“Mỹ sẵn sàng đánh đòn phủ đầu các căn cứ quân sự của Trung Quốc, mục tiêu là tiêu diệt lực lượng hạt nhân của Trung Quốc”. Mục tiêu chủ yếu "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" của quân Mỹ rõ ràng nhằm vào Trung Quốc. Tân Hoa xã dẫn nội dung từ tờ “Thời báo Tài chính” Anh có bài viết nhan đề “Chiến lược mới của Mỹ bị chỉ trích mạnh mẽ”, cho rằng phương châm quân sự mới của Mỹ mang đậm màu sắc Chiến tranh Lạnh, “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển (không-hải quân)” sẽ đẩy Mỹ vào hoạch định chiến tranh khiêu khích nguy hiểm nhằm vào Trung Quốc. >> Chiến lược 'chống tiếp cận' của Trung Quốc đã bị hóa giải Bài viết cho rằng, phương châm quân sự mới của Mỹ, nhằm đáp trả khiêu khích quân sự của Trung Quốc ở mức độ nhất định, đang bị chỉ trích mạnh mẽ cả trong và ngoài nước, cho rằng nó hoàn toàn không cần thiết thể hiện thái độ khiêu khích với một trong những đối tác kinh tế lớn nhất của Mỹ. Trong thời điểm Mỹ điều chỉnh triển khai chiến lược toàn cầu, gia tăng coi trọng châu Á, tư tưởng tác chiến “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” (AirSea Battle) là để cố gắng duy trì ưu thế quân sự ở những khu vực có tầm quan trọng chiến lược. Trong 20 năm qua, cùng với việc cảm thấy lo ngại về xây dựng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, Lầu Năm Góc đang dần dần hé lộ tư tưởng chiến lược này. Nhưng, trong thời điểm Mỹ cố gắng nắm chắc sự cân bằng thích hợp “cạnh tranh” và “hợp tác” trong quan hệ với Trung Quốc, có người (thậm chí gồm một số người trong nội bộ Quân đội Mỹ) cảnh báo, học thuyết quân sự mới này sẽ chọc giận Trung Quốc một cách hoàn toàn không cần thiết. “Tác chiến hợp nhất trên không-trên biển đang ma quái hóa Trung Quốc” – Thượng tướng nghỉ hưu, cựu Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ James Cartwright vừa nói tuần trước. “Điều này không phù hợp với lợi ích của bất cứ ai”. - Tân Hoa xã viện dẫn lời bàn chưa được xác minh cho hay. Học thuyết quân sự mới này mang đậm màu sắc Chiến tranh Lạnh. Vào thập niên 1970, do cảm thấy lo ngại về mối đe dọa quét sạch Tây Âu của Quân đội Liên Xô, các nhà hoạch định quân sự Mỹ đã phát triển học thuyết chiến tranh, được gọi là “tác chiến hợp nhất trên không-mặt đất” (không-lục quân). Từ vũ khí kiểu mới đến quan hệ giữa Mỹ và đồng minh, ở mức độ rất lớn, học thuyết này đã trở thành nền tảng chính sách quân sự của Mỹ giai đoạn cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Trên phương diện chính sách và chiến lược ảnh hưởng 20 năm tới, “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” có thể đóng vai trò quan trọng tương tự. Các quan chức cho biết, nó tập trung vào tăng cường quan hệ đồng minh của Mỹ ở châu Á, đồng thời đáp trả vũ khí và khả năng chiến đấu “chống can dự/ngăn chặn khu vực” (anti-access, area-denial) do nước khác phát triển. “Điều này rất có thể là thách thức đặc trưng nhất của thời đại hiện nay và trong tương lai gần” – Đô đốc Jonathan Greenert, Bộ trưởng Tác chiến Hải quân Mỹ, Thượng tướng hải quân vừa nói tuần trước. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tuần tới đã đến châu Á, giải thích với đồng minh của Mỹ về hàm nghĩa của học thuyết quân sự này. Mỹ thực hiện "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" bề ngoài nhằm vào CHDCND Triều Tiên, nhưng thực chất là tấn công Trung Quốc. Trong thời điểm quân Mỹ từng bước rút khỏi Chiến tranh Iraq và Afghanistan, phương châm quân sự mới tìm cách ứng phó với chủ đề chiến lược quan trọng hiện nay của quân Mỹ: sự trỗi dậy của châu Á; sự điều chỉnh trọng tâm theo yêu cầu của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, một khu vực rộng lớn (chú trọng hơn về sức mạnh trên không và trên biển); tầm quan trọng của chiến tranh mạng. Nhưng, bối cảnh phát triển của "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" có sự khác biệt một trời một vực với bối cảnh phát triển của học thuyết quân sự thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Đối thủ trước đây là Liên Xô, Mỹ không có bất cứ quan hệ kinh tế thương mại nào với họ; còn hiện nay, Mỹ có quan hệ kinh tế thương mại sâu sắc với Trung Quốc - từ thương mại đến trái phiếu chính phủ Mỹ. Trong bối cảnh chính trị tinh tế này, trong các trường hợp công khai, quan chức Mỹ kiên trì cho biết, "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" hoàn toàn không nhằm vào một nước nào, thậm chí cũng không nhằm vào khu vực nào, mà là có liên quan đến công nghệ đang nghiên cứu phát triển của rất nhiều quốc gia. "Ý tưởng này không nên buộc chặt vào bất cứ tình cảnh riêng nào" - Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, Thượng tướng Norton Schwartz vừa cho biết tuần trước khi được hỏi "mục tiêu chủ yếu phải chăng là Trung Quốc". Nhưng, các quan chức Mỹ ngầm thừa nhận, từ tên lửa đạn đạo có thể bắn chìm tàu chiến, đến tàu ngầm và sức mạnh tác chiến mạng không ngừng phát triển của Trung Quốc, việc đầu tư cho vũ khí "chống can dự" của Trung Quốc khiến cho Lầu Năm Góc cảm thấy lo ngại, mà loại vũ khí này đang là thứ mà "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" phải đối phó. Trong thời điểm Mỹ đưa ra phương châm quân sự mới, đúng vào lúc Lầu Năm Góc cắt giảm ngân sách. Lầu Năm Góc đã cắt giảm 485 tỷ USD ngân sách trong 10 năm tới, nếu Quốc hội Mỹ không thể đạt được một thỏa thuận ngân sách toàn diện trong năm nay, Lầu Năm Góc còn có thể buộc phải tiếp tục cắt giảm ngân sách với số tiền tương tự. Nhưng, nếu phải quán triệt có hiệu quả học thuyết "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển", thì phải tiến hành đầu tư to lớn cho máy bay ném bom tầm xa mới, tàu chiến, tàu ngầm và khả năng tác chiến mạng. "Trong khoảng 12 năm qua, nếu bạn cần gì, chúng tôi cơ bản đều có thể sắp xếp ngân sách". George Flynn, một quan chức hoạch định cấp cao của Lầu Năm Góc cho biết, "thực tế mới về mặt tài chính đòi hỏi chúng tôi phải lựa chọn". Cùng với việc đầu tư cho máy bay chiến đấu thế hệ mới, uy lực của "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" sẽ còn tiếp tục được tăng cường. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc không hề giấu giếm quan điểm của họ - châu Á là một khu vực quan trọng hàng đầu trong chiến lược lâu dài của họ. Leon Panetta đã nói với học viên tốt nghiệp của Học viện Hải quân Mỹ ở Annapolis hồi tuần trước rằng: "Thế hệ của các bạn sẽ đối mặt với một trong những chương trình quan trọng, đó chính là duy trì và tăng cường ưu thế của Mỹ ở vùng biển Thái Bình Dương rộng lớn". Theo quan điểm của một số nhà quan sát, "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" sẽ đẩy Mỹ vào hoạch định chiến tranh nhằm vào Trung Quốc. Một trong những văn kiện công khai của Lầu Năm Góc "Ý tưởng can dự tác chiến liên hợp" (Joint Operational Access Concept) đề nghị, trong tình huống xảy ra bất cứ cuộc xung đột nào, quân Mỹ "tiến hành tấn công chiều sâu (tung thâm) đối với sự phòng thủ chống can dự/ngăn chặn khu vực của đối phương". Lấy tên lửa chống hạm của Trung Quốc làm ví dụ, điều đó sẽ có nghĩa là chuẩn bị sẵn sàng phát động một cuộc tấn công quy mô lớn "đánh đòn phủ đầu" đối với các căn cứ quân sự của Trung Quốc. "Rủi ro to lớn ở chỗ, cuộc tấn công này sẽ gây leo thang nghiêm trọng tình hình, Trung Quốc thậm chí có thể sẽ cho rằng, mục tiêu của Mỹ là tiêu diệt lực lượng hạt nhân của Trung Quốc" - Raoul Heinrichs, Đại học Quốc gia Australia cho biết. Trong tương lai, Hải quân Mỹ sẽ trang bị máy bay không người lái X-47B cho tàu sân bay. Cụm chiến đấu tàu sân bay là bộ phận cốt lõi của "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" của Quân đội Mỹ. |
Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012
>> Học thuyết quân sự Mỹ và đòn đánh phủ đầu Trung Quốc ?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét