Hàn Quốc nghiên cứu phát triển tên lửa chống hạm và tàu ngầm cỡ nhỏ để ứng phó với tàu sân bay của Trung Quốc.
Ngày 2/1, tờ “Chosun Ilbo” Hàn Quốc có bài viết nhan đề “Thời đại Trung Quốc đến gần, Hàn Quốc sẽ đi về đâu?”. Dưới đây là toàn bộ nội dung và viết:
Hàn Quốc hành động để đối phó với tàu sân bay Trung Quốc "Năm 2012 là tròn 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Trung Quốc. Thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hàn Quốc và Trung Quốc nằm trong trạng thái đối đầu. Ngày 24/8/1992, Hàn-Trung chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, sau đó Trung Quốc vượt qua Mỹ và Nhật Bản, trở thành quốc gia thương mại lớn nhất của Hàn Quốc. Tên lửa hành trình Hyunmu-3C Hàn Quốc Đối mặt với “thời đại Trung Quốc” đến gần, Hàn Quốc sẽ ứng phó với thách thức như thế nào? Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Richard Armitage dự đoán, về kinh tế Hàn Quốc sẽ nương tựa rất nhiều vào Trung Quốc, nhưng sẽ không lệ thuộc Trung Quốc. Song cũng có người dự đoán, cùng với việc Trung Quốc dẫn dắt chính trị và kinh tế toàn cầu, Hàn Quốc cuối cùng sẽ đi vào phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc". Armitage: Hàn Quốc nương tựa nhưng không lệ thuộc vào Trung Quốc Vào tháng trước, tại Văn phòng ở gần Washington, Armitage nói: “Về kinh tế, Hàn Quốc sẽ nương tựa (phụ thuộc) nhiều vào Trung Quốc, nhưng Trung Quốc cũng nương tựa một phần vào Hàn Quốc”. Armitage cho biết: “Ngay từ trước đây 30 năm đã có người cho rằng, Hàn Quốc sẽ trở thành “con kiến” giữa hai “con voi” Mỹ và Trung Quốc. Nhưng, Hàn Quốc giành được sự phát triển kinh tế như một kỳ tích và trở thành nước có vai trò quan trọng trong cộng đồng quốc tế, Hàn Quốc sẽ không còn là “con kiến”. Hàn Quốc sẽ không lệ thuộc vào Trung Quốc”. Tên lửa Harpoon của Hàn Quốc Armitage nói: “Hàn Quốc không thể nới lỏng đề phòng Trung Quốc. Tôi muốn nói với Hàn Quốc rằng “khi ngủ cũng cần mở một mắt””. Khi phóng viên tờ “Chosun Ilbo” hỏi về cách thức tự chủ của Hàn Quốc khi đối mặt với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Armitage cho rằng: “Kết luận của Mỹ là duy trì “quan hệ thương mại” với Trung Quốc, nhưng không nhất định trở thành “bạn”. Tôi muốn Hàn Quốc cũng như vậy. Về kinh tế, Hàn Quốc và Trung Quốc là mối quan hệ không thể chia cắt. Liên quan đến mối quan ngại về Trung Quốc, Armitage cho rằng, Trung Quốc dùng cách gì để bành trướng sức mạnh quân sự rất khó dự đoán. Khi xảy ra sự kiện tàu Choenan (Seoul cáo buộc Bình Nhưỡng là thủ phạm) và sự cố đảo Yeongpyeong, Trung Quốc ủng hộ Bắc Triều Tiên, Trung Quốc còn tạo ra tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông, những điều này khiến người ta hoài nghi về ý đồ của Trung Quốc. Trước khi những mối lo ngại này bị xua tan, không thể nới lỏng đề phòng Trung Quốc. Về khả năng Trung Quốc vượt Mỹ, Armitage cho rằng, tuy Mỹ không thể tiếp tục duy trì ưu thế mang tính áp đảo, nhưng cho dù về GDP hay về sức mạnh quân sự, Trung Quốc muốn đuổi kịp Mỹ còn phải đi một con đường dài. Hơn nữa, Trung Quốc có rất nhiều vấn đề đối nội cần giải quyết, quan điểm Trung Quốc sắp vượt Mỹ là hơi nói quá. Về cách thức ứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Armitage cho rằng, không phải là nhất định phải kiềm chế, nhưng Hàn Quốc và Nhật Bản cần không ngừng mạnh lên về chính trị và kinh tế, không thể trở thành vật hy sinh của Trung Quốc. Mỹ cũng sẽ phát huy vai trò này ở châu Á, nhưng không có sự hỗ trợ của Hàn Quốc và Nhật Bản thì không thể làm được. Tàu ngầm ROK An Jung-geun của Hàn Quốc Về tương lai đồng minh Hàn-Mỹ trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, Armitage cho rằng, quan hệ Hàn-Mỹ đã từng có thời kỳ khó khăn, nhưng cuối cùng đều biến nguy thành an theo hướng có lợi cho hai bên. Armitage cho rằng, phương hướng này sẽ không thay đổi trong ngắn hạn. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, Hàn Quốc sẽ đi vào phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc. Rất nhiều quan điểm cho rằng, cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế và sức mạnh quốc gia không ngừng tăng lên của Trung Quốc, Hàn Quốc cuối cùng rất có thể đi vào phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc. Năm 2010, ủy viên Ủy ban Chính sách Quốc phòng Mỹ Bob Kaplan đã đưa ra “Bản đồ ảnh hưởng của Trung Quốc”, đưa Nhật Bản vào nước nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc, liệt Ấn Độ thành nước có thể chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc, còn liệt Hàn Quốc thành nước không thể thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Kaplan cho rằng, vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ mở rộng đến Hàn Quốc, khu vực Viễn Đông của Nga, Trung Á, biển Đông, Ấn Độ Dương và khu vực Đông Nam Á. Neil Ferguson, giáo sư Đại học Harvard cũng có bài viết cho rằng: “Trung Quốc sẽ trở thành trung tâm thế giới, Mỹ sẽ khó ngăn chặn”. Gần đây, ông cho rằng: “Do vị trí địa lý, Hàn Quốc xưa nay chịu mối đe dọa của cường quốc láng giềng”. Kim ngạch mậu dịch của Hàn Quốc đối với Trung Quốc đã vượt kim ngạch thương mại đối với Mỹ. Một phần vai trò ảnh hưởng của Mỹ giảm xuống là do Trung Quốc chiếm lấy. Trong tương lai, khi Mỹ và Trung Quốc đối đầu, Hàn Quốc sẽ đối mặt với sự lựa chọn khó khăn giữa Mỹ và Trung Quốc. Rất nhiều học giả chính trị quốc tế cho rằng, trong “Thời đại Trung Quốc”, Hàn Quốc sẽ lệ thuộc vào Trung Quốc. Tàu ngầm Sohn Won-il động cơ AIP của Hải quân Hàn Quốc David Kang, giáo sư Đại học Nam California cho rằng, Đông Á sẽ xuất hiện trật tự thứ bậc mới đứng đầu là Trung Quốc. Ông nói, các nước Đông Á trong đó có Hàn Quốc đã thích ứng với Trung Quốc, một nước giành được phát triển kinh tế nhanh chóng trong 30 năm qua, mức độ phụ thuộc về kinh tế vào Trung Quốc tăng lên rất lớn, vì vậy xuất hiện trật tự khu vực do Trung Quốc đứng đầu là hiện tượng tất yếu. Hàn Quốc cũng sẽ tham gia vào trật tự này. Các chuyên gia cho rằng, Nhật Bản là nước duy nhất có thể thách thức Trung Quốc, nhưng khả năng Hàn Quốc và Nhật Bản bắt tay chống lại Trung Quốc là rất nhỏ. Tuy Hàn Quốc không có thiện cảm với Trung Quốc do nguyên nhân lịch sử, nhưng lại có ác cảm lớn hơn đối với Nhật Bản, nước từng xâm lược Hàn Quốc và tuyên bố chủ quyền đối với đảo Dokdo (Nhật Bản gọi là Takeshima). Các chuyên gia dự đoán, nếu bán đảo Triều Tiên thống nhất, Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ trở nên gần gũi hơn. Kaplan cho rằng, ở một nước “Triều Tiên thống nhất”, quân Mỹ sẽ không còn danh nghĩa tiếp tục đồn trú ở bán đảo Triều Tiên, vì vậy vai trò ảnh hưởng của Mỹ sẽ nhanh chóng suy giảm, nhưng mức độ phụ thuộc về chính trị, kinh tế của Hàn Quốc đối với Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng lên. Chuyên gia quân sự: tìm kiếm hợp tác quân sự đa mô hình với Trung Quốc Ngày 3/1, tờ “Chosun Ilbo” Hàn Quốc có bài viết nhan đề “Sức mạnh quân sự Trung Quốc tăng cường nhanh chóng, Hàn Quốc phải ứng phó thế nào”. Tàu ngầm 209 của Hải quân Hàn Quốc Trong “Báo cáo Hiện đại hóa Trung Quốc 2008”, Viện Khoa học Trung Quốc cho biết, sau năm 2050, sức mạnh quân sự của Trung Quốc mới có thể ngang hàng với Mỹ ở mức độ nào đó, đến năm 2070 hoặc 2080 mới có thể đuổi kịp các bước của Mỹ về tổng thể. Trước cuối thế kỷ này, Trung Quốc rất khó vượt qua Mỹ về quân sự. Trên thực tế, trong mấy năm qua, sự tăng trưởng trên các lĩnh vực Hải quân, Không quân, Vũ trụ, Tên lửa của Trung Quốc đã làm cho dư luận hết sức ngạc nhiên. Trung Quốc còn tiến hành cải tạo tàu sân bay Varyag nhập về từ Ukraine và chạy thử trong năm 2011. Có dự đoán cho rằng, Trung Quốc sẽ tự chủ nghiên cứu phát triển tàu sân bay và đến năm 2015 sẽ hạ thủy. Nhưng rất nhiều người cho rằng, nhìn vào trình độ vũ khí, quy mô vũ khí chiến lược và chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc, Trung Quốc rất khó vượt Mỹ trong 30-50 năm tới. Theo báo cáo công bố cuối năm 2010 của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Anh, nói về tiêu chuẩn so sánh quyền kiểm soát trên biển, tức là tổng số lượng choán nước của tàu chiến, Hải quân Mỹ là 31,21014 tỷ tấn, còn lớn hơn cả tổng số nước đứng thứ hai cho đến thứ 14. Tổng số tấn của tàu chiến Trung Quốc là 680.000 tấn. Tàu sân bay Varyag (Thi Lang) Trung Quốc chạy thử lần 3 " Chuyên gia quân sự cho rằng, nếu lấy khoa học công nghệ quốc phòng của Trung Quốc so sánh với Mỹ, lĩnh vực vũ khí thông thường lạc hậu 30 năm, vũ khí hạt nhân lạc hậu 20 năm, lĩnh vực vũ trụ lạc hậu 10-15 năm. Lý Xương Hanh (dịch âm), nhà nghiên cứu chuyên sâu quốc phòng của Viện Nghiên cứu Quốc phòng Hàn Quốc cho rằng: “Từ năm 2002-2007, 94% vũ khí thông thường chính của Trung Quốc đều là nhập khẩu từ Nga. Trong ngắn hạn rất khó thu hẹp đáng kể khoảng cách với Mỹ”. Đối mặt với sức mạnh quân sự của Trung Quốc không ngừng được tăng cường, nhà cầm quyền quân sự Hàn Quốc đang đang tìm mọi cách nghiên cứu sách lược ứng phó trên nhiều góc độ. Để ứng phó với tình hình Trung Quốc triển khai tàu sân bay trên thực tế, Hàn Quốc đang phát triển tên lửa hành trình chống hạm siêu âm có thể tấn công tàu sân bay khi chiến tranh xảy ra, đồng thời xem cải tạo tàu ngầm cỡ nhỏ. Bởi vì, biển phía Tây Hàn Quốc (biển Hoàng Hải) tương đối nông, cần tàu ngầm cỡ nhỏ, loại tàu khó bị phát hiện. Tàu sân bay USS George Washington Mỹ Từ giữa thập niên 1990, Quân đội Hàn Quốc bắt đầu tăng cường sức chiến đấu cho các vũ khí mũi nhọn như tàu khu trục Aegis, máy bay cảnh báo sớm, làm như vậy trên thực tế không phải là do Bắc Triều Tiên, mà là để ứng phó với mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc hoặc Nhật Bản sau khi thống nhất. Tuy nhiên, một quan chức Quân đội Hàn Quốc cho biết: “Chỉ dựa vào sức mạnh quân sự để ứng phó với sức mạnh quân sự đang gia tăng nhanh chóng của Trung Quốc trên thực tế có tính hạn chế. Cần xây dựng chiến lược an ninh với cấp độ mới, một mặt lấy đồng minh Hàn-Mỹ làm nền tảng, mặt khác tìm cách tiến hành hợp tác quân sự đa mô hình với Trung Quốc”. |
Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012
>> "Nói Trung Quốc sắp vượt Mỹ là hơi quá"
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét