Gần đây, Mỹ liên tiếp có các động thái điều chỉnh bố trí quân sự nhằm vào Trung Quốc như triển khai máy bay Osprey, F-22, tổ chức diễn tập quân sự… >> Tàu hộ tống NS Satpura - "Át chủ bài" của Hải quân Ấn Độ Mỹ có kế hoạch triển khai 24 máy bay cánh xoay MV-22 Osprey ở căn cứ Futenma, Okinawa, Nhật Bản, hiện đã đưa 12 máy bay loại này đến căn cứ Iwakuni,Nhật Bản. Mỹ có kế hoạch triển khai 24 máy bay cánh xoay MV-22 Osprey ở căn cứ Futenma, Okinawa, Nhật Bản, hiện đã đưa 12 máy bay loại này đến căn cứ Iwakuni,Nhật Bản. Dành một vị trí thường trực cho sĩ quan liên lạc Nhật Bản tại bộ phận chỉ huy của quân Mỹ Ngày 3/8, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto bắt đầu có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Mỹ kể từ khi lên nhậm chức đến nay. Hai bên sẽ trao đổi ý kiến về các vấn đề như kế hoạch điều chỉnh quân Mỹ đóng tại Nhật Bản, tăng cường đồng minh Mỹ-Nhật trong bối cảnh Mỹ điều chỉnh chiến lược quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương. >> Vì sao người Trung Quốc không có đồng minh? Do 12 máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Osprey của quân Mỹ đến Nhật Bản ngày 23/7 hiện vẫn bị dư luận Nhật Bản phản đối mạnh, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto sẽ phản hồi lại sức ép của người dân trong nước bằng cách đáp máy bay Osprey tại Mỹ, nhằm tiếp tục liên kết với Mỹ trên phương diện gia tăng cường độ bố trí quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Lần này Mỹ-Nhật phối hợp lập trường còn có một bối cảnh khác là, ngày 31/7, Nhật Bản công bố “Sách trắng Quốc phòng” năm 2012 đã bị Trung Quốc phê phán kịch liệt. Trong chiến lược quân sự châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, Nhật Bản có vai trò quan trọng của một đồng minh tin cậy. Trong nhiều ngày qua, Mỹ-Nhật dồn dập tương tác quân sự, Mỹ rõ ràng gia tăng mức độ đầu tư sức mạnh quân sự cho các căn cứ quân Mỹ tại Nhật Bản. Sau khi máy bay chiến đấu/vận tải cánh xoay Osprey đến Nhật Bản, ngày 28/7, 8 máy bay chiến đấu F-22 Raptor cũng đến căn cứ Kadena ở tỉnh Okinawa, Nhật Bản. Nghe nói, quân Mỹ sẽ còn triển khai 12 máy bay chiến đấu F-22 Raptor ở căn cứ này vào nửa cuối năm nay. Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 tại căn cứ quân Mỹ ở Okinawa, Nhật Bản Ngày 2/8, quân Mỹ tiết lộ, Mỹ-Nhật đang triển khai phối hợp, có kế hoạch dành một vị trí thường trực cho sĩ quan liên lạc của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tại Bộ Tham mưu Không quân và Bộ Tác chiến Hải quân Mỹ ở ngoại ô Washington. Nếu điều này được thực hiện thì đây là lần đầu tiên Nhật Bản cử nhân viên đến cơ quan trung tâm của Hải quân và Không quân Mỹ. “Tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” lấy Trung Quốc làm “hồng tâm” Trong tất cả những hoạt động giao lưu và triển khai quân sự này, Trung Quốc đều trở thành chủ đề trung tâm. Ngày 2/8, tờ “Bưu điện Washington” có bài viết cho rằng, trong 20 năm qua, Lầu Năm Góc luôn nghiên cứu cách thức dùng “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” đối phó Trung Quốc. Mục đích chính là nếu Mỹ-Trung xảy ra chiến tranh, trong trận đầu, máy bay ném bom tàng hình và tàu ngầm Mỹ sẽ phá hủy radar phát hiện tầm xa và hệ thống tên lửa chính xác trong đất liền Trung Quốc, khiến cho Quân đội Trung Quốc “mù lòa”, sau đó sẽ triển khai tấn công trên biển-trên không quy mô lớn đối với Trung Quốc. Tư tưởng “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” của quân Mỹ hoàn toàn không phải là tin mới, nhưng truyền thông Mỹ trần trụi tuyên truyền Trung Quốc là “hồng tâm” (điểm chính giữa của bia ngắm bắn) thì ít gặp. Sau khi Obama đưa ra chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, Quốc hội Mỹ yêu cầu Lầu Năm Góc tiến hành đánh giá độc lập đối với chiến lược mới này. Về vấn đề này, Lầu Năm Góc giao cho Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược tiến hành viết báo cáo. Hiện nay, báo cáo “Chiến lược hành động của quân Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương: Đánh giá độc lập” đã ra đời. Mỹ mới triển khai máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler ở khu vực Đông Bắc Á. Báo cáo cho rằng, tính không xác định về địa chính trị chủ yếu của Mỹ và đồng minh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là “sự trỗi dậy và vai trò ảnh hưởng tăng lên của Trung Quốc sẽ tác động ảnh hưởng thế nào đối với trật tự và ổn định”. Báo cáo thúc giục chính quyền Obama tăng tốc hiện diện quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, điều nhiều hơn lính thủy đánh bộ, tàu ngầm hạt nhân tấn công, hệ thống tên lửa và các trang bị vũ khí khác. Báo cáo kiến nghị, ít nhất cần tiếp tục điều thêm một hoặc nhiều hơn tàu ngầm hạt nhân và hơn 5.000 binh sĩ lực lượng chiến đấu đổ bộ của lính thủy đánh bộ tới quanh Trung Quốc. Ngoài ra, Mỹ cũng nên điều nhiều hơn vũ khí trang bị tiên tiến như tàu tấn công đổ bộ, xe chiến đấu đổ bộ, máy bay chiến đấu đa dụng F/A-18, máy bay chiến đấu AV-8B Harrier, máy bay trực thăng tấn công. Guam nằm ở trung tâm Tây Thái Bình Dương, là trung tâm chiến lược quan trọng kiểm soát tình hình châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Hiện nay, quân Mỹ đã triển khai một hạm đội 3 tàu ngầm hạt nhân tấn công, máy bay ném bom B-52 luân phiên ở khu vực này. Báo cáo đề nghị, cần tăng triển khai số lượng tàu ngầm tấn công ở Guam, triển khai mang tính vĩnh viễn 12 máy bay ném bom B-52. >> Vũ khí chiến lược Trung Quốc bị Mỹ bắt bài Trả lời báo cáo này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết, rất nhiều đề nghị trong báo cáo thống nhất với quan điểm chiến lược của Lầu Năm Góc, Hải quân Mỹ sẽ tái bố trí lực lượng quân sự, từ 50% cho mỗi khu vực - Đại Tây Dương và Thái Bình Dương hiện nay, chuyển sang triển khai 60% lực lượng ở khu vực Thái Bình Dương. Quân Mỹ sẽ tăng số lần tiến hành diễn tập quân sự với đồng minh và bạn bè của khu vực này, tăng cường hiệu quả điều chỉnh lực lượng quân sự. Máy bay chiến đấu AV-8B Harrier của Quân đội Mỹ. Ngày 1/8, Ủy ban Quân sự, Hạ viện Mỹ tổ chức phiên điều trần về báo cáo trên. Tại phiên điều trần, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Shirl cho biết, Lầu Năm Góc sẽ căn cứ vào đánh giá của báo cáo này, xem xét điều nhiều lực lượng quân sự hơn tới Guam. Mỹ triển khai quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương còn rất nhiều khó khăn Báo chí Trung Quốc bình luận rằng: Mỹ khó che giấu được ý đồ chống lại Trung Quốc trong chiến lược quân sự của họ, nhưng họ vẫn tiếp tục hành động. Ngày 1/8, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, người vừa kết thúc chuyến thăm các nước châu Á-Thái Bình Dương, ông Carter cho biết, đối với việc phát triển một khu vực châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, thịnh vượng và an ninh, Trung Quốc có vai trò rất quan trọng. Ông nói, việc tái cân bằng sức mạnh quân sự của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương không phải là nhằm vào một hay một số quốc gia nào, nó không phải là về Trung Quốc cũng không phải là về Mỹ, cái liên quan đến là toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương hòa bình. Mỹ cũng còn rất nhiều khó khăn trong triển khai quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương. Trong báo cáo, Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược Mỹ cảnh báo, chiến lược quân sự mới của Mỹ sẽ xung đột với ngân sách quân sự liên tục thu hẹp của Mỹ. Tàu ngầm hạt nhân Ohio mang theo tên lửa hành trình, của quân Mỹ, tại căn cứ Yokosuka ở Nhật Bản. Cùng ngày, Carter cho rằng, nếu Quốc hội Mỹ không đạt được giải pháp cắt giảm thâm hụt trước cuối năm nay, cơ chế giảm thâm hụt tự động được khởi động vào đầu năm 2013 sẽ gây ra hậu quả mang “tính phá hoại” đối với chiến lược quốc phòng mới và việc sẵn sàng chiến đấu, ứng phó khẩn cấp. Nếu cơ chế giảm thâm hụt tự động được khởi động, ngân sách quốc phòng của Mỹ năm 2013 sẽ giảm 55 tỷ USD. >> Việt Nam khôn ngoan khi cân bằng giữa Mỹ - Trung Quốc Ngoài ra, một số ý tưởng chiến lược của Mỹ hoàn toàn không được đồng minh tán thành và ủng hộ. Trong báo cáo, Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược cho rằng, Australia đã tạo ra chiều sâu chiến lược đầy đủ cho Mỹ trên các phương diện như địa lý, chính trị, khả năng quốc phòng hiện có và hạ tầng cơ sở, đề nghị Mỹ xây dựng ở Perth, Australia một biên đội tấn công tàu sân bay gồm có tàu sân bay động cơ hạt nhân, máy bay chiến đấu, tàu tuần dương và tàu khu trục. Đối với vấn đề này, Bộ trưởng Quốc phòng Australia, Stephen Smith phản hồi cho biết, Mỹ sẽ không có căn cứ quân sự vĩnh viễn trên lãnh thổ Australia, điểm này sẽ không thay đổi. (Nguồn :: Báo Giáo Dục VN) |
Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012
>> Mỹ tăng cường triển khai chiến lược quân sự nhằm vào Trung Quốc
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét