Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Quốc phòng Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quốc phòng Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quốc phòng Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

>> 'Chính sách của Việt Nam được cả thế giới ủng hộ'

Ngày 1/6, theo Đặc phái viên TTXVN, sau lễ khai mạc Hội nghị An ninh châu Á (còn gọi là Đối thoại Shangri-La) lần thứ 12 tại Singapore, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự đối thoại đã trả lời phỏng vấn báo chí.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Shangri-La.



Thượng tướng trả lời về bối cảnh, ý nghĩa của Đối thoại Shangri-La cũng như quan điểm của Việt Nam về đảm bảo hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực và thế giới.

- Xin Thứ trưởng cho biết bối cảnh diễn ra Đối thoại Shangri-La lần thứ 12?

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Đối thoại Shangri-La (SLD) là diễn đàn đối thoại an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ra đời cách đây hơn 10 năm, dần dần trở thành diễn đàn rất có uy tín không chỉ khu vực mà cả trên thế giới về an ninh.

Cho đến năm nay, SLD đã tổ chức được năm thứ 12. SLD năm nay diễn ra trong bối cảnh châu Á-Thái Bình Dương trở thành tâm điểm của thế giới, trở thành trọng điểm của các nước lớn, cũng là khu vực phát triển nhanh nhất thế giới.

Trong bối cảnh chung như vậy, trong tương lai phát triển tốt đẹp của khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng nảy sinh thách thức do cọ xát lợi ích chiến lược của nhiều quốc gia, bối cảnh đặt ra vấn đề nếu giữ được hòa bình, ổn định thì đây sẽ là khu vực phát triển, nhưng ngược lại, nếu khu vực này mất ổn định, hay để cho các thách thức, vấn đề của khu vực phát triển trở thành một nguy cơ không chỉ đe dọa các quốc gia trong khu vực, châu Á, mà còn cả các quốc gia khác trên thế giới, kể cả châu Mỹ và châu Âu.

An ninh phi truyền thống, hạt nhân, an ninh biển là những vấn đề đang diễn ra trong thực tế. Bên cạnh sự hợp tác phát triển tương lai tốt đẹp thì vẫn tiềm ẩn những thách thức, nguy cơ đe dọa sự ổn định.

Chính vì vậy, các chính khách, học giả, nhà quân sự, an ninh trên thế giới tập trung về đây với sự kỳ vọng lớn, quan tâm vào hai vấn đề lớn, đó là xác định những thách thức khu vực đang đối mặt và họ muốn được biết liệu có những giải pháp gì mang tính chiến lược, khu vực, thậm chí là toàn cầu để cùng nhau bảo đảm hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển, đồng thời đẩy lùi các nguy cơ mà chúng ta đã thấy.

Đây cũng là lý do quan chức các nước và giới học giả chờ đợi bài phát biểu của Thủ tướng nước ta Nguyễn Tấn Dũng. Đây là lần đầu tiên Thủ tướng Việt Nam phát biểu tại Đối thoại Shangri-La và cũng là lần đầu tiên giới quân sự quốc phòng toàn thế giới được nghe Thủ tướng nước ta nói về vấn đề an ninh quốc phòng.

- Xin Thứ trưởng đánh giá ý nghĩa của SLD với khu vực và thế giới?

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Khi trong khu vực xuất hiện nguy cơ đe dọa an ninh, điều quan trọng đầu tiên là cần phải đối thoại, trong đó các bên đánh giá về tình hình an ninh khu vực, những thuận lợi, khó khăn, nguy cơ thách thức, tương lai phát triển.

Đối thoại SLD qua 12 năm tổ chức đến nay đã đề cập trúng vấn đề khu vực của chúng ta, đó là mặt trái của sự phát triển là gì, mặt trái của thế giới hội nhập là gì, sự can dự của các nước lớn là gì, chỉ ra được để ngăn ngừa. Tất cả các thách thức về an ninh đều được đề cập tại diễn đàn minh bạch, thẳng thắn, nhưng với một tinh thần xây dựng.

- Xin Thứ trưởng cho biết trọng tâm, điểm nhấn của bài phát biểu dẫn đề của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại khai mạc Đối thoại SLD?

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Kỳ vọng ở số đông của cả khu vực, thế giới là muốn nghe đánh giá chính xác, đúng mực về tình hình an ninh khu vực, cái gì thuận lợi, khó khăn. Quan trọng hơn là phương án, vấn đề, giải pháp mang tính chiến lược khu vực, toàn cầu, khả thi để cùng nhau đẩy lùi các nguy cơ, thách thức, vun đắp cho hòa bình phát triển.

Với cách nhìn của nhà nghiên cứu quốc phòng, tôi thấy bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đáp ứng 2 yêu cầu lớn đó, trước hết nêu được nét chính của tình hình khu vực một cách khách quan, chân thành, thẳng thắn và có tính xây dựng.

Phân tích bài phát biểu của Thủ tướng, tôi thấy bài phát biểu đó đã làm hài lòng các nhà chiến lược trên thế giới, nó chính xác, đúng mực, không bỏ sót vấn đề nào, không phóng đại vấn đề nào.

Nhưng quan trọng hơn là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thay mặt đất nước ta đưa ra một thông điệp, lời kêu gọi chung tay xây dựng lòng tin chiến lược. Nếu có lòng tin chúng ta sẽ vượt qua tất cả, đấy là điểm nổi lên mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn nhấn mạnh, từ đó Thủ tướng đưa ra giải pháp cụ thể, hãy đi đến hợp tác quốc tế, trên cơ sở cơ bản là luật pháp quốc tế, đó là giá trị của thời đại, chứ không chỉ là vấn đề mang tính pháp lý.

Đó là cách đối xử bình đẳng giữa các quốc gia với nhau. Tôn trọng lợi ích của nhau, tôn trọng độc lập tự chủ của nhau. Tôi cảm nhận 2 ý kiến quan trọng đó của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được các đại biểu lắng nghe chăm chú. Chúng ta chờ đợi bình luận của các học giả, các nước trên thế giới, nhưng qua tiếp xúc sơ bộ, tôi cảm nhận được người ta cảm thấy rõ ràng là Thủ tướng đã nêu trúng vấn đề.

Bên cạnh đánh giá chung về tình hình khu vực, đóng góp ý kiến, đề xuất giải pháp chiến lược đầy tính xây dựng đối với tình hình an ninh khu vực, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trình bày rõ ràng, ngắn gọn về chính sách quốc phòng của Việt Nam, qua đó một lần nữa khẳng định đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta chúng ta là độc lập tự chủ, là bạn, đối tác tin cậy với các quốc gia, tôn trọng lợi ích của các quốc gia, đóng góp cho hòa bình, ổn định, an ninh của khu vực.

Đây là chính sách nhất quán của Nhà nước ta từ trước đến nay nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trong bối cảnh cụ thể, đưa ra những giải pháp rất cụ thể để thấy rằng chúng ta không chỉ nói mà sẽ làm hết sức mình để đóng góp cho hòa bình, ổn định, an ninh trong khu vực; đồng thời khẳng định làm hết sức mình để bảo vệ độc lập, tự chủ, toàn vẹn lãnh thổ đất nước ta.

- Xin Thứ trưởng cho biết thêm về quyết định của Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc?

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: tại SLD-12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố Việt Nam quyết định tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc trong một số lĩnh vực mà Việt Nam có khả năng như công binh, quân y, quan sát viên quân sự. Việc này khẳng định, Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Việt Nam mặc dù còn nhiều khó khăn, bằng khả năng của mình sẵn sàng tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, đây là bước tiến mới trong quá trình hội nhập của đất nước chúng ta, thể hiện Việt Nam chủ động, tích cực tham gia vào các vấn đề quốc tế.

Việt Nam đương nhiên lựa chọn khả năng, lực lượng tham gia phù hợp. Với kinh nghiệm của ta trong nhiều năm chiến tranh, cũng như xây dựng đất nước, tôi tin tưởng Việt Nam sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Tuy nhiên, cần nói thêm rằng, việc này ta tham gia trên cơ sở luật pháp quốc tế, dưới ngọn cờ của Liên hợp quốc, nhưng việc tham gia ở đâu, lúc nào, lĩnh vực nào, bao nhiêu người tham gia, như thế nào là do ta quyết định. Đây là bước phát triển về hội nhập quốc tế của đất nước ta, trong đó có hội nhập quốc phòng an ninh.

- Tại Đối thoại, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tái khẳng định chính sách quốc phòng Việt Nam vì hòa bình, tự vệ, không liên minh quân sự với nước nào, xin Thứ trưởng phân tích điểm này?

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Chính sách này của Việt Nam được cả thế giới quan tâm, đồng tình ủng hộ. Khẳng định Việt Nam trước sau như một chỉ mong muốn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, đóng góp cho hoà bình, ổn định khu vực, thế giới, điều này phù hợp xu thế thời đại.

Thời đại hiện nay tổ chức các liên minh quân sự, hoặc xây dựng căn cứ quân sự của nước này tại một nước khác không còn là xu thế phát triển. Chính sách của ta phù hợp xu thế hiện nay.

Định hướng về quốc phòng an ninh của Việt Nam là bài học đúng rút từ nhiều năm bảo vệ Tổ quốc, lấy độc lập tự chủ để bảo vệ Tổ quốc, lấy sức mạnh của mình để bảo vệ mình. Đồng thời chúng ta mong muốn có sự ủng hộ của thế giới, sức mạnh của thời đại để bảo vệ Tổ quốc nhưng chúng ta khẳng định bảo vệ bằng tự lực là chính.

- Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng


(Nguồn : Vietnamplus)

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

>> Tầm tác chiến của VN đã bao trùm Biển Đông !

"Việt Nam đã tăng cường rất lớn việc xây dựng hải, không quân, trọng điểm chiến lược hoàn toàn chuyển hướng biển Đông".

>> Chiến hạm Lý Thái Tổ - Gerpard 3.9 thứ 2 của Hải quân Việt Nam



http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu Su-30MK của Không quân Việt Nam.

Tân Hoa Xã, Trung Quốc mới đây đã có bài viết về sự thay đổi của Không quân Việt Nam. Để nắm rõ các thủ đoạn khai thác thông tin và chiến lược tuyên truyền của truyền thông Trung Quốc, báo GDVN đăng tải toàn bộ nội dung bài viết xuất bản trên trang mạng THX như sau:

TheoTân Hoa Xã viện dẫn từ tờ “Kanwa Defense Review” của Canada, cho rằng, dưới sự ra sức hỗ trợ quân sự của Nga, trong 5 năm qua, Việt Nam đã tăng cường rất lớn việc xây dựng hải, không quân, trọng điểm chiến lược hoàn toàn chuyển hướng biển Đông.

Trang bị chủ yếu mới kiểu Nga – máy bay chiến đấu Su-30MKV, tên lửa chống hạm bờ biển Yakhont, tàu hộ vệ tên lửa kiểu mới đều triển khai ở nam trung bộ.

Cùng với việc nhập khẩu trang bị tiên tiến, Quân đội Việt Nam cũng đã gia tăng mức độ xây dựng sân bay, căn cứ quân sự, đã thi công một loạt căn cứ hải quân mới, kho chứa máy bay bảo đảm tuyến một của không quân, tình hình rất giống với Quân đội Trung Quốc nửa sau thập niên 1990.

Theo tờ “Kanwa Defense Review”, ở vịnh Cam Ranh, cùng với việc nhập khẩu tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9, Hải quân Việt Nam đã tiến hành sửa chữa toàn diện đối với căn cứ. Việt Nam trước tiên đã tiếp nhận 2 tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 từ Nga, trong giai đoạn tiếp theo, Việt Nam sẽ tự lắp ráp sản xuất ít nhất 2 tàu hộ vệ lớp này.

Tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 có lượng giãn nước đầy là 2.100 tấn, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ, hành trình tác chiến tối đa là 5.000 hải lý. Tàu hộ vệ này có thể trang bị 16 quả tên lửa hạm đối hạm Switchblade. Tên lửa này có tầm phóng tối đa 130 km, tốc độ tối đa 0,9 Mach, áp dụng bay kiểm soát hệ thống quán tính và dẫn đường radar chủ động.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống hạm Yakhont, do Nga sản xuất, triển khai ở bờ biển.

Tháng 8/2010, Nga đã bàn giao cho Việt Nam tên lửa chống hạm bờ biển Yakhont có thể trang bị cho một tiểu đoàn. Gồm 4 xe phóng tên lửa, mỗi xe phóng trang bị 4 quả tên lửa chống hạm bờ biển Yakhont.

Ngoài ra còn có 4 xe nhồi tên lửa và 2 hệ thống radar phòng thủ bờ biển đồng bộ kiểu mới. Bắt đầu từ năm 2012, Nga sẽ còn thảo luận thỏa thuận mới với Việt Nam, tiếp tục cung cấp cho Việt Nam một tiểu đoàn tên lửa chống hạm bờ biển Yakhont.

Tên lửa Yakhont triển khai ở Phan Thiết, gần thành phố Hồ Chí Minh, trận địa cách bờ biển chỉ 1,3 km, đã thi công kho tên lửa có nóc nhà màu xanh và xưởng sửa chữa. Radar phòng thủ bờ biển của Việt Nam có khoảng cách dò tìm đạt 450 km, khoảng cách dò đối với các mục tiêu tên lửa đạt 35 km.

Khi tìm kiếm theo mô hình chủ động, nó có thể đồng thời bám theo 30 mục tiêu, còn khi tìm kiếm bằng mô hình bị động, có thể bám theo 50 mục tiêu. Hệ thống xử lý số liệu của nó có thể đồng thời xử lý 200 mục tiêu.

Theo bài báo, tình hình triển khai này đã phản ánh mức độ quan tâm của Hải quân Việt Nam đối với các hòn đảo trên biển Đông. Đa số các hòn đảo cách bờ biển Việt Nam chưa đến 300 km, trong khi đó tầm phóng của tên lửa chống hạm bờ biển Yakhont trên thực tế hơn 300 km.

http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa chống hạm Yakhont là một trong những tên lửa chống hạm tiên tiến nhất của Nga hiện nay, trong đó tên lửa Brahmos của Ấn Độ là một phiên bản cải tiến của loại tên lửa này. Việt Nam đã sở hữu tên lửa Yakhont để bảo vệ chủ quyền biển đảo.
“Không quân coi trọng phía nam hơn phía bắc” - Tân Hoa Xã, Trung Quốc

Bài báo còn cho rằng, việc triển khai máy bay tiên tiến của Không quân Việt Nam đã hoàn thành, thể hiện rất lớn sự coi trọng của Việt Nam đối với biển Đông.

Năm 2012, Không quân Việt Nam sẽ trang bị tổng cộng 24 máy bay chiến đấu đa dụng Su-30MKV/MK2, 12 máy bay chiến đấu Su-27SK/UBK, nhiều nhất trong số các nước Đông Nam Á trang bị máy bay chiến đấu dòng Su.

Bán kính tác chiến của những máy bay chiến đấu này bao trùm lên tất cả các hòn đảo của Việt Nam (trong khi Trung Quốc cũng đòi hỏi một cách hết sức vô lý, không có chứng cứ lịch sử và pháp lý).

Lực lượng không quân Việt Nam tinh nhuệ nhất là sư đoàn hàng không XX0, trong đó trung đoàn XX5 trực thuộc triển khai Su-30MKV ở căn cứ không quân Biên Hòa nằm ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh.

Bài báo cho rằng, thành phố Hồ Chí Minh cách eo biển Malacca 1.124 km, có thể thấy, bán kính tác chiến của lực lượng Su-30 Không quân Việt Nam bao trùm lên toàn bộ biển Đông.

Còn các trung đoàn XX1, XX7, XX3, XX0 (tên đơn vị đã được thay đổi - PV) ở miền bắc Việt Nam lại chủ yếu triển khai máy bay chiến đấu MiG-21 và Su-22 kiểu cũ.

Không quân Việt Nam còn có một kế hoạch đổi mới trang bị cỡ lớn hơn, vẫn sẽ tiếp tục mua máy bay chiến đấu đa dụng Su-30MK cho trung đoàn thứ ba và máy bay huấn luyện Yak-130. Từ năm 2011, tình hình xây dựng lại căn cứ không quân của Việt Nam có thể thấy, nhiều sân bay hơn đang được hiện đại hóa, dự kiến sẽ triển khai nhiều máy bay chiến đấu kiểu mới, máy bay huấn luyện hơn.

Theo bài báo, căn cứ không quân Phan Rang ở phía nam vốn triển khai Su-22, nhưng những hình ảnh vệ tinh chụp vào tháng 1/8/2011 cho thấy, ở đây cũng đã thi công mới 12 kho chứa máy bay kết hợp, rất có thể trở thành căn cứ cho một lực lượng máy bay chiến đấu dòng Su tiếp theo.
http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ vệ tàng hình HQ-012 Lý Công Uẩn, Việt Nam mua của Nga.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu Su-27UBK của Không quân Việt Nam.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay trực thăng EC-225S của Hải quân Việt Nam.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay vận tải An-26 của Không quân Việt Nam.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tấn công Su-22 của Không quân Việt Nam.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

>> Sức mạnh quốc phòng Việt Nam 2012

Báo cáo Quốc phòng và An ninh Việt Nam của Business Monitor International do các chuyên gia ngành công nghiệp và chiến lược quốc phòng cung cấp, các nhà phân tích của các công ty quốc phòng và các hiệp hội an ninh, cơ quan chính phủ và cơ quan quản lý đưa ra …

>> 7 vũ khí sát thủ của Quân đội Việt Nam
>> Việt Nam sẽ có thêm 2 tàu Gepard 3.9



http://nghiadx.blogspot.com
Hình ảnh Quân đội nhân dân Việt Nam dũng mãnh

Tờ báo này viết: Trong số tất cả các nền kinh tế Đông Á mới nổi, Việt Nam có lẽ là dễ bị tổn thương trước tỷ lệ lạm phát cao, mức độ nợ khá cao.

Đối với quốc phòng, bất kỳ khó khăn kinh tế sẽ đặt áp lực giảm ngân sách quân sự của đất nước. Việt Nam chỉ đặt chi tiêu quốc phòng trên một tỷ lệ với GDP và vì vậy Việt Nam sẽ không thể tiếp tục tăng trưởng ngân sách quốc phòng nhanh chóng nếu nền kinh tế bắt đầu chững lại.


http://nghiadx.blogspot.com
Su-30MK2V của Việt Nam

Hà Nội tuyên bố đã tăng 70% ngân sách quốc phòng trong năm 2011 (khoảng 2,5 tỷ đô la). Chính phủ chỉ ra trong tháng 11/2011 rằng sẽ tăng ngân sách quốc phòng năm 2012 khoảng 25%.

Điều rõ ràng là gói tài chính sẽ là một vấn đề đau đầu lớn cho một quân đội khi bắt đầu để chuyển đổi bản thân từ một lực lượng đã có phần lỗi thời thành một quân đội hiện đại với không quân và hải quân có lực lượng mạnh có khả năng bảo vệ lãnh thổ quan trọng của đất nước.

Nga là nhà cung cấp thiết bị quốc phòng chính cho Việt Nam trong một thời gian dài và mối quan hệ này được thiết lập để tiếp tục.

Trong tháng 12 năm 2011, Hà Nội đã ký hợp đồng với cơ quan xuất khẩu quốc phòng của Nga Rosoboronexport mua thêm hai tàu hộ tống lớp Gepard (hai chiếc khác đã được giao).

http://nghiadx.blogspot.com
Trong tương lai Việt Nam sắp sở hữu 4 chiếc chiến hạm lớp Gepard 3.9

Hợp đồng này đạt được sau khi Nga chấp nhận bán hai chiếc sau trong số bốn tàu tuần tra lớp Svetlyak cuối cùng trong tháng Mười (2011).

Hà Nội đã đặt mua 6 tàu ngầm lớp Kilo bắt đầu giao hàng trong khoảng thời gian 2013-2016, cùng với 12 máy bay máy bay chiến đấu Sukhoi Su-30MK2V

Tuy nhiên, không kém quan trọng là nỗ lực của Việt Nam để tìm kiếm mua sắm quốc phòng từ một phạm vi rộng lớn hơn. Hàng đã được đặt trong tháng mười năm 2011 là 4 tàu hộ vệ lớp SIGMA từ Hà Lan: Thỏa thuận này đại diện cho việc lần đầu tiên Việt Nam mua sắm vũ khí tối tân từ châu Âu, và việc lắp ráp các tàu này tại Việt Nam sẽ cung cấp bí quyết kỹ thuật quan trọng giúp phát triển ngành công nghiệp đóng tàu chiến hiện đại của Việt Nam.

Các xưởng đóng tàu hải quân của Việt Nam đã đạt được tiến bộ, ra mắt hai tàu chiến mới trong tháng 10 năm 2011: một tàu chiến hải quân được báo cáo là tàu lớn nhất từng được chế tạo trong nước, và một tàu tuần tra.

http://nghiadx.blogspot.com
Hình ảnh tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam đang được đóng ở Nga

>> Kilo - Tàu ngầm tương lai của Hải quân Việt Nam

Thương mại quốc phòng cần sớm mở cửa thị trường mới mà Việt Nam có thể mua sắm thiết bị. Trong tháng 8 /2011, Mỹ cho biết đang xem xét dỡ bỏ hạn chế về việc bán các trang thiết bị cho Việt Nam như là một phần để khẳng định lại mối quan hệ hữu nghị trên phạm vi rộng, trong khi Hà Nội đã ký kết thỏa thuận quốc phòng với Ấn Độ, Israel, Đức và Anh trong những tháng cuối năm 2011.

Các mối quan hệ này sẽ không chỉ giúp Việt Nam tìm nguồn vũ khí, mà còn sẽ giúp quân đội Việt Nam đạt được một sự hiểu biết rằng làm thế nào để phát triển học thuyết cho khả năng tiên tiến mà họ đã không sử dụng trước đây.

Nếu chính phủ có thể giữ cho nền kinh tế tiếp tục phát triển vào năm 2012, dự án hiện đại hóa quân đội của Việt Nam sẽ tiến hành và phát triển.

http://nghiadx.blogspot.com
Kilo 636 của Việt Nam trong tương lai

Khi Việt Nam bắt tay vào quá trình tốn kém để hiện đại hóa lực lượng vũ trang của mình, các đối tác từ khắp nơi trên thế giới đã bắt đầu xếp hàng với hy vọng được đảm bảo một suất của những gì có thể trở thành một thị trường công nghệ quốc phòng tăng trưởng hấp dẫn.

>> Tiềm lực đóng tàu chiến của Việt Nam

Tuy nhiên, nhà cung cấp vũ khí truyền thống của Hà Nội đã báo hiệu rằng họ có tất cả các ý định bảo vệ thị trường của mình ở Việt Nam.

Sau khi đã đồng ý cung cấp cho Việt Nam 6 tàu ngầm lớp Kilo và bán thêm máy bay chiến đấu Sukhoi, Moscow đã thông báo vào tháng 3/2012 rằng họ đã ký một thỏa thuận để cùng nhau phát triển các tên lửa chống tàu và các máy bay không người lái (UAV) với công nghiệp quốc phòng Việt Nam.

Chương trình tên lửa chống tàu được dự kiến sẽ để cho Việt Nam sản xuất phiên bản riêng của loại tên lửa Kh-35 Uran - một hệ thống đã được trang bị cho các tàu tên lửa Việt Nam trong biên chế.

Hợp tác sản xuất UAV tiến hành giữa Công ty Irkut của Nga với Hiệp hội Hàng không Việt Nam để phát triển một UAV mini, quân đội Việt Nam sẽ sử dụng cho mục đích giám sát.

http://nghiadx.blogspot.com

Moscow đã thông báo vào tháng 3/2012 rằng họ đã ký một thỏa thuận để cùng nhau phát triển các tên lửa chống tàu và các máy bay không người lái (UAV) với công nghiệp quốc phòng Việt Nam.

Tuy nhiên, do sự quan tâm quốc tế trong quan hệ đối tác với Việt Nam khiến Nga gần như chắc chắn sẽ mất một số thị phần. Trong tháng 1 năm 2012, Singapore đã đồng ý hợp tác công nghiệp quốc phòng với Hà Nội.

Tháng sau, công ty Rafael của Israel tiết lộ rằng nó đã được nhắm mục tiêu Việt Nam như là một khách hàng tiềm năng cho các UAV của mình, trong khi Israel Aerospace Industries (IAI) công bố vào tháng 2 rằng công ty này đã giành được một thỏa thuận 150 triệu đô la Mỹ để cung cấp vũ khí cho một khách hàng không được tiết lộ châu Á - mà các nhà phân tích suy đoán có khả năng là Việt Nam - với các hệ thống radar mới.

Cũng trong tháng 2, Australia đã tổ chức khai mạc cuộc đối thoại chiến lược với chính phủ Việt Nam. Với Mỹ, đoàn đại biểu cấp cao, dẫn đầu bởi thượng nghị sĩ Joseph Lieberman và John McCain, cũng đã đến thăm Việt Nam vào đầu năm 2012 để theo đuổi các mối quan hệ gần gũi hơn.

Trong khi Hoa Kỳ hiểu rằng có sự hạn chế về việc bán trang thiết bị quốc phòng cho Việt Nam trong tương lai gần bởi vì một số vấn đề của đất nước này, sắp tới Việt Nam có thể thuyết phục Washington khắc phục mối quan tâm của mình vì lợi ích của thương mại và quan hệ chiến lược thiết thực.

http://nghiadx.blogspot.com
Việt Nam đang muốn mua máy bay tuần tra C -295 của Châu Âu

Hà Nội được hiểu là đang quan tâm để mua sắm các trang thiết bị chống tàu ngầm để giúp họ bảo vệ tốt hơn chủ quyền biển đảo mình, và máy bay tuần tra P-3 Orion của hãng Lockheed Martin là 2 ứng cử rõ ràng có thể đáp ứng yêu cầu như vậy, còn lại là C295, được chế tạo bởi công ty Airbus Military của châu Âu.

Nếu các công ty quốc phòng sẵn sàng để chuyển giao bí quyết kỹ thuật cho ngành công nghiệp quốc phòng của Việt Nam, có thể sẽ là chìa khóa để đảm bảo tiếp cận thị trường này.

(Nguồn :: Báo Phụ Nữ VN)

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

>> Sức mạnh quốc phòng là sức mạnh cả dân tộc



Đại tướng Phùng Quang Thanh đã có buổi lên lớp truyền đạt một số nội dung trọng tâm cho Hội Cựu chiến binh các cấp tại Hội nghị học tập.

Sáng 19/7, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã có buổi lên lớp truyền đạt một số nội dung trọng tâm Nghị quyết Đại hội XI của Đảng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của Hội Cựu chiến binh các cấp tại Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XI của Đảng do Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam tổ chức.

Nội dung trọng tâm được Đại tướng Phùng Quang Thanh tập trung truyền đạt và giới thiệu đến các đại biểu là những chủ trương, giải pháp thể hiện trong các văn kiện và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về tăng cường tiềm lực quốc phòng, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; giữ vững hòa bình ổn định để xây dựng và phát triển đất nước. Quá trình truyền đạt những nội dung cơ bản được đề cập trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng,

Đại tướng Phùng Quang Thanh đã liên hệ sát với tình hình thực tiễn, nhấn mạnh những vấn đề mới, những yêu cầu mới đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay nhằm lý giải, làm rõ những chủ trương, giải pháp, giúp cho mỗi đại biểu có nhận thức đúng về từng vấn đề, từng sự việc cụ thể.



Đại tướng Phùng Quang Thanh và các đại biểu dự hội nghị


Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định: Quốc phòng là công cuộc giữ nước của một quốc gia, gồm tổng thể hoạt động đối nội và đối ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học… của Nhà nước và nhân dân để phòng thủ đất nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc với sức mạnh quân sự là đặc trưng, LLVT là nòng cốt.

Theo đó, nền quốc phòng của ta là nền quốc phòng toàn dân, của dân, do dân và vì dân. Vì vậy, phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường để bảo vệ chế độ; bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ nhân dân và lợi ích quốc gia dân tộc.

Đại tướng Phùng Quang Thanh dành thời gian phân tích sâu ví trí, ý nghĩa và vai trò quyết định sự lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và sự nghiệp xây dựng quân đội…

Nhân dịp này, Đại tướng Phùng Quang Thanh cũng dành thời gian thông báo một số vấn đề thời sự, chính trị diễn ra gần đây trong nước, khu vực và trên thế giới; đồng thời khẳng định vai trò to lớn của Hội Cựu chiến binh nói chung, hội viên Hội Cựu chiến binh nói riêng đối với sự nghiệp xây dựng quân đội theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; cũng như nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; củng cố và tăng cường môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển đối với các nước trong khu vực và thế giới.

[BDV news]


Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

>> 'Phải làm thất bại mọi âm mưu xâm phạm chủ quyền'



Đó là một trong những nhiệm vụ cơ bản của đối ngoại Quốc phòng Việt Nam được Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, khẳng định.


Trước thềm Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN lần thứ 5 (ADMM-5) tổ chức ngày 19/5 tại Jakarta (Indonesia), Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã có bài viết gửi VnExpress, nêu rõ quan điểm, nội dung và chiến lược đối ngoại quốc phòng của Việt Nam trong thời gian tới.

Dưới đây là nội dung bài viết được trích đăng:

"Lần đầu tiên trong các kỳ đại hội của Đảng, Đại hội 11 đã đề cập trực tiếp đến công tác đối ngoại quốc phòng đó là: "Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh".

Trên cơ sở định hướng quan trọng đó của Đảng, cần nhận thức sâu sắc về mục tiêu của hội nhập quốc tế trên lĩnh vực quốc phòng, nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mục tiêu này chính là lợi ích quốc gia, dân tộc và phải được xem là thước đo hiệu quả của mọi hoạt động đối ngoại nói chung và nói riêng.

Để bảo vệ lợi ích quốc gia, công tác đối ngoại quốc phòng trước hết cần nắm vững và vận dụng quan điểm của Đảng về đối tượng, đối tác được nêu rõ trong Nghị quyết trung ương 8 (khoá 9) về Chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới. Từ quan điểm nêu trên, việc xác định đối tượng, đối tác để hợp tác và đấu tranh trong công tác đối ngoại quốc phòng phải lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm tiêu chí cơ bản.



Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh. Ảnh: Nguyễn Hưng.


Quan hệ quốc tế về quốc phòng nhằm đem lại và bảo vệ các lợi ích quốc gia về chính trị, ngoại giao, quốc phòng an ninh, khoa học - công nghệ, kinh tế... phục vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đó chính là lợi ích cơ bản của đất nước, và cũng là mục tiêu cơ bản của công tác đối ngoại quốc phòng, trên nguyên tắc giữ vững độc lập, tự chủ, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác phát triển, cùng có lợi.

Cần quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế, giữa bảo vệ lợi ích quốc gia với đóng góp cho hoà bình, ổn định của khu vực và trên thế giới. Trong quá trình hợp tác khu vực và quốc tế, do sự đan xen và mâu thuẫn về lợi ích, tất yếu sẽ dẫn đến những điểm đồng và bất đồng giữa các nước đối với các vấn đề an ninh - quốc phòng. Chúng ta cần chủ động, tích cực phát huy các điểm đồng, có giải pháp phù hợp khắc phục bất đồng nhằm thúc đẩy hợp tác để vừa bảo vệ được các lợi ích cơ bản của đất nước, vừa bảo đảm lợi ích chính đáng của các đối tác và lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế.

Tất cả các điểm đồng đều phải hướng về một điểm cơ bản là đồng về lợi ích - ở đây là lợi ích chính đáng của đất nước ta, của các nước bạn bè, đối tác, lợi ích chung của khu vực và thế giới chứ không phải là lợi ích cục bộ theo kiểu “được mình, hại người”, ngược lại, càng không thể vì lợi ích “chung chung” mà quên đi hay coi nhẹ mục đích lợi ích cơ bản, tiên quyết, đó là lợi ích của dân tộc mình.

Giữ vững độc lập tự chủ là nguyên tắc cơ bản, bất di, bất dịch và cần được quán triệt trong mọi kế hoạch, biện pháp công tác đối ngoại quốc phòng, là cơ sở để nâng cao vị thế, uy tín của đất nước trong quan hệ quốc tế, là điều kiện để hội nhập thành công.

Hội nhập quốc tế trên lĩnh vực quốc phòng nhằm tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước cả về tiềm lực và thế trận, để giữ vững độc lập, tự chủ của đất nước. Ngược lại, giữ vững độc lập, tự chủ là điều kiện thuận lợi cơ bản để tăng cường hội nhập quốc tế về quốc phòng. Nếu không có độc lập, tự chủ thì không thể hội nhập thành công, và dù có “thân thiện” đến mấy cũng không đem lại lợi ích đích thực cho đất nước, mà sẽ càng ngày càng sa vào lệ thuộc.

Khi chúng ta giữ độc lập tự chủ, giành lợi ích cho đất nước thì cũng phải tôn trọng độc lập tự chủ và lợi ích của các nước khác. Nếu một nước đối tác không có độc lập tự chủ thì khó có thể hợp tác bền vững và đem lại lợi ích cho tất cả các bên. Đồng thời phải giữ cho được quan hệ bình đẳng, không phân biệt giữa nước lớn và nước nhỏ.

Thấm nhuần tư duy của Đảng về hội nhập quốc tế, công tác đối ngoại quốc phòng trong thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ chính sau: Một là, hợp tác quốc phòng trong những năm tới cần được tiến hành đồng bộ với hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực khác để tạo thành một thể thống nhất trong chiến lược chung của quốc gia, giữ vững mối quan hệ hữu cơ giữa xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đối ngoại quốc phòng không chỉ nhằm tăng cường khả năng quốc phòng của đất nước mà còn phải tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trước hết và trên hết, công tác đối ngoại quốc phòng phải đấu tranh giữ vững môi trường hòa bình, ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển đất nước, đóng góp tích cực cho hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Hai là, tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và lợi ích quốc gia. Đối ngoại quốc phòng phải trở thành một trong những lực lượng nòng cốt cùng toàn dân thực hiện thắng lợi chiến lược bảo vệ tổ quốc. Đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với các đối tác để có thể giải quyết hiệu quả các vấn đề an ninh có liên quan, đẩy mạnh hợp tác với các nước láng giềng để bảo vệ an ninh biên giới, giữ vững chủ quyền của tổ quốc. Phối hợp chặt chẽ với ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh ngoại giao với đấu tranh trên thực địa để làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế, trong bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và các lợi ích quốc gia là hai mặt của một vấn đề, không thể xem nhẹ mặt nào. Chúng ta đấu tranh không khoan nhượng trên những vấn đề có tính nguyên tắc nhưng lại mềm dẻo, linh hoạt trong các vấn đề cụ thể để có thể hợp tác giải quyết các bất đồng, thông qua hợp tác để tác động, đấu tranh nhằm hạn chế các hoạt động xâm phạm chủ quyền của tổ quốc. Cần phải công khai minh bạch về chính sách đối ngoại quốc phòng để xây dựng lòng tin trong bạn bè quốc tế và phát huy tối đa sức mạnh chính nghĩa của ta.

Ba là, công tác đối ngoại quốc phòng góp phần quan trọng trong đấu tranh chống diễn biến hoà bình, chống bạo loạn lật đổ; bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và ổn định chính trị của đất nước. Thông qua mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hợp tác, đối ngoại quốc phòng tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa quân đội và nhân dân ta với quân đội và nhân dân các nước, làm cho các nước hiểu rõ hơn đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa. Như vậy, đối ngoại quốc phòng có thể làm thất bại ngay từ bên ngoài các luận điệu tuyên truyền chống chế độ xã hội chủ nghĩa của các thế lực thù địch. Mặt khác, đối ngoại quốc phòng phải đấu tranh có hiệu quả đối với âm mưu nhằm phi chính trị hoá quân đội, tách quân đội khỏi sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, phòng và chống các hoạt động tuyên truyền phản cách mạng, các tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế đến tư tưởng của quân đội.

Bốn là đối ngoại quốc phòng tích cực góp phần xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội có bản lĩnh chính trị vững vàng, tiếp thu các kiến thức quân sự hiện đại của thế giới. Mặt khác, thông qua các cơ chế hợp tác công nghiệp, khoa học kỹ thuật, thương mại quốc phòng, tranh thủ các nguồn lực về vốn, khoa học - công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến…, để trang bị cho quân đội các loại vũ khí, khí tài ngày càng hiện đại, phù hợp với điều kiện và nghệ thuật quân sự Việt Nam, làm cho đất nước ngày càng tự chủ về khoa học, kỹ thuật quân sự, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh toàn diện trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật.

Trong thời gian tới, cần tập trung phát triển các mối quan hệ quốc phòng theo chiều sâu, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại quốc phòng. Kết hợp chặt chẽ giữa hợp tác song phương và đa phương. Quan hệ quốc phòng song phương với các nước láng giềng cần được ưu tiên và không ngừng phát triển ngày càng sâu sắc, phát huy các điểm đồng về lợi ích kinh tế, mô hình phát triển, nhu cầu hợp tác xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, bảo vệ an ninh chung và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định…

Quan hệ quốc phòng với Lào và Campuchia dựa trên cơ sở tình hữu nghị truyền thống, tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, nâng cao hiệu quả, đi vào thực chất đáp ứng nhu cầu bảo vệ an ninh của mỗi nước. Trong điều kiện các nước bạn còn có những khó khăn, nền kinh tế - quốc phòng còn chưa phát triển… nhưng trên cơ sở tôn trọng độc lập tự chủ và lợi ích của bạn, chúng ta cần xây dựng mối quan hệ hợp tác vừa đem lại lợi ích cho đất nước mình, vừa tạo điều kiện giúp bạn mạnh lên, đồng thời tăng cường mối quan hệ truyền thống đoàn kết, gắn bó thêm sâu sắc, bền vững và lâu dài.

Cần coi trọng và tập trung đầu tư cho quan hệ hợp tác quốc phòng với Trung Quốc - quốc gia láng giềng có truyền thống quan hệ hữu nghị tốt đẹp, hiện là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, đồng thời cũng đang tồn tại những vấn đề khác biệt - nhất là những vấn đề trên biển Đông cần được giải quyết trong tình đồng chí, anh em, láng giềng gần gũi, bằng biện pháp hoà bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, công khai minh bạch, trên cơ sở tôn trọng và tin cậy lẫn nhau.

Ở đây, quan hệ quốc phòng có một ý nghĩa và tác dụng rất đặc biệt để tăng cường hợp tác phát triển về mặt chiến lược, vừa để đấu tranh giải quyết những khác biệt, hướng tới một quan hệ thật sự tốt đẹp, bình đẳng, ổn định, bền vững, lâu dài. Muốn có được mối quan hệ tốt đẹp như vậy, hoà hiếu chưa đủ, mà quan trọng hơn cả là ta phải giữ cho được độc lập tự chủ và tìm kiếm lợi ích chung trên con đường phát triển của hai nước. Thực tế cho thấy trong thời gian qua, khi chúng ta giữ vững độc lập tự chủ, tôn trọng lợi ích của bạn thì chúng ta đã tăng cường quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, từng bước nâng cao hiệu quả hợp tác, đồng thời bàn bạc giải quyết những bất đồng còn tồn tại.

Quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam với các thành viên của ASEAN cần chú trọng hiệu quả trong quá trình xây dựng cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN, cần đặt trọng tâm vào những nội dung gắn với an ninh của Việt Nam như vấn đề an ninh biển, vấn đề sông Mê Kông... Cần chú ý thích đáng để mở rộng hợp tác với các đối tác lớn như Nga, Ấn Độ, Mỹ... và dần dần đi vào thực chất ở các khía cạnh, nội dung và mức độ khác nhau, đáp ứng nhu cầu quốc phòng của đất nước. Chúng ta cũng coi trọng và tiếp tục phát triển quan hệ quốc phòng với các nước bạn bè truyền thống như Cuba, các nước Đông Âu, Liên Xô cũ…

Quan hệ quốc phòng đa phương cần phát huy các thành tích đã đạt được trong năm Việt Nam đảm nhiệm Chủ tịch ASEAN, tiếp tục khẳng định vai trò của cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), cũng như tiếp tục nghiên cứu để tham gia ngày càng sâu hơn vào các hoạt động hợp tác quốc phòng đa phương khác trong khuôn khổ Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) và các hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc.

Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ nêu trên, cần chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại quốc phòng, tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc tế về quốc phòng đi vào chiều sâu. Trong thời kỳ phát triển mới của đất nước, công tác đối ngoại quốc phòng cần tiếp tục quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước, bám sát sự chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, chủ động, tích cực phát triển đồng bộ, toàn diện, có chiều sâu, lấy hiệu quả làm thước đo thực hiện nhiệm vụ của quân đội, nhiệm vụ quốc phòng của đất nước, phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc".
[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang