Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Châu Á-Thái Bình Dương

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Châu Á-Thái Bình Dương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Châu Á-Thái Bình Dương. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

>> Báo Hoàn Cầu : Trung Quốc đang bị bao vây

Một khi xảy ra chiến tranh Trung-Mỹ trên biển Đông, ưu thế chiến thuật lúc ban đầu thuộc về Trung Quốc, do Mỹ cần thời gian điều động lực lượng.

>> "Một TQ đáng sợ" trên báo Hoàn Cầu
>> Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (kỳ 1)



http://nghiadx.blogspot.com
Hạm đội 7 - Hải quân Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.


Ngày 24/6, Thời báo Hoàn Cầu "dẫn" nội dung mà báo này nói có nguồn gốc từ trang mạng Quỹ Văn hóa chiến lược Nga cho rằng, trong thời gian Mỹ xâm lược Đông Nam Á trước đây, cảng Cam Ranh luôn tấp nập tàu chiến của quân Mỹ.

Thời báo Hoàn Cầu tuyên truyền với giọng điệu quy chụp nói: "Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, tàu chiến của Liên Xô đã thắng tiến đến đây. Hiện nay, quân Mỹ lại muốn quay trở lại, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã gợi ý rõ ràng là, Mỹ muốn quay trở lại vịnh Cam Ranh, ý đồ cuối cùng là ngăn chặn Trung Quốc".

Theo Thời báo Hoàn Cầu, vịnh Cam Ranh của Việt Nam sở dĩ được quan tâm, không chỉ do đây là cảng nước sâu, thích hợp cho tàu chiến cỡ lớn neo đậu, mà còn do nó nằm trên biển Đông, nơi có nguồn tài nguyên dầu khí phong phú, ưu thế địa lý thuận lợi, có ý nghĩa địa-chiến lược quan trọng đối với toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Biển Đông là tuyến đường hàng hải quan trọng nối liền Đông Bắc Á và Ấn Độ Dương, là trọng điểm quan tâm của các nước ASEAN, Trung Quốc và các nước lớn trên thế giới.

Đến nay, tranh chấp chủ quyền các hòn đảo trên biển Đông ngày càng kịch liệt. Trong khi đó, Mỹ coi quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương là phương hướng ngoại giao chính của Chính phủ Obama, Mỹ không thể không coi trọng khu vực này, gần đây Lầu Năm Góc đã bắt đầu thực hiện kế hoạch quân sự của chính sách quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Hawaii, Hải quân Mỹ.

Panetta tuyên bố, Hải quân Mỹ sẽ điều chỉnh lớn việc triển khai lực lượng, trong tương lai sẽ triển khai 60% lực lượng, trong đó có 6 tàu sân bay ở Thái Bình Dương. Mặc dù chính quyền Mỹ luôn phủ nhận, nhưng mục tiêu cuối cùng của những động thái này rõ ràng là ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Báo Hoàn Cầu dẫn lời báo Nga cho rằng, Trung Quốc đang cố gắng kiểm soát biển Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông (những vùng biển cũng quan trọng với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia), đưa nó vào phạm vi kiểm soát tối đa của Quân đội Trung Quốc, vì vậy họ đã đề ra chiến lược “chống can dự”, hết sức cố gắng giảm đến tối thiểu các hoạt động quân sự của lực lượng bên ngoài ở những vùng biển này.

Hiện nay, mặc dù Hải quân Trung Quốc còn kém xa Mỹ về số lượng và tính năng trang bị kỹ thuật, nhưng một khi biển Đông nổ ra xung đột, quân Mỹ cần thời gian điều động binh lực, điều động lực lượng có khả năng chiến đấu với số lượng cần thiết, mới có thể mạnh mẽ can thiệp, vì vậy Trung Quốc hoàn toàn có thể giành được ưu thế chiến thuật lúc mới bắt đầu.

Để có thể ngăn chặn Trung Quốc, Mỹ ra sức củng cố quan hệ với các đồng minh truyền thống khu vực châu Á-Thái Bình Dương như Philippines, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, đồng thời tích mở quan hệ với các nước khác, phát triển quan hệ đối tác mới. Quân Mỹ bắt đầu đóng quân ở Australia, cam kết cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Philippines, có kế hoạch triển khai tàu chiến ở Singapore, tổ chức diễn tập liên hợp với Thái Lan, Philippines, tranh giành Myanmar với Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ chuẩn bị triển khai tàu chiến đấu duyên hải ở Singapore. Trong hình là tàu chiến đấu duyên hải USS Forth Worth (LCS-3) của Hải quân Mỹ.

Thời báo Hoàn Cầu tự viết: Các nước Đông Nam Á mặc dù là láng giềng của Trung Quốc, nhưng lại coi Trung Quốc là đối thủ để ngăn chặn. Mỹ hết sức tận dụng tình hình này, tăng cường tiếp xúc quân sự với các nước ASEAN, đồng thời đã giành được thành quả rõ rệt. Trong tình hình đó, các căn cứ quân sự tương tự như vịnh Cam Ranh rất quan trọng đối với quân Mỹ.

Thời báo Hoàn Cầu cho rằng: "Mỹ “thành công tận dụng tâm lý lo sợ Trung Quốc” của Việt Nam (!?-PV), đã đặt nền tảng cho tàu chiến quân Mỹ quay trở lại vịnh Cam Ranh. Mặc dù hiện nay tàu chiến quân Mỹ vẫn chưa đến cảng Cam Ranh, người dân Việt Nam cũng hoàn toàn không hoan nghênh đại quân Mỹ, nhưng thời gian mở cửa vịnh Cam Ranh cho quân Mỹ đã không còn xa (!?-PV)".

Đương nhiên, điều Mỹ quan tâm nhất là tính minh bạch và có thể dự đoán được của quan hệ quân sự giữa các nước lớn ở châu Á-Thái Bình Dương. Cho dù là Mỹ hay Trung Quốc, cho dù như thế nào đều sẽ không lấy xung đột quân sự làm cái giá để giành lấy quyền chủ đạo khu vực. Các nước khác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng không muốn nổ ra chiến tranh.

Thời báo Hoàn Cầu viết: chuyên gia và nhà chính trị Nga cũng tranh cãi mạnh mẽ vấn đề Quân đội Nga có nên quay trở lại Việt Nam hay không (Nga rút khỏi vịnh Cam Ranh năm 2001). Có người cho rằng, là nước đang tìm kiếm vai trò toàn cầu, Nga phải mở rộng ảnh hưởng ở châu Á-Thái Bình Dương, theo đó cần quay trở lại vịnh Cam Ranh; cũng có người cho rằng, là quốc gia Thái Bình Dương, Nga cần trước tiên phát triển kinh tế duyên hải miền Đông, bảo đảm sự ổn định khu vực.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục tên lửa Arleigh Burke của Hải quân Mỹ.

Hoàn Cầu báo viết: mặc dù quân Nga quay trở lại vịnh Cam Ranh thì cũng chưa chắc đã giành được thành quả quan trọng, huống hồ ở đây còn là “nơi đau lòng” của người Nga. Năm 1989, một chiếc máy bay An-12 của Quân đội Liên Xô đã rơi vỡ ở đây, khiến cho 32 người thiệt mạng. Năm 1995 có 3 chiếc máy bay Su-27 của Quân đội Nga cũng bị rơi ở vịnh Cam Ranh.

"Ngoài ra, nếu Nga muốn quay trở lại vịnh Cam Ranh, e rằng cũng khó chịu được khoản tiền thuê khổng lồ, tiêu chuẩn sẽ cao hơn nhiều so với 300 triệu USD/năm vào thập niên 1990". - Thời báo Hoàn Cầu loan truyền thông tin.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục)

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

>> Chuyên gia Trung Quốc nói về quan hệ với Triều Tiên



50 năm trôi qua từ khi Trung Quốc và Triều Tiên ký kết hiệp ước hữu nghị. Tuy nhiên, hoàn cảnh và lợi ích đang buộc Trung Quốc phải xem xét lại mối quan hệ này hơn bao giờ hết.


