Nga đang tập trung phát triển một hệ thống phòng không nhiều tầng dày đặc với S-500, A-235 và các tổ hợp phòng không chủ động khác. >> Khám phá lưới lửa phòng không Syria Hệ thống phòng không của Nga được xây dựng thành nhiều tầng Truyền thông Nga cho biết trong một vài năm tới Nga sẽ bắt đầu xây dựng hệ thống phòng không và phòng thủ chống tên lửa nhiều lớp. Thành phần chủ yếu của hệ thống này sẽ là các tổ hợp tên lửa phòng không S-500 và hệ thống phòng thủ chống tên lửa cải tiến A-235 bảo vệ Mosocw. Tuyến cuối của hệ thống này là các tổ hợp bảo vệ chủ động. Theo các chuyên gia quân sự thì một hệ thống phòng không nhiều lớp như vậy không chỉ đảm bảo an ninh cho riêng khu vưc thủ đô, mà còn các mục tiêu quan trọng khác (ví dụ như các khu công nghiệp) trên toàn lãnh thổ Nga. S- 500 Hiện không có nhiều thông tin về tổ hợp tên lửa phòng không này. Chức năng chủ yếu của tổ hợp là tiêu diệt khối tác chiến của các tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa. S-500 có thể tiêu diệt các khối tác chiến của tên lửa ở đoạn cuối trong quỹ đạo bay. Tổ hợp này được trang bị các radar có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly đến 900 km. Theo một số nguồn thông tin khác nhau thì các tổ hợp này sẽ được đưa vào trang bị ngay trong các năm 2013-2015. Thời gian đầu sau khi triển khai, các S-500 có thể sử dụng tên lửa của các tổ hợp S-400 “Triumph”. Tháng 3/2012 Bộ quốc phòng Nga đã đặt hàng nhà máy chế tạo máy “Avangard” sản xuất các tên lửa có điều khiển dùng cho S-400 và như vậy có thể hiểu rằng Bộ quốc phòng Nga đã bắt đầu mua các tên lửa dùng cho các hệ thống mới (tức S-500). Tên lửa S-400 Hiện nay, các tổ hợp phòng không S-400 “Triumph” đang sử dụng các tên lửa của S-300, nhưng các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga đang nghiên cứu thiết kế loại tên lửa riêng cho dùng cho S-400 là 9M96E, 9M96E2 và 40N6M tầm xa. Các tổ hợp S-500 cũng sẽ có các loại tên lửa riêng của mình là 40N6M, 77N6-H và 77N6-N1. Nhiều khả năng các tên lửa này sẽ được đưa vào trang bị trong các năm 2014 và 2015. Ngày 24/12/2012, qua các tuyên bố của Tư lệnh Không quân Nga, trung tướng V. Bondarev, một số thông tin mới về đặc tính kỹ thuật và chức năng của thành phần mới trong hệ thống phòng không nhiều tầng của Nga đã được tiết lộ. Tên lửa Patriot PAC-3 của Mỹ Tổ hợp này có thể đồng thời tiêu diệt 10 mục tiêu là các tên lửa đạn đạo, các đầu tác chiến của các tên lửa có cánh có tốc độ trên siêu âm, kể cả khi tốc độ của các mục tiêu bị đánh chặn này lên tới 7.000 m/s. Để dễ hình dung chúng ta biết rằng tốc độ vũ trụ cấp một (tốc độ cần thiết để để đưa các vệ tinh nhân tạo vào quỹ đạo vòng tròn quanh trái đất) chỉ là 7.900 m/s. Tư lệnh V. Bondarev cũng thông báo rằng S-500 có các khả năng vượt trội so với các tổ hợp S-400 đang có trong trang bị của Nga và các tổ hợp MIM-104F Patriot PAC-3 của Mỹ. Không những thế, S-500 còn được sử dụng để bảo vệ các khu vực lớn, các mục tiêu công nghiệp và chiến lược trước các đòn tấn công từ trên không và các đòn tấn công bằng tên lửa . A-235 Theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng Nga, các tổ hợp S-500 sẽ dần trở thành thành phần chủ yếu trong hệ thống phòng không và phòng thủ chống tên lửa của Nga. Nó khác với các hệ thống đã có ở chỗ sẽ có hai bộ phận gồm : bộ phận chống máy bay và bộ phận chống tên lửa. Bộ phận chống tên lửa sẽ được tích hợp với hệ thống phòng không bảo vệ Moscow A-235 “Amur”, và cũng sẽ tích hợp với hệ thống A-235 mới “Samolet-M” trong tương lai. Hệ thống A-235 mới sẽ được đưa vào thử nghiệm trong nửa đầu năm 2013. Hệ thống phòng không bảo vệ Moscow mới (Samolet-M) sẽ thay thế hệ thống A-135 đã lạc hậu. Theo số liệu mới nhất, “Samolet-M” sẽ được trang bị các tên lửa đánh chặn cải tiến 53T6 đang được các tổ hợp “Amur” sử dụng. Các tên lửa đánh chặn của hệ thống phòng thủ chống tên lửa mới có thể mang cả đầu tác chiến hạt nhân và đầu đạn thông thường. Tên lửa A-135 cũ kỹ Các hợp đồng xây dựng hệ thống A-235 đã được ký kết từ năm 1991 và dự án này sẽ kết thúc vào năm 2015. Nhà thầu chính của dự án này là Tập đoàn “Almaz-Antei”, đơn vị đã thiết kế S-300, S-400 và hiện đang thiết kế sản xuất S-500. Theo kế hoạch, A-235 sẽ được trang bị siêu máy tính “Elbrus-3M”, trạm radar “Don-2M” và 2 tuyến phòng thủ chống tên lửa bán kính hoạt động tầm trung và tầm xa. Tất cả các tham số chủ yếu của hệ thống phòng thủ sắp tới này đều được giữ bí mật, nhưng có thể nhận định rằng các hệ thống S-500 có thể trao đổi số liệu với “Samlet-M” để tăng độ chính xác khi tiêu diệt mục tiêu. Hiện nay, hệ số hiệu quả bảo vệ khu vực thủ đô Moscow, theo lời quyền Tư lệnh Bộ đội phòng không và phòng chống tên lửa trực thuộc Bộ tư lệnh Bộ đội phòng thủ vũ trụ là thiếu tướng A. Demin, đạt 90%, còn các khu vực công nghiệp trung tâm- 60%. Các chỉ số trên sẽ được cải thiện bằng cách đưa vào trực chiến không chỉ các hệ thống S-500 và A-236 mà còn cả các tổ hợp bảo vệ chủ động (KAZ). Các tổ hợp KAZ Nguyên tắc làm việc của KAZ dựa trên nguyên lý tiêu diệt các mục tiêu trên không bằng các viên bi đường kính đến 30mm ở độ cao đến 6.000m. Vào đầu năm 2012, một số nguồn tin từ Bộ quốc phòng Nga tiết lộ nguyên lý hoạt động của KAZ là các đầu đạn chứa 40.000 viên bi sẽ được bắn về phía mục tiêu với sơ tốc là 1.800 m/s và sau khi nổ ở một độ cao nhất định sẽ tạo thành “một đám mây sắt” có thể tiêu diệt được bất kỳ mục tiêu trên không nào. Các KAZ nói trên sẽ được sử dụng trước hết là bảo vệ các mục tiêu chiến lược: các hầm phóng tên lửa, sở chỉ huy và các đầu mối thông tin liên lạc. Một sở chỉ huy phòng thủ tên lửa của Nga Việc thử nghiệm lần đầu KAZ được thực hiện vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, các mẫu đầu tiên của KAZ được mang tên “Mozyir”. Một trong các cuộc thử nghiệm như vậy đã được tiến hành tại trường bắn Kura và được ghi nhận là thành công. Tuy nhiên dự án về tổ hợp này bị đình hoãn sau đó vì thiếu kinh phí và một sô nguyên nhân kỹ thuật như các máy tính của tổ hợp này chưa đủ mạnh để tính toán khi tiêu diệt các mục tiêu cơ động trên không ( xác xuất tiêu diệt các mục tiêu cơ động thấp hơn so với tiêu diệt các mục tiêu đạn đạo). Vào giữa năm 2012, Bộ quốc phòng Nga quyết định triển khai lại dự án KAZ vào năm 2013. Để tiếp tục thực hiện dự án này cần phải có các hệ thống máy tính có công suất lớn hơn, đặc biệt là đối với tổ hợp tiêu diệt các mục tiêu có khả năng cơ động cao. Trong trường hợp này các máy tính phải tính được điểm tiếp cận của các tên lửa chống tên lửa hoặc các viên bi với các mục tiêu đang bay ở tốc độ lớn. Nếu như đối với các mục tiêu đạn đạo (bay theo quỹ đạo) nhiệm vụ này trên thực tế là tương đối dễ và có thể giải rất nhanh thì đối với các mục tiêu cơ động nhiệm vụ này phức tạp hơn rất nhiều lần. Các tên lửa đạn đạo hiện đại đã được trang bị không những các khối tác chiến riêng biệt tự dẫn có khả năng cơ động, mà còn các mục tiêu giả với nhiệm vụ chính là gây khó khăn cho việc phân biệt các mục tiêu là các đầu đạn hạt nhân và tiêu diệt chúng. Việc các tên lửa đạn đạo hiện đại (ví dụ như tên lửa R-30 sắp sản xuất của Nga) có thể cơ động trong một không gian rất hẹp cũng gây khó khăn rất lớn cho việc đánh chặn ở đoạn đầu và đoạn cuối của quỹ đạo bay. Lưới lửa phòng không Từ năm 2008 Nga đã bắt đầu xây dựng hệ thống phòng thủ chống tên lửa và phòng không thống nhất bao gồm không chỉ các hệ thống phòng thủ chống tên lửa và phòng không của riêng nước Nga mà của tất cả các nước SNG. Trên thực tế, việc thành lập một hệ thống như vậy là một quá trình xóa bỏ ranh giới giữa các hệ thống phòng thủ chống tên lửa và hệ thống phòng không cấp chiến lược và cấp chiến thuật. Bản chất Học thuyết xây dựng một hệ thống thống nhất của Nga là thiết lập một hệ thống phòng thủ chống tên lửa và phòng không nhiều lớp và nhiều tầng có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở các cự ly và độ cao khác nhau. Trong tương lai trong hệ thống này sẽ có các tổ hợp tầm ngắn "Tunguska", "Top-M2", "Pansir"-S1, "Buk" và "Morfei", các tổ hợp tầm trung S-300, "Vitiaz" và tầm xa S-400, S-500, A-235 và có thể là S-1000. Tổ hợp phòng không Pansir Vào đầu năm 2011, Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Nga lúc đó là N. Makarov đã tuyên bố hệ thống phòng thủ chống tên lửa mới của Nga thực sự là “một cái ô” che chắn lãnh thổ Nga trước tất cả các đòn tấn công bằng tên lửa đạn đạo, tên lửa tầm trung, tên lửa có cánh bắn từ tất cả các hướng- từ trên không, trên biển, từ mặt đất- trong đó có cả tên lửa bay ở độ cao cực thấp, vào bất kỳ thời gian nào trong ngày và trong bất kỳ tình huống nào”. Giới phân tích cho rằng cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Nga, sau một thời kỳ tạm hạ nhiệt khi Liên Xô tan rã, đã lại bước vào một vòng xoáy mới. Mỹ chọn con đường bố trí hệ thống phòng thủ chống tên lửa bên ngoài lãnh thổ tại các khu vực ở Châu Âu và Đại Tây Dương, còn Nga chọn việc thiết lập lá chắn ngay trên lãnh thổ của mình. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phòng không Nga. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phòng không Nga. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013
>> Lưới lửa phòng không của Nga
Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011
>> HQ-16 - Bản sao ‘Buk-M2’ của Nga
Trung Quốc bắt đầu xuất khẩu tên lửa HQ-16, được chế tạo dựa trên cơ sở hệ thống phòng không “Buk-M2” của Nga, theo Strategy Page. Tổ hợp xuất khẩu của Trung Quốc có tên là LY-80, các thông số kỹ thuật chính xác của tổ hợp vẫn còn chưa rõ. Không loại trừ khả năng tổ hợp của Trung Quốc cũng có các đặc tính kỹ thuật tương tự Buk-M2E của Nga. Hệ thống tên lửa có điều khiển Buk-M2E của phòng không Nga có trọng lượng 328 kg và có khả năng tấn công các mục tiêu ở phạm vi tối đa 50 km. Radar của tổ hợp có thể phát hiện các mục tiêu ở phạm vi lên tới 150 km. Tổ hợp tên lửa phòng không HQ-16. Trước đó, trang mạng China Defence tiết lộ, tổ hợp tên lửa phòng thủ HQ -16 do ngành công nghiệp quân sự của Trung Quốc liên doanh với Nga phát triển. Nó được ghi nhận là thiết kế dựa trên Buk-M1. Biến thể tổ hợp tên lửa của Trung Quốc có khả năng phóng tên lửa trong các ống phóng thẳng đứng. Tổ hợp được trang bị lần đầu cho quân đội Trung Quốc vào năm 2005, trong một phần của dự án Frigate Type 054A-II. Trước đó, Trung Quốc chế tạo tổ hợp tên lửa HQ-17 (dựa trên các-Buk M1B) với tầm bắn trúng đích lên đến 90 km. HQ-17 là một phát triển hơn nữa của dự án HQ-16. [BDV news] |
Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011
>> Nga sẽ tăng sản xuất tổ hợp tên lửa lên gấp đôi
[vtc news]Ria Novosti dẫn lời Thủ tướng Nga Vladimir Putin trong hội nghị phát triển tổ hợp công nghiệp quốc phòng ngày 21/3 cho biết, bắt đầu từ năm 2013 Nga sẽ tăng cường sản xuất số lượng các tổ hợp tên lửa lên gấp đôi so với hiện nay.
Theo ông Putin, dự trù kinh phí để sản xuất hàng loạt tổ hợp tên lửa từ nay cho tới năm 2020 sẽ mất khoảng 77 tỷ rúp trích từ nguồn ngân sách cho chương trình vũ khí quốc gia giai đoạn 2011-2020. “Quân đội Nga sẽ được trang bị những loại vũ khí tên lửa mới nhất, tối tân nhất ở tất cả các cấp (chiến lược, chiến dịch và chiến thuật), trong đó đáng chú ý có tổ hợp tên lửa Yars, Bulava và Iskander-M” – tuyên bố của Thủ tướng Putin. Trong khuôn khổ chương trình sản xuất hàng loạt tổ hợp tên lửa, Chính phủ Nga dự định sẽ chi 15 tỷ rúp để phát triển để đầu tư cho các xưởng sản xuất, trong đó 9,6 tỷ rúp sẽ chi cho nhà máy Votkinsk, nhà sản xuất tên lửa đạn đạo. Phần kinh phí còn lại sẽ đầu tư cho chương trình hiện đại hóa tổ hợp công nghiệp quốc phòng mà dự án của nó sẽ được Bộ Quốc phòng thông qua trong một vài tháng tới. Theo chương trình vũ khí quốc gia giai đoạn 2011-2020 thông qua ngày 31/12/2010 với tổng kinh phí 19 tỷ rúp, dự kiến đến năm 2020 Nga sẽ mua khoảng 100 tàu ngầm và tàu nổi mặt nước, 600 máy bay chiến đấu, 1.000 máy bay trực thăng, 56 tiểu đoàn tổ hợp tên lửa phòng không S-400, 10 tiểu đoàn S-500, 8 chiếc tàu ngầm nguyên tử dự án 955 Borey, 10 lữ đoàn tổ hợp tên lửa chiến dịch-chiến thuật Iskander-M và hàng loạt vũ khí trang bị khác. |
Nhãn:
Bulava,
Iskander-M,
Nga,
Phòng không Nga,
phòng thủ tên lửa,
S- 400,
tên lửa,
tên lửa đạn đạo,
Thủ tướng Nga Vladimir Putin,
tổ hợp tên lửa Yars
Thứ Hai, 21 tháng 2, 2011
>> Phòng không Nga bó tay với tên lửa JAGM
Việc trang bị JAGM cho trực thăng AH-64 Apache sẽ làm thay đổi lớn cán cân sức mạnh trên chiến trường.
JAGM sẽ tương thích với các bệ phóng hiện có trên các máy bay. Tham gia cuộc thầu phát triển JAGM có 2 đội thiết kế: một là của công-xooc-xi-om của các công ty Raytheon và Boeing và hai là của hãng Lockheed Martin. Tháng 9.2008, Lockheed Martin ký được hợp đồng 122 triệu USD, nhóm Raytheon/Boeing nhận được hợp đồng 125 triệu USD trong khuôn khổ chương trình JAGM. Theo Armstrade, 25.8.2010, nhóm Raytheon/Boeing đã tiến hành thử nghiệm thành công tên lửa JAGM. Họ thông báo đã hoàn thành loạt đầu tiên 3 lần phóng thử nghiệm do Bộ Quốc phòng Mỹ tài trợ mẫu chế thử tên lửa liên quân hạng nhẹ mới JAGM tại trường thử White Sands, New Mexico. Raytheon và Boeing đã lần đầu tiên công bố đoạn video quay cảnh bắn chiến đấu tên lửa tối tân JAGM. Trong khi thử nghiệm ngày 23.6.10, JAGM đã sử dụng hệ dẫn laser, tiêu diệt thành công một mục tiêu có kích thước 8х8 ft (2,5х2,5 m) ở cách bệ phóng 16 km. Vụ thử này là một trong những bước cuối cùng để nhận tên lửa này vào trang bị. Trên cảnh quay thấy rõ tên lửa rời thanh dẫn hướng bệ phóng, lấy độ cao và bổ nhào tiêu diệt mục tiêu. Một trong những yêu cầu của vụ thử là thử đầu tự dẫn 3 chế độ về hiệu quả bắt mục tiêu ở tất cả các chế độ: hồng ngoại, laser và sóng milimet. Đầu tự dẫn 3 chế độ bảo đảm độ chính xác tiêu diệt mục tiêu cao và bảo vệ chống mọi loại nhiễu. Theo hợp đồng 125 triệu USD ký với Lục quân Mỹ, nhóm Raytheon/Boeing trong 27 tháng phải thiết kế, chế tạo và tiến hành phóng thử 3 mẫu chế thử JAGM trang bị đầu tự dẫn kết hợp 3 chế độ. Raytheon nhà thầu chính của hợp đồng. Khi phát triển đầu tìm mới, nhóm thiết kế sử dụng kết quả nghiên cứu mà Raytheon thu được khi chế tạo bom có điều khiển GBU-53/B (SDB-2). Lần phóng được thực hiện đã hoàn tất giai đoạn đầu bắn thử nghiệm tên lửa. Hai lần phóng đầu tiên JAGM được thực hiện vào tháng 4.2010. Trong khi thử nghiệm, cả 3 hệ dẫn đã làm việc đồng thời và bảo đảm truyền số liệu viễn trắc cần thiết để tiếp tục hoàn thiện hệ thống vũ khí. Đồng thời với nhóm Raytheon/Boeing, một nhóm công ty khác do Lockheed Martin đứng đầu cũng đang phát triển một thiết kế thay thế khác cho tên lửa JAGM. Bên đặt hàng dự định tiến hành các vụ thử nghiệm các mẫu chế thử vào mùa thu năm nay tại các trường thử Yuma và White Sands sử dụng một bệ mang mặt đất mô phỏng một trực thăng. Theo Armstrade, 5.4.2010, Lockheed Martin đã thông báo hoàn thành tốt đẹp loạt thử nghiệm toàn diện đầu tìm đa chế độ cho tên lửa liên quân có điều khiển JAGM (Joint Air-to-Ground Missile) lớp không-đối-diện thế hệ mới. Đại diện của Lockheed Martin cho biết, các vụ thử đã cho thấy khả năng hoạt động đồng thời của tất cả các sensor. Lockheed Martin đã chế tạo một số đầu tự dẫn 3 chế độ để thử nghiệm mặt đất, bay không tách khỏi máy bay mang và bay thử. Sắp tới, sẽ bắt đầu thử nghiệm không tách khỏi máy bay mang với mục đích khẳng định các tham số công tác của tên lửa trong khi bay. Các vụ thử nghiệm bổ sung trong điều kiện khí hậu nóng, rung và nhiễu điện từ cũng sẽ tiến hành trong năm nay. Chương trình chế tạo JAGM là sự kế tiếp dự án của Lockheed Martin phát triển tên lửa liên quân không-đối-diện thế hệ mới JCM (Joint Common Missile) dùng để thay thế tên lửa chống tăng có điều khiển AIM-114 Hellfire và BGM-71 TOW. Tuy nhiên, tháng 6.2007, Bộ Quốc phòng Mỹ đã hủy hợp đồng phát triển JCM. JAGM đe dọa phòng không lục quân Với sự xuất hiện của JAGM trên chiến trường, sức mạnh hỏa lực và khả năng bảo vệ của trực thăng sẽ tăng mạnh, còn hiệu quả của phòng không lục quân hiện đại sẽ giảm đi. Việc trang bị JAGM cho trực thăng AH-64 Apache sẽ làm thay đổi lớn cán cân sức mạnh trên chiến trường. Vấn đề là ở chỗ, các hệ thống phòng không lục quân hiện đại dùng để bảo vệ các đơn vị triển khai trên chiến trường có tầm bắn chỉ gần 10 km. Ví dụ, hệ thống tên lửa phòng không tối tân của Nga Tor-M2U (sẽ bắt đầu nhận vào trang bị vào năm 2011) có tầm bắn giả thiết giỏi lắm cũng chỉ gần tới 16 km. AH-64 với JAGM có thể bắn phá khá an toàn các hệ thống tên lửa phòng không, hơn nữa lại còn lợi dụng các vị trí ẩn nấp và nếp gấp địa hình, nhờ nguyên lý bắn-quên (tức là nhô lên khỏi nơi ẩn nấp, phóng tên lửa và lại ẩn nấp). Trong khuôn khổ dự án JAGM, Lục quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ nhận gần 35.000 tên lửa để thay thế AIM-114 Hellfire-2 và Hellfire Longbow trên các máy bay mang chủ yếu, trong đó có các trực thăng tiến công AH-64 Apache của Lục quân, UAV đa năng tầm xa Warrior, các trực thăng tiến công AH-1Z Super Cobra của Thủy quân lục chiến, các trực thăng đa nhiệm MH-60 Sea Hawk của Hải quân Mỹ. JAGM cũng sẽ thay thế tên lửa AGM-65 Maverick trên các máy bay tiêm kích F/A-18 A/E Hornet. Dự định, tên lửa bắt đầu được thử nghiệm bay vào quý II năm 2010. Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ chọn một nhà thầu duy nhất của chương trình này vào quý IV. Dự kiến, JAGM sẽ được nhận vào trang bị vào năm 2016. |
Nhãn:
AH-64 Apache,
có điều khiểnAGM-65 Maverick,
Joint Air-to-Ground Missile,
không-đối-diện,
Mục tiêu tĩnh,
Phòng không Nga,
Raytheon,
tên lửa JAGM,
tên lửa liên quân,
Tor-M2U
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)