Trước thông tin bê bối về quân đội nói chung và lực lượng phòng không Ấn Độ nói riêng, Nga tự tin sẽ mở được cánh cửa xuất khẩu tên lửa S-300 bị đóng lâu nay. Lá thư gần đây của Tướng VK Singh gửi Thủ tướng Ấn Độ đã bị rò rỉ và được tờ Daily News dẫn lại. Nội dung thư chỉ trích lực lượng vũ trang Ấn Độ thiếu khả năng chiến đấu và gán tội tham nhũng cho hệ thống đấu thầu quân sự của đất nước. Theo Tướng Singh, hầu hết Quân đội Ấn Độ không được trang bị các loại vũ khí và đạn dược tiên tiến. Lực lượng Phòng không, với 97% vũ khí bị lỗi thời, cho thấy lỗ hổng lớn nhất. Trong khi đó, các nhà sản xuất hệ thống phòng không của Nga đã không thể có được bất kỳ hợp đồng lớn nào với Ấn Độ trong nhiều năm nay. Nói cách khác, thị trường phòng không tầm xa và tầm trung của Ấn Độ đã bị “đóng cửa”. Ông Aminov, Tổng Biên tập trang tin tức quân sự VestnikPVO nói trên Đài Tiếng nói Nga cho biết: "Nga đã chào hàng cho Ấn Độ một số hệ thống phòng không hiện đại và đã chủ động đề nghị cung cấp cho Ấn Độ hệ thống phòng không tiên tiến S-300 và Buk. Nhưng Ấn Độ cho thấy họ không quan tâm tới những hệ thống này". Kết quả, Lực lượng phòng không Ấn Độ vẫn sử dụng các hệ thống phòng không như 2K22 Tunguska lỗi thời. Theo ông Aminov, lý do khiến Ấn Độ lảng tránh vũ khí phòng không hiện đại của Nga là vì họ chịu sự ảnh hưởng lớn của Israel trong lĩnh vực này và bởi sự tự tin "thái quá" ở năng lực quốc phòng của mình. "Israel đã cung cấp cho họ (Ấn Độ) các hệ thống tên lửa phòng không Spyder và Barak. Phía Israel cũng đã đàm phán với quân đội Ấn Độ để cùng phát triển chung một hệ thống tên lửa phòng không Barak-8, có tầm bắn lên đến 85 km", ông Aminov nói. "Hơn nữa, Ấn Độ cũng đang tự phát triển một hệ thống lửa phòng không tầm trung Akash cho riêng mình, dựa trên loại tên lửa Kvadrat do Liên Xô chế tạo từ những năm 1960. Nhưng hệ thống này đã được phát triển trong thời gian quá dài và dần trở nên lỗi thời", Tổng Biên tập tờ VestnikPVO nói thêm. Chỉ S-300V mới 'cứu được' Ấn Độ Các chuyên gia cho rằng, thời điểm hiện tại Ấn Độ không thể có đủ khả năng phòng thủ trên không để tự bảo vệ đất nước trước các loại tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM) từ Pakistan hay Trung Quốc. Kể cả hệ thống Arrow của Israel cũng không có khả năng bảo vệ bầu trời Ấn Độ. Vì vậy, Ấn Độ đang nỗ lực phát triển hệ thống đánh chặn tên lửa được xây dựng dựa trên các nghiên cứu riêng và sẽ đưa vào sử dụng trong thời gian tới, Trước đây Ấn Độ đã nhận được sự giúp đỡ đáng kể từ Mỹ, nhưng do lo ngại những bí mật quân sự có thể bị Ấn Độ tiết lộ với Nga nên năm 2002, Mỹ đã chặn một thỏa thuận tương tự, khiến Ấn Độ không có gì ngoài một tổ hợp radar Green Pine thay vì toàn bộ hệ thống Arrow. Hệ thống tên lửa phòng không S-300V. Do đó, ông Aminov tự tin khẳng định: Ấn Độ không có lựa chọn nào khác hơn ngoài hệ thống tên lửa đánh chặn Antei-2500 hay S-300VMD, biến thể xuất khẩu của hệ thống phòng không S-300V. Phía Nga còn nhận định, bằng cách tiếp cận đúng hướng, các nhà sản xuất vũ khí của Nga có thể có được một chỗ đứng vững chắc hơn trong thị trường Ấn Độ. Câu hỏi duy nhất là liệu họ đã sẵn sàng cho một cuộc đàm phán dài và khó khăn để đạt được một kết quả có lợi cho cả hai bên, ông Aminov kết luận. Theo thông tin mới nhất, tại triển lãm quốc phòng - an ninh DSA - 2012 sẽ diễn ra tại Malaysia từ ngày 16 - 19/4 tới đây, Nga sẽ tiếp tục sang mang mô hình của hệ thống S-300V với mục đích giới thiệu và mong muốn đàm phán để ký được hợp đồng cung cấp mới cho các khách hàng tiềm năng ở Đông Nam Á. Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa 9K18 S-300V (NATO gọi là SA-12 Giant/Gladiator) có thể đánh chặn các mục tiêu trên không từ cự li xa tới 200 km, vì vậy được sử dụng để phòng thủ các cụm quân đoàn và các công trình quan trọng nhất trên chiến trường và hậu phương trước các đòn tập kích đường không cường độ mạnh của các tên lửa đạn đạo cấp chiến dịch - chiến thuật, các máy bay chiến lược và không quân chiến thuật, các máy bay gây nhiễu chủ động, trực thăng chiến đấu, UAV và tên lửa hành trình... trong điều kiện thời tiết phức tạp và bị gây nhiễu mạnh, để che chắn đường không cho các binh đoàn tác chiến cơ động. Hệ thống phòng không S-300V là hệ thống phòng thủ đường không cơ đa năng cơ động đầu tiên, được phát triển từ nguyên bản hệ thống tên lửa phòng không S-300, và còn được mạnh danh là hệ thống tên lửa đánh chặn số một thế giới. Dù tuyên bố chấm dứt dây chuyền sản xuất S-300 để thay thế bằng hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf mới. Tuy nhiên, hồi tháng 3/2012, Bộ Quốc phòng Nga lại quyết định đặt hàng thêm các hệ thống S-300V4, biến thể hiện đại hóa sâu của hệ thống S-300VM để tăng cường khả năng phòng thủ của đất nước |
Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012
>> S-300V có thể được xuất khẩu sang Ấn Độ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét