Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Quân đội Singapore: hiện đại và thách thức

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

>> Quân đội Singapore: hiện đại và thách thức

Cùng với sự lớn mạnh về kinh tế, Singapore đang chứng tỏ vị thế không hề kém cạnh trong sân chơi quốc phòng khu vực với nhiều thương vụ lớn gần đây. 



http://nghiadx.blogspot.com
Mức chi quốc phòng trên đầu người của Singapore chỉ kém Israel, đối tác chiến lược số 1 của đảo quốc này.

Ryo Hinata-Yamaguchi, nhà phân tích anh ninh đến từ Nhật Bản đã có bài viết bình luận về Quân đội Singapore, đăng tải trên The Diplomat.

Dưới đây là nội dung bài viết:

Hiện đại hóa

Đầu tháng 4/2012, đảo quốc sư tử này đã chính thức khởi động hệ thống chỉ huy, điều khiển, truyền tin, máy tính và tình báo tích hợp (hệ thống C4I), đặt dấu mốc quan trọng trong chương trình hiện đại hóa quân đội mang tên “Dự án Lực lượng Vũ trang Singapore thế hệ 3”.

Với bước tiến này, Singapore tiếp tục khẳng định lực lượng vũ trang nước mình là tiên tiến và công nghệ cao nhất trong số các nước ở khu vực Đông Nam Á.

Ngân sách quốc phòng của Singapore năm 2011 là 9,6 tỷ USD, chiếm khoảng 26% ngân sách chính phủ và bằng 5% GDP.

Nhiều nhà phân tích tính toán, với số dân chỉ khoảng 5 triệu người, quốc gia này chi trả ngân sách quốc phòng trên mỗi đầu người hơn bất kỳ quốc gia nào, ngoại trừ Israel.

Quốc phòng luôn là ưu tiên hàng đầu kể từ khi Singapore giành độc lập vào năm 1965. Khi đó, Thủ tướng Lý Quang Diệu, người khai sinh ra đất nước đã viết trong cuốn sách của mình với tựa đề “Những sự thật khó khăn” rằng: “Không có nền quốc phòng mạnh mẽ thì sẽ không có Singapore, thay vào đó, Singapore chỉ trở thanh một vệ tinh bị hăm dọa bởi những người hàng xóm”.

Singapore có quan hệ quốc phòng gần gũi với Israel. Nó giải thích vì sao những công ty quốc phòng Israel là lựa chọn trong các thương vụ quốc phòng chủ yếu của nước này, ví dụ như những máy bay tiếp dầu trên không và các máy bay chống tàu ngầm cánh cố định.

Bên cạnh dự án C4I, Bộ Quốc Phòng nước này còn tiến hành nhiều thương vụ mua bán khác, đặc biệt là tăng cường khả năng đổ bộ và đột kích chính xác.

Các hợp đồng mua bán với các đối tác nước ngoài là sự cải tiến toàn diện cho mọi lực lượng: lục quân, hải quân và không quân. Một số cái tên nổi bật như tàu đổ bộ có sân đỗ trực thăng (LPDS), các tàu khu trục tàng hình lớp Formidable, chiến đấu cơ đa nhiệm F-15SG và F-16D; Phương tiện chiến đấu bộ binh Bionix II và máy bay cảnh báo sớm trên không (AEW) Gulfstream 550.

Hồi cuối năm 2010, Bộ trưởng Quốc phòng Eng Hen còn tuyên bố, Singapore đang có tính khả năng mua cả chiến đấu cơ F-35.

Trở ngại

Dù có cấu trúc lực lượng khá ấn tượng, vẫn còn 2 vấn đề lớn đối với lực lượng vũ trang của Singapore ở mức chiến lược và chiến thuật.

Thứ nhất, các kế hoạch quốc phòng của nước này thường dựa nhiều trên kịch bản thay vì các mối đe dọa thực tế. Trong khi đó, nước này có có những mối quan hệ bất ổn với hai láng giềng là Malaysia và Indonesia.

Hơn nữa, những quan tâm an ninh của đảo quốc này quá rộng. Ví dụ, Singapore gửi lực lượng tham gia vào Lực lượng Đặc nhiệm Kết hợp 115 nhằm chống cướp biển trên Vịnh Aden.

Nhược điểm của việc tham gia vào quá nhiều vai là, quân đội sẽ phải xem xét quá nhiều kịch bản (trong khi nhiều kịch bản có thể dần trở thành một giả thuyết nguy cơ thay vì xung đột thật sự). Khi đó, năng lực của Singapore bị kéo dãn quá mức.


http://nghiadx.blogspot.com
Tham gia vào nhiều nhiệm vụ, lực lượng của Singapore sẽ bị kéo dãn về năng lực cũng như trọng tâm an ninh.


Trở ngại thứ hai, do thiếu chiều sâu chiến lược, lực lượng vũ trang nước này luôn phải duy trì ở mức độ sẵn sàng cho hoạt động rất cao.

Lợi ích của việc này là tính kỷ luật cho quân đội, sẵn sàng ứng phó trong tình thế nguy cấp chỉ với thời gian ngắn.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, nước này có khả năng đầy đủ để ngăn chặn một mối đe dọa không? Nếu không, Singapore có đủ sức chịu đựng để duy trì lực lượng của mình trong tình trạng dự phòng kéo dài như thế nào.

Trong cả hai trở ngại này, Singapore không có một lựa chọn giải quyết vẹn đôi đường, xuất phát từ những đặc điểm địa chính trị tự nhiên.

Giải pháp

Do đó, trước mắt Singapore cần thoát khỏi sự loay hoay tìm kiếm, phát triển những năng lực mà tập trung sử dụng "năng lực quân sự” sẵn có.

Nếu không có sự cân bằng thích hợp, những kế hoạch quốc phòng của nước này sẽ trượt vào bẫy “kế hoạch dựa trên công nghệ” - điều chỉ đem lại những gánh nặng kinh tế và tăng nguy cơ tạo ra những bất ổn chiến lược về sau.

Điều này không có nghĩa Singapore cần một cuộc cải tổ trên quy mô rộng tất cả kế hoạch quốc phòng. Thay vào đó, nước này nên tập trung và việc tinh chỉnh và cân bằng những đổi mới công nghệ trong lực lượng vũ trang với những yêu cầu chiến lược, thay vì chỉ quá chú trọng vào công nghệ.

Ví dụ, khi hệ thống C4I đưa vào hoạt động, lực lượng vũ trang nên hoàn chỉnh các quy trình và phương thức làm sao để 3 nhánh quân sự có thể huy động theo một cách thống nhất, gắn kết và hiệu quả.

http://nghiadx.blogspot.com
Singapore nên phát triển theo chiều sâu, kết hợp các lực lượng vũ trang thay vì chỉ dựa quá nhiều vào công nghệ tiên tiến.

Thêm vào đó, đảo quốc này nên khuyến khích và cổ vũ cho một nền văn hóa quân sự, yếu tố mà theo đó mọi nhánh của lực lượng vũ trang đều có thể hòa hợp.

Tiếp cận với cách quản lý khả năng quân sự, nước này có thể cho phép lực lượng vũ trang của mình duy trì mức độ sẵn sàng hoạt động cao.

Điều quan trọng nhất, những khía cạnh hoạt động và chiến thuật quân sự phải cùng tiến thay vì chỉ hướng tới khía cạnh công nghệ.

Đảm bảo thế cân bằng này là chìa khóa cho Singapore giành được lợi thế trong vấn đề an ninh khu vực.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang