Triều Tiên có thể đã sử dụng các tên lửa giả trong lễ duyệt binh nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành (15/4). Thông tin vừa được đăng tải trên trang web chính thức của Liên hợp quốc. >> Bí mật tên lửa tầm xa của Triều Tiên Chuyên gia LHQ cho rằng mẫu tên lửa KN-80 này là giả Theo hãng tin AFP, báo cáo này đã được LHQ hoàn tất cách đây hơn một tháng, song đã bị phía Trung Quốc ngăn cản không cho công bố. Các chuyên gia của công ty Schmucker Technologie (Đức) là những người đưa ra kết luận này. Trong lễ duyệt binh hôm 15/4, Triều Tiên đã trưng ít nhất 6 loại tên lửa mới lớp KN-08. Các tên lửa này lớn hơn rất nhiều so với các loại tên lửa từng được biết đến của Triều Tiên là KN-02, Hwasongs, Nodong và Musudan. Tên lửa KN-08 của Triều Tiên và phương tiện chuyên chở 8 bánh "lạ mắt" trong lễ duyệt binh hôm 15/8 Tuy nhiên, các chuyên gia của LHQ đã bày tỏ hoài nghi về khả năng hoạt động của tên lửa KN-08 và Musudan. Hai loại tên lửa này chưa hề được Triều Tiên bắn thử nghiệm. Với lý do này, LHQ cho rằng mẫu tên lửa tham gia duyệt binh là giả. Kết luận trên cho thấy hiện chưa có bằng chứng về việc Triều Tiên sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Báo cáo của LHQ còn đề cập tới các xe tám bánh chở tên lửa. Theo báo cáo, Triều Tiên "trước đây chưa hề cho thấy khả năng sản xuất loại phương tiện này. Trong khi đó, báo Asahi Shimbun của Nhật Bản đưa tin chính Trung Quốc đã cung cấp loại xe này cho Triều Tiên, song Bắc Kinh phủ nhận thông tin này. Ngoài ra, tại lễ duyệt binh hôm 15/4, người ta còn thấy 2 chiếc xe Limusin Mercedes Benz được cho là thuộc mẫu mới nhất S600. LHQ cho rằng hai chiếc xe này đã được nhập lậu vào Triều Tiên bởi cho đến nay đây vẫn là mặt hàng xa xỉ mà Bình Nhưỡng bị cấm nhập. Sau đó, trong ngày 16/4, nhiều thông tin độc lập còn cho biết thêm trên đường phố Bình Nhưỡng xuất hiện hàng chục chiếc Mercedes Benz E350. Ngoài ra còn xuất hiện nhiều thông tin về các loại thuốc lá và rượu được Triều Tiên nhập lậu. LHQ hiện duy trì lệnh cấm Bình Nhưỡng nhập hàng các mặt hàng xa xỉ vì các vụ thử hạt nhân hồi năm 2006 và 2009. Các biện pháp cấm vận khác của LHQ cũng đang gây khó khăn cho việc phát triển ngành công nghiệp quốc phòng của Triều Tiên. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Triều Tiên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Triều Tiên. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012
>> Tên lửa mới của Triều Tiên là "hàng mã"
Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012
>> Bí mật tên lửa tầm xa của Triều Tiên
Vụ xét xử gián điệp tên lửa Triều Tiên ở Ukraine cho thấy CHDCND Triều Tiên khát khao chiếm hữu công nghệ tên lửa vượt đại châu để có thể uy hiếp nước Mỹ. >> Ấn Độ sẽ trở thành siêu cường tên lửa ? >> 10 sự thật về ICBM Agni-V Tên lửa vượt đại châu uy lực nhất thế giới R-36M do Viện thiết kế Yuzhnoye phát triển. Ảnh: Asia Security Watch Hôm 8/6, báo chí đưa tin hai công dân CHDCND Triều Tiên Ryu Song-chul và Lee Tae-kil đã bị tòa án Ukraine kết án 8 năm tù mỗi người. Hai người này bị kết án sau khi bị bắt vì mưu toan lấy cắp công nghệ tên lửa bí mật của Ukraine. Theo các nguồn tin, Ryu Song-chul và Lee Tae-kil đã bị bắt vì tội gián điệp vào tháng 7, sau khi họ định đánh cắp công nghệ bí mật từ Viện thiết kế Yuzhnoye ở Dnipropetrovsk, Ukraine. Bản án đã được một tòa án Ukraine đưa ra cuối tháng trước. Viện Yuzhnoye chuyên về phát triển tên lửa và vệ tinh, và từng đảm trách việc sản xuất tên lửa xuyên lục địa tầm băn 11.000 km mang nhiều đầu đạn R-36M thời Liên Xô. Sau khi tiến hành vụ bắt giữ, Cơ quan an ninh Ukraine SBU cho biết, hai người bị bắt đang làm việc tại một văn phòng đại diện thương mại của Triều Tiên ở Minsk, Belarus, nhưng có quan hệ với một nhà nghiên cứu tại Viện Yuzhnoye. Một công tố viên cao cấp thuộc Tổng công tố Ukraine khẳng định: “Họ đến Dnipropetrovsk từ Minsk (Belarus) có dự mưu, Ryu Song-chul và Lee Tae-kil định tuyển mộ một nhân viên của Viện thiết kế Yuzhnoe. Họ quan tâm đến các thông tin mật liên quan đến thiết bị kỹ thuật tên lửa-vũ trụ, cụ thể là các hệ thống nhiên liệu của các khí cụ bay”. Nhà nghiên cứu tại Viện Yuzhnoye đã báo cho SBU về mối quan hệ này và giúp SBU thực hiện kế hoạch cài bẫy. Cuối cùng, hai người Triều Tiên đã bị bắt giữ khi khi họ đang chụp ảnh các tài liệu mật tại một gara ở Dnipropetrovsk. Đó là các luận văn tiến sĩ và phó tiến sĩ mang dấu mật, nghiên cứu về các công nghệ tiến bộ mới của các hệ thống tên lửa, khí cụ bay vũ trụ, động cơ nhiên liệu lỏng, các hệ thống cấp nhiên liệu tên lửa. Phía Ukraine xác nhận, công nghệ mà hai người Triều Tiên tìm kiếm tập trung vào các tên lửa đẩy, đặc biệt là các hệ thống động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng, có thể giúp tăng mạnh tầm bắn của tên lửa. Các chuyên gia Ukraine cho biết, nếu Bình Nhưỡng lấy được công nghệ, nó sẽ giúp họ chế tạo các tên lửa có thể bắn tới lục địa nước Mỹ. Vụ án xét xử gián điệp Triều Tiên vừa là tin mừng, vừa là nỗi lo đối với nước Mỹ. Một mặt, nó tái khẳng định điểm yếu cốt tử của chương trình tên lửa Triều Tiên. Cho đến nay, sau nhiều nỗ lực, CHDCND Triều Tiên vẫn không làm sao làm chủ được công nghệ tên lửa đường đạn vượt đại châu. Các vụ phóng thử tên lửa tầm xa và “phóng vệ tinh” của họ liên tiếp thất bại. Mặt khác, vụ án này cũng gióng lên hồi chuông báo động đối với Mỹ là CHDCND Triều Tiên đang khát khao và quyết tâm sở hữu tên lửa đường đạn vượt đại châu để làm phương tiện răn đe Mỹ. Tên lửa đường đạn tại cuộc duyệt binh ngày 15/4/2012. Ảnh: Army Times Xét đến yếu tố thông tin bị tiết lộ sẽ gây tổn thất không nhỏ cho an ninh quốc gia Ukraine và Triều Tiên sẽ có thể tăng cường đáng kể khả năng chiến lược của họ, tòa án Ukraine kết án mỗi gián điệp 8 năm tù. Ryu Song-chul và Lee Tae-kil đang bị giam tại nhà tù của SBU. Giữa Ukraine và CHDCND Triều Tiên không có hiệp định tương trợ tư pháp quy định việc chuyển giao phạm nhân bị kết án. Ryu Song-chul và Lee Tae-kil khẳng định họ vô tội và dự định kháng cáo lên tòa án cấp cao hơn. Bắc Triều Tiên đã tiến hành hai vụ thử hạt nhân vào năm 2006, 2009, và phóng một số tên lửa tầm xa. Mới đây, họ thất bại trong vụ phóng tên lửa ngày 13/4. Bắc Triều Tiên khẳng định vụ phóng tên lửa của họ là nhằm đưa lên quỹ đạo một vệ tinh, nhưng cộng đồng quốc tế đã lên án nó như một thủ đoạn né tránh quy định quốc tế khi thử công nghệ tên lửa đường đạn. |
Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012
>> Tên lửa đối trọng với pháo Triều Tiên của Hàn Quốc
Những khoản tiền lớn có thể giúp Hàn Quốc sở hữu trong tay những tên lửa "khủng" giành được ưu thế trước lực lượng pháo binh "hùng hậu" của Triều Tiên. >> Khám phá kho tên lửa của Triều Tiên Tên lửa đường đạn Hyunmoo 2. Quân đội Hàn Quốc muốn chi hơn 2 tỷ USD cho việc phát triển tên lửa trong vòng 5 năm tới. Điều này thể hiện rõ những nỗ lực của nước này nhằm nhanh chóng vô hiệu hóa sức răn đe của lực lượng tên lửa và pháo binh của Triều Tiên trong cuộc chiến tranh tương lai nào. >> 6 hệ thống tên lửa đang là tiêu điểm của thế giới Kế hoạch của Hàn Quốc là đặt mua và triển khai hơn 1.000 tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình mới. Chúng sẽ nhắm vào các bệ phóng tên lửa và vị trí đặt pháo, cũng như các lực lượng và cơ sở mặt đất của Triều Tiên. Mục tiêu của sự phát triển này là làm giảm sự tàn phá đối với lãnh thổ Hàn Quốc trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Từ lâu, Triều Tiên luôn chuẩn bị sẵn sàng trước bất kỳ cuộc chiến tranh trong tương lai nào dựa vào sức mạnh uy hiếp của đạn pháo, rocket, và tên lửa xuống đối với Hàn Quốc với mục tiêu chủ yếu là Seoul. Hiện nay, có nguồn tin cho biết, Triều Tiên có khoảng 600 tên lửa đạn đạo nhằm vào Hàn Quốc. Theo nguồn tin, hầu hết số tiền 2 tỷ USD sẽ được rót vào việc sản xuất tên lửa, và được thực hiện ngay ở Hàn Quốc. Hàn Quốc thường giữ bí mật về các tên lửa mới tấn công mới của họ. Từ năm 2009, truyền thông Hàn Quốc mới tiết lộ về một loại tên lửa hành trình mới, có tầm bắn 1.000 km và đã bí mật được đưa vào sản xuất trong năm 2008. Năm 2011, Seoul công khai về sự tồn tại của nhiều trong số hàng loạt tên lửa mới được phát triển trong nước. Hàn Quốc cũng công bố rộng rãi rằng họ sở hữu một tên lửa hành trình hoặc tên lửa đạn đạo mới. Tên lửa này, được báo chí Seoul gọi là Hyunmoo 3, nay đã được thay thế bởi biến thể cải tiến có tầm bắn 1.500 km, đang được triển khai dọc theo biên giới với Triều Tiên. Nỗ lực tự thân vượt qua rào cản của đồng minh Trong 30 năm qua, Hoa Kỳ đã ngăn cản Hàn Quốc phát triển tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình tầm xa. Theo giải thích của người Mỹ, điều này nhằm nỗ lực ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang giữa hai miền. Để làm yên lòng đồng minh, Mỹ đảm bảo với Seoul sẽ tham chiến nếu Hàn Quốc bị miền Bắc tấn công. Thế nhưng, Seoul không mấy tin tưởng với những lời hứa này, bằng chứng là từ những năm 1980, Hàn Quốc đã phát triển thành công một tên lửa đạn đạo tầm xa 180 km (Hyunmoo 1) và một tên lửa đạn đạo khác tầm xa dưới 300km (Hyunmoo 2). Cả hai loại tên lửa này đều dài khoảng 13 mét và nặng 4-5 tấn. Ban đầu, do phải tuân theo cam kết chế độ MTCR (Kiểm soát công nghệ tên lửa, không phổ biến các tên lửa có tầm bắn hơn 300 km), Hyunmoo 1 và 2 được thiết kế dựa trên tên lửa phòng không Nike-Hercules của Mỹ có trong biên chế của Quân đội Hàn Quốc. Tuy nhiên, dư luận nước này kêu gọi phá vỡ giới hạn đó để tên lửa đạn đạo từ phía Nam. có thể dễ dàng bắn phá toàn bộ lãnh thổ miền Bắc. Vì vậy, một số tên lửa đường đạn mới được tiết lộ của Hàn Quốc có thể bắn xa hơn 300 km và chỉ bị giới hạn bởi những hạn chế lập trình trong hệ dẫn của tên lửa. Trong tương lai, những phần mềm này có thể nhanh chóng được họ thay đổi. Tên lửa Hyunmoo 3C. Giống tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ, Hyunmoo 3 dài khoảng 6 mét, nặng 1,5 tấn, mang theo một đầu đạn khoảng 500 kg, và được phóng ra từ những vị trí bí mật (có thể xuất phát từ các ngọn đồi đối diện với Triều Tiên), những vị trí kiên cố trong hầm bê tông và cả trong những container. Với tầm bắn 1.500 km, tên lửa cũng có thể bắn trúng mục tiêu ở cả Trung Quốc và Nga. Năm 2011, Hàn Quốc đã di chuyển một số tên lửa chiến thuật ATACMS tới các căn cứ tên lửa gần biên giới miền Bắc. Ngoài họ tên lửa Hyunmoo, Hàn Quốc còn sở hữu hệ thống pháo phản lực ATACMS. Biến thể ATACMS của Hàn Quốc có tầm bắn 165 km, giúp cho họ có khả năng tiếp cận nhiều mục tiêu ở Triều Tiên hơn, nhưng không đủ tầm vươn tới Bình Nhưỡng, cách khu giới tuyến 220 km về phía bắc. Có nguồn tin cho biết, một biến thể mới hơn của ATACMS có tầm bắn 300 km nhưng Hàn Quốc không tiết lộ bất thêm bất kỳ thông tin gì về nó. Một số nguồn tin cho rằng, Hàn Quốc chỉ có 220 hệ thống như vậy. Trong đó, một nửa số đạn sử dụng đầu đạn không điều khiển, có tầm bắn 128 km. Những đầu đạn còn lại có kích thước nhỏ hơn, được dẫn bằng hệ thống định vị GPS, tầm bắn 165 km. |
Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012
>> Khám phá kho tên lửa của Triều Tiên
Với kho tên lửa ước chừng hơn 1.000 quả, đa dạng đủ chủng loại, CHDCND Triều Tiên đang sở hữu "bảo bối" hiệu quả bảo vệ an ninh quốc gia. Tên lửa Nodong trong một buổi diễu hành Bắt đầu triển khai từ những năm 1960 - 1970, chương trình tên lửa của Triều Tiên dựa rất nhiều vào công nghệ sản xuất tên lửa Scud của Liên Xô. Đến nay, trong "tài sản" của mình Triều Tiên đã có đầy đủ tên lửa tầm ngắn, tầm trung và tên lửa tầm xa. Không được xem là quốc gia "giàu có", nhưng Triều Tiên có một kho tên lửa khá phong phú và đa dạng, được sử dụng như một trong những quân bài hiệu quả để mặc cả với nước lớn. Hwasong - "hậu duệ" Scud Khởi đầu từ vài mẫu tên lửa Scud-B có được qua từ Ai Cập trong những năm cuối thập niên 1970, sau gần 20 năm nghiên cứu, Bình Nhưỡng đã chế tạo thành công tên lửa tầm ngắn Hwasong-5. Đây là biến thể Scud-B, tên lửa 1 tầng của Triều Tiên có thể mang đầu đạn nặng 1 tấn, sử dụng nhiên liệu lỏng, tầm bắn 300 km. Giá đỡ tên lửa cao khoảng 11m, đường kính 88 cm, sử dụng những thùng nhiên liệu và oxi hoá riêng. Hwasong-5 sử dụng hệ thống dẫn đường nằm trong tên lửa do vậy độ chính xác không cao. Thử lửa trong cuộc chiến Iran-Iraq, các nhà khoa học Triều Tiên có cơ hội thu thập dữ liệu cải tiến Hwasong-5 để cho ra đời biến thể cải tiến Hwasong-6 sử dụng cùng giá đỡ. Để nâng tầm bắn xa của Hwasong-6 lên tới 500km, các chuyên gia đã hy sinh tải trọng khi giảm còn 700 - 800 kg. Động cơ tên lửa được cải tiến giúp thời gian đốt cháy nhiên liệu kéo dài hơn. Tuy nhiên, một số thông tin phỏng đoán, Hwasong-6 kém chính xác hơn so với Hwasong-5. Cả hai loại tên lửa này có thể được trang bị đầu đạn nổ cực mạnh hoặc đầu nổ sinh hóa. Ngoài ra, Triều Tiên còn phát triển thêm nhiều biến thể của loại tên lửa này (như Scud-D) theo xu hướng trên (nâng tầm bắn và hy sinh tải trọng). Những thông tin này luôn khiến "người anh em" Hàn Quốc sống trong lo lắng bởi bất kỳ thành phố quan trọng nào của nước này đều nằm dưới tầm bắn của Hwasong. No-dong đặt Nhật Bản vào tầm ngắn Nodong trong một buổi diễu hành Dự án chế tạo tên lửa Hwasong-5 và các biến thể bị dừng lại vào giữa những năm 1990 khi Triều Tiên bắt đầu chương trình sản xuất tên lửa No-dong. Trước yêu cầu chế tạo loại tên lửa mới có thể vươn đến Nhật Bản cùng khả năng mang đầu đạn hạt nhân, Triều Tiên đã xây dựng chương trình phát triển loại tên lửa mới có tên No-dong. Đây cũng là tên lửa 1 tầng, sử dụng bệ phóng di dộng, có chiều dài khoảng từ 15 - 16m, đường kính khoảng từ 1,2 - 1,3m. Tên lửa mới có tầm xa từ 1.000 - 1.300km, nặng 700 - 1.000kg và vẫn sử dụng nhiên liệu lỏng. Theo một số nguồn tin, tên lửa mới có thể đạt tốc độ gấp 0,5 lần so với tốc độ của Hwasong-6. Để làm được điều này tên lửa phải dùng động cơ đẩy có công suất lớn hơn Scud 4 lần. Có nhiều thông tin rằng tên lửa này có độ sai lệch khoảng từ 3 - 5km và thậm chí có thể lớn hơn nếu như đầu nổ di chuyển theo đường xoắn ốc hoặc lộn nhào khi quay về quyển khí Trái Đất. Tuy chưa có chứng cứ cụ thể nhưng tên lửa loại này ngoài đầu đạn hoá sinh có thể gắn được đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, "đối tượng tác chiến" của Triều Tiền không chỉ là Nhật Bản mà số 1 phải là Mỹ. No-dong không phải "quân bài" có sức nặng đối với Washington. Vì vậy, từ cuối những năm 1990, Triều Tiên bắt đầu quan tâm đến tên lửa đa tầng, công nghệ chủ chốt giúp nâng cao tầm bắn của tên lửa. Khi mới ra đời, Teapo dong-1 chỉ có 2 tầng, trong đó, tầng 1 lấy từ tên lửa No-dong còn tầng 2 dùng tên lửa Hwasong-6. Tên lửa nặng khoảng 33 tấn có thể mang đầu đạn hoặc vệ tinh nặng 1 tấn với tầm bắn khoảng 2.000 km. Giới chuyên gia Mỹ thực sự bất ngờ trước việc tên lửa Taepo dong-1 xuất hiện với 3 tầng và được thiết kế để phóng vệ tinh lên quỹ đạo. Tầng đầu tiên của tên lửa là biến thể của tên lửa No-dong, với vai trò là tên lửa phóng. Tầng thứ 2 sử dụng động cơ của tên lửa Scud cải tiến, kéo dài thời gian đốt cháy nhiên liệu nhưng làm giảm lực đẩy. Còn tầng 3 gồm một động cơ tên lửa nhỏ chứa nhiên liệu rắn, có thể mang theo vệ tinh nhỏ. Vụ phóng Taepo dong-1 gây rất nhiều phản ứng gay gắt bởi quỹ đạo bay của tên lửa hướng thẳng về phía Đông của bán đảo Triều Tiên, vượt qua Nhật Bản. Sự việc được kết thúc bằng một bản ghi nhớ về việc phóng thử tên lửa tầm xa (gồm cả tên lửa No-dong) giữa Triều Tiên và Mỹ vào tháng 9.1999, đổi lấy việc Mỹ sẽ dỡ bỏ một số lệnh cấm vận đã ban bố trước đây. Hướng tới ICBM Bất chấp những hạn chế về mặt kỹ thuật trong chế tạo Taepo dong-1, Triều Tiên vẫn bắt tay vào chế tạo Taepo dong-2 (TD-2 hay Unha-2), bước đệm để phát triển tên lửa liên lục địa (ICBM). TD-2 sử dụng động cơ và chất nổ đẩy của No-dong nhưng tầng 1 lớn hơn, dùng tới 4 động cơ No-dong. Tầng thứ 2, TD-2 dùng động cơ tên lửa No-dong được cải tiến để dùng ở tầng thượng quyển. Phần thân của tên lửa tầng 2 ngắn và to hơn so với No-dong để có thể giảm bớt được trọng lượng tầng này. Để đạt được tầm xa tối đa, TD-2 cần tầng tên lửa thứ 3 giống của TD-1 được thử nghiệm năm 1998. Hướng tới mục tiêu này, Triều Tiên gặp không ít thách thức, cần phát triển tấm chắn nóng để bảo vệ tên lửa tại tầng thứ 3 khi nó quay về mặt đất. Với trọng lượng khoảng 75 - 80 tấn, đường kính 2,4m, việc chế tạo giá đỡ cũng gặp nhiều khó khăn. Những giả thiết về việc Triều Tiên vẫn tiếp tục nghiên cứu và phát triển TD-2 dường như đã được chứng minh với công bố sẽ phóng vệ tinh lên quỹ đạo bằng tên lửa TD-3 (Unha-3) đang làm nóng khu vực Đông Bắc Á. |
Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012
>> Xe chở tên lửa Triều Tiên có linh kiện của Mỹ, Đức
Theo Asia Times Online, động cơ diesel Mỹ và hệ thống dẫn động của Đức cũng có mặt trong chiếc xe tải, là bệ phóng tên lửa mới của Triều Tiên. Chiếc xe tải mang tên lửa có nguồn gốc từ Trung Quốc? Ảnh: CNN Thông tin này đặt ra dấu hỏi về tính hiệu quả của các lệnh cấm mà Liên Hợp Quốc áp đặt lên Trie, nhắm vào chương trình tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng. Chuyên gia quân sự khắp thế giới phân tích, chiếc xe vận tải bệ 16 bánh chở quả tên lửa mới ở Bình Nhưỡng vào ngày 15/4 vừa qua rất giống với xe tải WS-51200 được Viện khoa học số 9, Công ty Công nghiệp và khoa học hàng không Trung Quốc (CASIC) hay còn gọi là Công ty trách nhiệm hữu hạn Hubei Sanjiang Space Wanshan Special Vehicle, sản xuất. Sản phẩm của công ty này chủ yếu là các xe tải - bệ phóng các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung DF-11, DF-16 và DF-21. CASIC là một doanh nghiệp nhà nước về công nghệ cao đặt dưới sự kiểm soát của chính phủ trung ương Trung Quốc. Trong khi phươn Tây "rầm rầm" cáo buộc Trung Quốc đứng sau giúp đỡ Triều Tiên phát triển tên lửa (cung cấp xe - bệ phóng) thì trên trang chủ của CASIC đưa tin, một công ty Mỹ chuyên sản xuất động cơ diesel là Cummins Inc, có đăng ký trên thị trường chứng khoán ở New York Stock, đã cung cấp động cơ diesel KTTA19-C700 cho chiếc xe tải WS-51200. Đồng thời, Công ty ZF Friedrichshafen của Đức, một trong những nhà cung cấp công nghệ ôtô hàng đầu thế giới chuyên về công nghệ băng truyền và khung xe, đã cung cấp băng truyền ký hiệu WSK440+16S251 cho loại xe tải WS-51200 nói trên. Narushige Michishita, Phó giáo sư về An ninh và Quan hệ Quốc tế tại Viện nghiên cứu chính sách quốc gia ở Tokyo nói rằng: “Đối với Mỹ sự kiện này như bỗng nhiên bị rút thang dưới chân. Giữa lúc dư luận thế giới bực tức với lập trường của Trung Quốc chống đỡ cho Triều Tiên, Mỹ có chủ trương nhân cơ hội này ép mạnh hơn đối với Trung Quốc. Nhưng giờ đây sự việc trở nên khó khăn”. Trước đó, không được thông tin về việc nhà sản suất động cơ diesel cho xe tải WS-51200, người phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ, Victoria Nuland nói với phóng viên báo chí ngày 20/4 rằng Mỹ đã nêu vấn đề này ra tại cuộc đối thoại song phương đang tiến hành với Trung Quốc về vấn đề Triều Tiên. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Leon Panetta cũng phát biểu trong cuộc điều trần trước quốc hội ngày 19/4 rằng, “chắc chắn có sự giúp đỡ từ phía Trung Quốc. Tôi không biết chính xác về mức độ … nhưng rõ ràng là có sự trợ giúp theo hướng đó”. Ông Panetta cũng nói bày tỏ sự lo ngại của Mỹ về “khả năng cơ động của tên lửa được thể hiện trong buổi duyệt binh vừa qua ở Triều Tiên. Vấn đề cốt lõi ở chỗ, nếu họ sở hữu khả năng cơ động cho loại tên lửa xuyên lục địa ICBM như vậy thì càng tăng mức độ đe dọa của Triều Tiên”. Cung cấp một xe tải-bệ phóng cho Bình Nhưỡng sẽ vi phạm Nghị quyết 1874 của Hội đồng bảo an (UNSC) được thông qua tháng 6/2009 và ngăn cấm việc cung cấp cho Triều Tiên “bất cứ loại vũ khí hay nguyên liệu liên quan, hoặc cung cấp tài chính, đào tạo kỹ thuật, dịch vụ hay các hình thức trợ giúp liên quan đến những loại vũ khí như vậy”. Loại xe tải có lẽ cũng nằm trong diện bị cấm theo nghị quyết 1718 của UNSC, được thông qua tháng 10/2006 sau khi Triều Tiên thử vũ khí hạt nhân lần đầu. Bởi, những biện pháp trừng phạt đó ngăn cấm việc nhập khẩu bất kỳ “một loại xe nào được thiết kế hoặc cải tiến để vận chuyển, xử lý, điều khiển, kích hoạt và phóng” cho “các hệ thống tên lửa đầy đủ (bao gồm cả hệ thống tên lửa đạn đạo, tên lửa đẩy không gian và tên lửa âm thanh)”. Bí mật về xe tải WS-51200 Xe tải-bệ phóng WS-51200 giống chiếc xe chở tên lửa mới của Triều Tiên được khai trương ngày 15/4 trong buổi duyệt binh tại Bình Nhưỡng nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Lãnh tụ Kim Il Sung. Chiếc xe có tổng trọng lượng là 122 tấn và nó có trọng tải là 80 tấn, dài 20,11 mét dài, rộng 3,35 mét rộng và cao 3,35 mét với bánh xe có đường kính là 1,6 mét. Chiều dài của quả tên lửa mới trên xe tải vào khoảng 18 mét, lớn hơn quả tên lửa đạn đạo di động tầm trung Musudan (IRBM) của Triểu Tiên, nhưng nhỏ hơn loại tên lửa tầm xa Taepodong-2 đã nổ trong vụ phóng tên lửa thất bại ngày 13/4 vừa qua (>> chi tiết). Các chuyên gia quân sự thế giới đang cố hình dung xem liệu đây có phải là loại ICBM mới, hay chỉ là một mô hình để trưng trong cuộc duyệt binh. Tháng 10/2010, CASIC công bố tin họ đã đạt được một hợp đồng xuất khẩu loại xe WS-51200 cho một nước nhất định, có thể hiểu rằng đó là Triều Tiên, và giá trị của bản hợp đồng đó là 30 triệu nhân dân tệ (4,75 triệu USD) gồm một khoản ứng trước là 12 triệu nhân dân tệ (gần 50% giá trị hợp đồng). Sau đó vào tháng 5/2011 CASIC cũng tuyên bố, một chi nhánh của họ đã hoàn thành việc chế tạo loại xe tải-bệ phóng WS-51200. Nhật báo Mainichi Shimbun của Nhật ngày 16/4 đưa tin từ Bắc Kinh, theo cộng đồng tình báo ở Bắc Kinh, vào khoảng tháng 8/2011, Hubei Sanjiang Space Wanshan Special Vehicle đã chuyển một lô hàng 4 xe tải-bệ phóng WS-51200 lên một tàu vận tải biển mang quốc tịch Cambodia. Chiếc tàu này sau đó đã lên đường đến cảng Namp’o của Triều Tiên. Phản ứng của Trung Quốc Chính phủ Trung Quốc đã phủ định dính líu và vi phạm trừng phạt. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Lưu Vi Dân (Liu Weimin) phát biểu trong buổi họp báo thường kỳ ngày 19/4 rằng, Trung Quốc phản đối việc phổ biến vũ khí giết người hàng loạt cũng như các phương tiện chuyên chở các loại vũ khí đó. Một công ty của Trung Quốc bị nghi ngờ cung cấp các linh kiện cho bệ phóng tên lửa cơ động được trình diễn trong cuộc duyệt binh gần đây tại Triều Tiên. Hãng Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ cho hay: “Chính quyền Obama nghi ngờ nhà sản xuất Trung Quốc đã bán khung xe – không phải toàn bộ chiếc xe – và có lẽ họ đã tin rằng sẽ được sử dụng cho những vấn đề dân sự, nghĩa là không cố ý vi phạm các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc”. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Mỹ tin tưởng ở những bảo đảm của Trung Quốc là Trung Quốc tôn trọng lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Người phát ngôn Mark Toner nói với báo chí ngày 19/4 rằng: “Tôi nghĩ chúng tôi tin vào lời nói của họ”. |
Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012
>> Unha-3 nổ tung vì lãnh đạo Triều Tiên duy ý chí?
Hôm 13/4, sau khi rời bệ phóng 1-2 phút, tên lửa đẩy Unha-3 của Triều Tiên đã nổ tung thành 20 mảnh rơi trên biển. Cùng ngày, chính quyền Triều Tiên đã lên tiếng xác nhận cuộc phóng thất bại và cho biết các chuyên gia đang tìm hiểu nguyên nhân sai sót. Nhiều khả năng, những nguyên nhân này sẽ không bao giờ được tiết lộ. Do đó, đây sẽ là đề tài hấp dẫn cho những chuyên gia. Ngay lập tức, một số chuyên gia Hàn Quốc đã đưa ra lập luận của mình tìm hiểu vì sao Unha-3 nổ tung. Tách tầng không thành công? Tầng nhiên liệu đầu tiên của Unha-3 đã xé toang thành 20 mảnh rơi trên vùng biển phía Tây Taean, cách xa điểm dự định tách tầng (gần phía Tây bán đảo Byeonsan (Hàn Quốc). Thông thường, 56% vụ phóng lỗi gặp vấn đề ở tầng phóng thứ nhất. Các vụ nổ thường phát sinh từ việc rò rỉ nhiên liệu động cơ đẩy hoặc máy bơm tuabin gặp trục trặc hơn là việc tách tầng không thành công. Giáo sư Yoon Woong-sup, ĐH Yonsei, cho biết: “Nếu vấn đề xảy ra trong quá trình tách tầng thì khả năng thấp là tầng động cơ đẩy thứ nhất khó nổ tung bởi lượng nhiêu liệu đã được đốt cháy hết.” Theo ông này, Nhưng ông Cho Kwang Rae – lãnh đạo dự án phóng vệ tinh thuộc Viện Nghiên cứu Hàng không Bũ trụ Hàn Quốc khẳng định có vấn đề trong việc tách tầng. “Không thể loại trừ lỗi xảy ra trong quá trình tách tầng động cơ thứ nhất,” ông nói. Một số chuyên gia khác cho rằng, trong vụ phóng Unha-2 năm 2009, tên lửa đã vào quỹ đạo vì thiếu lực đẩy cần thiết. Có thể, trong cuộc phóng 2012, Triều Tiên rút kinh nghiệm cố gắng sửa chữa sai lầm bằng việc tăng thêm nhiên liệu nhưng lại gây ra vấn đề khác. Mô phỏng tên lửa Unha-3 tách tầng động cơ thứ nhất thành công, tầng thứ hai kích hoạt. Nằm càng gần xích đạo thì càng dễ trong việc đưa các trọng tải lên quỹ đạo bởi lực đẩy cộng hưởng thêm vận tốc quay trái đất. Thế nhưng, Triều Tiên nằm ở tọa độ 39,4 vĩ độ bắc, bệ phóng Tongchang-ri nằm ở xa xích đạo, cách khoảng 4.300km (so với khoảng 3.100km đối với sân bay vũ trụ NASA tại Florida - Mỹ), điều đó khiến vệ tinh khó khăn trong việc vươn tới độ nghiêng quỹ đạo so với các quốc gia khác. Ngoài ra, tầm phóng của tên lửa Triều Tiên “hạn hẹp” do phải tránh đường bay có thể bay qua lãnh hải các quốc gia khác, hoặc có thể gây ra nguy hiểm cho người dân các nước đó nếu tên lửa nổ. Một cách giải thích khác nhưng thiếu thuyết phục, có thể do tên lửa đi không đúng đường bay nên bộ phận tự hủy được kích hoạt. Thất bại vì duy ý chí? Một số lý giải khác cho thất bại này cho rằng Triều Tiên đã quá vội vàng thực hiện cuộc phóng để kịp cho lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Kim Il Sung. Không rõ tại sao những người lãnh đạo cuộc phóng lại quyết định phóng vệ tinh khi màn sương sớm vẫn bao quanh bệ phóng vào sáng ngày 13/4, sớm hơn một ngày so với dự đoán các chuyên gia. “Triều Tiên đã không có sự chuẩn bị đầy đủ ở bệ phóng Tongchang-ri (Trung tâm Sonhae), chúng tôi có cảm giác họ đã quá vội vàng. Họ có thể đã cẩu thả trong khâu kiểm tra cuối cùng, bởi thời gian không còn nhiều trước ngày sinh nhật Kim Il Sung”, quan chức chính phủ Hàn Quốc nói. Phải chăng Triều Tiên đã vội vàng, cẩu thả trong những bước kiểm tra cuối cùng? Bước tiến hay bước lùi? Dù lý do là gì, tên lửa tách tầng không thành công hay đã có rò rỉ động cơ…, lần phóng này đã thất bại. Và cũng như cuộc phóng vệ tinh năm 2006, 2009 mọi nguyên nhân đều được giấu kín. Tuy vậy, lần phóng 2012 đã có một sự khác biệt nhất định, bởi đây là lần đầu tiên Triều Tiên công khai thừa nhận thất bại. Hai lần phóng trước, Triều Tiên đều tuyên bố thành công dù cả thế giới nhìn nhận kết quả trái ngược. Tháng 4/2009, tên lửa đẩy Unha-2 đã không thể đưa vệ tinh Kwangmyongsong-2 lên quỹ đạo, nhưng tầng động cơ thứ hai và thứ ba đã tách thành công. Với Unha-3 thì ngược lại, lỗi đã xảy ra ở ngay tầng thứ nhất và nổ tung trên không. Người ta có thể dễ dàng cho rằng đây là bước lùi lớn của Triều Tiên. Thế nhưng, một số chuyên gia Quân đội Hàn Quốc tỏ ra cảnh giác. “Rất nhiều quốc gia có nền công nghệ tiên tiến, tên lửa đã nổ tung ngay trên bệ phóng. Vì vậy, điều đó không có nghĩa công nghệ Triều Tiên bước lùi,” ông này cho biết. “Sự thật thì công nghệ tên lửa tầm xa của Triều Tiên tụt hậu khá xa so với các nước phương Tây, nhưng dẫu sao họ đã có những bước tiến đáng kể từ năm 1988,” một chuyên gia tên lửa Hàn Quốc nói. Tên lửa đẩy Unha-3 có chiều cao 32,01m, đường kính thân 2,41m, tổng trọng lượng 85 tấn, trọng tải 100kg. Tên lửa kết cấu với 3 tầng động cơ: tầng thứ nhất có thời gian đốt nhiên liên 120 giây, tầng thứ 2 110 giây và tầng cuối cùng 40 giây. |
Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012
>> Tên lửa Unha-3 của Triều Tiên
Các phóng viên truyền thông quốc tế lần đầu tiên được Triều Tiên cho phép tham quan trung tâm phóng vệ tinh Sonhae. Hôm 8/4, Triều Tiên đã đưa tên lửa đẩy Unha-3 lên bệ phóng tại trung tâm phóng vệ tinh Sonhae. Khoảng 70 phóng viên tới từ nhiều cơ quan truyền thông quốc tế đã được phía Triều Tiên đưa tới thăm quan trung tâm Sonhae. Trong 5h tại trung tâm, các phóng viên đã được quan sát bệ phóng Uhna-3, khu vực điều khiển vệ tinh, trung tâm điều hành và một vài cơ sở khác. Ông Jang Myung Jin - lãnh đạo trung tâm Sonhae cho biết, tên lửa đẩy 3 tầng Unha-3 sẽ mang vệ tinh Kwangmyongsong-3 lên quỹ đạo, nhưng hiện tại phần nhiên liệu vẫn chưa được nạp. “Unha-3 là tên lửa đẩy chứ không phải là tên lửa đạn đạo", ông này khẳng định. Ông cũng nói thêm rằng cuộc phóng là một chương trình hòa bình nhằm xây dựng nền kinh tế Triều Tiên và nâng cao mức sống của người dân. “Tên lửa được trang bị một hệ thống tự hủy và do đó nó không ảnh hưởng tới các nước khác trong khu vực,” ông nói. Jang Myung Jin nhấn mạnh rằng mỗi quốc gia có các quyền tự do khám phá vũ trụ một cách hòa binh, vì thế Triều Tiên sẽ tiếp tục hành trình khám phá không gian bất chấp khó khăn về kinh tế. Trước đó, trong tháng 3,Triều Tiên đã công bố kế hoạch phóng vệ tinh vào thời gian từ 12-16/4 đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Kim Il Sung. Kế hoạch này đã bị Mỹ và đồng minh cáo buộc là nhằm che đậy cuộc phóng thử tên lửa đạn đạo. Mới đây, tình báo Hàn Quốc còn đưa ra “bằng chứng” cho rằng ngay sau khi diễn ra cuộc phóng tên lửa này, Triều Tiên sẽ tiến hành thử hạt nhân lần thứ 3. Dưới đây là một vài hình ảnh Unha-3 tại trung tâm Sonhae: Tên lửa đẩy Unha-3 trên bệ phóng tại trung tâm Sonhae. Tên lửa đẩy Unha-3 có chiều cao 32,1m, đường kính thân 2,41m, nặng 85 tấn. Tầng trên cùng là nơi đặt vệ tinh, Uhna-3 có thể mang khối lượng hàng hóa 100kg. Các nhân viên kỹ thuật làm việc trên bệ phóng. Vệ tinh Kwangmyongsong-3 nặng 100kg, thời gian hoạt động 2 năm. Nhân viên ở Sonhae giới thiệu với các nhà báo nước ngoài vệ tinh Kwangmyongsong. Đây có thể là bên trong trung tâm điều hành phóng vệ tinh. Phóng viên nước ngoài nghe lãnh đạo trung tâm Sonhae giới thiệu. |
Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012
>> Obama : Trung Quốc hãy kiềm chế Triều Tiên
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm nay gặp Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, với các chủ đề trao đổi chính là Triều Tiên, Iran và Syria.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cầm Đào trong cuộc gặp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ hai tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP Lãnh đạo Mỹ - Trung gặp gỡ ngay trước Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ hai tại Seoul, Hàn Quốc. Trọng tâm cuộc gặp của ông Obama và ông Hồ được cho là việc Triều Tiên sắp phóng vệ tinh vào tháng sau, AFP đưa tin. Cuộc gặp diễn ra chi một ngày sau khi tổng thống Mỹ thúc giục Bắc Kinh cứng rắn hơn với Bình Nhưỡng. Trong một tuyên bố trực diện hiếm có, Obama hôm qua cho rằng ông không tin rằng cách tiếp cận của Trung Quốc với Triều Tiên, nước láng giềng kiêm đồng minh thân cận, đang cho kết quả tích cực. Tổng thống Mỹ cho rằng đây là lúc cần có sự thay đổi. "Sẽ không có tiến triển nào nếu Trung Quốc làm ngơ với những hành động khiêu khích có chủ ý, cũng như tìm cách bao bọc cho sự khiêu khích không chỉ ở lời nói mà còn cả ở hành động, vốn được cho là vi phạm các nguyên tắc quốc tế", ông Obama nói. Washington từ lâu nay luôn kêu gọi Bắc Kinh kiềm chế Bình Nhưỡng. Trung Quốc là đồng minh lớn duy nhất của Triều Tiên, đồng thời cũng là đối tác thương mại lớn nhất và là nguồn cung cấp viện trợ của nước này. Trong lời phát biểu mở đầu cuộc gặp hôm nay, ông Obama nói với chủ tịch Trung Quốc rằng tình hình tại Triều Tiên và cả Iran có tầm quan trọng đặc biệt đối với Washington cũng như Bắc Kinh. Ông cũng cho rằng Trung Quốc và Mỹ có lợi ích chung trong việc không phổ biến vũ khí hạt nhân. Obama cho hay ông và ông Hồ cần thảo luận về Sudan và nhiều vấn đề chính trị khác, cũng như lợi ích tiềm năng của thương mại song phương phù hợp với các quy tắc và luật lệ quốc tế. Tranh cãi lâu nay giữa hai nước về tỷ giá đồng Nhân dân tệ, vốn được Washington cho là được giữ ở mức thấp để thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc, có thể sẽ lại được khơi lên nếu ông Obama tái đắc cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm nay. Trong cuộc gặp thứ 11 từ trước tới nay, lãnh đạo Mỹ - Trung đang nỗ lực giữ mối quan hệ ổn định bất chấp những vấn đề của mỗi nước, nhưng Triều Tiên và những khác biệt thương mại vẫn gây nên căng thẳng. Cả Mỹ và Trung Quốc đều khẳng định muốn cùng hợp tác trong các vấn đề kinh tế và an ninh. Tuy nhiên, những bất đồng về thương mại, vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trên Biển Đông, khác biệt quan điểm về cuộc khủng hoảng Syria hay chương trình hạt nhân Iran đã gây ảnh hưởng nhiều tới lòng tin giữa hai nước. Ông Obama trong cuộc gặp với Tổng thống Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: AFP Bên cạnh cuộc gặp với chủ tịch Trung Quốc, ông Obama còn có cuộc hội đàm 90 phút với Tổng thống Nga Dmitry Medvedev. Tổng thống Mỹ cho hay ông và người đồng cấp Nga cùng nhất trí về việc hỗ trợ các nỗ lực ngoại giao để chấm dứt đổ máu ở Syria, đồng thời đảm bảo việc thành lập một chính phủ hợp pháp ở đây. Tổng thống Nga và Mỹ cũng trao đổi về chương trình hạt nhân Iran. Cả hai ông đều thể hiện sự ủng hộ cho các nỗ lực ngoại giao của 5 thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đức nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc hiện nay. "Chúng tôi đồng ý rằng đàm phán giữa nhóm 5 + 1 và Iran sẽ sớm được công bố", ông Obama nói. Các cuộc gặp của tổng thống Mỹ với nguyên thủ Trung, Nga được diễn ra bên lề Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ hai tại Seoul, Hàn Quốc, trong bối cảnh Triều Tiên vừa tuyên bố sẽ phóng tên lửa Ngân Hà-3 (Unha-3) mang vệ tinh quan sát Quang Minh Tinh-3 (Kwangmyongsong-3) lên quỹ đạo trong tháng sau. |
Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011
>> 'Để tồn tại cần có vũ khí hạt nhân'
Triều Tiên tuyên bố đã bắt đầu giai đoạn cuối cùng chế tạo lò phản ứng nguyên tử nước nhẹ, cũng như công bố kết quả trong làm giàu uranium.
Đại diện Bộ Ngoại giao Triều Tiên nhấn mạnh, toàn bộ chương trình hạt nhân hoàn toàn chỉ nhằm mục đích hoà bình. Bình Nhưỡng cũng sẵn sàng thảo luận “vấn đề hạt nhân” tại các cuộc hội đàm sáu bên, chúng có thể được nối lại mà không cần những điều kiện bổ sung.
Cộng tác viên khoa học hàng đầu của Trung tâm Triều Tiên - Viện Viễn Đông Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga, ông Konstantin Asmolov giải thích: “Triều Tiên thật sự hết sức cần năng lượng điện, vì họ không thể xây dựng các nhà máy thuỷ điện trên các con sông nhỏ ở vùng núi có dòng chảy luôn thay đổi. Họ không có trữ lượng than đá, mà xây dựng các nhà máy năng lượng sạch thì quá đắt đỏ. Trong những điều kiện như vậy thì năng lượng hạt nhân có thể là lối thoát”. Nhưng giáo sư trường Đại học Nhân văn Quốc gia (RSUH), ông Valery Denisov cho rằng những tuyên bố về các thành tựu trong lĩnh vực hạt nhân còn nhằm các mục đích chính trị. “Triều Tiên muốn các nước đối xử với họ bình đẳng, có tính đến lợi ích của họ. Chỉ với những điều kiện như vậy thì nước này mới sẵn sàng thương lượng," ông nói. Hình chụp vệ tinh lò phản ứng Yongbyon của Triều Tiên. Tuy nhiên, tất cả đều quan tâm đến vấn đề: Vậy Triều Tiên theo đuổi chương trình hạt nhân nào? Mọi tuyên bố về tính chất hoà bình của các nghiên cứu ngay lập tức vấp phải việc thiếu bằng chứng, bởi vì Triều Tiên không hợp tác với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Đồng thời các nhân vật chính thức luôn đòi hỏi việc thừa nhận quyền nghiên cứu nguyên tử vì mục đích hoà bình là điều kiện tất yếu để bắt đầu thảo luận quốc tế về vấn đề hạt nhân. Nhưng các nước phản đối không chịu đưa ra sự công nhận đó khi chưa chứng minh được là đất nước đóng cửa nhất thế giới này sẵn sàng đặt vũ khí hạt nhân của mình dưới sự kiểm soát. Ông Valery Denisov cho rằng, Triều Tiên phải mở cửa đối với IAEA và tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Còn ông Asmolov nói: “Kinh nghiệm Libya cho thấy là từ chối chương trình hạt nhân là bất lợi. Năm 2003, cựu Tổng thống Gaddafi đã ngừng các công việc trong lĩnh vực này và bắt đầu đối thoại với các đối thủ cũ, nhưng cuối cùng ông ta đã bị tiêu diệt. Và Bình Nhưỡng ghi nhận điều đó để tính toán”. “Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên không từ chối thực hiện các yêu cầu của cộng đồng thế giới, nhưng họ muốn nhận được những lợi ích nào đó," ông Denisov nói. Những tuyên bố của Bình Nhưỡng về các kết quả sắp đạt được trong lĩnh vực nguyên tử vì mục đích hoà bình xuất hiện trong bối cảnh bê bối xung quanh Iran đang nóng lên. Trước đó không lâu báo chí Hàn Quốc đã đưa các thông tin về việc tại các cơ sở hạt nhân của Iran, kể cả ở Natanz và Kum có hàng trăm chuyên gia Triều Tiên làm việc. Nghĩa là hai nước đang chịu sự trừng phạt của quốc tế cố gắng hỗ trợ lẫn nhau. Vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo là hai thứ "đảm bảo" hòa bình cho Triều Tiên. Chính sách của Iran và Triều Tiên có nhiều điểm giống nhau. Cả hai nước đề nói bóng nói gió đến việc họ có vũ khí huỷ diệt hàng loạt nhưng không đưa ra bất cứ bằng chứng nào. Ông Konstantin Asmolov cho rằng: “Triều Tiên, trong bối cảnh không có nền công nghiệp quốc phòng riêng của mình, buộc phải “phùng mang trợn mắt” và nói về chương trình hạt nhân của mình”. Nhưng, theo chuyên gia này, toàn bộ chương trình của Triều Tiên là 3 lần khởi động thất bại trong 11 năm. Đồng thời, Triều Tiên không bao giờ nói về vũ khí hạt nhân, mà chỉ nói về kiềm chế hạt nhân. Nếu nổ ra chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên, thì Hàn Quốc sẽ đưa ra đội quân UAV và các kỹ thuật tự động khác. Các lính gác tự động hoá (robot), đã được đưa ra lắp đặt dọc đường biên giới của Hàn Quốc. Ông Asmolov giải thích: “Điều này có nghĩa là sự đối đầu của tiềm năng con người chống lại tiềm nămg kỹ thuật. Nhưng muốn có người lính phải cần 15 năm nuôi dưỡng, còn máy móc thì có thể lắp trên dây chuyền trong mấy giờ đồng hồ. Vì vậy, Bình Nhưỡng muốn sử dụng vũ khí hạt nhân như là một phương tiện chế áp điện từ các máy móc tự động”. Bộ Ngoại giao Nga đã có đáp trả tuyên bố của Triều Tiên, kêu gọi thực hiện việc kiểm soát toàn bộ chương trình hạt nhân và mời các chuyên gia của IAEA đến thanh sát cơ sở làm giàu uranium ở Neneben. |
Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011
>> Triều Tiên đã có khả năng tấn công Mỹ ???
Triều Tiên đã phát triển thành công tên lửa đạn đạo tầm trung mới, dựa trên công nghệ của Nga. Điều này có thể dẫn đến khả năng tấn công quân sự trên đất Mỹ.
Minh họa tầm bắn của tên lửa Musudan. Loại tên lửa mới của Triều Tiên được đặt tên là "Musudan", có tầm bắn xa từ 2.500-4.000 km. Như vậy, tên lửa mới của Triều Tiên có có thể vươn tới quần đảo Guam của Mỹ nằm ở Thái Bình Dương, tờ báo Nga, "Komsomolskaya Pravda" đưa tin. Nguồn tin tiết lộ, các tên lửa sẽ được phóng từ các bệ phóng cơ động. Loại tên lửa mới sẽ thay thế các chương trình đạn đạo “Taepodong-1” và “Taepodong-2” của Triều Tiên. Theo các số liệu có được, loại vũ khí mới được tạo ra dựa trên công nghệ của Nga mà Bình Nhưỡng có đạt được trong những năm 1990. Bước tiến mới trong phát triển tên lửa tầm trung Bắc Triều Tiên cùng với chương trình hạt nhân của nước này gây nên mối quan ngại lớn cho Bộ Quốc phòng Nhật Bản. Điều này đã được ghi nhận trong Sách trắng được gọi là - các báo cáo hàng năm của Bộ Quốc phòng Nhật Bản. Từ 1998, Triều Tiên đã tiến hành thử tên lửa đạn đạo. Trong năm 2009, theo KCNA, cơ quan thông tấn chính thức của nước này, Bình Nhưỡng đã đưa vào quỹ đạo không gian một vệ tinh được phóng trên một tên lửa được sản xuất trong nước. Tuy nhiên các nguồn tin bên ngoài chưa xác nhận sự xuất hiện của một vệ tinh mới trong quỹ đạo Trái đất. Cần lưu ý rằng, Bộ Ngoại giao CHDCND Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng “nối lại cuộc đàm phán 6 bên về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên mà không cần bất kỳ điều kiện tiên quyết nào”. Tuyên bố được đưa ra chỉ vài ngày sau khi diễn ra các cuộc gặp giữa Thứ trưởng Ngoại giao Kim Kye Gwan với đại diện đặc biệt của chính quyền Mỹ về Triều Tiên Stephen Bosworth. Các cuộc đàm phán 6 bên gồm Nga, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và cả hai miền Triều Tiên về vấn đề hạt nhân bán đảo Triều Tiên đã diễn ra trong khoảng thời gian dài tại Bắc Kinh kể từ ngày 27/8/2003. Vòng đàm phán thứ sáu đã bị gián đoạn bởi Bình Nhưỡng từ 30/9/2007. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)