Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> F-35 chỉ là 'lính đánh thuê' của Nhật Bản

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

>> F-35 chỉ là 'lính đánh thuê' của Nhật Bản

Với trình độ công nghệ và khả năng tài chính của Nhật Bản, chiến đấu cơ thế hệ thứ năm ATD-X do nước này tự phát triển được các chuyên gia đánh giá sẽ "vượt xa" tính năng của F-35.




http://nghiadx.blogspot.com
ATD-X

Nhật Bản có thể trở thành quốc gia thứ tư sau Mỹ, Nga và Trung Quốc có được loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm do họ tự phát triển.

Máy bay mới, có kích thước và trọng lượng tướng đối nhỏ, và sẽ trở thành máy bay chiến đấu đầu tiên được Nhật Bản tự phát triển sau hơn 7 thập kỷ qua.

>> Nhật Bản sẽ có căn cứ quân sự tại Mỹ
>> Với Hải quân Nhật, TSB Trung Quốc chỉ là "quan tài sắt"

Trong đầu tháng 5/2012, Nhật Bản đã ký một đơn đặt hàng để mua 4 máy bay chiến đấu F-35 đầu tiên của Mỹ. Trong thập kỷ này, Nhật Bản dự định mua tất cả 42 máy bay loại này và tiếp tục mua thêm sau năm 2020.

Tuy nhiên, những kế hoạch này có thể phải xem xét lại nếu Nhật Bản phát triển thành công loại chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của riêng họ, những chiến đấu cơ đầy hứa hẹn sẽ thay thế được F-35 trong nhiều khía cạnh.

Máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 của Nhật Bản được biết đến tương đối ít, đang được phát triển theo tên gọi là chương trình ATD-X (Advanced Technology Demonstrator - Trình diễn Công nghệ Tiên tiến).

Sự phát triển của dự án được bắt đầu từ năm 2004, tên gọi ATD-X cũng được ấn định ngay từ thời điểm đó, máy bay mới đã được xem như là một minh chứng cho khả năng công nghệ của Nhật bản.

Năm 2007, khi Mỹ quyết định cấm xuất khẩu đối với loại máy bay tàng hình F-22 mà Nhật Bản đặt mua. Chính phủ Nhật Bản quyết định phát triển một máy bay chiến đấu chính thức dựa trên cơ sở của dự án ATD-X (hay còn gọi là chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm F-3 Shinshin). Tuy nhiên, tên của dự án vẫn được giữ nguyên.

Chuyến bay đầu tiên của loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Sukhoi T-50 của Nga trong tháng 1/2010 và một năm sau đó là loại máy bay cùng thế hệ J-20 của Trung Quốc cũng đã tạo ra những sức ép mạnh mẽ hơn cho chương trình ATD-X.

Khi đó, Nhật Bản không thể mua được F-22, cùng với viễn cảnh đầy mờ mịt của máy bay F-35 và khả năng giới hạn của không quân thúc đẩy Nhật Bản quyết tâm đẩy nhanh tiến độ phát triển dự án ATD-X.

http://nghiadx.blogspot.com

Lo ngại chiến đấu cơ F-2 của Nhật Bản sẽ không đủ sức để chiến đấu với J-20 của Trung Quốc thúc đẩy nhanh hơn dự án ATD-X. Ảnh minh họa.
Trong tháng 3/2012, cách thành phố Nagoya không xa, Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi ở Tobishima, đã bắt đầu lắp ráp mẫu máy bay ATD-X đầu tiên để sử dụng cho thử nghiệm tĩnh.

Theo kế hoạch, sang năm 2013 sẽ lắp ráp thêm 3 bản sao thiết kế như vậy. Chuyến bay đầu tiên của máy bay do Mitsubishi chế tạo, được đặt tên là Shinshin (có thể dịch ra tiếng Anh là Divine spirit - Tinh thần siêu phàm), dự kiến bắt đầu từ năm 2014.

Dự án ATD-X nhằm mục đích kết hợp một chiếc máy bay mới cho Lực lượng Không quân Nhật Bản, ATD-X sẽ vượt qua những hạn chế của F-35 bởi nó được yêu cầu tạo ra một nền tảng máy bay mới đáp ứng tất cả những yêu cầu hàng không trên thế giới.

Hạn chế về tài chính và công nghệ không phải là lo ngại đối với dự án này, bởi Nhật Bản là nước có đầy đủ phương tiện và đủ khả năng thực hiện ngay cả đối với loại máy bay tốn tiền nhất, và trình độ công nghệ của họ cho phép phát triển tất cả các đơn vị thiết bị máy bay cần thiết, gồm động cơ, trong một khoảng thời gian hợp lý.

Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Nga, chiến đấu cơ mới của Nhật Bản sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2014 và sẽ được trang bị hạn chế trong khoảng thời gian không sớm hơn năm 2017 - 2018, việc sản xuất loạt chỉ được bắt đầu vào năm 2020 - 2021.

Trong thời gian này, Nhật Bản sẽ nhận được các chiến đấu cơ F-35 để bổ sung cho các đơn vị không quân của họ trong năm 2016.

Nếu các thông số kỹ thuật của Tinh thần siêu phàm cao hơn F-35, trong tương lai Nhật Bản có thể hạn chế số lượng máy bay F-35 để đầu tư vào ngành công nghiệp hàng không của mình.

Trong trường hợp này, nếu Nhật Bản có thể phát triển động cơ của riêng mình và thực hiện dự án hoàn toàn đọc lập từ việc cung cấp các thiết bị quan trọng, không loại trừ khả năng họ sẽ tìm cách xuất khẩu - ít nhất là phục vụ cho mục đích giảm giá thành máy bay bằng việc sản xuất với số lượng lớn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang