Saudi Arabia đang đàm phán với Trung Quốc để mua tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân DF-21. >> Tên lửa chống tàu sân bay DF-21 có thực sự đáng sợ ? Đúng như các chuyên gia đã dự báo, việc Iran sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ dẫn đến cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ở Cận Đông, và nó đã bắt đầu thực sự. Saudi Arabia đang đàm phán với Trung Quốc để mua tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân DF-21. Trung Quốc đã đồng ý về mặt nguyên tắc với thương vụ này và sẽ xây dựng một căn cứ tác chiến cho các tên lửa mới của Saudi Arabia ở gần thủ đô Riyadh. Tên lửa đạn đạo DF-21 Năm ngoái, đã xuất hiện thông tin không được xác nhận cho biết, Saudi Arabia đã ký hợp đồng để Pakistan cung cấp các đầu đạn hạt nhân lắp cho tên lửa cho họ. Đối thủ chủ yếu ở Cận Đông của Saudi Arabia theo dòng Hồi giáo Sunnite là Iran theo dòng Shiite đang tiến tới sở hữu vũ khí hạt nhân, bất chấp các biện pháp trừng phạt quốc tế. Ở Syria, ông Bashar al-Assad đang trấn áp quân nổi dậy Sunnite bất kể những la lối đáng sợ của Mỹ và châu Âu. Còn Saudi Arabia đang cung cấp cho quân nổi dậy Syria tiền bạc, vũ khí và chỉ chờ sự chấp thuận của Mỹ để xâm lược Syria. Hiện lực lượng tên lửa chiến lược của Saudi Arabia đã có các tên lửa đường đạn tầm trung DF-3 (CSS-2). Năm 1987, những người đàn ông rậm râu được bảo vệ hùng hậu đã đến thăm một căn cứ tên lửa chiến lược ở Trung Quốc. Chỉ một năm sau, tờ The Washington Post của Mỹ đăng bài báo cho hay, Trung Quốc đang đàm phán bán cho Saudi Arabia tên lửa DF-3. Trong khi đó, giữa hai nước vẫn chưa thiết lập quan hệ ngoại giao. Ngày 6/4/1988, đáp lại “những cãi cọ bất tận” của Mỹ và một số nước Cận Đông về thương vụ tên lửa với Saudi Arabia, ngoại trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Thâm đã tuyên bố rằng, “theo yêu cầu của vương quốc Saudi Arabia, chính phủ Trung Quốc đã cung cấp một số tên lửa phi hạt nhân đất đối đất”. Tên lửa đường đạn tầm trung DF-là “tên lửa chiến lược thế hệ 1 được phát triển ở Trung Quốc” và là tên lửa đầu tiên có khả năng mang một đầu đạn hạt nhân 1MT đi xa 2.800 km (biến thể cải tiến có tầm lên tới 4.000 km). Từ lãnh thổ Saudi Arabia, các tên lửa này có thể tấn công Iran, Iraq và Israel, thậm chỉ cả một số khu vực của Ấn Độ và Liên Xô. Trong cuộc chiến tranh Arab-Isael năm 1973, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã tuyên bố rằng, để bảo vệ Israel, Không quân Mỹ sẽ tấn công vào “tất cả những chỉ sẽ bay đến Israel”. Tuyên bố đó làm các nước Arab và Cận Đông rất tức giận, khiến họ cấm vận dầu mỏ đối với Mỹ, dẫn đến cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973. Từ đó, các nước Arab đã hiểu rằng, họ sẽ không thể vượt qua Israel bằng quân sự vì Israel đã có các tiêm kích F-15 và tên lửa đường đạn Jericho II với tầm bắn hơn 1.000 km, đồng thời đã bắt đầu phát triển tiêm kích nội địa Lavi và có tin Israel đã có vũ khí hạt nhân. Saudi Arabia có tryền thống mua vũ khí phương Tây, trước hết là Mỹ, nhưng việc đàm phán mua vũ khí của họ luôn gặp sự chống đối của Israel. Quốc vương Saudi Arabia Fahd đã chán ngán những cuộc kiểm tra kiểm toán và điều trần bất tận ở Quốc hội Mỹ vốn luôn cản trở Saudi mua vũ khí Mỹ. Trong lúc tức giận bùng phát, vị quốc vương này đã nói rằng, “chúng tôi đang chi nhiều tiền để mua vũ khí Mỹ, nhưng đang vấp phải sự lạm dụng của Quốc hội Mỹ, và “đã cảm ơn” nước Mỹ vì “ân huệ” đó. Vương quốc Saudi đã bắt đầu tìm kiếm các nguồn cung vũ khí khác. Năm 1980, hai quốc gia khai thác dầu lửa lớn ở Cận Đông là Iran và Iraq bắt đầu cuộc chiến kéo dài 8 năm. Vấp phải sự đe dọa kép (từ phía Iran và Israel), Saudi Arabia đã thông qua đại sứ của mình ở Mỹ là hoàng thân Bandar yêu cầu Washington bán cho tên lửa đường đạn chiến thuật. Dù các tên lửa này chỉ có tầm bắn không quá 120 km, yêu cầu này đã bị Mỹ bác bỏ. Saudi chán ngán quay sang tự tìm mua tên lửa đường đạn. Tư lệnh phòng không Saudi, hoàng thân Sultan đã khuyên quốc vương cầu cứu Trung Quốc. (Nguồn : Vietnamdefence) |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa DF – 21D. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa DF – 21D. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013
>> Saudi Arabia sẽ có tên lửa DF-21 của Trung Quốc ?
Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012
>> Khi Hải quân Trung Quốc đẩy mạnh bành trướng ra đại dương.
Nhật Bản ngày càng nóng mặt vì sức ép quân sự gia tăng từ Trung Quốc, nhất là khi Hải quân Trung Quốc đẩy mạnh bành trướng ra đại dương. >> Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (kỳ 1) >> Hải quân Trung Quốc có thực sự đáng lo ngại? Lực lượng máy bay ném bom chiến đấu của Hạm đội Bắc Hải. Đối mặt với sự trỗi dậy của Trung Quốc, cảm giác nguy cơ của Nhật Bản ngày càng tăng, vì vậy liên tục có dư luận cho rằng, Trung Quốc mạnh lên về sức mạnh quân sự chủ yếu nhằm vào Nhật Bản, là một “mối đe dọa” đối với Nhật Bản. Gần đây, trong giới nghiên cứu Nhật Bản lại có quan điểm mới khi giải thích về Trung Quốc, cho rằng ý đồ chiến lược của Trung Quốc không chỉ giới hạn ở Nhật Bản. Ngày 12/6, tờ “Sankei Shimbun” Nhật Bản đã đăng bài viết của Shigeo Hiramatsu, học giả Nhật Bản nghiên cứu về quân sự Trung Quốc. Bài viết cho rằng, tham vọng chiến lược của Trung Quốc rất lớn, đã để mắt tới bờ bên kia của Thái Bình Dương. Theo bài viết, máy bay ném bom chủ lực hiện nay của Trung Quốc vẫn là Tu-16 nhập khẩu từ Liên Xô, là một loại máy bay ném bom cỡ trung bình 2 động cơ. Loại máy bay ném bom này ngay từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh đã từng tới tấp bay tới biển Nhật Bản để do thám trên không. Mặc dù máy bay ném bom này có thể mang theo trang bị có tính năng tương đồng với tên lửa hành trình Tomahawk của quân Mỹ, nhưng đã lỗi thời. Tại Nga, loại máy bay này đã nghỉ hưu vào năm 1990, Trung Quốc cũng từng bước đào thải loại máy bay này. Khả năng của Không quân Trung Quốc một khi được tăng cường, sẽ gây ra ảnh hưởng to lớn tới môi trường bảo đảm an ninh của toàn bộ khu vực Đông Á, vì vậy cần phải đề phòng. Trung Quốc đã sở hữu "sát thủ tàu sân bay" - tên lửa DF-21D. Bài viết chỉ ra, Trung Quốc hiện đã sở hữu tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay”, nếu cộng thêm máy bay ném bom kiểu mới, trong tương lai Trung Quốc sẽ có thể thực hiện “chiến lược ngăn chặn” có hiệu quả đối với quân Mỹ. Shigeo Hiramatsu cho rằng, tham vọng chiến lược của Trung Quốc hoàn toàn không chỉ giới hạn ở Nhật Bản, mà là bờ bên kia Thái Bình Dương xa hơn. Bài viết nhắc tới việc Trung Quốc ra vào trên đại dương, dư luận Nhật Bản phổ biến quan tâm đến động thái của Trung Quốc xung quanh đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư), việc chính quyền Tokyo có kế hoạch dùng hình thức quyên góp để có tiền mua các hòn đảo luôn là vấn đề nóng nhất. Nhưng, tầm mắt của Trung Quốc không chỉ là đảo Senkaku, mà còn cả những vùng biển xa hơn. Từ năm 2001 đến nay, biên đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc liên tục đi qua mỏ dầu “Xuân Hiểu ” trên biển Hoa Đông (mỏ dầu do Trung Quốc khai thác), đi qua tuyến đường hàng hải quốc tế giữa Okinawa và Miyako, nam tiến Thái Bình Dương, và liên tiếp xuất hiện ở vùng biển lân cận nhóm đảo Okinotori. Đồng thời, Hải quân Trung Quốc còn không ngừng từ đảo Hải Nam tiến ra phía đông, đi qua eo biển Bashi giữa đảo Đài Loan và Philippines, đột phá “chuỗi đảo thứ nhất”, chạy tới vùng biển lân cận nhóm đảo Okinotori. Nếu Hải quân Trung Quốc men theo nhóm đảo Okinotori để tiến về phía nam, sẽ trực tiếp đối mặt với căn cứ quan trọng Guam của quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Ngày 6/5/2012, biên đội tàu chiến Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương từ hướng tây nam, diễn tập đội hình "bầy nhạn", gồm có 2 tàu khu trục 052B là tàu Quảng Châu số hiệu 168 và tàu Vũ Hán số hiệu 169, 2 tàu hộ tống là tàu Ngọc Lâm số hiệu 569 và tàu Sào Hồ số hiệu 568, 1 tàu vận tải đổ bộ lớp 071, mang tên Côn Luân Sơn, số hiệu 998. Hình ảnh này do máy bay tuần tra P-3C của Nhật Bản chụp được. Ngày 6/5/2012, biên đội tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đã tiếp tục tiến hành huấn luyện hoạt động ở biển xa và đã tiến hành huấn luyện đội hình “bầy nhạn” có tàu chỉ huy là tàu đổ bộ. Trong tương lai gần, Hải quân Trung Quốc rất có thể sẽ sử dụng tàu sân bay tiến hành diễn tập ở biển xa, sau đó thậm chí có thể sử dụng tàu ngầm. Trung Quốc đã hoàn thành thuận lợi công tác cải tạo tàu sân bay Varyag và đã tiến hành thành công nhiều lần chạy thử. Hiện nay, Trung Quốc đã bắt đầu có kế hoạch tự chế tạo tàu sân bay. Trái lại, để kiểm soát Trung Quốc ra vào trên biển và xây dựng căn cứ hải quân ở biển xa, quân Mỹ đã giảm một nửa lực lượng Lính thủy đánh bộ đồn trú ở Okinawa, Nhật Bản, tiến hành triển khai phân tán ở Guam, Indonesia và Australia. Nhưng, tổng quan về động thái của quân Mỹ, phòng tuyến của quân Mỹ đối với Trung Quốc đã từ “chuỗi đảo thứ nhất” (kết nối Okinawa – Đài Loan – Philippines) trước đây rút ra “chuỗi đảo thứ hai”. Bài viết kết luận, đối mặt với tình hình này, Nhật Bản cần thực hiện nhiệm vụ phòng thủ như thế nào, trong tương lai Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ hợp tác với cụm tấn công tàu sân bay quân Mỹ như thế nào, tất cả những điều này đều còn chưa biết, nhưng Nhật Bản cần nhận thức rõ, Trung Quốc vượt qua vùng biển đảo Senkaku và muốn mở rộng phạm vi ảnh hưởng tới vùng biển Tây Thái Bình Dương, đây mới là tham vọng chiến lược thực sự của Trung Quốc. Trung Quốc đang cho tàu sân bay Varyag liên tiếp chạy thử. Trung Quốc muốn mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra Tây Thái Bình Dương, thậm chí đã để mắt tới bờ bên kia Thái Bình Dương. (Nguồn :: Báo Giáo Dục VN) |
Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012
>> Sự nguy hiểm của tên lửa Trung Quốc
Quân đội Trung Quốc có rất nhiều loại tên lửa phức hợp bên cạnh “cỗ máy giết người” DF-21D. Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn: Harry Kazianis - Có rất nhiều bài báo viết về các tên lửa đạn đạo chống tàu (ASBM) của Trung Quốc như DF-21D. Tuy nhiên công nghệ tên lửa hành trình có khả năng nhắm đến các mục tiêu có giá trị của Trung Quốc lại không được chú ý. Một ví dụ là tên lửa hành trình DH-10, có tầm bắn khá rộng. Ông có cho rằng loại tên lửa đó là mối đe dọa lớn hơn đối với các “hàng xóm” của Trung Quốc và của các lực lượng Mỹ nếu xung đột xảy ra? Liệu các cơ sở của Mỹ và các đồng minh có một chiến lược phòng vệ nào hay không? >> "Đòn sát thủ" của Mĩ đối phó với DF-21D của Trung Quốc Roger Cliff - Rất khó để nói hệ thống nào là mối đe dọa lớn hơn vì không thể xem xét một cách độc lập. Cả hai chỉ có hiệu quả như một phần của hệ thống. DF-21D trước hết là một mối đe dọa đối với sức mạnh vận chuyển không quân Mỹ, nhưng nó chỉ đạt được hiệu quả cao nhất khi kết với các cuộc tấn công cùng tàu ngầm, tàu mặt nước và máy bay chiến đấu. DH-10 mặt khác, là mối đe dọa đối với sức mạnh không quân trên đất liền cũng như các mục tiêu hỗn hợp khác như các cơ sở liên lạc và hậu cần nhưng chỉ có hiệu quả khi kết hợp với các tên lửa đạn đạo và chiến đấu cơ. Ví dụ, khi tấn công một căn cứ không quân, các tên lửa đạn đạo có thể sử dụng để phá hủy đường băng và các máy bay không được bảo vệ, nhưng để tiêu diệt máy bay được đặt trong các khu nhà bê tông hay các mục tiêu khác (như sở chỉ huy, các cơ sở thông tin liên lạc...) lại yêu cầu một loại vũ khí chính xác hơn với khả năng hướng thẳng vào mục tiêu, như vũ khí điều khiển chính xác bắn từ máy bay chiến đấu hay một tên lửa hành trình. Tên lửa hành trình tấn công trên đất liền có lợi thế: có tầm bắn xa hơn, an toàn và rẻ hơn so với một máy bay có người lái khi phóng vào khu vực phòng không nguy hiểm. Tất nhiên, cả DF-21D và tên lửa hành trình tấn công mặt đất đều phụ thuộc vào các cảm biến để tìm, nhận dạng và điều chỉnh địa điểm của mục tiêu; các hệ thống liên lạc để kết nối dữ liệu từ các cảm biến khác nhau và đưa ra một lệnh chỉ huy tấn công; và thêm hệ thống liên lạc để truyền lệnh và đưa dữ liệu vào khẩu đội. Các cơ sở được trang bị cẩn mật có thể là một chiến lược phòng vệ. Cơ sở như vậy có thể gồm hệ thống phòng thủ chủ động như tên lửa đất đối không và phòng thủ thụ động như các nhà kho vững chắc. Không may, một vài năm trước Bộ Quốc phòng Mỹ đã hủy chương trình SLAMRAAM, được thiết kế đặc biệt để cung cấp hệ thống phòng thủ tầm ngắn chống tên lửa hành trình. Hiện tại họ bàn về kế hoạch mua MEADS, một hệ thống phòng vệ tên lửa và phòng không di động, liên doanh với Đức và Italy. Việc xây các căn cứ kiên cố đủ mạnh để chống lại một cuộc tấn công của tên lửa hành trình, là hoàn toàn có thể dù sự đầu tư này là khá đắt đỏ. Vấn đề là, không phải căn cứ nào ở châu Á-Thái Bình Dương cũng được như vậy. Ví dụ, căn cứ Không quân Kadena, có tổng cộng 15 nhà chứa, đủ chỗ cho 30 chiến đấu cơ. Trong khi đó căn cứ Futenma, cũng ở Okinawa, lại không có nhà chứa máy bay. Ở MCAS Iwakuni, căn cứ Không quân Yokota hay Andersen cũng như vậy. Trung Quốc được đánh giá cao về năng lực tên lửa hành trình và đạn đạo? - Với sự tiến bộ của Trung Quốc trong cả lĩnh vực tên lửa hành trình và đạn đạo, dường như nước này có lợi thế tận dụng các loại tên lửa trên để răn đe nếu xung đột bắt đầu với Đài Loan, Mỹ hay một nước láng giềng. Liệu có thể cho rằng Trung Quốc đã chuyển sang chiến lược tấn công làm trọng vì có lợi thế về vũ khí tên lửa hành trình và đạn đạo? Liệu các Mỹ có lựa chọn nào để chống lại các vụ tấn công kết hợp cả tên lửa hành trình và đạn đạo? Có phải Trung Quốc đã phát triển các chiến lược và học thuyết hành động để quyết định khi nào sử dụng loại tên lửa nào? - Tôi không nghĩ rằng Trung Quốc chuyển sang thế tấn công làm trọng nếu chỉ đơn giản dựa vào sự phát triển của tên lửa hành trình và đạn đạo. Quay trở lại những năm 1960 và 1970, họ có một học thuyết là “chiến tranh nhân dân”, tập trung vào phòng vệ, nhưng đến đầu những năm 1980, học thuyết của họ đã thay đổi thành “chiến tranh địa phương dưới các điều kiện hiện đại”, sau đó những năm 1990 lại biến thành “chiến tranh địa phương dưới các điều kiện công nghệ cao” và giờ đây là “chiến tranh địa phương dưới các điều kiện thông tin hóa”. Tất cả các học thuyết trên, dù đều giả định rằng Trung Quốc là nạn nhân bị các nước khác tấn công, đều nhấn mạnh vào khả năng tấn công sớm. Do năng lực quân sự của Trung Quốc được cải thiện, các lãnh đạo quân sự nước này tự tin hơn vào khả năng có thể tiến hành các hoạt động tấn công. Tuy nhiên, kết quả này là dựa trên sự phát triển trên diện rộng, chứ không chỉ dựa vào tên lửa đạn đạo và hành trình. Mỹ có nhiều lựa chọn để phòng vệ chống lại các cuộc tấn công phối hợp trên diện rộng của tên lửa đạn đạo và hành trình. Ví dụ, trong trường hợp các căn cứ không quân bị tấn công, giải pháp có thể là đặt căn cứ ở cách xa Trung Quốc, hoạt động từ nhiều sân bay đa dạng thay vì chỉ một hai hai địa điểm; xây dựng các nhà chứa máy bay vững chắc, có một đường băng dã chiến, có thể sửa chữa được và triển khai các hệ thống phòng vệ tên lửa gần sân bay. Trong trường hợp tấn công bằng tàu sân bay và tàu chiến mặt nước, các giải pháp gồm gây nhiễu âm, tapk vật cản (khói, các mảnh kim loại) để ngăn chặn tên lửa không nhắm vào tàu; và sử dụng tên lửa phòng không. Trong các trường hợp khác, không biện pháp đơn lẻ nào là đủ. Một hệ thống phòng vệ hiệu quả yêu cầu sự kết hợp của hầu hết các biện pháp mà tôi đã đề cập ở trên (cả các biện pháp chưa được đề cập đến). Trung Quốc đã phát triển một học thuyết hành động chi tiết để quyết định khi nào phóng tên lửa. Học thuyết của họ được phân loại để chúng ta không thể đánh giá một cách trực tiếp, nhưng chúng ta có thể kiểm tra các tài liệu liên quan để kết luận rằng học thuyết của họ có vẻ hợp lý. Tất nhiên, trong bất kỳ một cuộc xung đột nào, tên lửa được sử dụng khi nào và như thế nào còn phụ thuộc vào cá nhân người chỉ huy. - Công nghệ nước ngoài đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển của tên lửa hành trình Trung Quốc? Nhiều nhà bình luận và viện sĩ đã nói đến vấn đề trung Quốc áp dụng công nghệ Nga. Trong lĩnh vực công nghệ tên lửa hành trình, liệu Trung Quốc có thể sản xuất loại vũ khí của riêng mình và đạt được cải tiến về công nghệ hay không? - Rất khó để đánh giá chính xác vai trò của công nghệ nước ngoài đối với sự phát triển của tên lửa hành trình. Tôi đã đọc về sự giúp đỡ của Nga, nhưng các chi tiết cụ thể không được tiết lộ. Các công nghệ chủ yếu cho tên lửa hành trình gồm động cơ phản lực nhỏ và hệ thống dẫn đường. Động cơ phản lực lớn là một vấn đề đối với Trung Quốc nhưng họ đã rất thành thạo trong việc chế tạo loại động cơ nhỏ. Rõ ràng, các khả năng xa hơn, như tầm bắn lớn hơn, cũng có thể đạt được DH-10/CJ-10 có tầm bắn 1.500-2.000 km chứng tỏ Trung Quốc không quá tệ. Vấn đề dẫn đường đã được đơn giản hóa bằng sự xuất hiện của hệ thống định vị (Trung Quốc mới hoàn thiện hệ thống Bắc Đẩu). Ngoài ra, tên lửa hành trình định vị bằng các hình ảnh có sự liên lạc với các bản đồ số. Dù trong trường hợp nào, Trung Quốc có rất nhiều kỹ sư thông minh, có thể tiếp cận công nghệ thương mại tiên tiến và có nguồn quỹ để đầu tư phát triển sản xuất trong nước. Nếu người Nga không còn gì để dạy Trung Quốc hay không sẵn sàng làm việc đó, thì tôi chắc rằng Trung Quốc có thể tiếp tục phát triển công nghệ tên lửa hành trình của mình, dẫu có chậm hơn. |
Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012
>> "Đòn sát thủ" của Mĩ đối phó với DF-21D của Trung Quốc
Mỹ có thể dùng vũ khí laser của tàu chiến, máy bay F-22 tấn công hệ thống phóng tên lửa DF-21D, dùng tên lửa chống bức xạ cắt đứt thông tin… Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D tiêu diệt tàu sân bay Mỹ (ý tưởng của dân mạng). Các phương tiện truyền thông như tạp chí “Wired” Mỹ, mạng tin tức công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, quân Mỹ tuyên bố đã không còn sợ tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc nữa, bởi vì phương pháp tác chiến (chiến pháp) đáp trả đã “cơ bản thành hình”. Ngoài việc tiến hành gây nhiễu và đánh chặn, quân Mỹ thậm chí có kế hoạch chủ động tấn công các căn cứ “sát thủ tàu sân bay” của Quân đội Trung Quốc. Nhưng, có tờ báo cho rằng, những phương pháp tác chiến này của quân Mỹ có độ khó rất lớn khi thực hiện. Bộ trưởng Tác chiến Hải quân Mỹ Greenert gần đây tiết lộ, quân Mỹ “đã không còn cảm thấy lo ngại” đối với “sát thủ tàu sân bay” Trung Quốc – tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D nữa, bởi vì chiến pháp tiên tiến đủ để làm yếu uy lực của tên lửa này “đang được đẩy nhanh phát triển”. Ông cho rằng, muốn tìm được và “khóa” lại tàu sân bay Mỹ ở đại dương mênh mông, DF-21D phải có được sự hỗ trợ tin tức tình báo, quân Mỹ có thể thông qua gây nhiễu điện tử phá hoại sự truyền tải những tin tức tình báo quan trọng này. Quân Mỹ đầu tư vốn lớn đẩy mạnh phát triển hệ thống chiến tranh điện tử, trong đó nổi bật nhất chính là máy bay tấn công điện tử EA-18F Growler. Loại máy bay chiến đấu kiểu mới này có thể làm tê liệt radar và hệ thống thông tin của đối phương, phá hoại việc truyền tải dữ liệu của nó. Hạm đội tàu sân bay Mỹ còn có thể giữ im lặng vô tuyến điện trong thời chiến, để phòng ngừa tên lửa Trung Quốc thông qua các tín hiệu vô tuyến theo dõi ngược lại để xác định vị trí của các tàu sân bay Mỹ. Dòng máy bay EA-18 Growler Mỹ. Có nhà phân tích cho rằng, quân Mỹ đã áp dụng sách lược “bảo hiểm kép” để đối phó với “sát thủ tàu sân bay”. Ngoài tiến hành gây nhiễu điện tử, cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ còn triển khai nhiều tàu chiến Aegis, chúng có thể tiến hành đánh chặn tên lửa của đối phương, gồm cả DF-21D. Hải quân Mỹ còn đang cố gắng nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa của tàu chiến, bao gồm việc đưa hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến trên bộ chuyển lên các tàu chiến. Những hệ thống Aegis mới này sẽ rất nhanh chóng được triển khai ở khu vực Đông Á. Greenert cho biết, điều này sẽ làm cho quân Mỹ có khả năng tiến hành đánh chặn hiệu quả đối với DF-21D của Trung Quốc. Tuy nhiên, mạng tin tức công nghiệp quốc phòng Nga bình luận, những chiến pháp chống “sát thủ tàu sân bay” trên của quân Mỹ về cơ bản là “đánh địch trên giấy”, khó có thể đạt hiệu quả. Bởi vì, quân Mỹ còn chưa hiểu rất nhiều đặc tính của tên lửa DF-21D Trung Quốc. Trước hết, Quân đội Trung Quốc có thể sử dụng nhiều loại trang bị như vệ tinh, hệ thống hồng ngoại, radar có độ chính xác cao và máy bay không người lái để dẫn đường cho “sát thủ tàu sân bay”. Vệ tinh dẫn đường của họ đang được đẩy nhanh xây dựng thành mạng lưới, radar vượt tầm nhìn kiểu mới cũng có thể được triển khai, nó có thể phát hiện ra tàu chiến cỡ lớn xa hàng triệu km. Đối mặt với phương thức dẫn đường phức tạp như vậy, Mỹ có thể không có cách nào tiến hành gây nhiễu. Tên lửa đánh chặn Standard-3 Mỹ. Thứ hai, tên lửa đạn đạo chống hạm của Quân đội Trung Quốc có thể có đặc tính tàng hình nhất định và khả năng cơ động tương đối mạnh, quỹ đạo bay của nó rất khó bị đối phương đoán được, hơn nữa nó có thể chỉ cần 12 phút đã bay được 1.800-2.000 km, ở đoạn bay cuối nó có thể bổ nhào tới mục tiêu tấn công với tốc độ cực nhanh, gây phiền phức cho hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis. Tiếp theo, Quân đội Trung Quốc có thể cài đặt đầu dẫn radar kiểu mới ở thân tên lửa DF-21D, giúp cho tên lửa có thể tự động điều chỉnh phương hướng tấn công trong đoạn bay cuối. Có nhà phân tích cho rằng, điều này có nghĩa là loại tên lửa đạn đạo này có thể đã có đặc tính tấn công linh hoạt của tên lửa hành trình chống hạm, càng làm cho hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương khó ngăn chặn. Cuối cùng, báo Nga còn phỏng đoán, “sát thủ tàu sân bay” Trung Quốc có thể mang theo đầu đạn hạt nhân có uy lực mạnh, cho dù không thể tiến hành tấn công chính xác, nó cũng có thể tiêu diệt tàu chiến mặt nước cỡ lớn trong đó có tàu sân bay. Có nhà phân tích vũ khí Nga cho rằng, “sát thủ tàu sân bay” Trung Quốc có khả năng “một đòn giết gọn” đối với tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân cỡ lớn của quân Mỹ, có thể biến mục tiêu thành ngọn lửa và phế liệu. Trong tình hình gây nhiễu và đánh chặn không hiệu quả, quân Mỹ cũng đã chuẩn bị đòn sát thủ cuối cùng: tiến hành tấn công mạnh mẽ đối với hệ thống DF-21D. Quân Mỹ có thể dùng vũ khí laser tiêu diệt hệ thống phóng DF-21D. Greenert tiết lộ, Hải quân Mỹ có kế hoạch lắp vũ khí laser trên tàu chiến, mục tiêu chính của nó là “sát thủ tàu sân bay”. Nó không chỉ có thể dùng để bắn rơi tên lửa, mà còn có thể tiến hành tấn công đối đất, phá hủy hệ thống phóng của DF-21D. Quân đội Mỹ còn dự tính sử dụng máy bay chiến đấu tiên tiến để phá vỡ phòng không của Trung Quốc, tiến hành tấn công đối với căn cứ tên lửa DF-21D ở khu vực duyên hải của Trung Quốc, F-22 được cho là phương tiện lý tưởng để tiến hành cuộc tấn công này. Quân Mỹ cho rằng, nó có khả năng nhanh chóng xuyên thủng mạng lưới phòng không của Trung Quốc, tấn công hệ thống phóng của DF-21D. Còn có quan điểm cho rằng, mặc dù không thể tìm được vị trí triển khai cụ thể của DF-21D, máy bay chiến đấu của Quân đội Mỹ cũng có thể sử dụng tên lửa chống bức xạ để tấn công radar trên bờ, trạm tin tức tình báo và trung tâm chỉ huy của Quân đội Trung Quốc, từ đó cắt đứt sự hỗ trợ thông tin đối với “sát thủ tàu sân bay”. Đây cũng là chiến pháp hiệu quả đối phó với “sát thủ tàu sân bay” của Trung Quốc. Các phương án nêu trên của quân Mỹ khi thực hiện đều có độ khó nhất định, chẳng hạn vũ khí laser rất khó được đưa vào tác chiến thực tế trước năm 2025. Nhưng, có nhà phân tích Mỹ cho rằng, “thời gian đứng về phía quân Mỹ”. “Sát thủ tàu sân bay” muốn bắn trúng tàu sân bay đang di chuyển là rất khó, Quân đội Trung Quốc cần phải tiến hành rất nhiều thử nghiệm, toàn bộ kế hoạch tác chiến chống tàu sân bay của họ được xây dựng hoàn tất vẫn cần có thời gian, mà khi đó hệ thống sát thương nói trên của quân Mỹ có khả năng đã được triển khai thực tế. Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Mỹ có thể xuyên thủng mạng lưới hệ thống phòng không của Trung Quốc. |
Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011
>> Ấn Độ tăng cường tên lửa và tàu ngầm để đối phó Trung Quốc
Tờ Stars and Stripes Mỹ mới đây cho biết, Lầu Năm Góc có kế hoạch phối hợp cùng Hàn Quốc điều động UAV RQ-4 Global Hawk tới khu DMZ Triều Tiên. Trung Quốc nâng cao khả năng tên lửa và chế tạo tàu sân bay, tăng cường để mắt tới Ấn Độ Dương khiến Ấn Độ lo lắng tìm cách đối phó. Gần đây, báo chí Ấn Độ nói nhiều đến “mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc”, và coi đó là lý do để tăng cường quân bị. Báo chí Ấn Độ cho rằng, để ứng phó với tên lửa đạn đạo tầm trung của Trung Quốc, Ấn Độ sẽ đẩy nhanh xây dựng mạng lưới phòng thủ tên lửa, dự kiến sẽ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa trước năm 2014. Tàu ngầm hạt nhân tấn công do hải quân Ấn Độ thuê của Nga vừa chạy thử trên biển, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trước khi kết thúc năm 2011. Ấn Độ có ý đồ không ngừng tăng cường xây dựng lực lượng tàu ngầm, ứng phó với hoạt động của tàu sân bay Trung Quốc ở Ấn Độ Dương trong tương lai. Mối đe dọa từ tên lửa và tàu sân bay Trung Quốc Tờ “Commercial banner” Ấn Độ mới đây dẫn lời báo cáo mới của Lầu Năm Góc về sức mạnh quân sự của TQ cho biết, đến nay quân đội Trung Quốc đã dùng tên lửa hạt nhân tốt nhất, mới nhất nhằm vào Ấn Độ. Đó là tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21, sử dụng nhiên liệu rắn, có đầu đạn hạt nhân 250.000 tấn, có thể san bằng phần lớn các khu vực của Thủ đô New Delhi. Tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21 của quân đội Trung Quốc Trước đó, Trung Quốc luôn dùng tên lửa cũ nhất sử dụng nhiên liệu lỏng là Đông Phong-3 để đối phó Ấn Độ. Đồng thời, nhà khoa học tên lửa hàng đầu của Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ Chander cho biết, mức độ chính xác phức tạp của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo quyết định ở tầm phóng của tên lửa đối phương. Tầm phòng càng xa, tốc độ bay càng nhanh, độ khó để dò tìm và bắn rơi nó càng lớn. Trung Quốc sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, có tầm phóng tới hàng nghìn km, có khả năng phá vỡ hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo hiện nay của Ấn Độ. Vì vậy, Ấn Độ cần nghiên cứu phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến hơn. Đến năm 2017 Trung Quốc sẽ có khả năng triển khai các hành động quân sự trên cơ sở tàu sân bay, đe dọa khả năng kiểm soát Ấn Độ Dương của Ấn Độ Ngoài ra, mạng New Delhi TV cho biết, hải quân Ấn Độ đã phát hiện một tàu gián điệp Trung Quốc giả danh tàu cá kéo lưới ở gần quần đảo Andaman, trên tàu có đến 22 phòng thí nghiệm. Khi phát hiện ra con tàu, nó đã hoạt động ở vùng biển này khoảng 22 ngày. Một bản báo cáo của Đài Truyền hình New Delhi gửi lên chính phủ Ấn Độ cho rằng, chiếc tàu Trung Quốc đang vẽ bản đồ Ấn Độ Dương và thu thập các dữ liệu biển sâu quan trọng. Cơ quan an ninh Ấn Độ dự đoán, tàu cá kéo lưới rất có khả năng đang theo dõi vụ thử tên lửa của Ấn Độ và thu thập dữ liệu về tên lửa. Hải quân Ấn Độ còn dự đoán, đến năm 2017 Trung Quốc có khả năng triển khai các chiến dịch quân sự dựa trên cơ sở tàu sân bay, thu thập dữ liệu ở Ấn Độ Dương chính là đi theo hướng này. Một khi hạm đội chiến đấu tàu sân bay làm tốt công tác chuẩn bị cho việc triển khai các hành động quân sự, thì khu vực Ấn Độ Dương có khả năng trở thành một trong những khu vực chủ yếu được Trung Quốc quan tâm. Hải quân Ấn Độ cho rằng, hải quân Trung Quốc hoạt động ở khu vực Ấn Độ Dương hoàn toàn gây bất lợi cho Ấn Độ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kiểm soát Ấn Độ Dương của Ấn Độ. Ấn Độ tăng cường phòng thủ tên lửa và lực lượng tàu ngầm Trong 3 năm tới, Ấn Độ dự định triển khai hệ thống phòng thủ chống tên lửa để bảo vệ các thành phố như New Delhi tránh được sự tấn công của tên lửa hạt nhân. Tên lửa đánh chặn của Ấn Độ. Tên lửa PAD có tầm với đánh chặn tới 50 - 80 km Hệ thống phức tạp này được mệnh danh là hệ thống lá chắn chống tên lửa đạn đạo, nó luôn được xây dựng từ năm 1999 đến nay, được hợp thành bởi tên lửa PAD, tên lửa AAD và thiết bị dẫn đường. Trong đó, độ cao đánh chặn của tên lửa PAD được xác định là 50-80 km, độ cao đánh chặn của tên lửa AAD là 30 km trở xuống. Để nâng cao tỷ lệ đánh chặn thành công, 2 loại tên lửa này có thể “tiếp sức đánh chặn” cùng một mục tiêu. Để đánh chặn tên lửa có tầm phóng xa hơn, Ấn Độ còn có kế hoạch triển khai tên lửa đánh chặn siêu tốc, chức năng của nó gần tương tự như “hệ thống phòng thủ trên cao khu vực tác chiến” của Lục quân Mỹ, chủ yếu đối phó với tên lửa đạn đạo tầm xa có tầm phóng khoảng 5.000 km, điều này đòi hỏi tên lửa đánh chặn phải có khả năng bay hơn 5 lần tốc độ siêu âm, và phạm vi do thám của radar cảnh báo sớm cũng cần mở rộng ra ngoài 1.500 km. Tên lửa đánh chặn AAD của Ấn Độ, độ cao đánh chặn tối đa 30 km Ngoài ra, tờ “Business Standard” dẫn lời chuyên gia quốc phòng Ấn Độ Ajai Shukla cho rằng, trong cuộc chiến tranh trên biển tương lai với Trung Quốc hoặc Pakistan, Ấn Độ muốn giành được “quyền kiểm soát trên biển” thì phải phong tỏa tàu chiến của đối phương trong cảng biển của họ, chặn đứng vận tải trên biển của quân đội đối phương và ngăn chặn tàu thương mại tiếp tế cho những nước này. Hiện nay, mặc dù hải quân Ấn Độ có đến 140 tàu chiến trên mặt nước (tàu nổi), nhưng thiếu lực lượng trên không và trong không gian. Vì vậy, trọng điểm của hải quân Ấn Độ là xây dựng khả năng ngăn chặn trên biển, tức là thông qua triển khai tàu ngầm và thủy lôi để ngăn chặn đối thủ giành lấy “quyền kiểm soát biển”. Đ Hải quân Ấn Độ có kế hoạch mua tàu ngầm hạt nhân lớp Akula của Nga Nhưng sức chiến đấu của lực lượng tàu ngầm rất kém, chỉ có 14 tàu ngầm diesel và chỉ có 7 – 8 chiếc có thể thực hiện nhiệm vụ tác chiến trên biển bất cứ lúc nào. Còn Trung Quốc có ít nhất 53 tàu ngầm thông thường và 7 tàu ngầm tấn công hạt nhân, Pakistan cũng đang xây dựng hạm đội tàu ngầm gồm 11 chiếc, trong đó 9 chiếc không phụ thuộc vào hệ thống đẩy khí. Shukla cho biết, với khát vọng “khả năng vươn ra đại dương”, hải quân Ấn Độ chắc chắn phải giành lấy “quyền kiểm soát trên biển” và khả năng ngăn chặn tiếp theo ở những vùng biển nào đó như cứ điểm quan trọng chiến lược từ biển Đông tới Ấn Độ Dương. Điều này Ấn Độ ít nhất cần triển khai 24 tàu ngầm thông thường ở vùng biển ven bờ, và ít nhất có 5 hoặc 7 tàu ngầm tấn công hạt nhân có thể thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn trên biển tầm xa lâu dài. Năm 2010, tàu ngầm hạt nhân nội địa đầu tiên lớp INS Arihant của Ấn Độ hạ thủy, năm 2012 sẽ bắt đầu đi vào hoạt động. Đồng thời, Ấn Độ cũng đã bắt đầu chế tạo chiếc INS Arihant thứ hai. Trong thời gian tới, hải quân Ấn Độ có kế hoạch mua tàu ngầm hạt nhân lớp Akula của Nga, tàu ngầm hạt nhân nội địa lớp INS Arihant và 6 tàu ngầm động cơ thông thường theo kế hoạch 75I. |
Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011
>> Trung Quốc dựa vào 3 vũ khí để 'bất chiến tự nhiên thành'
Trung Quốc đang nhanh chóng phát triển quân sự nhằm mở rộng sức mạnh vượt ra khỏi vùng biển gần. Tiến sĩ Andrew Erickson. BBC có bài phân tích về sức mạnh quân sự Trung Quốc, dưới đây là nội dung bài viết: Quốc gia này vẫn đang chiếm ưu thế về hải quân trong khu vực đồng thời là một mối đe dọa đối với Hải quân Mỹ. Tiến sĩ Andrew Erickson, chuyên gia về Trung Quốc tại Học viện Hải chiến Hoa Kỳ cho biết: “Trung Quốc không muốn là kẻ bắt đầu chiến tranh nhưng lại tìm cách phát triển quân sự để có thể “chiến thắng mà không phải chiến đấu" ("Bất chiến tự nhiên thành"). Để hiện thực hóa kế hoạch ấy, Trung Quốc đã răn đe các hành động bị coi là “đe dọa lợi ích cốt lõi” của quốc gia này thông qua việc tăng cường hệ thống quân sự biển. Ba loại vũ khí là biểu tượng cho chiến dịch mở rộng tầm nhìn chiến lược của Trung quốc là Tên lửa DF – 21D, tàu sân bay và máy bay tàng hình. Tầm bắn của các tên lửa đường đạn chống hạm Trung Quốc. Trong bản đồ còn có 2 đường màu đó là ranh giới chuỗi đảo thứ nhất (trong đó có đường 9 đoạn bất hợp pháp) và chuỗi đảo thứ 2 mà Trung Quốc muốn vượt qua đển tiến ra biển xa. >> Kế hoạch bao vây Trung Quốc của Mỹ thất bại? Các quan chức Mỹ và Giám đốc cục An ninh Quốc gia Đài Loan nói rằng Trung Quốc đã bắt đầu triển khai các tên lửa DF – 21D. Đây là loại vũ khí tác chiến trên biển rất đáng gờm. Ở phương Tây, DF – 21D được biết đến như CSS–5. Nó được thiết kế để phóng từ mặt đất ngay trên những xe vận chuyển. Loại tên lửa nguy hiểm này được trang bị một đầu đạn cơ động, có thể nhắm tới tàu sân bay đang di chuyển trong khoảng cách 1.500 km, vùng Tây Thái Bình Dương. Với loại tên lửa này, Trung Quốc có thể hạn chế phần nào sức mạnh của Hải quân Mỹ đồng thời ngăn chặn những âm mưu can thiệp vào Đài Loan. Từ trước đến nay tàu sân bay được coi như là biểu tượng của sức mạnh hải quân, do vậy Trung Quốc cũng đã trang bị tàu sân bay Varyag. Chiếc tàu này sẽ thử nghiệm trên biển vào cuối năm nay. Tàu Varyag vốn là một tài sản cũ của Liên Xô, được mua lại từ Ukraina và được trang bị lại. So sánh kích thước tàu sân bay Trung Quốc với một số tàu sân bay khác trên thế giới. Giới quân sự Trung Quốc từng tuyên bố: "Tàu sân bay là biểu tượng của nước lớn". Trong lần hạ thủy đầu tiên, hàng không mẫu hạm này sẽ vận chuyển máy bay tấn công J–15 Flying Shark - mẫu máy bay bị cho là nhái lại một thiết kế của Nga Su–33. Tiến sĩ Erickson nói rằng Trung Quốc sẽ sử dụng các tàu sân bay để "lên kế hoạch giành một chút quyền lực, tạo uy tín với các cường quốc đang lên, và làm chủ các thủ tục cơ bản". Cuối năm 2010, những hình ảnh hiếm hoi về máy bay tiêm kích tàng hình J-20 cũng được tiết lộ. Sự ra mắt của J–20, trên danh nghĩa, đã đưa Trung Quốc gia nhập hàng ngũ những nước có máy bay tàng hình. Với thùng chứa nhiên liệu lớn, J-20 có thể đạt tầm bay xa gần 2.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu trên không. Ngoài ra, máy bay này cũng có khả năng mang khối lượng lớn vũ khí cho phép tiến hành các cuộc tấn công tầm xa có sức tàn phá lớn hơn. Chuyến bay đầu tiên của J–20 diễn ra vào cuối tháng 1/2011, ngay trước chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đến Bắc Kinh. Ông Douglas Barie Nhiều nhà phân tích cho rằng đây là một hành động có chủ ý của Trung Quốc chứ không đơn thuần chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Ông Douglas Barie, viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế ở London cho rằng J–20 không thể sánh được với máy ba Mỹ, bởi nước này đã có F-22 vượt xa về công nghệ tàng hình và tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên, “Chiếc máy bay này đánh dấu tham vọng của Trung Quốc trong việc phát triển không quân và ngành công nghiệp hàng không vũ trụ”, sự ra đời của thế hệ máy bay J–20 cũng sẽ “đặt gia tăng thách thức cho sức mạnh các quốc gia khác và cả các lực lượng Mỹ tại Châu Á Thái Bình Dương”, ông Douglas nói thêm. [BDV news] |
Nhãn:
bất chiến tự nhiên thành,
Châu Á-Thái Bình Dương,
Học viện Hải chiến Hoa Kỳ,
Ông Douglas Barie,
Quân đội Trung Quốc,
Tên lửa DF – 21D,
Tiến sĩ Andrew Erickson
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)