Trung Quốc đang nhanh chóng phát triển quân sự nhằm mở rộng sức mạnh vượt ra khỏi vùng biển gần. Tiến sĩ Andrew Erickson. BBC có bài phân tích về sức mạnh quân sự Trung Quốc, dưới đây là nội dung bài viết: Quốc gia này vẫn đang chiếm ưu thế về hải quân trong khu vực đồng thời là một mối đe dọa đối với Hải quân Mỹ. Tiến sĩ Andrew Erickson, chuyên gia về Trung Quốc tại Học viện Hải chiến Hoa Kỳ cho biết: “Trung Quốc không muốn là kẻ bắt đầu chiến tranh nhưng lại tìm cách phát triển quân sự để có thể “chiến thắng mà không phải chiến đấu" ("Bất chiến tự nhiên thành"). Để hiện thực hóa kế hoạch ấy, Trung Quốc đã răn đe các hành động bị coi là “đe dọa lợi ích cốt lõi” của quốc gia này thông qua việc tăng cường hệ thống quân sự biển. Ba loại vũ khí là biểu tượng cho chiến dịch mở rộng tầm nhìn chiến lược của Trung quốc là Tên lửa DF – 21D, tàu sân bay và máy bay tàng hình. Tầm bắn của các tên lửa đường đạn chống hạm Trung Quốc. Trong bản đồ còn có 2 đường màu đó là ranh giới chuỗi đảo thứ nhất (trong đó có đường 9 đoạn bất hợp pháp) và chuỗi đảo thứ 2 mà Trung Quốc muốn vượt qua đển tiến ra biển xa. >> Kế hoạch bao vây Trung Quốc của Mỹ thất bại? Các quan chức Mỹ và Giám đốc cục An ninh Quốc gia Đài Loan nói rằng Trung Quốc đã bắt đầu triển khai các tên lửa DF – 21D. Đây là loại vũ khí tác chiến trên biển rất đáng gờm. Ở phương Tây, DF – 21D được biết đến như CSS–5. Nó được thiết kế để phóng từ mặt đất ngay trên những xe vận chuyển. Loại tên lửa nguy hiểm này được trang bị một đầu đạn cơ động, có thể nhắm tới tàu sân bay đang di chuyển trong khoảng cách 1.500 km, vùng Tây Thái Bình Dương. Với loại tên lửa này, Trung Quốc có thể hạn chế phần nào sức mạnh của Hải quân Mỹ đồng thời ngăn chặn những âm mưu can thiệp vào Đài Loan. Từ trước đến nay tàu sân bay được coi như là biểu tượng của sức mạnh hải quân, do vậy Trung Quốc cũng đã trang bị tàu sân bay Varyag. Chiếc tàu này sẽ thử nghiệm trên biển vào cuối năm nay. Tàu Varyag vốn là một tài sản cũ của Liên Xô, được mua lại từ Ukraina và được trang bị lại. So sánh kích thước tàu sân bay Trung Quốc với một số tàu sân bay khác trên thế giới. Giới quân sự Trung Quốc từng tuyên bố: "Tàu sân bay là biểu tượng của nước lớn". Trong lần hạ thủy đầu tiên, hàng không mẫu hạm này sẽ vận chuyển máy bay tấn công J–15 Flying Shark - mẫu máy bay bị cho là nhái lại một thiết kế của Nga Su–33. Tiến sĩ Erickson nói rằng Trung Quốc sẽ sử dụng các tàu sân bay để "lên kế hoạch giành một chút quyền lực, tạo uy tín với các cường quốc đang lên, và làm chủ các thủ tục cơ bản". Cuối năm 2010, những hình ảnh hiếm hoi về máy bay tiêm kích tàng hình J-20 cũng được tiết lộ. Sự ra mắt của J–20, trên danh nghĩa, đã đưa Trung Quốc gia nhập hàng ngũ những nước có máy bay tàng hình. Với thùng chứa nhiên liệu lớn, J-20 có thể đạt tầm bay xa gần 2.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu trên không. Ngoài ra, máy bay này cũng có khả năng mang khối lượng lớn vũ khí cho phép tiến hành các cuộc tấn công tầm xa có sức tàn phá lớn hơn. Chuyến bay đầu tiên của J–20 diễn ra vào cuối tháng 1/2011, ngay trước chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đến Bắc Kinh. Ông Douglas Barie Nhiều nhà phân tích cho rằng đây là một hành động có chủ ý của Trung Quốc chứ không đơn thuần chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Ông Douglas Barie, viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế ở London cho rằng J–20 không thể sánh được với máy ba Mỹ, bởi nước này đã có F-22 vượt xa về công nghệ tàng hình và tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên, “Chiếc máy bay này đánh dấu tham vọng của Trung Quốc trong việc phát triển không quân và ngành công nghiệp hàng không vũ trụ”, sự ra đời của thế hệ máy bay J–20 cũng sẽ “đặt gia tăng thách thức cho sức mạnh các quốc gia khác và cả các lực lượng Mỹ tại Châu Á Thái Bình Dương”, ông Douglas nói thêm. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ông Douglas Barie. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ông Douglas Barie. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011
>> Trung Quốc dựa vào 3 vũ khí để 'bất chiến tự nhiên thành'
Nhãn:
bất chiến tự nhiên thành,
Châu Á-Thái Bình Dương,
Học viện Hải chiến Hoa Kỳ,
Ông Douglas Barie,
Quân đội Trung Quốc,
Tên lửa DF – 21D,
Tiến sĩ Andrew Erickson
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)