Thứ hai ngày 11/7 là kỷ niệm tròn 50 năm ngày bắt đầu hiệp định ngoại giao, cộng tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa Trung Quốc và Triều Tiên. Nhưng mối quan hệ đó đang thay đổi, liệu Trung Quốc có nên thay đổi mối thâm giao này và cân nhắc được mất nhiều hơn trong mối quan hệ với người láng giềng “tai tiếng”.

Sau đây là ý kiến cuả 5 chuyên gia Trung Quốc về vấn đề này:

Han Xiandong – Phó giám đốc của Viện nghiên cứu quốc tế thuộc ĐH Khoa học Chính trị và luật Trung Quốc.

Những lợi ích an ninh quyết định giá trị của hiệp ước này. Chỉ bằng cách đảm bảo an ninh và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên mới bảo vệ được kinh tế của vùng Đông Bắc Trung Quốc – trung tâm công nghiệp quan trọng nhất của quốc gia này, đồng thời giữ đất nước không phải rơi vào tình trạng tổng động viên.

Có vùng đệm là Triều Tiên giúp Trung Quốc không phải chịu áp lực đầu tư quân sự và cũng giảm bớt áp lực từ khối các quốc gia Xô Viết cũ.

Từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, cục diện quốc tế được tái lập lại và nền Trung Quốc cũng hưởng lợi từ đó.

Vấn đề vũ khí nguyên tử trên bán đảo Triều Tiên là một cục than nóng đối với Trung Quốc. Nếu thay đổi chiến lược ngoại giao với Triều Tiên thì Trung Quốc sẽ gặp rất nhiều khó khăn và hiệp ước hữu nghị này cũng giúp Trung Quốc ngăn cản nguy cơ xảy ra các cuộc chiến trong tương lai.



Trung Quốc có còn đủ kiên nhẫn đối với người láng giềng lắm tai tiếng?


Wang Yisheng – Nghiên cứu viên của Phòng nghiên cứu quân sự thuộc Học viện Khoa học quân sự của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa:

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên đã bị nguội lại phần nào.

Ban đầu, mối quan hệ này được thiết lập giữa hai quốc gia nhằm nâng cao sự tin tưởng lẫn nhau. Trung Quốc tăng cường buôn bán song phương nhưng kể từ khi nền kinh tế Triều Tiên suy thoái, tổng giá trị thương mại giữa hai quốc gia đã giảm chỉ còn hơn 30% so với trước đây.

Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, mối quan hệ song phương lại được tái khởi động vì lợi ích chung mà 2 bên cùng chia sẻ. Hiệp ước giữa 2 nước cũng không gây ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc.

Không có điều gì đảm bảo rằng việc phá vỡ hiệp ước với Triều Tiên sẽ giúp mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc “mặn nồng” hơn. Ngược lại, hiệp ước cung cấp cho cho Trung Quốc công cụ để hỗ trợ Triều Tiên và ngăn cản Mỹ cùng Hàn Quốc.

Cao Shigong – thành viên của Hội đồng nghiên cứu bán đảo Triều Tiên, Hiệp hội nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương:

Đang có 2 ý kiến cực đoan hiện hữu.

Một là xóa bỏ hiệp ước hữu nghị. Một số học giả đã viết thư gửi tới Chính phủ trung ương Trung Quốc vào năm 2010 nhằm kêu gọi thay đối chính sách chính trị đối với Triều Tiên. Một số học giả còn tuyên bố rằng hiệp ước này là vi phạm chính sách quốc hội.

Số còn lại ủng hộ một liên minh giữa Triều Tiên và Trung Quốc nhằm chống lại 3 quốc gia: Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Cả 2 quan điểm trên đều sai lầm. Chính sách ngoại giao trung lập của Trung Quốc đã mang lại những lợi ích to lớn trong quá trình đổi mới và mở cửa. Bất cứ liên minh nào cũng sẽ gây tổn hại cho an ninh của Trung Quốc vì điều đó sẽ thúc đẩy sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa ba đồng minh: Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Pian Jianyi – Giáo sư khoa ngoại giao Triều Tiên của Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc:

Mối đe dọa lớn nhất trong quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng trong vài thập kỷ tới chính là Mỹ. Sự đối đầu trực tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ rất khó xảy ra. Nhưng Mỹ có ảnh hưởng và nhúng tay vào rất nhiều vấn đề, đặc biệt là trên bán đảo Triều Tiên.

Xóa bỏ hiệp ước hữu nghị đồng nghĩa với việc Trung Quốc gửi thông điệp tới Mỹ và Hàn Quốc rằng họ từ bỏ vai trò trên bán đảo này. Vì vậy, Hàn Quốc sẽ chiếm vị trí thống trị trong quá trình thống nhất bán đảo Triều Tiên.

Tuy nhiên, Hàn Quốc không đủ mạnh để nhanh chóng thống nhất bán đảo này và nếu quân đội Mỹ hiện diện ở gần biên giới giữa Trung Quốc và Triều Tiên thì áp lực lớn sẽ đặt lên quốc gia đông dân nhất thế giới. Trong trường hợp đó, Mỹ có thể áp đặt và truyền bá các giá trị xã hội Mỹ lên miền đông bắc Trung Quốc.

Vì vậy, hiệp ước hữu nghị cần được củng cố nhiều hơn là xóa bỏ.

Shen Dingchang – Phó Giám đốc điều hành của Trung tâm nghiên cứu Hàn Quốc tại ĐH Bắc Kinh

Triều Tiên là một nhân tố tích cực bậc nhất tại Đông Bắc Á. Duy trì mối quan hệ ổn định với Triều Tiên cho phép Trung Quốc áp đặt ảnh hưởng lên khu vực.

Chiến lược của Trung Quốc nhiều khi quá “bảo thủ” và có thể tạo ra những rắc rối không cần thiết. Trung Quốc cần phải có thái độ cương quyết đối với hiệp ước hữu nghị Trung Quốc - Triều Tiên.


[BDV news]


Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

>> Trung Quốc dựa vào 3 vũ khí để 'bất chiến tự nhiên thành'



Trung Quốc đang nhanh chóng phát triển quân sự nhằm mở rộng sức mạnh vượt ra khỏi vùng biển gần.



Tiến sĩ Andrew Erickson.

BBC có bài phân tích về sức mạnh quân sự Trung Quốc, dưới đây là nội dung bài viết:

Quốc gia này vẫn đang chiếm ưu thế về hải quân trong khu vực đồng thời là một mối đe dọa đối với Hải quân Mỹ.

Tiến sĩ Andrew Erickson, chuyên gia về Trung Quốc tại Học viện Hải chiến Hoa Kỳ cho biết: “Trung Quốc không muốn là kẻ bắt đầu chiến tranh nhưng lại tìm cách phát triển quân sự để có thể “chiến thắng mà không phải chiến đấu" ("Bất chiến tự nhiên thành").

Để hiện thực hóa kế hoạch ấy, Trung Quốc đã răn đe các hành động bị coi là “đe dọa lợi ích cốt lõi” của quốc gia này thông qua việc tăng cường hệ thống quân sự biển.

Ba loại vũ khí là biểu tượng cho chiến dịch mở rộng tầm nhìn chiến lược của Trung quốc là Tên lửa DF – 21D, tàu sân bay và máy bay tàng hình.



Tầm bắn của các tên lửa đường đạn chống hạm Trung Quốc. Trong bản đồ còn có 2 đường màu đó là ranh giới chuỗi đảo thứ nhất (trong đó có đường 9 đoạn bất hợp pháp) và chuỗi đảo thứ 2 mà Trung Quốc muốn vượt qua đển tiến ra biển xa.


>> Kế hoạch bao vây Trung Quốc của Mỹ thất bại?

Các quan chức Mỹ và Giám đốc cục An ninh Quốc gia Đài Loan nói rằng Trung Quốc đã bắt đầu triển khai các tên lửa DF – 21D.

Đây là loại vũ khí tác chiến trên biển rất đáng gờm. Ở phương Tây, DF – 21D được biết đến như CSS–5. Nó được thiết kế để phóng từ mặt đất ngay trên những xe vận chuyển.

Loại tên lửa nguy hiểm này được trang bị một đầu đạn cơ động, có thể nhắm tới tàu sân bay đang di chuyển trong khoảng cách 1.500 km, vùng Tây Thái Bình Dương. Với loại tên lửa này, Trung Quốc có thể hạn chế phần nào sức mạnh của Hải quân Mỹ đồng thời ngăn chặn những âm mưu can thiệp vào Đài Loan.

Từ trước đến nay tàu sân bay được coi như là biểu tượng của sức mạnh hải quân, do vậy Trung Quốc cũng đã trang bị tàu sân bay Varyag. Chiếc tàu này sẽ thử nghiệm trên biển vào cuối năm nay.

Tàu Varyag vốn là một tài sản cũ của Liên Xô, được mua lại từ Ukraina và được trang bị lại.



So sánh kích thước tàu sân bay Trung Quốc với một số tàu sân bay khác trên thế giới. Giới quân sự Trung Quốc từng tuyên bố: "Tàu sân bay là biểu tượng của nước lớn".



Trong lần hạ thủy đầu tiên, hàng không mẫu hạm này sẽ vận chuyển máy bay tấn công J–15 Flying Shark - mẫu máy bay bị cho là nhái lại một thiết kế của Nga Su–33.

Tiến sĩ Erickson nói rằng Trung Quốc sẽ sử dụng các tàu sân bay để "lên kế hoạch giành một chút quyền lực, tạo uy tín với các cường quốc đang lên, và làm chủ các thủ tục cơ bản".

Cuối năm 2010, những hình ảnh hiếm hoi về máy bay tiêm kích tàng hình J-20 cũng được tiết lộ. Sự ra mắt của J–20, trên danh nghĩa, đã đưa Trung Quốc gia nhập hàng ngũ những nước có máy bay tàng hình.

Với thùng chứa nhiên liệu lớn, J-20 có thể đạt tầm bay xa gần 2.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu trên không. Ngoài ra, máy bay này cũng có khả năng mang khối lượng lớn vũ khí cho phép tiến hành các cuộc tấn công tầm xa có sức tàn phá lớn hơn.

Chuyến bay đầu tiên của J–20 diễn ra vào cuối tháng 1/2011, ngay trước chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đến Bắc Kinh.



Ông Douglas Barie


Nhiều nhà phân tích cho rằng đây là một hành động có chủ ý của Trung Quốc chứ không đơn thuần chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Ông Douglas Barie, viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế ở London cho rằng J–20 không thể sánh được với máy ba Mỹ, bởi nước này đã có F-22 vượt xa về công nghệ tàng hình và tiết kiệm nhiên liệu.

Tuy nhiên, “Chiếc máy bay này đánh dấu tham vọng của Trung Quốc trong việc phát triển không quân và ngành công nghiệp hàng không vũ trụ”, sự ra đời của thế hệ máy bay J–20 cũng sẽ “đặt gia tăng thách thức cho sức mạnh các quốc gia khác và cả các lực lượng Mỹ tại Châu Á Thái Bình Dương”, ông Douglas nói thêm.


[BDV news]



Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

>> LCS USS Independence được Mỹ triển khai tới Châu Á



Nhằm duy trì sự hiển diện lâu dài tại châu Á-Thái Bình Dương, Lầu Năm Góc sẽ triển khai đến khu vực này loại tàu tuần duyên LCS mới, cùng với một số vũ khí công nghệ cao.

Trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-la 2011, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cho biết, quân đội Mỹ sẽ duy trì sự hiển diện mạnh mẽ và lâu dài trên khắp châu Á-Thái Bình Dương.

Lầu Năm Góc sẽ triển khai đến khu vực này các hệ thống vũ khí công nghệ cao để bảo vệ các đồng minh và lợi ích cốt lõi của Mỹ cũng như đảm bảo tự do và an ninh hàng hải trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Washington cam kết, sự hiện diện của Mỹ tại đây không hề giảm sút như nhiều người vẫn nghĩ, quân đội Mỹ sẽ mở rộng hợp tác và chia sẽ các căn cứ với Autralia tại Ấn Độ Dương.

Theo đó, trong thời gian tới Lầu Năm Góc sẽ triển khai đến Singapore loại tàu tuần duyên LCS mới.



Tàu tuần duyên LCS USS Independence trông rất hầm hố.?


Chiến hạm loại LCS được thiết kế để hoạt động tại các vùng biển nông xung quanh Singapore, một đồng minh thân cận của Mỹ tại ASEAN. Khu vực có tuyến đường biển thương mại bận rộn nhất thế giới.

Trước mắt, Lầu Năm Góc dự định sẽ triển khai đến Singapore 1 hoặc 2 tàu LCS, nhằm đánh giá hoạt động cũng như tăng cường sự hợp tác với hải quân các nước trong khu vực thông qua các cuộc tập trận và huấn luyện thủy thủ.

Ngoài việc triển khai hoạt động tàu tuần duyên thế hệ mới đến châu Á, Bộ trưởng Gates còn nhấn mạnh, Lầu Năm Góc sẽ tiếp tục đầu tư phát triển các loại máy bay trinh sát không người lái mới, cùng với các tàu chiến mới, hệ thống vũ khí không gian và các biện pháp đối phó với an ninh mạng.

Các hệ thống vũ khí công nghệ cao này sẽ tiếp tục được triển khai đến châu Á nhằm xây dựng và tăng cường năng lực phòng thủ hợp nhất liên quốc gia, đảm bảo an ninh, chủ quyền, tự do hàng hải của Mỹ cùng với các đồng minh và đối tác trong khu vực.



LCS có khả năng hoạt động như một tàu đổ bộ trực thăng mini.


Việc triển khai tàu tuần duyên cao tốc thế hệ mới LCS đến châu Á sẽ tăng cường đáng kể khả năng tuần tra và ứng phó trước các nguy cơ đối với an ninh hàng hải của Mỹ cũng như các nước đồng minh trong khu vực. Nếu không muốn nói thẳng ra là việc triển khai tàu tuần duyên LCS, cùng với hàng loạt các hệ thống vũ khí công nghệ cao là để đối phó với những thách thức mới đến từ Hải quân Trung Quốc.

LCS Littoral Combat Ship, tàu tấn công khu vực duyên hải, là một loại tàu chiến được thiết kế đặc biệt để hoạt động tại các vùng biển nông.

LCS được thiết kế với khả năng tàng hình tối ưu, trang bị hỏa lực mạnh. Đây là một biện pháp để đối phó trước các cuộc tấn công, xâm nhập theo kiểu tác chiến phi đối xứng, cũng như các mối đe dọa tiềm tàng trong khu vực duyên hải gần bờ.

So với tiêu chuẩn của các tàu khu trục mang tên lửa điều khiển, LCS có thiết kế nhỏ hơn, tuy nhiên đuôi tàu được thiết kế với sàn đáp và nhà chứa khá lớn cho 2 trực thăng SH-60 Seahawk hoạt động.

Đuôi tàu được thiết như một hệ thống đổ bộ mini với khả năng mang theo 4 xe chiến đấu bọc thép Stryker , hoặc xe chiến đấu bộ binh Humvee. Một hệ thống đường nối kiểu roll-on/roll-off cho phép nhanh chóng triển khai các xe chiến đấu bộ binh cho nhiệm vụ đổ bộ nhẹ.

Hệ thống vũ khí trên tàu chủ yếu cho nhiệm vụ đảm bảo an ninh ven biển, pháo hạm Mk-110 57mm, 4 súng máy caliber 50 (2 đặt phía trước, 2 đặt phía sau), 2 pháo Mk44 30mm, hệ thống phòng thủ tên lửa Evolved SeaRam được bố trí phía trên nhà chứa máy bay.

Với thiết kế 3 thân độc đáo, LCS có thể đạt tốc độ tối đa hơn 44 hải lý/giờ, tầm hoạt động 10.000 hải lý.

LCS được trang bị hệ thống điện tử hàng hải rất hiện đại, radar tìm kiếm mục tiêu 3D Sea GiRaffe, radar dẫn đường hàng hải BridgeMaster E, cảm biến chỉ thị mục tiêu quang-điện tử AN/KAX-2, hệ thống chỉ thị mục tiêu hồng ngoại FLIR.

Đặc biệt, trung tâm của LCS là hệ thống quản lý thông tin chiến đấu tích hợp ICMS được thiết kế bởi Northrop Grumman, hệ thống chiến tranh điện tử tích hợp ES-3601. 4 hệ thống phóng mồi bẫy hồng ngoại Mark 36 SRBOC, hệ thống phóng mồi bẫy radar Nulka.


[BDV news]


Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011

>> Mỹ cam kết mở rộng quan hệ với Việt Nam



[BDV news] Trong phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ hôm qua, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Kurt M. Campbell khẳng định, chính quyền Tổng thống Obama cam kết mở rộng quan hệ với Việt Nam cũng như các quốc gia đang lớn mạnh khác tại châu Á-Thái Bình Dương.

Trước Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy ban đối ngoại Hạ viện, ông Campbell trình bày chiến lược của chính quyền Tổng thống Obama nhằm can dự vào châu Á-Thái Bình Dương, khu vực được coi là tạo ra những cơ hội lớn cho nước Mỹ trên nhiều lĩnh vực, kể cả việc mở rộng thị trường cũng như hình thành các mối quan hệ đối tác chiến lược mới.

Ông Campbell đánh giá Việt Nam là một trong những đối tác ngày càng quan trọng của Mỹ (bên cạnh Indonesia, Malaysia, Mông Cổ, New Zealand, Singapore và Ấn Độ).

Ông khẳng định Việt Nam là một trong 8 đối tác đang tham gia đàm phán về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương của Mỹ và trong các cuộc gặp tại Hà Nội vào năm ngoái, Ngoại trưởng Hillary Clinton và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thỏa thuận sẽ phát triển hơn nữa mối quan hệ song phương thành mối quan hệ đối tác chiến lược.




Ông Campbell khẳng định, chính quyền Tổng thống Obama cam kết mở rộng quan hệ với Việt Nam.


Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho biết, chính quyền ông Obama cam kết thúc đẩy can dự tại các tổ chức đa phương thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương, như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) mà Ngoại trưởng Clinton coi là "điểm tựa cho kiến trúc đang nổi lên của khu vực, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương (PIF).

Theo ông Campbell, trong năm nay, Tổng thống Obama sẽ dự EAS tại Indonesia và tập trung vào các bước đi mà tổ chức này thực hiện để thúc đẩy an ninh biển tại khu vực, tăng cường năng lực của các nước trong việc đối phó với các thảm họa thiên nhiên và nhân đạo cũng như việc không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ làm việc với ASEAN để xác định các biện pháp mà Washington có thể hỗ trợ tổ chức này trong việc thực hiện Kế hoạch hành động. Tổng thống Mỹ cũng sẽ đồng chủ trì hội nghị cấp cao Mỹ- ASEAN.

Ông Campbell cho biết, Mỹ đang tiến hành chương trình ba điểm nhằm can dự thành công vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đó là phê chuẩn Hiệp định tự do thương mại Mỹ-Hàn Quốc, đạt tiến bộ quan trọng trong đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và tổ chức thành công APEC.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang