trung Quốc.

Trong số những phát hiện của họ, các sinh viên đã có thể thiết lập một chỉ dẫn sơ bộ về vị trí của các đường hầm và các loại tên lửa bên trong. Họ cũng tìm hiểu xem các tên lửa được vận chuyển như thế nào, trong đó có sự tồn tại khả nghi của một “tàu vận chuyển tên lửa” và các toa tàu được sử dụng để vận chuyển vũ khí.

Kho vũ khí lớn hơn?

Vào tháng 12/2009, khi các sinh viên bắt đầu cuộc nghiên cứu, quân đội Trung Quốc đã lần đầu tiên thừa nhận rằng Quân đào pháo số 2 đã và đang xây dựng một mạng lưới các đường hầm. Theo một bản tin trên đài truyền hình quốc gia CCTV, Trung Quốc đã đào được hơn 4.800km đường hầm, trong đó có cơ sở nằm sâu dưới lòng đất có thể chịu được nhiều vụ tấn công hạt nhân.

Thông tin trên đã gây sốc cho ông Karber và các sinh viên. Điều đó đã khẳng định hướng nghiên cứu của họ, nhưng cũng nêu bật việc các đường hầm này không được chú ý bên ngoài Đông Á.

Sự thiếu quan tâm, đặt biệt trên báo chí Mỹ, đã chứng tỏ vị thế độc nhất của Trung Quốc trong thế giới của vũ khí hạt nhân.

Trong nhiều thập niên, sự tập trung chủ yếu dồn vào 2 cường quốc có các kho vũ khí hạt nhân lớn nhất cho tới nay - Mỹ, với khoảng 5.000 đầu đạn hạt nhân, và Nga, với khoảng 8.000.

Nhưng trong số 5 quốc gia vũ khí hạt nhân được Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân công nhận, Trung Quốc là bí mật nhất. Trong khi Mỹ và Nga bị giới hạn bởi các hiệp ước song phương vốn yêu cầu thanh sát tại chỗ, tiết lộ các lực lượng và lệnh cấm các tên lửa, còn Trung Quốc thì không.

Trong nhiều năm, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc được tin là tương đối nhỏ, từ 80-400 đầu đạn hạt nhân. Chính phủ Trung Quốc khẳng định nước này chỉ duy trì một kho vũ khí hạt nhân nhỏ để “răn đe ở mức tối thiểu”.

Tuy nhiên, dựa vào các đường hầm mà Quân đoàn Pháo số 2 đang đào và việc triển khai thêm các tên lửa, ông Karber cho rằng trên thực tế Trung Quốc có thể có tới 3.000 đầu đạn hạt nhân.

Các nhà phân tích hoà nghi

Đó là một kết luận đã gây ra những phản ứng gay gắt từ cộng đồng kiểm soát vũ khí.

Gregory Kulacki, một nhà phân tích hạt nhân Trung Quốc tại Hiệp hội các nhà khoa học, đã công khai chỉ trích báo cáo của ông Karber trong một bài thuyết trình gần đây tại Washington. Trong mọt cuộc phỏng vấn sau đó, ông Kulacki gọi con số 3.000 là “lố bịch” và cho rằng phương pháp nghiên cứu - đặc biệt là việc sử dụng các bài viết từ các blogger Trung Quốc - là “kém hiểu biết và lười biếng”.

Phản ứng từ các nhà nghiên cứu khác thì ôn hoà hơn.

“Cuộc nghiên cứu của họ có giá trị, nhưng nó cũng cho thấy mối nguy hiểm của Internet”, Hans M. Kristensen, từ Hiệp hội các nhà hoa học Mỹ, nói.

Trong năm nay, một báo cáo thường niên của Bộ quốc phòng Mỹ về quân đội Trung Quốc đã lần đầu tiên nhấn mạnh với công việc của Quân đoàn Pháo binh số 2 về các đường hầm mới, một phần kết quả của báo cáo của ông Karber. Trước trước chuyến thăm tới Trung Quốc hồi đầu năm nay, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ khi đó là Robert Gates cũng đã được thông báo về cuộc nghiên cứu.

Đối với ông Karber, việc gây ra các cuộc tranh luận như vậy có nghĩa là ông và các sinh viên của ông đã thành công.

“Tôi không biết thực sự Trung Quốc có bao nhiêu vũ khí hạt nhân, nhưng cũng không ai trong giới kiểm soát vũ khí biết điều này. Đó là vấn đề với Trung Quốc - không ai biết sự thật, ngoại trừ họ”.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang