Vào cuối tháng 3 năm 2012, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua kế hoạch 5 năm để đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp quốc phòng (2012-2016). Theo kế hoạch này, trong năm nay, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt súng trường Mehmetcik-1, dựa trên loại súng trường Heckler & Koch HK416 của Đức. Cùng với đó, cho đến năm 2013, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hoàn thành dự án máy bay trực thăng tấn công Atak và năm 2014 là máy bay không người lái ANKA. Đến cuối năm 2015, Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch sản xuất hàng loạt xe tăng chiến đấu chủ lực Altay của riêng mình. Vào năm 2016 sẽ hoàn thành tàu khu trục đầu tiên. Như vậy, trong năm 2011, Bộ quốc phòng đã đưa ra trên dưới 280 dự án với tổng chi phí lên tới 27 tỉ đôla để phát triển nghành công nghiệp quốc phòng nước này. Đây quả là một con số đáng kinh ngạc thể hiện được tham vọng trở thành nước có ngành công nghiệp quốc phòng lớn thứ 10 thế giới trong 5 năm tới của quốc gia nằm trên hai đại lục Âu – Á này. Theo các chuyên gia, khối lượng xuất khẩu cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2016 sẽ đạt khoảng 8 tỷ đôla, trong đó 2 tỉ sẽ được thu từ ngành công nghiệp hàng không vũ trụ. Ngoài ra, chính phủ cũng có kế hoạch hỗ trợ các trung tâm thử nghiệm và cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế. Một trong những nhiệm vụ chính của Thổ Nhĩ Kỳ, theo kế hoạch phát triển đó là việc xây dựng các trung tâm thử nghiệm như sân bay, đường hầm, trung tâm thử nghiệm hệ thống tên lửa cũng như các trung tâm tích hợp và lắp ráp vệ tinh. Cuối năm ngoái, các phương tiện truyền thông báo cáo rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu tự sản xuất súng trường cho các lực lượng mặt đất, trên cơ sở của bản hợp đồng được ký kết giữa công ly Kale Kalyb với Tập đoàn công nghiệp chế tạo máy và hóa học Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng chi phí của dự án khoảng 25 triệu Lira (77 nghìn đôla). Súng trường Mehmetcik-1 Dự án đã được bắt đầu thực hiện vào tháng Giêng năm nay. Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn tất trước năm 2015. Theo Tổng giám đốc Tập đoàn công nghiệp chế tạo máy và hóa học Thổ Nhĩ Kỳ - ông Unal Onsipahioglu, súng trường mới sẽ hội tụ tất cả những tính năng ưu việt của những loại súng hiện đại bậc nhất thế giới. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã tiến hành quảng bá loại súng trường mới này đến các nước Ả-rập thông qua các cuộc đàm phán, thảo luận. Đây là việc làm cần thiết để đưa súng trường mang thương hiệu Thổ đến với thị trường thế giới, đặc biệt là những nước trong khu vực cũng đang có tham vọng hiện đại hóa quân đội của mình. Theo các chuyên gia chế tạo, súng trường tấn công “made in Turkey” có cỡ nòng 7,62 mm, bắn liên thanh 750 phát/phút và có tầm bắn tối đa 1 km. Súng sẽ có thời hạn sử dụng lâu hơn bất cứ loại súng nào hiện đang được trang bị trong Quân đội nước này. Có thông tin rằng Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan đang đàm phán về khả năng thành lập liên doanh sản xuất dòng xe tăng chiến đấu chủ lực Altay. Tuy nhiên, nội dung các điều khoản hai bên đang đàm phán vẫn chưa được công bố. Cũng cần lưu ý rằng, cùng với việc xem xét hợp tác sản xuất xe tăng chiến đấu chủ lực với Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan hiện cũng đang cân nhắn việc thành lập công ty liên doanh với phía Ukraine để nâng cấp các phương tiện quân sự đã lạc hậu của quốc gia Trung Á này, trong đó có xe tăng T-64 Bulat, BMPT-64 và BTR-4. Xe tăng chiến đấu chủ lực Altay Được biết tới là sản phẩm hợp tác giữa công ty Thổ Nhĩ Kỳ Otokar và Hyundai Rotem (Hàn Quốc), xe tăng chiến đấu chủ lực Altay được phát triển dựa trên cơ sở xe tăng K-2 Black Panther. Khi được chấp nhận vào trang bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, Altay sẽ thay thế hoàn toàn cho các đơn vị xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard, M48 và M60. Dự kiến, lô Altay đầu tiên sẽ được chuyển giao cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2016. Với tổng trọng lượng đạt 60 tấn, xe tăng chiến đấu chủ lực Altay được trang bị pháo chính nòng trơn 120 mm, súng máy 12,7 mm có thiết bị ổn định tầm và hướng. Kết cấu giáp đạn đạo của dòng xe tăng hợp tác này không được tiết lộ, nhưng Altay có thể cơ động tới tốc độ 70 km/h. Giá thành của mỗi xe tăng Altay dự kiến là 5,5 triệu đôla/xe. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ còn có kệ hoạch tăng cường sức mạnh cho lực lượng hải quân của bằng việc mua sắm tàu sân bay mới. Theo chỉ huy hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ Murat Bilgelya, dự án này mới chỉ được đề xuất và sẽ tiếp tục thảo luận trong Bộ quốc phòng. Dự kiến chi phí cho chương trình này khoảng 1,5 tỷ đôla. Tàu này có thể được xây dựng trong khoảng 5 năm. Nhưng nếu đưa nó vào phục vụ trong Hải quân, Bộ quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải đối mặt với vấn đề khó khăn đó là phải mua thêm các máy bay mới, bởi vì quân đội Thổ Nhĩ Kỳ không có các máy bay có thể cất hạ cánh trên boong tàu. Chỉ huy Hạm đội cũng cho biết rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã có kế hoạch mua các tàu khu trục nhỏ đa năng, tàu hỗ trợ, tàu ngầm và máy bay trực thăng không người lái. Ngoài ra, Bộ sẽ xem xét khả năng mua máy bay cất cánh và hạ cánh thẳng đứng, cũng như các tàu ngầm quân sự không người lái. Máy bay không người lái ANKA Cần lưu ý rằng, đây không phải là nỗ lực đầu tiên của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ để tăng cường sức mạnh quân sự. Nhớ lại năm 2010, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu sản xuất máy bay không người lái, với việc chế tạo thành công máy bay tự hành lớp MALE đầu tiên (Medium-Altitude Long-Endurance) mang tên ANKA. ANKA – tên gọi của máy bay tự hành tầm xa có trọng lượng 600 kg đã bay trên bầu trời trong 14 phút. Hơn 180 kỹ sự đã miệt mài theo đuổi dự án chế tạo ANKA từ năm 2005, và ANKA chính thức được công bố vào hè năm 2010. Trong tháng 4 năm 2011, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua hợp đồng mua 109 máy bay trực thăng T-70 Blackhawk của công ty Hoa Kỳ Sikorsky với tổng trị giá khoảng 3,5 tỷ đô la. Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng cũng đã lên kế hoạch mua 600 máy bay trực thăng hiên đại trong thập kỷ tới. Căn cứ vào điều khoản của hợp đồng, đại diện của phía Thổ Nhĩ Kỳ là công ty TUCAS sẽ tham gia sản xuất một số bộ phận lắp đặt trên trực thăng Blackhawk. Theo thông tin trước đó, nhiều khả năng một số máy bay trực thăng T-70 Blackhawk sẽ được sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ theo sự cho phép của Sikorsky. Trong trường hợp nói trên, chịu trách nhiệm sản xuất trực thăng Blackhawk sẽ là hãng chế tạo hàng không nội địa Turkish Aerospace Industries. Ngoài ra, cùng tham gia vào quá trình lắp ráp trực thăng T-70 tại Thổ Nhĩ Kỳ có thể là AgustaWestland, hãng chế tạo hàng không đến từ Italia đang giới thiệu sản phẩm trực thăng quân sự TUHP149 trên cơ sở AW149 cho nước này. Trực thăng T-70 T-70 được biết tới như một biến thể của dòng trực thăng đa nhiệm S-70 đang được biên chế cho các lực lượng đặc biệt của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Với tốc độ tối đa khoảng 295 km/giờ, tầm hoạt động của T-70 đạt 2.200 km. T-70 có khả năng vận chuyển theo 11 binh sĩ hoặc hàng hóa nặng 4 tấn. Dòng trực thăng này khi cần cũng có thể trang bị thêm một số loại vũ khí như: tên lửa, rocket, súng máy tùy theo nhiệm vụ chiến đấu. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ cũng chú trọng đến việc phát tiển tên lửa. Trong tháng 5 năm 2011, tại triển lãm IDEF'11 Thổ Nhĩ Kỳ đa trình làng tên lửa Djirit được dẫn hướng bằng laser do chính nước này sản xuất. Cùng với xu thế hiện đại hóa Quân đội của các nước trong khu vực và trên toàn thế giới, đất nước có đội quân đông thứ hai trong NATO (sau Hoa Kỳ) này đang có những tham vọng to lớn nhằm đưa vị thế đất nước lên một tầm cao mới, đặc biệt là vị thế của ngành công nghiệp quốc phòng. Theo Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gul, không loại trừ khả năng quốc gia có vị trí địa lí chiến lược, nằm trên cả hai đại lục Á-Âu này sẽ bị “cuốn” vào các cuộc xung đột trong khu vực, khi mà căng thẳng giữa Iran và phương Tây về chương trình của nước Cộng hòa hồi giáo đang trở nên trầm trọng. Chính vì vậy, việc Thổ Nhĩ Kỳ đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp quốc phòng, tăng cường tiềm lực quân sự là vô cùng cần thiết, và cũng là điều kiện tất yếu để tồn tại trong tình hình thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay. |
Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012
>> Khám phá ngành công nghiệp QP Thổ Nhĩ Kỳ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét