Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: tên lửa đạn đạo

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn tên lửa đạn đạo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tên lửa đạn đạo. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

>> "Tên lửa Topol-M - Nỗi khiếp sợ đến từ xứ sở Bạch Dương"

Ngay từ khi ra đời, Topol-M đã khiến giới chức quân sự cấp cao Hoa Kỳ lo lắng đến mức "mất ăn mất ngủ" vì những tính năng vô cùng siêu việt của nó.

>> Khám phá siêu tên lửa thế hệ 5 của Nga

Được thiết kế bởi Viện kỹ thuật nhiệt học Moscow từ những năm 1990, ngay sau khi liên bang Xô Viết tan rã, Topol đã được đươc vào sản xuất và trang bị cho lực lượng tên lửa chiến lược, thuộc quân đội liên bang Nga.

Với tên gốc RT-2UTTKh và tên mật là Topol-M, nó được NATO định danh là SS-27 “Sickle B”. SS-27 là hậu duệ của các tên lửa đạn đạo Xô Viết trước đó như RS-24 và RT-21 với các phiên bản khác nhau là: RS-12M1, RS-12M2 và RT-2PM2.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Topol-M đi qua thành phố Minsk (Belarus). Ảnh: Ria Novosti.

RT-2UTTKh là tên gọi trong tiếng Anh của Topol-M. Trong tiếng Nga nó là РТ-2УТТХ - Тополь-М. Trong tiếng Nga, “PT” là viết tắt của “ракета твердотопливная” nghĩa là tên lửa đẩy nhiên liệu rắn. Còn УТТХ là viết tắt của “улучшенные тактико-технические характеристики” nghĩa là thế hệ cải tiến mới. Topol trong tiếng Nga nghĩa là cây bạch dương trắng. Tuy nhiên NATO thường gọi Topol-M là “Sát thủ bạch dương” để nói về độ nguy hiểm cũng như khả năng vượt trội của Topol-M.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Topol-M rời bệ phóng. Ảnh: RIA Novosti

Tính năng kỹ thuật và chiến thuật:

Topol-M là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) sử dụng bệ phóng thẳng đứng, bao gồm 3 giai đoạn phóng, sử dụng nhiên liệu rắn. Nó có thể được phóng từ các xe chở tên lửa, đây chính là điều làm nên tính cơ động của Topol-M. Trọng lượng khi phóng là 47.2 tấn, bao gồm cả tải trọng 1.2 tấn.

Topol-M có khả năng mang cả đầu đạn thông thường lẫn đầu đạn hạt nhân, với đầu đạn thông thường là đầu nổ 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 800 kiloton. Bên cạnh đó, hiện nay Topol-M được mang cả đầu đạn kép MIRV, có khả tăng tấn công đa mục tiêu. Theo công trình sư Yuri Solomonov, Topol-M có khả năng mang 4 cho tới 6 đầu đạn hạt nhân và kèm theo đó là mồi nhử tên lửa đánh chặn. Tầm bắn của Topol-M là từ 2.500km cho đến 10.500km, sử dụng hệ thống dẫn đường vệ tinh GLONASS hoặc hệ thống dẫn đường quán tính.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Cận cảnh xe chở tên lửa Topol-M

Với khả năng đánh trúng mục tiêu khá cao, độ sai lệch chỉ là 200m, Topol-M khi ra đời đã khiến cho giới chức quân sự cấp cao Hoa Kỳ lo lắng đến mức “mất ăn mất ngủ” vì những tính năng phải gọi là siêu việt của nó, như khả năng lẩn tránh radar và các mồi nhử tên lửa đánh chặn. Vì thế, vào những năm cuối thế kỷ trước, Hoa Kỳ đã xúc tiến các hệ thống phòng thủ tên lửa tại các nước Đông Âu và các đồng minh thân cận tại Châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc và cho đến nay người Mỹ vẫn lo sợ “Sát thủ bạch dương” này của người Nga.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Xe chở Topol-M trong một đợt diễu binh ở thủ đô Moscow

Topol-M có khả năng phóng từ các hầm chứa, mà theo báo cáo tình báo của NATO thì các bệ phóng này có khả năng chịu được cả đòn tấn công hạt nhân. Topol-M còn có thể phóng từ các xe lưu động từ bất cứ vị trí nào trên lãnh thổ nước Nga, nó có thể lẩn trốn các vệ tinh quân sự của Hoa Kỳ.

Có nhiều đồn đoán xung quanh Topol-M ngay từ khi ra đời và một trong số đó là những câu chuyện về các điệp viên Hoa Kỳ xâm nhập vào các cơ quan quân sự Nga để lấy được các tài liệu về Topol-M.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đuôi kích nổ và tầng nhiên liệu đầu tiên của Topol-M

Giai đầu tiên của Topol-M được phát triển bởi Trung tâm liên bang Soyuz và sử dụng công nghệ động cơ kép. Điều này giúp cho các tên lửa có khả năng tăng tốc nhanh hơn so với các loại ICBM khác. Vận tốc của Topol-M lúc tăng tốc tối đa là 7.320m/s với một quỹ đạo cao và khoảng cách đến mục tiêu trước khi phát nổ là 10.000m. Việc thiết kế với nhiêu liệu rắn giúp việc bảo trì tên lửa hiệu quả hơn và thời gian chuẩn bị mỗi lần phóng được giảm xuống đáng kể.

Topol-M được giới chuyên môn cho rằng có khả năng hạ gục mọi bức tường phòng thủ của Hoa Kỳ. Nó có khả năng làm nên tính bất ngờ và có khả năng lẩn tránh radar của mọi hệ thống phòng thủ Hoa Kỳ. Topol-M được bảo vệ để tránh khỏi sự tấn công của các loại phóng xạ, EMP (bom xung điện từ). Một trong những điều đáng chú ý là thời gian khởi động của buồng đốt, với thời gian chỉ bằng 1/3 so với các loại tên lửa ICBM của Hoa Kỳ như MinuteMan (phóng từ mặt đất) hay Trident.

RT-2UTTKh Topol - M

Phân loại: Tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM

Nguồn gốc: Liên bang Nga

Hoạt động: 1997 – nay

Các bên sử dụng: Lực lượng tên lửa chiến lược – Quân đội liên bang Nga

Thiết kế bởi: Viện kỹ thuật nhiệt học Moscow – Công trình sư Yuri Solomonov

Sản xuất bởi: Tập đaàn vũ khí tên lửa chiến lược Votkinsk

Đặc tính kỹ thuật

Trọng lượng: 47.2 tấn

Chiều dài: 22.7 mét

Đường kình (dày nhất): 1.9 mét

Đầu đạn:

+Đơn: Đơn 800 kiloton

+Kép: MIRV 4 – 7 đầu đạn

Động cơ: 3 tầng sử dụng nhiên liệu rắn

Tầm bắn: 11000km

Tốc độ (tối đa): 7320m/s

Hệ thống dẫn đường:

+Dẫn đường vệ tinh GLONASS

+Dẫn đường quán tính

Độ sai lệch: 200m

Hệ thống phóng: Hầm chứa hoặc xe chở chuyên dụng

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

>> Tìm hiểu hệ thống tên lửa đạn đạo của Mỹ

Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) của Mỹ là các hệ thống liên hợp chiến lược của quân đội để bảo vệ đất nước, chống lại sự thâm nhập của các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa.

>> Bí mật chiến lược Xây dựng hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ (Kỳ 1)
>> Tương lai của phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Á



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Bệ phóng tên lửa PAC-3.

Các tên lửa có thể bị chặn bằng các tên lửa khác (hoặc cũng có thể bằng kỹ thuật laser) ở gần bệ phóng, trong giai đoạn bay ngoài tầm khí quyển hoặc ở giai đoạn cuối.

Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ được thiết kế và triển khai để bảo vệ lãnh thổ của Mỹ và đồng minh trước mối đe dọa tấn công bằng tên lửa đạn đạo. Ban đầu, Lầu Năm góc nghiên cứu phát triển công nghệ phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) để đối phó với mối đe dọa hạt nhân của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, đến thế kỷ 21, hệ thống này đã chuyển trọng tâm sang phòng thủ và ngăn chặn các cuộc tấn công tiềm tàng từ một số đối thủ trong khu vực, đặc biệt là Iran và Bắc Triều Tiên.

Tháng 3.2013, Lầu Năm góc tuyên bố sẽ củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa trên bờ biển phía tây của Mỹ để đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên ngày càng gia tăng, cùng lúc quyết định hủy bỏ giai đoạn cuối của kế hoạch triển khai tên lửa đánh chặn ở Châu Âu trong thập kỷ tới.

Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD)

Tên lửa đạn đạo có thể được phóng từ nhiều vị trí khác nhau, như từ hầm chứa, xe cơ động, xe lửa, tàu ngầm, tàu chiến và máy bay. Tên lửa được phân chia thành bốn loại cơ bản dựa trên tầm bắn tối đa: Tầm ngắn (dưới 1.000m), tầm cận trung (1.000 - 3.000 km), tầm trung (3.000 - 5.500km); tên lửa đạn đạo liên lục địa, hoặc ICBM (hơn 5.500km).

Hành trình của tên lửa đạn đạo được phân chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn tăng tốc, bắt đầu phóng và kéo dài cho đến khi kết thúc động cơ tên lửa đẩy; giai đoạn giữa- giai đoạn dài nhất- từ khi tên lửa vào quỹ đạo parabol cho tới mục tiêu; giai đoạn cuối, khi đầu đạn tên lửa được tách ra, thông thường giai đoạn này chỉ mất chưa đầy một phút thì phát nổ.

Căn cứ vào các đặc điểm nêu trên của tên lửa, quân đội Mỹ đã hình thành bốn chức năng cơ bản để đối phó với một tên lửa đạn đạo thông qua hệ thống phòng thủ. Bốn chức năng cơ bản của hệ thống phòng thủ tên lửa là: Phát hiện; phân biệt (phân biệt giữa mục tiêu là tên lửa với các mục tiêu khác); điều khiển hỏa lực (xác định chính xác điểm đánh chặn); tiêu diệt (tấn công mục tiêu bằng một số loại tên lửa đánh chặn). Tuy nhiên, hiệu quả của hệ thống BMD trong các lần thử nghiệm còn khác nhau và các nhà phân tích quốc phòng tiếp tục nghi ngờ về khả năng tác chiến thực sự của tên lửa trong điều kiện chiến đấu thực tế.

Các hệ thống phòng thủ tên lửa chính

Cơ quan phòng thủ tên lửa của Mỹ (MDA) đang phát triển một số hệ thống có khả năng đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo. Các hệ thống này không được thiết kế để phòng thủ trước các cuộc tấn công hạt nhân quy mô lớn từ Nga và Trung Quốc. Tính từ năm 2002 đến nay, MDA đã chi khoảng 90 tỉ USD vào hệ thống phòng thủ tên lửa và có kế hoạch sẽ chi cho hệ thống này khoảng 8 tỉ USD/năm đến năm 2017 - tương đương khoảng 2% ngân sách quốc phòng.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình phân chia giai đoạn tên lửa.

Các nhà phân tích quốc phòng cho rằng, cho đến nay, hầu hết công nghệ BMD vẫn chưa được minh chứng, thường chậm tiến độ, có chi phí quá lớn, khả năng tác chiến thực sự có thể còn hạn chế khi xảy ra tình huống thực tế. Trong năm 2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lần đầu tiên yêu cầu xem xét đánh giá toàn diện về BMD, trong đó, ngoài việc nêu rõ các mối đe dọa và chiến lược phát triển, thì Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ còn phải tìm cách cải thiện các chương trình thử nghiệm, giám sát và hiệu quả chi phí đối với BMD.

Chính quyền của Tổng thống Obama cũng hủy bỏ ba chương trình BMD, gồm: Phương tiện tiêu diệt đa năng (tháng 4.2009); tên lửa đánh chặn năng lượng Kinetic (tháng 5.2009) và tên lửa laser đường không (tháng 2.2012).

Hiện tại, quân đội Mỹ đang sở hữu bốn chương trình BMD bao gồm: Hệ thống đánh chặn tên lửa trên mặt đất (GMD); hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis; hệ thống đánh chặn tên lửa giai đoạn cuối (THAAD); hệ thống đánh chặn tên lửa tầm thấp giai đoạn cuối (PAC-3).

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống đánh chặn tên lửa trên mặt đất (GMD)

GMD là thành phần phức tạp và tốn kém nhất trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, được thiết kế để tiêu diệt tên lửa đạn đạo chiến lược tầm xa giai đoạn giữa bằng các tên lửa đánh chặn triển khai trên mặt đất.

Cấu trúc hệ thống GMD.

Tính đến mùa xuân năm 2013, quân đội Mỹ đã triển khai 30 tên lửa đánh chặn trong các hầm chứa ở căn cứ Fort Greely, bang Alaska và căn cứ Vandenberg, bang California. Đồng thời, Mỹ có kế hoạch tăng con số này lên 44 tên lửa đánh chặn vào năm 2017.
MDA thông báo, cho đến nay, có 7 trong tổng số 14 lần thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn loại này.

Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis

Hệ thống Aegis được coi là thành phần hiệu quả nhất trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Hệ thống Aegis thường được triển khai trên biển để đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm cận trung sau khi được phóng hoặc ngay trước khi tấn công mục tiêu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến Mỹ thử nghiệm hệ thống Aegis.

Tính đến mùa xuân năm 2013, quân đội Mỹ có 24 hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis triển khai trên các tàu chiến của lực lượng hải quân, với phần lớn biên chế hoạt động trong Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ. Quân đội Mỹ có kế hoạch triển khai lên đến 38 tàu lớp Aegis vào năm 2015. Tính đến tháng 2.2013, Lầu Năm góc thông báo có 24 lần thử nghiệm thành công trong tổng số 30.
Hệ thống đánh chặn tên lửa giai đoạn cuối (THAAD)

THAAD là hệ thống phòng thủ tên lửa cơ động trên đất liền, có khả năng đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm cận trung. Mỗi hệ thống tên lửa THAAD có chứa tám tên lửa đánh chặn và được bắn từ một bệ phóng gắn trên xe cơ động. Theo báo cáo thử nghiệm và đánh giá tác chiến năm 2008, Bộ Tư lệnh chiến lược Mỹ có ý định triển khai hệ thống THAAD “để bảo vệ các cơ sở quan trọng trên toàn thế giới”.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Xe phóng hệ thống THAAD với 8 ống phóng tên lửa.

Vào tháng 4.2013, Lầu Năm góc công bố kế hoạch triển khai một trong ba khẩu đội tên lửa THAAD tới Guam để bảo vệ các lực lượng Mỹ đóng trên lãnh thổ đảo Thái Bình Dương.

Hệ thống đánh chặn tên lửa tầm thấp giai đoạn cuối (PAC-3)

PAC-3 là sự kế thừa của các hệ thống phòng thủ tên lửa được triển khai trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và là hệ thống phát triển hoàn thiện nhất trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. PAC-3 được triển khai nhanh chóng trên các bệ phóng cơ động, sử dụng các bộ cảm biến để theo dõi và đánh chặn tên lửa tầm thấp giai đoạn cuối (thấp hơn so với các hệ thống THAAD).

 PAC-3 đã được sử dụng rất thành công trong cuộc chiến ở Iraq năm 2003. Hiện nay, các khẩu đội tên lửa PAC-3 đã được triển khai tại một số quốc gia như Hàn Quốc, Afghanistan và Thổ Nhĩ Kỳ...

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

>> Saudi Arabia sẽ có tên lửa DF-21 của Trung Quốc ?

Saudi Arabia đang đàm phán với Trung Quốc để mua tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân DF-21.

>> Tên lửa chống tàu sân bay DF-21 có thực sự đáng sợ ?


Đúng như các chuyên gia đã dự báo, việc Iran sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ dẫn đến cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ở Cận Đông, và nó đã bắt đầu thực sự. Saudi Arabia đang đàm phán với Trung Quốc để mua tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân DF-21.

Trung Quốc đã đồng ý về mặt nguyên tắc với thương vụ này và sẽ xây dựng một căn cứ tác chiến cho các tên lửa mới của Saudi Arabia ở gần thủ đô Riyadh.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo DF-21

Năm ngoái, đã xuất hiện thông tin không được xác nhận cho biết, Saudi Arabia đã ký hợp đồng để Pakistan cung cấp các đầu đạn hạt nhân lắp cho tên lửa cho họ.

Đối thủ chủ yếu ở Cận Đông của Saudi Arabia theo dòng Hồi giáo Sunnite là Iran theo dòng Shiite đang tiến tới sở hữu vũ khí hạt nhân, bất chấp các biện pháp trừng phạt quốc tế.

Ở Syria, ông Bashar al-Assad đang trấn áp quân nổi dậy Sunnite bất kể những la lối đáng sợ của Mỹ và châu Âu. Còn Saudi Arabia đang cung cấp cho quân nổi dậy Syria tiền bạc, vũ khí và chỉ chờ sự chấp thuận của Mỹ để xâm lược Syria.

Hiện lực lượng tên lửa chiến lược của Saudi Arabia đã có các tên lửa đường đạn tầm trung DF-3 (CSS-2). Năm 1987, những người đàn ông rậm râu được bảo vệ hùng hậu đã đến thăm một căn cứ tên lửa chiến lược ở Trung Quốc. Chỉ một năm sau, tờ The Washington Post của Mỹ đăng bài báo cho hay, Trung Quốc đang đàm phán bán cho Saudi Arabia tên lửa DF-3. Trong khi đó, giữa hai nước vẫn chưa thiết lập quan hệ ngoại giao.

Ngày 6/4/1988, đáp lại “những cãi cọ bất tận” của Mỹ và một số nước Cận Đông về thương vụ tên lửa với Saudi Arabia, ngoại trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Thâm đã tuyên bố rằng, “theo yêu cầu của vương quốc Saudi Arabia, chính phủ Trung Quốc đã cung cấp một số tên lửa phi hạt nhân đất đối đất”.

Tên lửa đường đạn tầm trung DF-là “tên lửa chiến lược thế hệ 1 được phát triển ở Trung Quốc” và là tên lửa đầu tiên có khả năng mang một đầu đạn hạt nhân 1MT đi xa 2.800 km (biến thể cải tiến có tầm lên tới 4.000 km). Từ lãnh thổ Saudi Arabia, các tên lửa này có thể tấn công Iran, Iraq và Israel, thậm chỉ cả một số khu vực của Ấn Độ và Liên Xô.

Trong cuộc chiến tranh Arab-Isael năm 1973, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã tuyên bố rằng, để bảo vệ Israel, Không quân Mỹ sẽ tấn công vào “tất cả những chỉ sẽ bay đến Israel”. Tuyên bố đó làm các nước Arab và Cận Đông rất tức giận, khiến họ cấm vận dầu mỏ đối với Mỹ, dẫn đến cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973. Từ đó, các nước Arab đã hiểu rằng, họ sẽ không thể vượt qua Israel bằng quân sự vì Israel đã có các tiêm kích F-15 và tên lửa đường đạn Jericho II với tầm bắn hơn 1.000 km, đồng thời đã bắt đầu phát triển tiêm kích nội địa Lavi và có tin Israel đã có vũ khí hạt nhân.

Saudi Arabia có tryền thống mua vũ khí phương Tây, trước hết là Mỹ, nhưng việc đàm phán mua vũ khí của họ luôn gặp sự chống đối của Israel. Quốc vương Saudi Arabia Fahd đã chán ngán những cuộc kiểm tra kiểm toán và điều trần bất tận ở Quốc hội Mỹ vốn luôn cản trở Saudi mua vũ khí Mỹ. Trong lúc tức giận bùng phát, vị quốc vương này đã nói rằng, “chúng tôi đang chi nhiều tiền để mua vũ khí Mỹ, nhưng đang vấp phải sự lạm dụng của Quốc hội Mỹ, và “đã cảm ơn” nước Mỹ vì “ân huệ” đó. Vương quốc Saudi đã bắt đầu tìm kiếm các nguồn cung vũ khí khác.

Năm 1980, hai quốc gia khai thác dầu lửa lớn ở Cận Đông là Iran và Iraq bắt đầu cuộc chiến kéo dài 8 năm. Vấp phải sự đe dọa kép (từ phía Iran và Israel), Saudi Arabia đã thông qua đại sứ của mình ở Mỹ là hoàng thân Bandar yêu cầu Washington bán cho tên lửa đường đạn chiến thuật. Dù các tên lửa này chỉ có tầm bắn không quá 120 km, yêu cầu này đã bị Mỹ bác bỏ. Saudi chán ngán quay sang tự tìm mua tên lửa đường đạn. Tư lệnh phòng không Saudi, hoàng thân Sultan đã khuyên quốc vương cầu cứu Trung Quốc.


(Nguồn : Vietnamdefence)

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

>> Trung Quốc có thực sở hữu 1800 đầu đạn hạt nhân ?

Mặc dù các quan chức Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố quy mô hạt nhân của nước này vẫn đang ở mức nhỏ, không thể so sánh với Mỹ, Nga...

Tạp chí “Sứ giả quân sự” của Nga dẫn lời Giáo sư Victor Korablin, nguyên giảng viên Học viện Khoa học Quân sự Nga cho hay, mặc dù các quan chức Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố quy mô hạt nhân của nước này vẫn đang ở mức nhỏ, không thể so sánh với Mỹ, Nga và các cường quốc khác. Tuy nhiên, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể có tới 1.800 đầu đạn hạt nhân.

Hiện Trung Quốc đang có 1.800 đầu đạn hạt nhân?

Ông Korablin cho biết: “Những thống kê hiện nay về số lượng đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc đang tồn tại nhiều số liệu khác nhau, từ 240-300 đầu đạn đến 10.000 đầu đạn. Vì vậy, tôi đang có gắng đưa ra một kết luận riêng về số lượng đầu đạn hạt nhân của quốc gia láng giềng này”.

Hiện nay, Trung Quốc đang có một ngành công nghiệp hạt nhân phát triển rất mạnh, hoàn toàn có khả năng tự sản xuất các loại vũ khí hạt nhân, từ một loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân đến bom hạt nhân.

Nhìn vào thực trạng sản xuất vật liệu hạt nhân của Trung Quốc có thể thấy, đến năm 2011, ngành công nghiệp hạt nhân của Trung Quốc đã sản xuất được tổng cộng 40 tấn vật liệu hạt nhân cấp độ vũ khí, đủ để sản xuất 3.600 đầu đạn hạt nhân (1.600 đầu đạn hạt nhân uranium và 2.000 đầu đạn hạt nhân plutonium).

Tất nhiên, không phải tất cả số vật liệu hạt nhân trên của Trung Quốc đều dùng để chế tạo vũ khí hạt nhân, mà một nửa trong số này là dành cho việc dự trữ.



http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom tầm xa H-6 của Trung Quốc


Theo ông Korablin, nếu giả thuyết này là đúng thì Trung Quốc có thể có từ 1.600-1.800 đầu đạn hạt nhân. Dự kiến Trung Quốc sẽ đưa 800-900 đầu đạn đi vào hoạt động.

Tuy nhiên, ông Korablin cũng cho biết, đây chỉ là tính toán của riêng mình.

Vũ khí hạt nhân của Trung Quốc được phân chia như sau: bom hạt nhân B-4 chủ yếu được lắp đặt trên máy bay ném boom Q-5 và một số máy bay tấn công chiến thuật khác.

Bom hạt nhân B-5 chủ yếu được lắp đặt trên máy bay ném boom tầm xa H-6.

Ngoài ra, B-5 còn được lắp đặt trên tên lửa đạn đạo tầm trung DF-4, tên đạn đạo xuyên lục địa DF-5A, DF-31.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa JL-1 trong một lần phóng thử từ tàu ngầm

Còn tên lửa đạo chiến lược JL-1 và JL-2 thường được lắp đặt trên các tàu ngầm.

Ông Korablin cho biết thêm, tương lai của ngành công nghiệp hạt nhân của Trung Quốc sẽ phủ thuộc chủ yếu vào yếu tố bên ngoài, như việc Mỹ triển khai hệ thống lá chắn tên lửa trên toàn thế giới và việc Ấn Độ tăng cường phát triển vũ khí hạt nhân.

Do Trung Quốc từ chối công khai số lượng đầu đạn hạt nhân của nước mình, bởi vậy, tương lai của năng lực hạt nhân Trung Quốc phải dựa vào đánh giá của các chuyên gia.

Tuy nhiên, có thể thấy hiện nay năng lực hạt nhân của Trung Quốc đang bị đánh giá thấp. Số lượng đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc có thể nhiều hơn nhiều so với con số mà các chuyên gia phương Tây đã từng đưa ra.

Ông Korablin cho rằng, thỏa thuận giữa Mỹ và Nga về các hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân hiện nay cần phải tính đến yếu tố Trung Quốc.

Đồng thời hai cường quốc này cần đưa Trung Quốc vào cuộc đàm phán đa phương về việc giải trừ vũ khí hạt nhân. Nếu không quá trình cắt giảm vũ khí hạt nhân sẽ không được thúc đẩy và không có nhiều hiệu quả.

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

>> Tên lửa xuyên lục địa Agni-5 chưa thể đe dọa Trung Quốc?

Trung Quốc dẫn trước Ấn Độ ít nhất 10 năm về tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, nên hiện Trung Quốc cảm thấy có mối đe dọa từ Ấn Độ.


http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ phóng thử thành công tên lửa Agni-5

Tờ “Phương Đông” Trung Quốc ngày 27/4 dẫn nguồn tin từ báo Bộ Quốc phòng Nga cho biết, sau khi phóng thử thành công tên lửa xuyên lục địa nhiên liệu rắn Agni-5, Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ tuyên bố, Quân đội Ấn Độ có thể chế tạo tên lửa chống vệ tinh trên nền tảng này, không chỉ có thể mở rộng khu vực sát thương tiềm tàng, mà còn có thể có “khả năng kỳ lạ”, gồm chế tạo vũ khí chống vệ tinh, từ đó mở ra thời đại mới của lĩnh vực hàng không vũ trụ tên lửa của Ấn Độ.

Theo báo Nga, ngày 19/4, Ấn Độ phóng thử thành công tên lửa xuyên lục địa Agni-5, bay ở độ cao 600 km, đã rơi xuống vùng biển dự kiến ở Ấn Độ Dương ngoài 5.000 km. Các chuyên gia cho rằng, hiện nay đã có thể sử dụng loại tên lửa này phóng vệ tinh cỡ nhỏ lên quỹ đạo.

Độ cao quỹ đạo của đa số vệ tinh quân sự trong đó có vệ tinh do thám vào khoảng 300-800 km, vì vậy nhiệm vụ của các kỹ sư Ấn Độ là nghiên cứu chế tạo ra tên lửa có độ bay cao có thể đạt 800 km.

Trưởng thiết kế Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ Saraswat cho biết, hoàn toàn có thể thực hiện được mục tiêu này trên nền tảng tên lửa Agni-5. Mặc dù không muốn quân sự hóa vũ trụ, nhưng Ấn Độ buộc phải có khả năng nhất định, ra sức phát triển sức mạnh hàng không vũ trụ.

Báo Nga cho rằng, cộng đồng quốc tế rất quan tâm đến việc phóng thử tên lửa Agni-5 của Ấn Độ và những nỗ lực của Ấn Độ trên phương diện tăng tầm phóng và độ bay cao của tên lửa.

http://nghiadx.blogspot.com
Báo chí Đức bình luận, hiện nay cánh tay của Ấn Độ đã vươn ra rất dài, Trung Quốc có thể tạm thời còn chưa cảm giác thấy có mối đe dọa từ Ấn Độ.

Nhưng mặt khác, sự “bình tĩnh rất cao” này cũng rất thực tế, bởi vì thành tựu trên lĩnh vực này của Trung Quốc ít nhất dẫn trước Ấn Độ 10 năm.

Tầm phóng của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Trung Quốc gấp đôi tên lửa Agni-5 của Ấn Độ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Trung Quốc quan tâm đến việc đưa tin của báo giới về việc Ấn Độ phóng tên lửa, Trung Quốc và Ấn Độ đều là những nước đang phát triển, là đối tác chứ không phải đối thủ. Quan hệ Trung-Ấn hiện đang phát triển nhanh chóng và sẽ tiếp tục xu thế này.

Cựu Thư ký Ủy ban An ninh Quốc gia-Viện Khoa học Nga Kekeshen (đọc âm Hán) nói với hãng Itar-Tass rằng, chế tạo và phóng thử thành công tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-5 là một thành tựu quan trọng của Ấn Độ, cho thấy sức mạnh khoa học kỹ thuật của họ được cải thiện rất lớn.

Hoàn toàn có thể suy đoán, trong mấy năm tới Ấn Độ sẽ có khả năng chế tạo ra tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thực sự, có thể tấn công các mục tiêu từ từ 10.000-11.000 km thậm chí xa hơn.

Ấn Độ cần thông qua quyết sách chính trị đặc biệt, chế tạo và thử nghiệm tên lửa đạn đạn xuyên lục địa. Hành động này của Ấn Độ có thể là để bước vào câu lạc bộ các nước lớn có tên lửa hạt nhân siêu cấp, sánh ngang với Mỹ, Nga và Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A của Trung Quốc.

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

>> Khám phá kho tên lửa của Triều Tiên


Với kho tên lửa ước chừng hơn 1.000 quả, đa dạng đủ chủng loại, CHDCND Triều Tiên đang sở hữu "bảo bối" hiệu quả bảo vệ an ninh quốc gia.



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Nodong trong một buổi diễu hành

Bắt đầu triển khai từ những năm 1960 - 1970, chương trình tên lửa của Triều Tiên dựa rất nhiều vào công nghệ sản xuất tên lửa Scud của Liên Xô. Đến nay, trong "tài sản" của mình Triều Tiên đã có đầy đủ tên lửa tầm ngắn, tầm trung và tên lửa tầm xa.

Không được xem là quốc gia "giàu có", nhưng Triều Tiên có một kho tên lửa khá phong phú và đa dạng, được sử dụng như một trong những quân bài hiệu quả để mặc cả với nước lớn.

Hwasong - "hậu duệ" Scud

Khởi đầu từ vài mẫu tên lửa Scud-B có được qua từ Ai Cập trong những năm cuối thập niên 1970, sau gần 20 năm nghiên cứu, Bình Nhưỡng đã chế tạo thành công tên lửa tầm ngắn Hwasong-5. Đây là biến thể Scud-B, tên lửa 1 tầng của Triều Tiên có thể mang đầu đạn nặng 1 tấn, sử dụng nhiên liệu lỏng, tầm bắn 300 km.

Giá đỡ tên lửa cao khoảng 11m, đường kính 88 cm, sử dụng những thùng nhiên liệu và oxi hoá riêng. Hwasong-5 sử dụng hệ thống dẫn đường nằm trong tên lửa do vậy độ chính xác không cao. Thử lửa trong cuộc chiến Iran-Iraq, các nhà khoa học Triều Tiên có cơ hội thu thập dữ liệu cải tiến Hwasong-5 để cho ra đời biến thể cải tiến Hwasong-6 sử dụng cùng giá đỡ.

Để nâng tầm bắn xa của Hwasong-6 lên tới 500km, các chuyên gia đã hy sinh tải trọng khi giảm còn 700 - 800 kg. Động cơ tên lửa được cải tiến giúp thời gian đốt cháy nhiên liệu kéo dài hơn.

Tuy nhiên, một số thông tin phỏng đoán, Hwasong-6 kém chính xác hơn so với Hwasong-5. Cả hai loại tên lửa này có thể được trang bị đầu đạn nổ cực mạnh hoặc đầu nổ sinh hóa.

Ngoài ra, Triều Tiên còn phát triển thêm nhiều biến thể của loại tên lửa này (như Scud-D) theo xu hướng trên (nâng tầm bắn và hy sinh tải trọng). Những thông tin này luôn khiến "người anh em" Hàn Quốc sống trong lo lắng bởi bất kỳ thành phố quan trọng nào của nước này đều nằm dưới tầm bắn của Hwasong.

No-dong đặt Nhật Bản vào tầm ngắn


Nodong trong một buổi diễu hành

Dự án chế tạo tên lửa Hwasong-5 và các biến thể bị dừng lại vào giữa những năm 1990 khi Triều Tiên bắt đầu chương trình sản xuất tên lửa No-dong. Trước yêu cầu chế tạo loại tên lửa mới có thể vươn đến Nhật Bản cùng khả năng mang đầu đạn hạt nhân, Triều Tiên đã xây dựng chương trình phát triển loại tên lửa mới có tên No-dong. Đây cũng là tên lửa 1 tầng, sử dụng bệ phóng di dộng, có chiều dài khoảng từ 15 - 16m, đường kính khoảng từ 1,2 - 1,3m. Tên lửa mới có tầm xa từ 1.000 - 1.300km, nặng 700 - 1.000kg và vẫn sử dụng nhiên liệu lỏng.

Theo một số nguồn tin, tên lửa mới có thể đạt tốc độ gấp 0,5 lần so với tốc độ của Hwasong-6. Để làm được điều này tên lửa phải dùng động cơ đẩy có công suất lớn hơn Scud 4 lần. Có nhiều thông tin rằng tên lửa này có độ sai lệch khoảng từ 3 - 5km và thậm chí có thể lớn hơn nếu như đầu nổ di chuyển theo đường xoắn ốc hoặc lộn nhào khi quay về quyển khí Trái Đất. Tuy chưa có chứng cứ cụ thể nhưng tên lửa loại này ngoài đầu đạn hoá sinh có thể gắn được đầu đạn hạt nhân.

Tuy nhiên, "đối tượng tác chiến" của Triều Tiền không chỉ là Nhật Bản mà số 1 phải là Mỹ. No-dong không phải "quân bài" có sức nặng đối với Washington. Vì vậy, từ cuối những năm 1990, Triều Tiên bắt đầu quan tâm đến tên lửa đa tầng, công nghệ chủ chốt giúp nâng cao tầm bắn của tên lửa. Khi mới ra đời, Teapo dong-1 chỉ có 2 tầng, trong đó, tầng 1 lấy từ tên lửa No-dong còn tầng 2 dùng tên lửa Hwasong-6. Tên lửa nặng khoảng 33 tấn có thể mang đầu đạn hoặc vệ tinh nặng 1 tấn với tầm bắn khoảng 2.000 km. Giới chuyên gia Mỹ thực sự bất ngờ trước việc tên lửa Taepo dong-1 xuất hiện với 3 tầng và được thiết kế để phóng vệ tinh lên quỹ đạo.

Tầng đầu tiên của tên lửa là biến thể của tên lửa No-dong, với vai trò là tên lửa phóng. Tầng thứ 2 sử dụng động cơ của tên lửa Scud cải tiến, kéo dài thời gian đốt cháy nhiên liệu nhưng làm giảm lực đẩy. Còn tầng 3 gồm một động cơ tên lửa nhỏ chứa nhiên liệu rắn, có thể mang theo vệ tinh nhỏ. Vụ phóng Taepo dong-1 gây rất nhiều phản ứng gay gắt bởi quỹ đạo bay của tên lửa hướng thẳng về phía Đông của bán đảo Triều Tiên, vượt qua Nhật Bản. Sự việc được kết thúc bằng một bản ghi nhớ về việc phóng thử tên lửa tầm xa (gồm cả tên lửa No-dong) giữa Triều Tiên và Mỹ vào tháng 9.1999, đổi lấy việc Mỹ sẽ dỡ bỏ một số lệnh cấm vận đã ban bố trước đây.

Hướng tới ICBM

Bất chấp những hạn chế về mặt kỹ thuật trong chế tạo Taepo dong-1, Triều Tiên vẫn bắt tay vào chế tạo Taepo dong-2 (TD-2 hay Unha-2), bước đệm để phát triển tên lửa liên lục địa (ICBM). TD-2 sử dụng động cơ và chất nổ đẩy của No-dong nhưng tầng 1 lớn hơn, dùng tới 4 động cơ No-dong. Tầng thứ 2, TD-2 dùng động cơ tên lửa No-dong được cải tiến để dùng ở tầng thượng quyển. Phần thân của tên lửa tầng 2 ngắn và to hơn so với No-dong để có thể giảm bớt được trọng lượng tầng này. Để đạt được tầm xa tối đa, TD-2 cần tầng tên lửa thứ 3 giống của TD-1 được thử nghiệm năm 1998.

Hướng tới mục tiêu này, Triều Tiên gặp không ít thách thức, cần phát triển tấm chắn nóng để bảo vệ tên lửa tại tầng thứ 3 khi nó quay về mặt đất. Với trọng lượng khoảng 75 - 80 tấn, đường kính 2,4m, việc chế tạo giá đỡ cũng gặp nhiều khó khăn. Những giả thiết về việc Triều Tiên vẫn tiếp tục nghiên cứu và phát triển TD-2 dường như đã được chứng minh với công bố sẽ phóng vệ tinh lên quỹ đạo bằng tên lửa TD-3 (Unha-3) đang làm nóng khu vực Đông Bắc Á.

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

>> Tìm hiểu gia đình tên lửa đạn đạo Ấn Độ


Chương trình tên lửa của Ấn Độ gồm 5 hệ thống tên lửa cốt lõi, trong đó đáng chú ý là các loại tên lửa đạn đạo: tầm gần Prihvi, tầm trung/xa Agni.




http://nghiadx.blogspot.com
So sánh tên lửa đạn đạo các loại của Ấn Độ.

Ngày 19/4, báo giới Ấn Độ đưa tin, tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-5 do nước này tự nghiên cứu chế tạo đã phóng thành công lần đầu tiên vào 8h5’.

Từ thập niên 1970, Ấn Độ đã bắt đầu phát triển tên lửa đạn đạo, khi đó Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) đã đưa ra “Chương trình phát triển tên lửa tổng hợp”, chương trình này chủ yếu nghiên cứu chế tạo các loại tên lửa khác nhau thực hiện nhiều nhiệm vụ, yêu cầu cung cấp tính năng toàn diện, tổng hợp, và chú ý tính gần gũi, tính đan cài.

“Chương trình tổng hợp phát triển tên lửa” được hợp thành bởi 5 hệ thống tên lửa cốt lõi, bao gồm tên lửa đạn đạo tầm gần Prihvi, tên lửa đạn đạo tầm trung Agni, tên lửa đất đối không Akash, tên lửa đất đối không Trishul và tên lửa dẫn đường chống tăng Nag.

Năm 1988 và năm 1989, tên lửa đạn đạo tầm gần Prihvi và tên lửa đạn đạo tầm trung Agni dựa trên công nghệ trong nước của Ấn Độ đã lần lượt tiến hành thử nghiệm đầu tiên.

Tên lửa đạn đạo Prihvi là hệ thống tên lửa đạn đạo tầm gần đất đối đất chi viện chiến thuật đầu tiên được Ấn Độ bắt đầu nghiên cứu chế tạo từ thập niên 1970, chủ yếu dùng để tấn công các mục tiêu tung thâm của đối phương, tiến hành chi viện hỏa lực chiến trường.

Mục tiêu tấn công chủ yếu của nó gồm: nơi tập kết lực lượng và vũ khí trang bị, trung tâm chỉ huy chiến trường, trung tâm thông tin và các mục tiêu quan trọng khác.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo tầm gần Prihvi-2 của Ấn Độ.

Prihvi là tên lửa đạn đạo tầm gần thể lỏng đơn cực, có thể được tiến hành phóng bởi các hệ thống phóng của Lục, Hải, Không quân.

Các loại cỡ gồm: Prihvi-1 có tầm phóng 150 km chế tạo cho Lục quân; Prihvi-2 có tầm phóng 250 km chế tạo cho Không quân; Prihvi-3 có tầm phóng 450 km chế tạo cho cả Lục quân và Hải quân.

Để tăng tầm phóng cho tên lửa Prihvi, ở mức độ nhất định, Ấn Độ đã hy sinh trọng lượng đầu đạn – trọng lượng đầu đạn của tên lửa Prihvi-1 có tầm phóng gần nhất có thể lên tới 1.000 kg, còn đầu đạn của tên lửa Prihvi-3 có tầm phóng xa nhất thì giảm đáng kể.

Nhiên liệu đẩy được tên lửa Prithvi sử dụng là axit nitric bốc khói đỏ và amin hỗn hợp, nhìn vào tình hình phát triển của nhiên liệu đẩy tên lửa trên thế giới hiện nay, tên lửa chiến thuật của các nước phát triển đã không còn sử dụng loại nhiên liệu thể lỏng này nữa.

Tên lửa đạn đạo đất đối đất tầm gần Prithvi là một loại tên lửa có hiệu quả đầu tiên của “Chương trình phát triển tên lửa dẫn đường tổng hợp” của Ấn Độ, nó rất được coi trọng. Trong nhiều cuộc duyệt binh, tên lửa Prihvi luôn được công khai.

Dòng tên lửa Agni

Năm 1989, tên lửa Agni kiểu trình diễn công nghệ đã tiến hành phóng thử thành công lần đầu tiên. Tên lửa này là tên lửa lưỡng cực, dài 21 m, tầm phóng tối đa 2.000 km và chưa phát triển thành hệ thống vũ khí. Năm 1995, bị sức ép của Chính phủ Mỹ, Ấn Độ tạm dừng chương trình phát triển tên lửa Agni.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo Agni-1 do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo.

Năm 1998, Ấn Độ tiến hành thử hạt nhân thành công và bắt đầu nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-2. Trong vài năm sau đó, bên ngoài luôn coi tên lửa mẫu Agni do Ấn Độ thử năm 1989 là Agni-1.

Trên thực tế, đến năm 1999, xuất phát từ sự tính toán chính trị, Ấn Độ mới quyết định bắt đầu nghiên cứu chế tạo một loại tên lửa đạn đạo có tầm phóng đan xen giữa tên lửa Agni-2 và tên lửa Prihvi và đặt tên nó là Agni-1 để phân biệt với tên lửa mẫu Agni phóng lúc ban đầu của họ.

Agni-1 là tên lửa đạn đạo nhiên liệu đẩy thể rắn đơn cực, có tầm phóng 700-800 km, dài 15 m, đường kính 1 m, nặng 12 tấn, sử dụng hệ thống dẫn đường/kiểm soát mới, có thể mang theo đầu đạn hạt nhân nặng 1.000 kg. Agni-1 được phóng theo phương thức cơ động đường sắt hoặc cơ động đường bộ, từ đó đã giảm khả năng bị tấn công trước, nâng cao rất lớn tính cơ động tác chiến.

Do áp dụng phương thức đẩy thể rắn đơn cực, vì vậy việc triển khai, phóng sẽ nhanh hơn, vì vậy nó có khả năng tấn công lần 2 hiệu quả.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo Agni-2 do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo.

Agni-2 là tên lửa đạn đạo thể rắn lưỡng cực, dài 20 m, đường kính lưỡng cực đều là 1 m, trọng lượng phóng 16 tấn, tầm phóng tối đa 3.000 km. Tên lửa áp dụng quán tính cộng với dẫn đường của hệ thống định vị dẫn đường toàn cầu, độ chính xác khoảng 45 m.

Tên lửa này có thể phóng bằng phương thức cơ động đường sắt hoặc cơ động đường bộ, do Ấn Độ tự thiết kế, nghiên cứu chế tạo, ngoài số ít thiết bị cảm biến của hệ thống dẫn đường phải nhập khẩu từ các nước châu Âu, những bộ kiện khác đều được tự sản xuất.

Sau khi phóng thử thành công 2 lần, năm 2002, tên lửa Agni-2 bước vào giai đoạn sản xuất ban đầu với tốc độ thấp.

Tên lửa Agni-3 có tầm phóng 3500-4000 km, dài khoảng 13 m, là tên lửa đẩy thể rắn lưỡng cực. Căn cứ vào thông tin của Cục Nghiên cứu Phát triển Quốc phòng Ấn Độ, lớp thứ nhất và thứ hai của tên lửa này được chế tạo bởi vật liệu carbon tổng hợp tiên tiến, đã giảm được trọng lượng tổng thể của hệ thống, động cơ lưỡng cực cũng đã lắp vòi phun phổ quát.

Hệ thống này có thể mang đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân 600-1800 kg, theo dự đoán đầu đạn hạt nhân có thể lên tới 200-300 kg. Dẫn đường thiết bị đầu cuối đã sử dụng dẫn đường quang học tiên tiến hoặc dẫn đường radar chủ động, đã nâng cao độ chính xác bắn trúng.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-3 do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo.

Ngày 15/11/2011, Ấn Độ bất ngờ công bố phóng thử thành công tên lửa tầm xa Agni-4. Về tên gọi, Agni-4 thuộc tên lửa dòng Agni của Ấn Độ.

Tên lửa dòng này cơ bản đều sử dụng động cơ nhiên liệu thể rắn, vì vậy thể tích tương đối nhỏ. Có phân tích cho rằng, nó đã sử dụng khung thiết kế của Agni-3. Nhưng nhìn bề ngoài, nó cơ bản bắt chước tư duy thiết kế và công nghệ có liên quan của Agni-2.

Khả năng răn đe chiến lược liên tục nâng lên

Việc nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo của Ấn Độ chủ yếu dựa vào sức mạnh công nghệ của nước này, trải qua mấy chục năm phát triển, một số loại đã có khả năng sử dụng tác chiến, trình độ công nghệ của nó cao hơn so với đa số các nước đang phát triển.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-4 do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo.

Ấn Độ phát triển công nghệ tên lửa đạn đạo, trước hết chú trọng sử dụng thành quả của công nghệ không gian của họ được phát triển nhanh chóng, như lớp thứ nhất của tên lửa lưỡng cực Agni đã sử dụng phiên bản cải tiến của động cơ lớp thứ nhất “tên lửa đẩy vệ tinh”-3 do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo;

thứ hai, đã phát triển công nghệ đường đạn bay thay đổi độc đáo, tên lửa Prihvi có thể bay theo nhiều đường đạn khác nhau theo lập trình sẵn, có khả năng đột phá hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tương đối mạnh; thứ ba là có thể ứng dụng tương đối nhanh các công nghệ tiên tiến như đẩy thể rắn hoàn toàn, triển khai cơ động đường bộ và đường sắt.

Tên lửa đạn đạo tầm trung Agni (sau phát triển thành tên lửa tầm xa) và tên lửa đạn đạo tầm gần Prihvi đều có thể mang theo đầu đạn hạt nhân. Đặc biệt, sau khi tiến hành thử hạt nhân nhiều lần, Ấn Độ càng lấy tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa làm phương tiện mang theo quan trọng nhất của đầu đạn hạt nhân.

Đồng thời, Ấn Độ cũng dùng tên lửa đạn đạo làm lực lượng tấn công thông thường quan trọng. Tên lửa tầm gần Prihvi có thể tăng cường tấn công hỏa lực của Lục quân, hiệp đồng Lục quân và Không quân tiến hành tấn công tung thâm (chiều sâu), hoàn thành nhiệm vụ chi viện hỏa lực chiến trường.

Tên lửa tầm trung và tầm xa Agni cũng thông qua nâng cao độ chính xác bắn trúng, đổi nhiều loại đầu đạn thông thường phát triển khả năng tấn công thông thường.

http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ vừa phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-5.

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

>> 10 sự thật về ICBM Agni-V


19/4 là ngày đầy ý nghĩa đối với Ấn Độ bởi đất nước này đã bắn thử thành công loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Agni-V.



Agni-V là một ICBM sử dụng 3 tầng nhiên liệu đẩy, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và được các nhà khoa học của Cơ quan nghiên cứu và phát triển Quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ phát triển.

Dưới đây là 10 sự thật về loại tên lửa này:

1. Với sự kiện bắn thử thành công tên lửa Agni-V, Ấn Độ chính thức gia nhập câu lạc bộ các cường quốc sở hữu ICBM mà trước đó gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp. ICBM Agni-V có trọng lượng nặng tới 50 tấn và sẽ sẵn sàng sản xuất vào năm 2014 - 2015.

2. Họ tên lửa Agni, gồm Agni-V có vai trò quan trọng đối với Quân đội Ấn Độ trong việc đối mặt và duy trì cán cân sức mạnh quân sự với Trung Quốc, nhất là sau khi Bắc Kinh triển khai các loại tên lửa tầm xa của họ ở Tây Tạng.

3. Loại tên lửa này có thể tấn công toàn bộ các vùng lãnh thổ châu Á, vươn sang một phần châu Âu, châu Phi và một vùng lãnh thổ nhỏ của châu Mỹ. Do đó, sự xuất hiện của Agni-V đã làm thay đổi cuộc chơi. Agni-V sẽ làm cho cả thế giới phải kiêng nể Ấn Độ.



http://nghiadx.blogspot.com
Tầm bắn của tên lửa là hơn 5000km, bao trùm lãnh thổ Trung Quốc.


4. Một khi được phóng lên, không thể cản được sức mạnh của tên lửa này, nó di chuyển nhanh hơn một viên đạn nhưng lại mang đầu đạn hạt nhân nặng tới 1 tấn. Tên lửa có thể triển khai từ bệ phóng cỡ container, đặc biệt có thể phóng có tính cơ động cao.

5. Với tầm bắn xa tới 5.000 km, một khi được xác nhận và thông qua bởi các lực lượng quân đội sau một vài lần thử nữa, Agni-V sẽ là tên lửa bắn xa nhất của Ấn Độ.

6. Từ Agni-V, Ấn Độ sẽ hướng tới khả năng mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân. Lúc đó, uy lực của nó sẽ vô cùng ghê gớm.

7. Agni-V có thể được sửa đổi cấu hình để biến thành tên lửa mang vệ tinh cỡ nhỏ và sau đó thậm chí có thể sử dụng để bắn rơi vệ tinh của đối phương.

8. Việc phóng tên lửa chỉ được thực hiện khi có lệnh trực tiếp từ Thủ tướng chính phủ Ấn Độ. Tuy nhiên, họ hy vọng rằng loại vũ khí giết người hàng loạt này chỉ được sử dụng với mục đích "duy trì hòa bình" và không gây chiến tranh.

9. Tên lửa Agni-V có chiều dài 17 m, ba tầng nhiên liệu đẩy đều sử dụng nhiên liệu rắn. Tâng đẩy động cơ đầu tiên sẽ đưa tên lửa lên độ cao khoảng 40 km. Tầng đẩy thứ hai sẽ đẩy tên lửa lên độ cao khoảng 150 km. Tầng đẩy thứ ba sẽ đưa lên 300 km so với mặt đất. Tên lửa cuối cùng sẽ đẩy nó lên độ cao khoảng 800 km.

10. Vụ thử hôm 19/4 là lần phóng đầu tiên của tên lửa Agni-V, theo tính toán, tên lửa có thể đạt tầm xa trên 5.000 km.

Một số hình ảnh vụ phóng thử tên lửa Agni-V của Ấn Độ hôm 19/4.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Agni-V được đặt trên một bệ phóng cơ động và phóng lúc 8h5p trên đảo Wheeler.

http://nghiadx.blogspot.com
Theo dự tính ban đầu thì cuộc thử nghiệm sẽ diễn ra vào hôm 18/4, tuy nhiên nó đã bị hoãn lại do thời tiết xấu.

http://nghiadx.blogspot.com
Cuộc thử nghiệm thành công đánh dấu một bước tiến dài của chương trình tên lửa Ấn Độ


http://nghiadx.blogspot.com
Agni-V được ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại trong lĩnh vực định vị và dẫn đường, đầu nổ và động cơ cũng có nhiều cải tiến.

http://nghiadx.blogspot.com
Hiện trong kho vũ khí của Ấn Độ có Agni-I với tầm bắn là 700 km, Agni-II với tầm bắn là 2.000 km, Agni-III và IV với tầm bắn lần lượt là 2500 và 3.500 km.

>> Tên lửa đạn đạo của TQ được chào bán ở Đông Nam Á


Tại triển lãm DSA 2012, công ty quốc phòng Trung Quốc đã đưa tới nhiều thiết kế vũ khí công nghệ cao, trong đó có cả tên lửa đạn đạo tầm ngắn.



Tại triển lãm DSA 2012, công ty quốc phòng Trung Quốc đã đưa tới nhiều thiết kế vũ khí công nghệ cao, trong đó có cả tên lửa đạn đạo tầm ngắn.

Tại triển lãm Dịch vụ Quốc phòng châu Á (DSA 2012) tổ chức từ 16-19/4/2012 tại Kuala Lumpur (Malaysia), nhiều công ty quốc phòng Trung Quốc tham dự và giới thiệu nhiều công nghệ vũ khí mới nhất của nước này.

Rầm rộ nhất là Tập đoàn Xuất nhập khẩu máy móc chính xác cao Trung Quốc (CPMIEC) đã đưa tới giới thiệu tại DSA nhiều hệ thống tên lửa, radar, UAV mới.

Về hệ thống tên lửa, CPMIEC đã táo bạo“chào hàng” hệ thống tên lửa đạn đạo đối đất tầm ngắn BP-12A – biến thể của tên lửa B611.




http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình xe mang ống phóng tên lửa đạn đạo BP-12A mà Trung Quốc thường đưa tới các triển lãm.


Theo thông tin từ công ty, BP-12A có khả năng mang đầu đạn nặng 480kg, tầm bắn 80-280km. BP-12A hoàn toàn đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, không bị hạn chế bởi Hiệp ước MTCR (cấm xuất khẩu các loại tên lửa đạn đạo có tầm bắn 300km, đầu đạn 500kg).

Tên lửa BP-12 sử dụng để tấn công các mục tiêu quan trọng như căn cứ tên lửa, pháo binh, trung tâm liên lạc, căn cứ tập trung đông quân, cơ sở hậu cần…

Trong hành trình bay, đầu đạn và thân tên lửa BP-12 không tách rời nhau. Mỗi xe phóng hệ thống BP-12A chứa 2 quả tên lửa trong container.

Ngoài BP-12A, CPMIEC còn tiếp thị hai hệ thống tên lửa phòng không tầm trung KS-1A và hệ thống phòng không tầm xa FD-2000.

Trong đó, hệ thống KS-1A có thể tiêu diệt máy bay trong cự ly 7-50km và tên lửa hành trình từ 7-30km.

Một khẩu đội tiêu chuẩn KS-1A gồm: xe radar mạng pha bị động SJ-231, 4 xe bệ phóng (8 đạn tên lửa trên xe và 16 đạn dự trữ), xe tiếp đạn, xe phục vụ hậu cần khác.

Mỗi xe bệ giá phóng mang được 2 đạn tên lửa, có 2 biến thể xe được dùng. Một loại, 2 tên lửa treo trên hai ray phóng nghiêng. Khi bắn, động cơ tên lửa phải được khởi động trước khi ray phóng tách đạn. Biến thể còn lại, tên lửa được bảo quản trong các container.

Còn hệ thống phòng không tầm xa FD-2000, thực chất là biến thể xuất khẩu từ hệ thống HQ-9.

Theo quảng cáo, “FD-2000 có thể tấn công đồng thời nhiều mục tiêu và hoạt động trong điều kiện bị gây nhiễu điện tử mạnh”.

FD-2000 cung cấp khả năng phòng không bảo vệ cơ sở chính trị, quân sự, kinh tế quan trọng. Nó có thể kết hợp với hệ thống phòng không khác tạo thành hệ thống phòng không đa lớp bảo vệ khu vực.

Tên lửa hệ thống có thể tiêu diệt tên lửa hành trình ở cự ly 7-24km, tên lửa không đối đất (7-50km), máy bay (7-125km), bom có điều khiển và tên lửa đạn đạn chiến thuật (7-25km).

Ngoài các hệ thống tên lửa, CPMIEC còn giới thiệu hệ thống trinh sát cơ không người lái SH-1, sử dụng để trinh sát khu vực, giám sát chiến trường. UAV SH-1 có tầm bay 180km, tốc độ 90-150km/h, trần bay 5.000m.

Trên SH-1 có thể trang bị một trong hai hệ thống điện tử tùy theo từng nhiệm vụ: hệ thống quan trắc kỹ thuật số CCD hoặc camera kỹ thuật số đa quang phổ.

Một sản phẩm gây nhiều sự chú ý khác là radar đo tham số sóng duy trì HK-CL có thể đặt trên xe bánh lốp hoặc trên tàu chiến. Loại radar này cho phép đo vận tốc, quỹ đạo của đạn pháo, rocket, tên lửa, đạn gây nhiễu, UAV…

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

>> Trung Quốc chỉ có 50 đầu đạn hạt nhân có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ


“Trung Quốc hiện có chưa đến 50 quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ, nhưng sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025”.





http://nghiadx.blogspot.com

Quả bom nguyên tử đầu tiên của Trung Quốc nổ thành công vào 15h ngày 16/10/1964.

Ngày 12/4, trang mạng “Quỹ Jamestown” Mỹ có bài viết cho rằng, hiện đại hóa lực lượng hạt nhân của Trung Quốc hoàn toàn không chạy theo ưu thế về số lượng, mà là chủ yếu thông qua khả năng sống sót và độ tin cậy của vũ khí hạt nhân để tăng cường khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời cũng sẽ tăng số lượng vũ khí hạt nhân một cách thích hợp.

Bài viết cho rằng, Trung Quốc tăng cường khả năng trả đũa hạt nhân hoàn toàn không có gì là ngạc nhiên. Từ lâu, lực lượng hạt nhân của Trung quốc tương đối yếu, khả năng chống lại các mối đe dọa cũng không mạnh, trong khi đó mãi đến những năm gần đây Trung Quốc mới bắt đầu theo đuổi hiện đại hóa lực lượng hạt nhân.

Năm 2006, Trung Quốc công bố Sách trắng quốc phòng cho biết, chiến lược hạt nhân của Trung Quốc là “xây dựng một lực lượng hạt nhân tinh nhuệ, hiệu quả đáp ứng nhu cầu an ninh quốc gia”.

Nhưng, chính quyền Trung Quốc hoàn toàn không tiến hành công bố về số lượng vũ khí hạt nhân cần thiết để thực hiện mục tiêu này.

Một số chuyên gia Mỹ dự đoán, Trung Quốc hiện có vài trăm đầu đạt hạt nhân, nhưng kết luận của họ chỉ là đã xem xét số lượng vũ khí hạt nhân có thể cần cho răn đe hạt nhân tương lai của Trung Quốc, hoàn toàn không có chứng cứ tin cậy.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A của Lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc.


Quan điểm của các nhà chiến lược Trung Quốc sẽ giúp chúng ta có nhận thức rõ hơn về vấn đề này. Họ mạnh mẽ khuyến nghị Trung Quốc tăng cường hiện đại hóa lực lượng hạt nhân, đồng thời mở rộng quy mô vũ khí hạt nhân.

Nhưng, họ đồng thời không tán thành chế tạo hàng nghìn đầu đạn hạt nhân, chạy theo quan điểm thực hiện cân bằng hạt nhân Mỹ-Nga.

Nội bộ Trung Quốc cho rằng, cần xây dựng khả năng tấn công hạt nhân như sau, đó là: đối mặt với khả năng do thám, tình báo, tấn công chính xác và phòng thủ tên lửa mạnh của đối phương, cần có đầy đủ sức mạnh để tiến hành tấn công hạt nhân lần hai đáng tin cậy.

Các nhà chiến lược Trung Quốc cho rằng, xây dựng lực lượng hạt nhân có quy mô quá lớn sẽ làm giảm ưu thế của lực lượng hạt nhân, cũng sẽ làm trầm trọng thêm sự bất ổn chiến lược.

Chẳng hạn, chuyên gia vấn đề hạt nhân nổi tiếng của Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc, Thiếu tướng Diêu Vân Trúc cho rằng, Trung Quốc cần kiên trì chính sách phát triển vũ khí hạt nhân trước đây, tức là hiệu quả răn đe hoàn toàn không tỷ lệ thuận với số lượng vũ khí hạt nhân, lực lượng hạt nhân quy mô nhỏ có khả năng sống sót và độ tin cậy tương đối cao cũng có thể tạo được khả năng răn đe hạt nhân có hiệu quả.

Rất nhiều nhà quan sát cho rằng, trong 10-15 năm tới, Trung Quốc sẽ triển khai nhiều vũ khí hạt nhân tiên tiến hơn. Cục Tình báo Quốc phòng Mỹ đã đồng ý với quan điểm này trong “Đánh giá mối đe dọa thế giới thường niên” đệ trình Quốc hội.

Năm 2011, Cục trưởng Cục Tình báo Quốc phòng Mỹ cho rằng: “Trung Quốc hiện chỉ có chưa đến 50 quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể tấn công tới lãnh thổ Mỹ, nhưng con số này đến năm 2025 có thể sẽ tăng gấp đôi”,

http://nghiadx.blogspot.com


Bài viết cho rằng, có 3 nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết sách liên quan đến phát triển lực lượng hạt nhân của Trung Quốc. Trước hết, nhìn một cách tổng thể, cảm nhận của Trung Quốc về môi trường an ninh bên ngoài và mối quan hệ của họ với các nước lớn là một phương diện quan trọng.

Thứ hai, nhìn vào góc độ tác chiến, sự răn đe hạt nhân tiềm tàng và răn đe thông thường của lực lượng hạt nhân phóng giếng, phóng cơ động trên đường bộ và phóng từ tàu ngầm cũng là một nhân tố quan trọng.

Cuối cùng, Trung Quốc sẽ còn cân nhắc sự phát triển của hệ thống phòng thủ tên lửa trong tương lai, bởi vì nó có thể sẽ gây tổn hại cho khả năng đáp trả hạt nhân răn đe đối phương của Trung Quốc.

Các học giả Trung Quốc cho rằng, phòng thủ tên lửa là nhân tố quan trọng nhất quyết định nhu cầu của Trung Quốc trong tương lai. Chẳng hạn, Diêu Vân Trúc từng cho rằng, Mỹ triển khai phòng thủ tên lửa là “nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển lực lượng hạt nhân của Trung Quốc”.

Ngoài ra, bà cho rằng, cần nỗ lực duy trì khả năng răn đe hạt nhân tin cậy trong tình hình đối mặt với hệ thống phòng thủ tên lửa. Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục tăng cường lực lượng hạt nhân của họ, đến khi họ cho rằng quy mô lực lượng hạt nhân đủ để ứng phó với mọi tình huống.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo JL-2 phóng từ tàu ngầm, Hải quân Trung Quốc.



Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

>> Triều Tiên khoe tên lửa mới trong lễ duyệt binh


Lần đầu tiên Triều Tiên công khai giới thiệu loại tên lửa mới tại cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng hôm 15/4.



Một số người Triều Tiên có mặt trong cuộc duyệt binh cho biết, đây là lần đầu tiên họ đã nhìn thấy những tên lửa mới.

Các quan chức quân sự nước ngoài chưa thể xác nhận thiết kế chính xác của tên lửa này.

"Tên lửa mới trông giống một mô hình hơn, rất có thể nó là một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), nhưng khá khó để xác định được tên lửa mới thuộc loại gì trong thời điểm này", Isaku Okabe, một chuyên gia quân sự Nhật Bản bình luận.

Sohn Young-hwan, một nhà khoa học tên lửa của Hàn Quốc, người đứng đầu Viện Công nghệ và Phân tích Quản lý tư nhân ở Seoul cho rằng, tên lửa mới có thể là một tên lửa đạn đạo tầm trung, không phải là một ICBM.



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa mới của Triều Tiên tiến qua lễ đài.


Các nhà phân tích của Hàn Quốc và Nhật Bản còn suy đoán, Triều Tiên đang phát triển loại tên lửa mới, lớn và mạnh hơn Unha-3 mà họ đã phóng không thành công vào ngày 13/4.

Nick Hansen, chuyên gia phân tích đến từ Trung tâm Hợp tác và An ninh quốc tế tại ĐH Stanford (Mỹ), viết trên trang mạng 38 North rằng, những hình ảnh do vệ tinh và các nhà báo chụp được về bệ phóng tên lửa của Triều Tiên hôm 13/4 cho thấy nó lớn hơn tưởng tượng, bởi giàn đỡ tên lửa được sử dụng hôm 13/4 lớn hơn nhiều so với giàn đỡ cần thiết cho Unha-3.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa mới của Triều Tiên xuất hiện trong lễ duyệt binh hôm 15/4.


Một số nguồn tin từ Nhật Bản và Hàn Quốc phỏng đoán, tên lửa mới có tầm bắn tối đa hơn 10.000 km.

Về lý thuyết, nếu tên lửa Triều Tiên thực sự có khả năng đó, nó sẽ vươn tới nước Mỹ. Thông tin này khiến Mỹ không khỏi lo ngại, dù vào ngày 13/4, Triều Tiên đã cho thấy, nước này còn chặng đường dài trước khi chế tạo được ICBM có khả năng tấn công hiệu quả.

Triều Tiên thường dùng các cuộc duyệt binh quân sự để tiết lộ tên lửa mới của họ. Điển hình là trong một cuộc duyệt binh năm 2010, Triều Tiên đã cho thế giới thấy tận mắt một loại tên lửa đạn đạo cơ động với tầm bắn ước tính khoảng 3.000 - 4.000 km.

Ngay tức khắc, Hàn Quốc, Nhật Bản và phương Tây đã thể hiện mối quan tâm "đặc biệt" tới tên lửa này, bởi họ hiểu rằng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc định vị và phá hủy tên lửa của Triều Tiên trong trường hợp xung đột.

Với tầm bắn 4.000 km, tên lửa Triều Tiên sẽ đặt các căn cứ quân sự của Mỹ ở Guam, Hàn Quốc và Nhật Bản trong tầm ngắm của họ.



Nhật Bản, Hàn Quốc tranh cãi về tên lửa mới của Triều Tiên

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho rằng, tên lửa mà Triều Tiên trình diễn tại lễ duyệt binh ngày 15/4 vừa qua có thể là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM. Trong khi truyền thông Nhật Bản, dẫn lời các chuyên gia, lại cho rằng, Bình Nhưỡng không thể có loại tên lửa như vậy.

Một vài giờ sau khi kết thúc cuộc duyệt binh tại Bình Nhưỡng kênh truyền hình Nhật Bản Radiopress, chuyên nghiên cứu và phân tích thông tin về Triều Tiên, tuyên bố rằng, không có loại tên lửa đạn đạo mới nào được giới thiệu tại lễ duyệt binh. Tuy nhiên, sau đó Bộ Quốc phòng Hàn Quốc lên tiếng rằng, có tên lửa đạn đạo loại mới tại cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng.

Theo đánh giá của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, tầm xa của loại tên lửa này có thể đạt đến 6.000 km, và rằng, với tầm xa như vậy có thể gọi đó là tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).

Sau tuyên bố nêu trên của các chuyên gia Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, các nhà phân tích Nhật Bản lên tiếng xác nhận, có loại tên lửa đạn đạo mới được giới thiệu tại duyệt binh ở Bình Nhưỡng. Loại tên lửa mới này được xếp vào nhóm cùng với các loại tên lửa đạn đạo cơ động tầm trung và đi ngay sau tên lửa đạn đạo Musudan (tầm xa 4000 km). Tuy nhiên, các chuyên gia của Radiopress vẫn bày tỏ mối hoài nghi rằng, đây là một loại tên lửa đạn đạo mới.

Trước đó, ngày 3/4, truyền thông Hàn Quốc dẫn một nguồn tin từ cơ quan tình báo nước này cho biết, các kỹ sư của Triều Tiên đã phát triển thành công tên lửa đạn đạo tầm xa loại mới.

Theo kênh truyền hình YTN, Triều Tiên đã hoàn thành chuỗi thử nghiệm kéo dài 16 tuần, bắt đầu từ đầu tháng 1/2012, tại bãi thử nghiệm nằm ở khu vực duyên hải miền Đông Bắc với một loại tên lửa đạn đạo mới.

Từ các hình ảnh mà vệ tinh trinh sát của Hàn Quốc thu được cho thấy tên lửa này có chiều dài 40 mét, mang động cơ cỡ lớn. Tuy nhiên, chưa thể xác nhận được đây là loại tên lửa tầm trung hay tầm xa.

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

>> Sức mạnh mới của "thần lửa" Agni-V


Tên lửa Agni-V có phạm vi bao trùm toàn bộ Trung Quốc, nếu phóng thành công, Ấn Độ sẽ bước vào câu lạc bộ tên lửa xuyên lục địa.




http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo Agni-V do Ấn Độ nghiên cứu phát triển.


Ngày 1/4, tờ “Thời báo Ấn Độ” đưa tin, Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) cho biết, trong 2 tuần nữa Ấn Độ sẽ phóng thử tên lửa đạn đạo Agni-V.

Ngoài ra, Ấn Độ sẽ tiến hành thử nghiệm phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm trước năm 2013, vào năm 2014 sẽ xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa, trong mấy năm tới phóng vệ tinh cỡ nhỏ và nghiên cứu phát triển vũ khí laser.
Ngày 31/3, tại “Triển lãm vũ khí trang bị hệ thống an ninh nội bộ và Lục-hải không quân quốc tế năm 2012” (DefExpo2012) ở New Delhi, người phụ trách DRDO V.K.

Saraswat cho biết, Ấn Độ sẽ phóng thử tên lửa xuyên lục địa Agni-V (có tầm phóng 5.000 km, có thể mang đầu đạn hạt nhân) vào trung tuần tháng 4/2012.

Saraswat nói, tên lửa 3 tầng này đã được trang bị con quay laser hình vòng tiên tiến, động cơ tên lửa tích hợp và hệ thống dẫn đường vệ tinh có độ chính xác cao, về công nghệ đã tiếp cận khoa học công nghệ mũi nhọn của Mỹ. Hiện nay, việc phóng thử đã đi vào giai đoạn cuối cùng.

Tờ “Thời báo Ấn Độ” cho biết, một khi tên lửa Agni-V được phóng thành công, Ấn Độ sẽ “bước vào câu lạc bộ tên lửa xuyên lục địa”. Thành viên câu lạc bộ này đến nay chỉ có Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Anh.

Đồng thời, tên lửa này có đặc tính linh hoạt khi tác chiến, phạm vi tấn công có thể bao trùm toàn bộ Trung Quốc, điều này rất quan trọng cho việc nâng cao tư thế răn đe hạt nhân cho Ấn Độ.

Bài báo còn cho biết, trong bối cảnh “Trung Quốc phát triển vũ khí chống vệ tinh”, DRDO còn dốc sức cho nghiên cứu “an ninh không gian”, tập trung bảo vệ tài sản vũ trụ của Ấn Độ “tránh bị phá hoại”.

Một số hình ảnh về tên lửa Agni-V của Ấn Độ:


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

>> Tên lửa đạn đạo tầm gần Scud-B của Việt Nam


Scud là một serie các tên lửa đạn đạo chiến thuật được Liên bang Xô viết triển khai trong thời kỳ Chiến tranh lạnh và xuất khẩu rộng rãi tới nhiều nước khác trên thế giới. Thuật ngữ này xuất phát từ tên hiệu NATO SS-1 Scud vốn được các cơ quan tình báo phương Tây gán cho loại tên lửa này. Những tên tiếng Nga của nó là R-11 (phiên bản đầu tiên) và R-300 Elbrus (những phiên bản phát triển sau này). Cái tên Scud đã được các phương tiện truyền thông và nhiều thực thể khác dùng để chỉ không chỉ những tên lửa này mà cả nhiều loại tên lửa khác được phát triển tại các quốc gia khác dựa trên thiết kế của người Sô viết. Thỉnh thoảng trên các phương tiện truyền thông đại chúng Hoa Kỳ, Scud được dùng để gọi bất kỳ một tên lửa đạn đạo của bất kỳ một quốc gia nào không phải phương Tây.


Phát triển thời Sô Viết

Thuật ngữ Scud được sử dụng lần đầu tiên trong tên hiệu NATO SS-1b Scud-A, để chỉ loại tên lửa đạn đạo R-11. Tên lửa R-1 trước đó được NATO đặt tên hiệu SS-1 Scunner, nhưng là một bản thiết kế khác hẳn, hầu như copy trực tiếp từ loại V-2 của Đức. R-11 cũng sử dụng kỹ thuật học được từ V-2, nhưng có một thiết kế mới, nhỏ hơn và có hình dáng khác biệt so với V-2 và R-1. R-11 được Makeyev OKB thiết kế và bắt đầu đưa vào sử dụng năm 1957. Cải tiến mang tính cách mạng nhất của R-11 là động cơ, do A.M. Isaev thiết kế. Đơn giản hơn rất nhiều so với thiết kế nhiều buồng của V-2, và sử dụng một van đổi hướng chống dao động để ngăn chặn chugging, nó là nguyên mẫu đầu tiên của những động cơ lớn hơn được sử dụng trong các tên lửa vũ trụ Nga sau này.






http://nghiadx.blogspot.com
Cấu tạo Scud-B


Các biến thể phát triển thêm là R-300 Elbrus / SS-1c Scud-B năm 1961 và SS-1d Scud-C băn 1965, cả hai đều có thể mang hoặc đầu nổ quy ước có sức nổ cao, hoặc một đầu đạn hạt nhân 5 tới 80 kiloton, hay một đầu đạn hóa học (VX nén). Biến thể SS-1e Scud-D được phát triển trong thập niên 1980 có thể mang đầu đạn quy ước có sức nổ mạnh, một đầu đạn fuel-air, 40 runway-penetrator sub-munition, hay 100 × 5 kg quả bom chống cá nhân nhỏ.

Tất cả các mẫu đều dài 11.25 mét (ngoại trừ Scud-A ngắn hơn 1 mét) và có đường kính 0.88 mét. Chúng được đẩy bằng một động cơ duy nhất sử dụng nhiên liệu kerosene và nitric acid với Scud-A, hay UDMH và RFNA (tiếng Nga SG-02 Tonka 250) với các mẫu khác.

Tác chiến

Tên lửa Scud (và cả các biến thể của nó) là một trong số ít các tên lửa đạn đạo đã được sử dụng trong chiến tranh thực tế, chỉ đứng thứ hai sau loại V2 về số lượng sử dụng (SS-21 là loại tên lửa đạn đạo duy nhất khác được sử dụng "trong chiến tranh"). Libya đã trả đũa các vụ tấn công không quân của Hoa Kỳ (Chiến dịch El Dorado Canyon) năm 1986 bằng cách bắn nhiều tên lửa Scud vào một trạm đồn trú bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ tại hòn đảo Lampedusa thuộc Italia lân cận. Các tên lửa Scud cũng đã được sử dụng trong nhiều cuộc xung đột gồm với bên sử dụng gồm cả Liên bang Xô viết và các lực lượng cộng sản Afghanistan tại nước này, Iran và Iraq chống lại nhau trong cái gọi là "Cuộc chiến tranh của các thành phố" trong thời Chiến tranh Iran-Iraq. Tên lửa Scud cũng được người Iraq sử dụng trong Chiến tranh Vùng Vịnh chống lại các mục tiêu của Israel và liên quân tại Ả rập Saudi.

Hơn mười tên lửa Scuds đã được bắn từ Afghanistan vào các mục tiêu tại Pakistan năm 1988. Một số lượng nhỏ tên lửa Scud cũng được sử dụng trong cuộc nội chiến năm 1994 tại Yemen và bởi các lực lượng Nga tại Chechnya năm 1996 những năm sau đó.

http://nghiadx.blogspot.com
Các quốc gia sở hữu tên lửa Scud-B


Các nước sở hữu hoặc từng sở hữu tên lửa Scud-B gồm: Afghanistan, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Bulgaria, Georgia, Kazakhstan, Iran, Iraq, Libya, Ba Lan, Slovakia, Turkmenistan, Ukraina, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Việt Nam, Yemen và Nam Tư. Cộng hòa Dân chủ Congo và Ai Cập đã đặt mua thêm các tên lửa Scud-C thêm vào số Scud-B họ đã có. Syria đã muốn đặt hàng loại Scud-D, và tên lửa Al Hussein của Iraq cũng có tầm bắn tương tự Scud-D. Bắc Triều Tiên cũng có các tên lửa Scud sau các cuộc thử nghiệm tên lửa năm 2006.

Số lượng Scud của VN khoảng 50 quả, mua của Bắc Triều Tiên cùng 2 em tàu ngầm "Ông già gân" giá 100 mil USD. Nhược điểm là độ chính xác kém (khoảng 500m) và Vẹt nhà mình đã cải tiến tầm bắn lên được 500km

Thông số kỹ thuật:

Xuất xứ: Nga
Loại: SRBM
Chiều dài: 11.25 m
Đường kính: 0.88 m
Tồng trọng lượng: 5900 kg
Lượng chất nổ: Một đầu nổ, 985 kg
Đầu nổ: Nuclear 5-70 kT, HE, chemical
Động cơ đẩy: Single-stage liquid
Tầm hoạt động: 300 km
Sản xuất: 1962

Dưới đây là một số hình ảnh về tên lửa Scud-B của Việt Nam được đăng trên báo và các trang mạng Trung Quốc :

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang